Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Lan man chuyện: "Tôi không tuyển người Hà Nội"

Lan man chuyện: "Tôi không tuyển người Hà Nội"
Vừa rồi mình có lưu bài "Tôi không tuyển người Hà Nội", lập tức có một bạn viết phản hồi (sau này bạn ấy mới xưng danh là quanlychatluong, xem bình luận cuối bài). Tôi thấy hay, tính trả lời phía dưới, nhưng vì hơi dài nên copy làm thành một bài riêng. Bạn ấy phản hồi như sau:
Sao bác Mai lại đăng bài này nhỉ, ông TGĐ này lại chém gió rồi, loại ông này thì đúng là dân nhà quê chính hiệu rồi.
Ông sống kiếm ăn nhờ trong chế độ độc Đảng này mà ông lại dám to mồm đấy là tài năng hả ông. Ông có giỏi mời ông mở rộng làm ăn sang xứ khác xem, lúc đấy mới biết ông có giỏi không ông ạ ? Ông làm ăn bằng quan hệ với quan chức, nhận con cháu người ta vào sau ông lại đổ cho người ta là không có năng lực ? Nói thế chính ông là thằng BẦN NÔNG, nói một cách CÔNG TÂM chính Ông mới là người không có năng lực. Người chủ doanh nghiệp có năng lực luôn dựa vào lý tính để phân tích, phán xét chèo lái doanh nghiệp chứ không dựa vào cảm tính, không dựa vào mỗi quan hệ A-B đâu ông ạ.

Hãy xem các tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng nhân sự ông nhé, họ tuyển dụng những người có tài, có khả năng làm lợi doanh nghiệp cho họ chứ không tuyển dụng kiểu quan hệ như ông. Ông bảo người Hà Nội không giàu chí tiến thủ, xin lỗi ông người Hà Nội vẫn đầy người giàu chí tiến thủ nhưng họ làm theo cách khác của họ chứ không theo kiểu Bần nông như bọn NHÀ Quê các ông: đấu đá, gièm pha, hạ bệ lẫn nhau, ăn cắp ăn trộm, .... Người Hà Nội chính gốc làm ăn bằng cái đầu chứ không phải bằng chân tay. 

Ghét người Hà Nội sao các ông lại cứ ra ở và mua nhà ở Hà Nội nhỉ ? Hị..hị... Ông này không bằng phân nửa cho bầu Đức. Định viết nữa nhưng sợ chủ nhà không hài lòng nên thôi vậy.

Ông này mà có trong tay trăm tỷ chắc ông vứt hết người Hà Nội về quê ông đó.He... he.
Đã bảo BẦN NÔNG thì vẫn là BẦN NÔNG thôi !


Lại Trần Mai: Cám ơn bạn đã bình luận rất hay. Thực ra khi đăng lại bài này, tôi đã định viết đoạn nhận xét mở đầu gồm 2 ý sau nhưng lười nên thôi, giờ bạn gợi ra nên tôi viết vậy.


1. Tác giả bài này chém gió cho oai thôi. Làm gì có chuyện doanh nhân mà coi tiền như vỏ hến thế này: "Nói rồi tôi rút tiền túi, cho riêng cậu ấy 50 triệu, bảo đây là “lệnh sếp”, bắt phải nhận, anh mừng chú nhà mới. Tôi vẫn chưa hài lòng, quay sang bảo cậu trưởng phòng: Cái thằng Nghệ An cá gỗ, bao nhiêu năm vẫn đi cái xe ghẻ. Anh cho nó 100 triệu nữa, còn chú, thằng Hoa Thanh Quế này, chú góp 50 chục triệu nhé". Lũ đàn em "vui vẻ rút tiền chuyển luôn".

Rồi đến đoạn "Công trình này làm tốt, thắng lớn lãi to, anh thưởng riêng chú 500 triệu luôn”. 
Đọc là biết hoàn toàn bốc phét rồi.

Chỉ có loại tham nhũng như Dương Chí Dũng mới dám chi cho đàn em thoải mái như thế, nhưng không phải là cho bằng tiền túi như lão này khoe, mà là chia chác nhau khi rút được tiền Ngân sách nhà nước. Đấy là chia nhau sau mỗi phi vụ làm ăn chứ không phải cho nhau vô tư như lão doanh nhân này khoe.

2. Tôi là người gốc Hà Nội 400 năm nay, gốc làng Hoàng Mai nhưng nhà mặt đường được xây từ năm 1907, đến nay đã hơn trăm năm. Sinh ra (1959) là đuổi nhau trên đường phố, sáng học chiều chơi, tối 12h đêm còn tụ tập ở Chợ Mơ thi nhau ném vỡ các bóng đèn đường hay đồng hồ treo trên bức tường chính giữa mặt trước chợ, hoặc vác bơm lên Đồng Xuân, quân khu Nam Đồng, Lý Nam Đế để cà khịa với đám con tướng tá ở các quân khu đó... Đất ông cha để lại hơn 10.000m2, nhưng loạn lạc rồi mất hết, giờ còn hơn nghìn m2; con cháu chia nhau, bố mình được 300m2 mặt đường, giờ cả nhà vẫn ở đó, nói chung không đến nỗi nào. Cho thuê mặt tiền làm cửa hàng đời nào cũng sống được... Ngoài ra còn mua thêm đất, xây nhà to ở nơi khác nhưng không ở vì hạnh phúc nhất vẫn là ở nơi đã sống từ thời thơ ấu, được ở gần bố mẹ già và bà con làng xóm.

Nhớ lại những ngày đó sao vui thế, không nhớ tới khổ tý nào, chỉ sau năm 75 mới biết thế nào là khổ, là đói; nhưng không có nghĩa là vì đói chúng tôi mới buộc phải lao động. 
Người Hà Nội thường có tập quán chơi ra chơi, làm ra làm. Khi đã làm là quên hết việc chơi. Và làm là làm bằng cái đầu. Đến tuổi làm là bọn mình đầu tắt mặt tối, ngày quên ăn đêm quên ngủ, thậm chí không có thời gian đi vệ sinh (giống y như bây giờ vì ham ngồi gõ bàn phím quá).

Dân Tràng An là loại trí thức, tiêu biểu cho cái gọi là sĩ phu Bắc Hà, nên làm là có kế hoạch lâu dài; đặt ra các chương trình làm việc 5 năm, 10 năm, mỗi giai đoạn phải làm được những gì... Không ngại vất vả, chấp nhận hết mọi lao động chân tay, kể cả đi đào ao, quét rác, làm nhà hàng, tối ngủ bờ ngủ bụi để tiết kiệm tiền và dùng tiền vào việc cần thiết khác nhằm đạt được mục đích của mình. 

Thời bé, chuyện chúng tôi đọc sách vượt lớp là bình thường. Ví dụ đang học lớp 5, nhưng sách giáo khoa chỉ có vậy, đọc hoài cũng chán, không có nhiều truyện, internet, ipad, iphone như bây giờ, cũng chẳng có tivi luôn, thế là mở sách lớp 6 ra đọc. Đầu tiên là đọc sách dễ như sử, sau sang sách văn, rồi lý hóa, cuối cùng là toán. Khi phát hiện thấy thích môn nào, như tôi thích toán, thì bắt đầu tập trung vào đó (tất nhiên đã đọc sách toán thì đọc luôn lý hóa...). Năm lên lớp 8, mình đã đọc gần hết sách lớp 10. Không chỉ đọc, hiểu, mà còn làm tất cả các bài tập có trong sách; chép sạch sẽ vào 1 quyển vở. Do vậy, vào năm lớp 10, khi thầy ra bài tập về nhà, chỉ việc đưa cho thầy xem vở giải bài tập đã làm từ 3 năm trước. Thầy chỉ xem 1 lần rồi không bao giờ hỏi lại đã làm bài tập về nhà chưa. Trong mấy năm phổ thông trung học, tôi đọc sách đại học, làm quen với các thầy đại học, qua đó làm quen với các viện nghiên cứu rồi lên đó dự seminar...

Ra nước ngoài mỗi lần về nước chỉ có đồ đạc là đúng 1 bộ quần áo mặc trên người, còn trong valises, hàng gửi chậm toàn sách là sách... Vì người Tràng An tâm niệm có tri thức thì có tất cả: Công việc, niềm vui, sức khỏe, trí tuệ, gia đình, gia tộc sống đoàn kết, sẻ chia hạnh phúc, thoải mái vì không làm gì gian dối trái pháp luật như đám doanh nhân, quan chức tham nhũng làm liều hiện nay... Đại tướng Giáp có thể được coi là người như vậy (nhưng tiếc là người ta đã không dùng kiến thức của bác ấy, giống như không dùng các nhà khoa học hiện nay). Còn có tiền, dù rất nhiều tiền, thì cũng chỉ là có 1 thứ chứ không có đầy đủ.


Tôi vẫn khuyên thế hệ trẻ cơ quan (già rồi nên có quyền khuyên): Khi còn trẻ nên tranh thủ mọi điều kiện để học, tập trung tất cả cho một mục tiêu đề ra. Nếu đã chọn đi theo con đường khoa học thì nên chọn 1 lĩnh vực và tập trung hết trí tuệ vào đó. Thành tựu đã công bố của mỗi lĩnh vực đều có giới hạn nên chỉ sau 1-2 năm, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt mọi thứ của lĩnh vực đó và trở thành 1 trong vài người giỏi nhất nước. Khi đã trên đỉnh cao thì bạn hoàn toàn có thể làm mọi thứ mình muốn, kể cả kiếm tiền.

Tôi vẫn nói đùa mỗi cuốn sách tôi mang về đều mang lại cho tôi ít nhất là 1000 USD, vì nhờ có nó mà tôi có thể thực hiện được hợp đồng nọ kia, đem lại thu nhập. Còn làm thế nào để có sách không mất tiền, các bạn có thể đọc trong bài này:

http://toithichdoc.blogspot.ch/2012/09/vai-oan-binh-luan-cua-toi-khi-oc-nghi.html

Một số bạn đã đọc những bài giảng của tôi được lưu trong Blog này, từ kỹ thuật mô hình hóa kinh tế, các cân đối và quan hệ vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế, tới Qui trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân... Nhờ là một trong ít người nắm vững lĩnh vực này ở Việt Nam nên tôi hoàn toàn không khó kiếm tiền, nhất là đi giảng cho các dự án nước ngoài, nhận lương theo tiêu chuẩn chuyên gia quốc tế; hoặc tham gia cộng tác với quốc tế làm các nghiên cứu cho họ.

Thế nhưng, đối với người Tràng An, tiền là cần thiết (và không phải là tất cả), nhưng cũng chẳng cần quá nhiều tiền để làm gì. Vấn đề là làm việc theo hứng thú, làm việc vì niềm vui, vì thấy những cống hiến của mình có ích cho xã hội... Nếu qua công việc, tiền vẫn đều đều chảy vào tài khoản của mình thì rất tốt, còn nếu vì ham tiền mà phải lao động quá vất vả, kể cả làm những việc trái đạo lý hoặc bất hợp pháp, thì tiền nhiều hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí còn đưa đến tù tội. 

Hạnh phúc là đây

Tôi thường nói tiền nhiều nhưng chết có mang được theo đâu mà ham làm giầu đến vậy. Ngạc nhiên nhất là đám quan chức tham nhũng, làm đường qua nhà mình, qua xóm mình, huyện mình, chúng cũng tìm mọi cách tham nhũng tới mức tối đa, mặc kệ sau này hàng ngày phải đi trên đường đó chúng gặp toàn ổ voi ổ trâu. Chúng cũng đua nhau lên rừng chặt gỗ, đào đất làm thủy điện ngay trên quê nhà, tỉnh nhà, rồi vài năm sau chính chúng cũng phải lo chạy lũ, chạy lụt. Rồi chúng cũng tham nhũng ăn chặn tiền làm trường học, bệnh viện và các công trình phúc lợi chung khác cũng ở ngay quê nhà, tỉnh nhà; rồi năm sau chính con cái chúng lại phải đi học ở những trường đó, bố mẹ và bản thân chúng cũng phải vào chữa bệnh ở những bệnh viện đó.

Người Hà Nội gốc có tham nhũng làm liều nhiều như người ở các địa phương không ? Có điên cuồng muốn làm giầu nhanh như người các tỉnh ra làm ăn ở Hà Nội không ? Tôi nghĩ là không.

Nhìn đời ông bà, đời bố mẹ mình và nhìn ra thế giới thì có thể tin chắc rằng thế hệ sau sẽ có đời sống vật chất sướng hơn thế hệ mình rất nhiều (còn đời sống tinh thần thì chưa biết). Do đó, không cần để nhiều tiền cho chúng, mà cần để cho chúng trí thức, niềm say mê với công việc, dù đó là bất cứ công việc gì, miễn là chúng thích.


Cũng vì thế tôi rất đồng cảm với nhiều đại gia trong và ngoài nước: Nếu có nhiều tiền thì cũng chỉ nên di chúc cho con cháu vừa phải thôi. Chúng cũng không cần tiền của thế hệ chúng ta đâu; tự chúng sẽ lo được hết, vì chúng đã được lớn lên, được dạy dỗ trong gia đình có văn hóa và có điều kiện nên chúng hoàn toàn có thể tự lo được cho bản thân. Còn nếu chúng đã không nhận thức được những văn hóa do gia tộc truyền lại thì thừa kế tiền nhiều chỉ càng nhanh đẩy chúng vào nghiện ngập, hư hỏng.

Số tiền thừa (sau khi đã để lại cho các con) nên dùng làm thiện nguyện, giúp những người không có điều kiện như con cái mình, những người tàn tật, người ở vùng sâu, vùng xa... Đấy mới là chỗ dùng tiền có ích, cho cả con cái mình và cho cả xã hội. Nhiều đại gia trong và ngoài nước đã làm như thế.


Đừng nghĩ phải tích lũy được thật nhiều tiền mới có thể bắt đầu làm  thiện nguyện, vì với người khó khăn, được tặng một đồng cũng là rất quý. Do đó bất kỳ ai trong chúng ta, trong túi đã có tiền, là đều có thể làm thiện nguyện.

Lan man chuyện người Hà Nội đến đây nghĩ cũng đủ. Tôi chỉ muốn viết thêm rằng, ở đâu cũng thế, có người tốt, có người xấu. Ở quê cũng vậy mà ở Hà Nội cũng vậy.

Tuy nhiên, nền tảng cách sống của mỗi người, mỗi bộ tộc người bao giờ cũng là văn hóa. Ở đâu có văn hóa cao hơn thì cách sống của dân cư nơi đó nhân văn hơn, vì con người hơn. Đọc sách đông tây kim cổ tôi thấy như thế, lang thang sống ở vài chục nước ngoài tôi cũng thấy thế.  

Do vậy tôi không tin vào nhận xét của ông Tổng giám đốc: "những người đi làm mà có áp lực chuyện cơm áo gạo tiền, không làm thì đói, cái chân cái tay không hoạt động thì cái dạ dày rỗng không, họ sẽ có động lực học tập, làm việc, phấn đấu hơn. Còn những người Thủ đô, vốn đã có điều kiện, có nhà cửa sẵn, nhà mặt phố chỉ cần cho thuê, tháng cũng có vài chục triệu đủ sống, họ đâu có mấy áp lực nên cũng chẳng có nhiều ý chí tiến thủ".

Viết đã dài, nên dừng ở đây.

Xem thêm:
http://toithichdoc.blogspot.ch/2013/01/nho-huong-que-xua-cau-ao-mua-tet.html

4 nhận xét:

  1. Cháu xin có chú ý kiến thở dài: Giờ Hà Nội đâu còn nhiều người Hà Nội gốc (gia đình sống mấy trăm năm tại HN) nữa. Giờ Hà Nội chỉ toàn những người dân ở tứ xứ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,...) tới làm ăn, ...nhờ thời thế, ...mua trên bán dưới...có thu nhập để mua nhà, lập gia đình được vài năm rồi vỗ ngực tự xưng là Người Hà Nội thôi. Họ đi đâu cũng oang oang, ăn to nói lớn, vàng đeo đầy người, đi xe 4 bánh...cư xử như kiểu người Trung Quốc, hay hội trọc phú mới học làm sang (nếu không sang sợ người khác không nghĩ họ là người Hà Nội).Có cô bạn đồng nghiệp gốc Nam Định, nhờ bố và mẹ đều làm giám đốc Ngân hàng nên mua được nhà Hà Nội, than phiền: "Người ở đâu ra mà Hà Nội tắc đường thế chứ?".Nghĩ mà buồn cười (người ta nhanh mất gốc ở quê hương ghê. Haizzz, người Hà Nội gốc họ sống đẹp lắm, thanh tao lắm, tinh tế, mà hiền dịu lắm. Sao giờ khó gặp quá vậy...

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn Bác Mai đã đăng bài của tôi, vì bức xúc quá nên tôi đăng vội. Tôi cũng là Kỹ sư xây dựng, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, ông bà bố mẹ cũng là người Hà Nội gốc. Hơn 10 năm đi lang thang làm hết trong các doanh nghiệp Nhà nước nên chả có chuyện gì mà không biết các đại gia BẦN NÔNG này làm giàu kiểu gì, nên chỉ cần nghe thoáng qua là biết ngay.
    Thời thơ ấu bố tôi luôn nói với tôi câu này: " Người có đủ tri thức thì không cần phải khoác lên mình bộ lông sặc sỡ làm gì cả, chỉ có những kẻ hèn kém không đủ tri thức mới cần bộ lông tô điểm để khoe mẽ với người khác." Sau này ra đi làm tôi mới thấy điều này hoàn toàn đúng nên bảo sao xứ này sinh ra toàn chuyện lừa đảo, thị phi.
    Warren Buffet cũng nói một câu tương tự : " Một thằng chó đẻ khi nó nghèo là một thằng chó đẻ, còn khi nó có trong tay hàng tỷ dollar nó vẫn là một thằng chó đẻ." He..he.
    Nói về người Hà Nội gốc thì có rất nhiều điều để nói, nhưng phải hiểu thấu đáo một điểm chung nhất của họ là dựa trên nền tảng giáo huấn gia đình, rồi cộng thêm nền tảng học vấn văn minh thời Pháp thuộc, nên họ luôn có một nét văn hóa đặc trưng không lẫn vào đâu được. Do đó họ luôn có một chuẩn mực riêng để đánh giá nhận xét về sự việc, con người hết sức tinh tế và kín đáo. Năm 2004, tôi có làm cho đối tác, một Bác "đại gia" người Hà Nội gốc ( trạc bằng tuổi bố tôi), hiện sống ở Pháp, khi ngồi hàn huyên với ông, vui chuyện ông ta có những đánh giá về con người từng vùng miền ở VN hết sức chuẩn xác và sắc bén đến độ tôi và mấy anh đồng nghiệp phải giật mình. Còn người Hà Nội bây giờ tại sao họ không có được sự nghiệp gì nổi bật so với các BẦN NÔNG các tỉnh khác ? Hỏi là trả lời, vì họ thừa hưởng nền giáo dục gia phong gia đình khá chuẩn mực cộng với nền học vấn cơ bản ( họ biết chắt lọc điều nên học điều gì là NHỒI SỌ) nên họ biết cân nhắc điều gì là đúng điều gì là sai, điều gì nên làm điều gì không nên chứ không theo kiểu bất chấp, dẫm đạp lên nhau mà sống của mấy BẦN NÔNG lãnh đạo xứ LỪA. Vì vậy họ thường sống khép kín, không quan hệ tạp nham và không mơ đến công danh ở cái xứ này. Nên ông TGĐ hãnh tiến nông cạn kia hiểu làm sao được cơ chứ ? Người Hà Nội tri thức thường sống trầm lặng, ít nói, ít quan hệ không phải là người ta khinh người mà người ta không chấp nhận cảnh sống bon chen, chó láo và lưu manh của dân ngoại tỉnh đó, nhưng bù lại họ rất kính trọng những người có tư cách, văn hóa và tri thức.Nói thế cũng không phải chê các dân tỉnh khác, tôi vẫn chơi với bạn bè là người tỉnh khác và họ rất tốt và có văn hóa. Nhưng nhìn chung là nó như thế !
    Bác Alan Phan đã nói một câu bất hủ : " Chớ có dạy con LỢN học nói, vì nó chỉ biết HỐC VÀ HỐC thôi." K....K...K.
    Tóm lại, BẦN NÔNG XỨ LỪA VẪN CHỈ LÀ BẦN NÔNG, vừa NGU vừa DỐT, vừa LÁO mà lại LƯU MANH nữa. Hết thuốc chữa rồi. Một đất nước bị NGUYỀN RỦA.
    P/S: Có gì không phải Bác Mai và các bạn trẻ bỏ qua nhé, vì trải nghiệm thực tế của tôi nó đúng như vậy, không thay đổi được.

    Trả lờiXóa
  3. Hết thuốc những cũng phải cố mà chữa các bác ạ ! Biết là như dã tràng xe cát nhưng vẫn còn rất nhiều người đã, đang và sẽ nhen nhóm từng ngọn lửa tạo sự thay đổi dù là nhỏ nhoi cho một " đất nước bị nguyền rủa ". Thế hệ trẻ chúng tôi còn biết :" tận nhân lực tri thiên mệnh".

    Trả lờiXóa
  4. Ở đâu cũng có người loại này, loại khác. Những ở Hà Nội bây giờ thì loại người bon chen nhiều lắm. Vì nơi đây là đích đến cuối cùng của họ. Những nơi khác, xa hơn, tốt đẹp hơn họ không dám đến, mà có muốn cũng khó. Họ muốn hiểu được người Hà Nội gốc thì phải sống ở HN vài đời nữa. Nghe họ nói về người HN mà buồn cười, nhưng mà mặc kệ họ chứ, họ cũng có quyền nói mà. Đọc bài của bác Mai, trong những ngày thu HN, sao cảm thấy nhớ da diết thời ấu thơ, khi phố HN còn vắng, người HN còn chậm rãi đi trong nhũng ngày thu......

    Trả lờiXóa