Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

(1) Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân

Bài giảng cũ của tôi:
Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân
Bài trình bày trong đợt giảng lần này của tôi gồm 7 vấn đề lớn:
1- Một số vấn đề về kế hoạch trong nền kinh tế thị trường: Lý luận và thực tế
2- Công tác KHH nền KTQD trong quá trình đổi mới KT ở nước ta (nhấn mạnh những yêu cầu và thách thức hiện nay của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập KT QT tới đổi mới công tác KHH
3- Quy trình lập và tổng hợp KH PT KTXH 5 năm và hàng năm
4- Quy trình dự báo và thực hiện các cân đối lớn trong nền KTQD
5- KHH các chương trình đầu tư công cộng
6- Tổ chức hệ thống thông tin phục vụ công tác KHH PT KTQD ở các cấp
7- Những kỹ thuật phân tích kinh tế thường được sử dụng trong xây dựng KH và đánh giá tình hình thực hiện KH trong nền KT thị trường. 
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KẾ HOẠCH HOÁ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ

  
Chương này có 2 nội dung lớn:
1) Công tác kế hoạch hóa nền KTQD tại các nền KTTT: Lý luận và thực tiễn
2) Một số vấn đề về kế hoạch hóa trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
Kế hoạch hoá (KHH) nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường (KTTT) là một vấn đề hết sức mới mẻ không những ở nước ta mà còn ở rất nhiều nước đang phát triển. Vì đây là vấn đề mới, nên trước khi đi vào phân tích, tìm hiểu quan điểm của Đảng ta về công tác KHH trong bối cảnh chuyển đổi sang KTTT, cần có một số hiểu biết về lý luận và thực tiễn công tác KHH nền KTQD tại các nước theo KTTT.
I- CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HÓA NỀN KTQD TẠI CÁC NỀN KTTT: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Để nghiên cứu vấn đề này, tôi đã đến một số thư viện tại các nước công nghiệp (Mỹ, Pháp, Nhật...) và các nước đang phát triển trong khu vực quanh ta để tìm tài liệu. Kết quả thật bất ngờ: Hầu như không có tài liệu chuyên sâu về vấn đề này. Công tác KHH chỉ phát triển mạnh ở cấp các doanh nghiệp, còn không được thực hiện ở cấp nền KTQD theo cách hiểu của ta. Tại các nước này, nội dung chính của các báo cáo kiểu như kế hoạch của ta là các phân tích, dự báo kinh tế; mà mục tiêu của nó là cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu của khu vực tư nhân. Thông tin này gồm hai loại: Dự báo các khả năng phát triển của nền KTQD và các chính sách chính phủ sẽ áp dụng để đưa nền kinh tế về quỹ đạo phát triển bền vững.
Qua đó, có thể khái quát ở các nước phát triển theo hướng KTTT, không có công tác KHH khá chi tiết với những mục tiêu, biện pháp cụ thể như kiểu của ta. Trong các sách hiếm hoi về kế hoạch hoá, ba nội dung sau thường được đề cập tới:
- Vai trò của Nhà nước, vai trò của thị trường và ưu nhược điểm của từng loại theo các loại học thuyết kinh tế khác nhau, chủ yếu so sánh các học thuyết Keynes và tân cổ điển. Từ đây rút ra vai trò của công tác KHH nền KTQD.
- Các chính sách kinh tế mà Nhà nước có thể sử dụng để dẫn dắt, lái và điều tiết nền kinh tế thị trường phát triển để đảm bảo quá trình phát triển bền vững, không có khủng hoảng và hạn chế tính chu kỳ trong phát triển.
- Đối với các nước đang phát triển: Vai trò của đầu tư công cộng, phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công cộng ở cấp KTQD, cấp ngành và cấp các dự án.
1) Công tác KHH nền KTQD tại một số nước công nghiệp:
(1) Mỹ và Đức:
Mỹ và Đức là hai nền kinh tế thị trường hàng đầu thế giới nhưng phát triển theo hai mô hình khác nhau: Mỹ phát triển hoàn toàn theo lý thuyết tự do (cổ điển và tân cổ điển) trong khi Đức phát triển theo mô hình KTTT xã hội. Tuy nhiên, về lĩnh KHH nền KTQD, cách làm của hai nước tương đối giống nhau: Không có kế hoạch theo kiểu xác định mục tiêu và đề ra các giải pháp thực hiện mục tiêu như ta. Các nhà kinh tế của hai nước này thường cho là nước họ không có kế hoạch hoá KTQD. Trong ngôn ngữ của Mỹ và Đức đều có từ "kế hoạch hoá", nhưng bản chất của từ này ở tầm vĩ mô là công tác quy hoạch trong nghiên cứu phát triển, ở tầm vi mô là chương trình hành động, công tác của các doanh nghiệp.
Mỹ và Đức không xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế vĩ mô toàn diện, không xây dựng các chiến lược phát triển KT-XH với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho toàn nền KTQD, mà chỉ xây dựng các chương trình, biện pháp mang tính kế hoạch trung và dài hạn cho một số lĩnh vực (cụ thể là cho các dự án thuộc những lĩnh vực này). Hai lĩnh vực được tập trung làm quy hoạch là năng lượng và giao thông. Các chương trình này được gắn với kế hoạch sử dụng vốn đầu tư công cộng và kế hoạch cân đối ngân sách liên bang.
Về phát triển ngắn hạn, Mỹ và Đức đều không có kế hoạch hàng năm. Thông thường, vào tháng giêng, các chính phủ Mỹ và Đức phải trình báo cáo tình hình kinh tế thường niên lên Hạ viện và Thượng viện. Đây không phải là báo cáo kế hoạch năm mà chỉ là bản phân tích thực trạng kinh tế thế giới và trong nước năm qua, dự đoán tình hình năm tới và đề xuất một số chính sách sắp tới của chính phủ nhằm cải thiện tình hình, làm nền kinh tế phát triển thuận lợi hơn, phù hợp với tiềm năng. Về bản chất, những thông tin, số liệu trong các bản báo cáo chỉ đơn thuần mang tính dự báo chứ  không mang tính mục tiêu mà nền KTQD phải phấn đấu đạt được như trong các văn bản kế hoạch tại các nước đang phát triển.
Như vậy, nhìn toàn cục, ở hai nước này, các chính phủ sử dụng những công cụ điều tiết tổng KTQD nhằm hạn chế những kiếm khuyết, mất cân đối của thị trường, làm cho thị trường phát triển cân đối hơn, hợp lý hơn; thông qua đó, làm cho nền kinh tế phát triển cân đối, bền vững hơn, chứ không nhằm các mục tiêu rất cụ thể như tỷ lệ tăng trưởng, làm phát...

(2) Pháp
a) Pháp là một quốc gia có nền kinh tế thị trường rất phát triển nhưng vai trò của Nhà nước cũng rất quan trọng. Một số người đến từ Mỹ, Anh, Nhật còn cho rằng Pháp đang có xu hướng trở thành một Nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Công tác KHH tại Pháp có lịch sử khá lâu. Pháp không xây dựng các kế hoạch hàng năm mà tập trung xây dựng các kế hoạch 5 năm và định hướng phát triển dài hạn hơn. Hiện nay, Pháp đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 15 kể từ kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1947-1953. Các định hướng dài hạn gồm các dự báo 10, 15 hoặc 20 năm về khả năng phát triển tổng thể nền KTQD và các ngành, lĩnh vực lớn.
Một số đặc điểm trong công tác KHH nền KTQD của Pháp là:
- Bản chất của KHH của Pháp là kế hoạch hướng dẫn chứ không phải kế hoạch bắt buộc. Các kế hoạch của Pháp hết sức đề cao, tôn trọng và phát huy những nguyên tắc của KTTT, đồng thời có biện pháp sửa chữa những khuyết tật của nó (ví dụ chỉ nhìn lợi nhuận trước mắt, ngắn hạn, tức là tính thiển cận; và tính bất công về mặt xã hội).
Chính vì vậy, KHH ở Pháp tập trung vào tầm trung và dài hạn. Pháp chống lại cái gọi là sự thống trị của ngắn hạn.
- KHH của Pháp liên tục được đổi mới qua các thời kỳ, nhưng xu hướng chung là KHH ngày càng mềm dẻo, cơ động, cởi mở hơn và ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động cho sự vận hành của cơ chế KTTT. Tuy nhiên, so với KHH của nước ta thì KHH của Pháp gọn nhẹ hơn nhiều.
b) Quá trình phát triển của công tác KHH tại Pháp từ sau chiến tranh thế giới đến nay được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 kéo dài từ 1945 đến 1975. Đây là thời kỳ vàng son của công tác KHH tại Pháp, và đi liền với 30 năm vinh quang của CNTB Pháp. Đây là giai đoạn thắng lợi gần như tuyệt đối của học thuyết Keynes, một học thuyết đề cao vai trò của Nhà nước (dĩ nhiên sẽ dẫn đến đề cao vai trò của KHH) và chính sách kích cầu, khảng định cầu dẫn dắt cung. Do theo đuổi học thuyết này, chi tiêu ngân sách chính  phủ trên GDP ngày càng tăng nhanh.
Tuy nhiên nhiều biến động kinh tế quốc tế đã xảy ra trong thập kỷ 70:
+ Ních xơn xoá hệ thống tỷ giá cố định, lập ra hệ thống tỷ giá thả nổi.
+ Hai cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973 và 1979 làm kinh tế các nước công nghiệp và nhiều nước đang phát triển rơi vào khủng hoảng.
+ Chiến tranh Việt nam và ảnh hưởng của nó tới kinh tế thế giới.
Những sự kiện trên đã làm cho nền kinh tế thế giới đi vào thời kỳ biến động nhanh, luôn luôn chao đảo và khó dự đoán.  Do đó hiệu quả công tác KHH thấp. Các KH không dự báo được tình hình và không có những biện pháp hợp lý để ngăn chặn khả năng xảy ra khủng hoảng.
- Giai đoạn 2 bắt đầu từ cuối những năm 70 và kéo dài đến nay: Đây là giai đoạn đi từ khủng hoảng của KHH tại Pháp đến trở lại tư tưởng đề cao vai trò của cơ chế KTTT và hạn chế sự can thiệp của Nhà nước. Ba nguyên nhân chính của chuyển biến này là:
+ Sự thắng lợi toàn diện của thuyết kinh tế tự do: Năm 1976, nhà kinh tế học lỗi lạc Milton Friedman, cha đẻ của thuyết kinh tế tự do hiện đại, nhận giải thưởng Nobel về kinh tế. Năm 1979, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tuyên bố trở lại học thuyết kinh tế tự do. Năm 1985 hệ thống XHCN giảm dần vai trò KHH tập trung. Năm 1989-1990, hệ thống KT XHCN sụp đổ, tất cả các nước thuộc hệ thống này chuyển sang KTTT, kéo theo tất cả các nước đi theo cũng chuyển sang KTTT. Học thuyết kinh tế tự do thắng lợi một cách tuyệt đối.
Học thuyết kinh tế tự do cho rằng mọi méo mó, lệch lác trong các nền kinh tế là do sự tác động, can thiệp sai lầm của Nhà nước gây ra. Do đó, chỉ cần giảm mạnh vai trò của Nhà nước, để mặc cho thị trường tự do tự điều tiết, thì các nền kinh tế sẽ phát triển mạnh trở lại.
+ Xu hướng hội nhập khu vực và toàn thế giới phát triển mạnh mẽ. Do mở cửa và tư do hoá ngày càng mạnh, Nhà nước không thể áp đặt được nữa mà phải tuân theo các nguyên tắc hợp tác quốc tế trong khi các nguyên tắc này chủ yếu xây dựng trên nền tảng cơ chế KTTT.
+ Xã hội Pháp ngày càng đa dạng, phức tạp; trình độ dân trí phát triển..., đòi hỏi phải để dân phát huy khả năng của mình, không cần Nhà nước bao biện, làm thay.
Trong khoảng 3 thập kỷ gần đây, Pháp đã thực hiện một cuộc cải cách toàn diện công tác KHH. Các đổi mới trong công tác KHH tại Pháp được tập trung vào:
+ Tăng cường chất lượng các dự đoán, dự báo kinh tế; đề cao vai trò của công cụ mô hình hoá phát triển.
+ Tập trung vào kế hoạch 5 năm, nhưng vẫn đảm bảo tính đơn giản, mềm mại. Kế hoạch chỉ gồm một số mục tiêu và biện pháp cơ bản nhất.
+ Giảm phần định lượng, tăng phần định tính, và tăng cường chất lượng của phần định lượng còn lại. Gần như bỏ tất cả các chỉ tiêu hướng dẫn về sản lượng.
+ Giảm các tính toán ngành (chiều dọc), tăng các tính toán liên ngành và cân đối tổng hợp (chiều ngang).
+ Phân cấp mạnh cho các địa phương, mở rộng quyền cho các vùng, địa phương, doanh nghiệp.
+ Tăng cường năng lực phân tích, dự báo cho cơ quan kế hoạch hóa trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.
Nhìn chung, tuy là một nước có tính chất dân chủ xã hội cao, nhưng vai trò của công tác KHH dù quan trọng nhưng không áp đặt. KHH rất gọn, nhẹ, chỉ mang tính hướng dẫn và có xu hướng đơn giản dần, các bản KH trở thành những phương án phân tích, dự báo cho toàn xã hội biết.
(3) Nhật
a) Nhật cũng là nước công nghiệp có nền KTTT rất phát triển. Công tác KHH nền KTQD ở Nhật có vai trò không kém ở Pháp. Lịch sử KHH nền KTQD của Nhật từ năm 1945 đến nay được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 kéo dài trong 10 năm từ 1945 đến 1955. Trong giai đoạn này, KHH mang tính chất tập trung cao độ tương tự như hệ thống KHH của các nước XHCN. Chính phủ trực tiếp quản lý, kiểm soát hầu hết các hoạt động kinh tế, từ sản xuất đến phân phối và quy định giá cả. Đây có thể nói KHH trong thời kỳ hậu chiến nhưng cũng gắn liền với phục vụ chiến tranh Triều tiên. Các kế hoạch do Uỷ ban ổn định kinh tế và Cục quản lý giá cả xây dựng và chỉ đạo thực hiện. Vai trò của Uỷ ban này cũng tương tự như vai trò của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước của ta trước đây.
Tuy nhiên, càng ngày chính phủ Nhập càng thấy hệ thống KHH kiểu trên tỏ ra kém hiệu quả. Kinh tế Nhật phát triển chậm và kém hiệu quả trong thời gian này. Do đó năm 1952, Uỷ ban ổn định kinh tế đã bị giải thể.
- Giai đoạn 2 kéo dài từ năm 1956 đến nay. Trong giai đoạn này, chính phủ Nhật đã:
+ Bãi bỏ dần những kiểm soát trực tiếp đối với nền kinh tế, tăng dần các yếu tố thị trường,
+ Kế hoạch vẫn được duy trì, song chỉ mang tính chất hướng dẫn, cung cấp thông tin định hướng cho các doanh nghiệp.
+ Mỗi kế hoạch đều tập trung vào một mục tiêu nhất định và kèm theo số năm phải đạt mục tiêu. Do đó độ dài mỗi bản kế hoạch không cố định và phụ thuộc vào số năm thực hiện mục tiêu. Thông thường kế hoạch nhằm điều chỉnh cách mất cân đối có thời gian từ 4 đến 7 năm. Các kế hoạch phát triển có thời gian từ 5-8 năm. Cá biệt có kế hoạch 10 năm nhằm đạt mục tiêu tăng GDP lên gấp hai lần (1961-1970).
b) Ba đặc điểm quan trọng của công tác KHH tại Nhật là:
+ Các kế hoạch đều có mục tiêu cụ thể. Điều này khác với Mỹ, Đức và Pháp vì ở cả ba nước này, KHH chỉ mang tính chất dự báo khả năng phát triển và thông báo các biện pháp trung và dài hạn như là những cam kết của chính phủ đối với nền kinh tế. Tuy nhiên Nhật bản thường đạt được các mục tiêu sớm hơn dự kiến nên kế hoạch đó lại được thay tiếp bằng một kế hoạch mới với những mục tiêu mới. Kết quả là kế hoạch của Nhât rất năng động.
+ Kế hoạch của Nhật chỉ mang tính định hướng, không bắt buộc, nhưng có hai tác dụng quan trọng: (i) cung cấp thông tin, dự đoán kinh tế để các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn cho mình, và (ii) Thể hiện các cam kết chính sách trung và dài hạn của chính phủ, kể cả chính sách chi tiêu công cộng cho tiêu dùng và đầu tư.
+ Công tác kế hoạch hoá của Nhật sử dụng rộng rãi nhiều mô hình kinh tế lượng trong lập kế hoạch. Phạm vi tính toán từ các mô hình rất rộng, bao phủ hầu hết mọi hoạt động của nền kinh tế.
Từ kinh nghiệm KHH của mình, Chính phủ Nhật Bản cho rằng KHH rất cần trong KTTT để đạt các mục tiêu.
2) Công tác KHH nền KTQD tại các nước đang phát triển
(1) Lịch sử phát triển của công tác KHH tại các nước đang phát triển
a) Lịch sử KHH tại các nước đang phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của một ngành khoa học kinh tế quan trọng: Kinh tế học của sự phát triển.
Học thuyết Keynes ra đời năm 1936 đề cao vai trò của cầu và vai trò của Nhà nước. Tuy nhiên việc áp dụng học thuyết này ở các nước đang phát triển dường như không phù hợp vì tại các nước này, tình trạng cung thấp hơn cầu diễn ra phổ biến, không thể dùng kích cầu để phát triển kinh tế như ở các nước công nghiệp. Chính vì vậy, từ năm 1945 đã xuất hiện nhiều nghiên cứu đề xuất các chính sách nhằm đưa các nước đang phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo triền miên. Sau 15 năm phát triển, đến năm 1960 đã hình thành một ngành khoa học rất quan trọng tổng hợp thành tựu của nhiều học thuyết kinh tế đương thời nhằm giải thích tại sao một số nước đã phát triển nhanh, trở nên giầu có, trong khi một số quốc gia khác không cất cánh được, thậm chí ngày càng lụn bại, từ đó rút ra các bài học và đề xuất các con đường để đưa các nền kinh tế vào quỹ đạo phát triển (lúc đầu chưa tính đến bền vững). Đó là ngành: Kinh tế học của sự phát triển.
Như vậy, Kinh tế học của sự phát triển là môn khoa học nghiên cứu phương thức chuyển đổi nền kinh tế từ trì trệ sang tăng trưởng, từ kém phát triển lên phát triển, từ trạng thái thu nhập thấp lên trạng trái thu nhập cao; tóm lại từ nghèo nàn, lạc hậu lên giàu có, văn minh, hiện đại.      
Trong các thập kỷ 50, 60, do ảnh hưởng của học thuyết Keynes và thành tựu của nhữngcan thiệp của Nhà nước trong kinh tế taị các nước công nghiệp, khoa kinh tế học của sự phát triển đã:
- Nhấn mạnh những mặt tiêu cực của cơ chế kinh tế thị trường;
- Đề cao vai trò can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào lĩnh vực kinh tế.
Từ đó, kinh tế học của sự phát triển đã đi đến kết luận: Kế hoạch hoá phát triển là con đường trực tiếp và chắc chắn nhất để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và công bằng xã hội.
Thực tiễn các năm 50 và 60 cho thấy các nền kinh tế XHCN hoạt động theo nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung cao độ, đã phát triển rất nhanh, thậm chí quá nhanh, mà vẫn ổn định, đi kèm với giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội. Đây là những tấm gương có sức thu hút, hấp dẫn rất mạnh các nước đang phát triển. Chính vì vậy, hầu hết các nước đang phát triển khi thoát khỏi chế độ thuộc địa trong các thập kỷ 50 và 60 đều có xu hướng phát triển theo định hướng XHCN, lấy kế hoạch hoá là công cụ trung tâm trong công tác quản lý kinh tế.
b) Tuy nhiên, đến đầu những năm 80, khi nhìn lại những thành tựu kinh tế tại các nước đang phát triển, người ta thấy có hai phân cách biệt nổi bật:
- Các nước đang phát triển châu Á đã thành công, phát triển rất nhanh, đi kèm với giảm nghèo đói và bất công. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 1993 cho thấy tăng trưởng nhanh và công nghiệp hoá thắng lợi tại các quốc gia này là kết quả của những can thiệp đúng đắn của Nhà nước vào kinh tế, nhất là lập được những kế hoạc phát triển đúng đắn, khoa học và phù hợp.
- Các nước châu Phi và nhiều nước Nam Mỹ đã không đạt được những mục tiêu đề ra. Sau 20 năm đi theo con đường này (1960-1980), GDP đầu người tăng không đáng kể. Tại nhiều nước, GDP đầu người còn giảm. Phân hoá giầu nghèo và những bất công xã hội có xu hướng tăng vọt. Nhìn chung, thành tựu kinh tế, xã hội ở châu Phi rất đáng thất vọng.
Trước thực trạng trên, khoa Kinh tế học của sự phát triển đã nghiên cứu sâu hơn quá trình phát triển tại các nước đang phát triển, và rút ra một số kết luận:
- Kế hoạch hoá là cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Cần sử dụng những yếu tố của kinh tế thị trường để thúc đẩy sức sáng tạo của con người.
- Trình độ, năng lực và khả năng tính toán có hạn. Xã hội càng phát triển, kế hoạch càng không thể bao quát và dự báo được mọi vấn đề, do đó KHH không đạt các yêu cầu về sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường. Đặc biệt KHH:
+ Chưa đưa ra được những tín hiệu để phân bổ các nguồn lực tốt hơn;
+ Cơ chế phân phối thu nhập kém hiệu quả do không đi theo nguyên tắc phân chia thu nhập theo hiệu quả và sức lao động bỏ ra;
+ Yếu kém trong toàn bộ dây truyền KHH, từ thu thập số liệu, sử lý thông tin, phân tích dự báo tình hình... đến triển khai thực hiện các kế hoạch.
- Cũng trong thập kỷ 80, thuyết tự do đã phát triển nhanh chóng và đỉnh điểm là thắng lợi toàn diện của thuyết này khi phe XHCN đứng đầu là Liên xô sụp đổ năm 1990.
Vì vậy, người ta đã cho rằng từ cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX đã diễn ra những thay đổi ngày càng đáng kinh ngạc trong môn Kinh tế học của sự phát triển: Những tư tưởng thống trị suốt 40 năm (1940-1980) đã đổ nhào, thay vào đó là sự thống trị tuyệt đối của quan điểm tự do (tân cổ điển và trọng tiền) dựa chủ yếu trên cơ chế KTTT và lấy thị trường làm tiêu chuẩn hoạt động.
Trước năm 1980, trong giới lý luận cũng như nghiên cứu thực tiễn, hiếm người đã dự báo là ngay từ những năm đầu thập kỷ 80, nguyên lý phi tập trung hoá trong kinh tế lại có thể thắng lợi toàn diện đến thế. Sau khi khối Liên xô sụp đổ năm 1990, tuyệt đại đa số các nước đang phát triển đã quay sang phát triển kinh tế thị trường, đề cao học thuyết phi tập trung và giảm nhanh vai trò của Nhà nước cũng như công tác KHH.
(2) Một số điểm mới về nội dung, nguyên tắc KHH tại các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay:
a) Về nội dung:
- Nội dung KHH được mở rộng, từ chỉ kế hoạch hoá về kinh tế (tăng trưởng và thay đổi cơ cấu) sang KHH cả các lĩnh vực chính trị, xã hội vàmôi trường.
- Tập trung xử lý mối quan hệ giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa tăng trưởng và phân phối công bằng. Đảm bảo thành quả, lợi ích của phát triển phải được phân chia cho đa số quần chúng dân cư chứ không phải chỉ cho một nhóm người.
b) Tiếp cận trong công tác kế hoạch:
- KH mang tính hướng dẫn chứ không mang tính pháp luật;
- Phải mềm dẻo hơn cho phù hợp với thực tiễn, và phải mang tính thực tiễn cao. KHH phải tính đến mọi yếu tố xã hội, môi trường, chính trị...
- KHH là quá trình liên tục từ khi lập kế hoạch đến khi thực hiện xong kế hoạch, bao gồm cả đánh giá hiệu quả từng bước thực hiện kế hoạch và điều chỉnh chính sách trong quá trình thực hiện. Do đó phải kết hợp tốt các kế hoạch dài, trung và ngắn hạn, và đưa vào phương pháp KHH kiểu cuốn chiếu.
c) Thay đổi trong quy trình lập kế hoạch:
- Quyết định việc lập kế hoạch;
- Xây dựng cơ cấu tổ chức công tác KHH;
- Xác định các mục tiêu của kế hoạch;
- Xác định các cân đối lớn;
- Thu thập, phân tích số liệu và dữ kiện;
- Xác định tập hợp các phương án, đánh giá, phân tích các phương án, chọn phương án tối ưu hay tốt nhất;
- Thông qua kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát và đánh giá thực hiện kế hoạch.
Đặc biệt, trong quy trình kế hoạch mới, đã tổ chức xây dựng kế hoạch theo hướng công khai, mở rộng các đối tượng tham gia đóng góp ý kiến cho kế hoạch. Nhờ đó, chất lượng kế hoạch đã được nâng cao và kế hoạch gắn bó hơn với người dân, vừa phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của người dân, nhất là các nhà đầu tư và doanh nghiệp, vừa được dân quan tâm, tích cực tham gia thực hiện kế hoạch.
d) Đổi mới các kỹ thuật sử dụng trong công tác kế hoạch:
Hầu hết các kế hoạch tại các nước đang phát triển đều được xây dựng trên cơ sở các mô hình và lý thuyết kinh tế vĩ mô. Do đó, trong lập kế hoạch, phải nắm vững ba loại công cụ:
- Cấp toàn nền kinh tế quốc dân: Mô hình phân tích và dự báo ngắn hạn được sử dụng phổ biến nhất tại các nước đang phát triển là mô hình tăng trưởng kinh tế vĩ mô dựa theo lý thuyết cầu của Keynes. Mô hình này mô tả nền kinh tế dưới dạng một hệ thống các phương trình toán học và biến số kinh tế vĩ mô. Ví dụ:
INTER  = F(PROD)
CONSO = F(PROD)
INVES   = F(PROD - PROD(-1))
EXPOR = F(EXDE)
IMPOR = F(INDE)
INDE    = INTER + CONSO + INVES + ETAT + OTDE
GDP      = PROD – INTER
   = CONSO + INVES + ETAT + OTDE + EXPOR - IMPOR
trong đó INTER là tiêu dùng trung gian, PROD là giá trị sản xuất (gross output), CONSO là tiêu dùng tư nhân, INVES là đầu tư xã hội, IMPOR là nhập, EXPOR là xuất, ETAT là tiêu dùng chính phủ, INDE là tổng tiêu dùng trong nước, EXDE là nhu cầu nước ngoài đối với hàng Việt nam, OTDE là tiêu dùng khác và thay đổi dự trữ.
Để phân tích, dự báo và mô phỏng chính sách phục vụ xây dựng các kế hoạch 3-5 trở lên, người ta sử dụng các mô hình phỏng theo mô hình Harrod - Domar. Mô hình Harrod – Domar được xây dựng dựa trên lý thuyết tân cổ điển (lý thuyết cung hiện đại).
Để nghiên cứu tính khả thi của các mục tiêu tăng trưởng dài hạn, trước tiên, người ta phải phân tích nhu cầu vốn để đạt được mục tiêu tăng trưởng và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu. Mặc dù có những điểm rất khác nhau về các nhân tố tăng trưởng ngắn hạn, nhưng hầu như tất cả các lý thuyết kinh tế đều thống nhất coi vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là nhân tố cơ bản xác định tỷ lệ tăng trưởng dài hạn; trong khi nguồn vốn đầu tư lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiết kiệm.
Để xác định cầu đầu tư, người ta thường sử dụng hệ số ICOR, trong khi để xác định cung đầu tư, người ta phải xuất phát từ khả năng tích luỹ của khu vực dân cư, của chính phủ, của hệ thống ngân hàng và các nguồn vốn khác, kể cả nguồn vốn huy động từ nước ngoài.
Mô hình tăng trưởng truyền thống phân tích, dự báo quá trình tăng trưởng dài hạn và cân bằng xuất phát từ giả thiết tồn tại cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư trong điều kiện sử dụng hết công suất của bộ máy sản xuất. Mô hình tổng quát gồm 4 phương trình:
(1)          GDP(t)   =  a * K(t)
(2)          K(t)          =  K(t-1)  +  I(t)
(3)          I(t)            =  S(t)
(4)          S(t)           =   s * GDP(t)
trong đó: GDP là kết quả sản xuất đo bằng tổng sản phẩm trong nước ; K là tài sản cố định; I là vốn đầu tư; S là tiết kiệm toàn xã hội; s là tỷ lệ tiết kiệm trên GDP; a là hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Phương trình (1) xác định quan hệ giữa đầu ra là GDP với vốn cố định K với a là hệ số hiệu quả của tài sản cố định, cho biết 1 đơn vị tài sản cố định sẽ tạo ra được số đơn vị đầu ra GDP  bằng a.
Phương trìmh (2) xác định quan hệ giữa vốn đầu tư  I  trong năm với tài sản cố định K. Nếu không tính đến độ trễ trong đầu tư thì đầu tư tại năm t sẽ làm tăng tài sản cố định ngay trong năm t là . Tài sản cố định năm t bằng tài sản cố định năm trước cộng với vốn đầu tư trong năm t. Nếu tính đến độ trễ đầu tư là một năm thì đầu tư tại năm t sẽ làm tăng tài sản cố định của năm sau là . Tài sản cố định năm t+1 bằng tài sản cố định năm t cộng với vốn đầu tư trong năm t.
Phương trình (3) phản ảnh quan hệ kinh tế:  tổng tiết kiệm  bằng tổng đầu tư. 
Phương trình (4) xác định tỷ lệ tiết kiệm trong GDP. Vì tổng tiết kiệm bằng tổng đầu tư nên tỷ lệ tiết kiệm s cũng chính là tỷ lệ đầu tư trên GDP.
- Cấp các ngành: Để phân tích, dự báo và kế hoạch hoá cơ cấu ngành, phải dùng các kỹ thuật phức tạp hơn: Bảng vào ra (I/O). Nhờ bảng này, có thể đảm bảo tính cân đối liên ngành trong kinh tế và cân đối giữa kinh tế với xã hội, môi trường.
- Cấp các dự án: Sử dụng các mô hình phân tích các dự án. Vì hầu hết các quyết định kế hoạch có liên quan đến phân bổ các nguồn vốn đầu tư hạn chế của Nhà nước, do đó phải có những phân tích vi mô các dự án đầu tư công cộng. Hai loại phân tích phải làm là:
+ Phân tích kinh tế (tổng hợp);
+ Phân tích tài chính (tiền tệ).
II- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ HOẠCH HÓA TRONG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA
1) Quán triêt đường lối xây dựng nền KTTT định hướng XHCN của Đảng ta trong công tác kế hoạch hóa
(1) Về đường lối phát triển chung:
- Báo cáo chính trị tại Đại hội IX khẳng định "Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của NN theo định hướng XHCN, nói gọn là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN".
- Đồng thời, Đảng ta coi KTTT là sản phẩm chung của nhân loại chứ không phải là sản phẩm của riêng CNTB.
Hai nội dung “chính sách phát triển” và có sự quản lý của NN theo định hướng XHCN” cho thấy Chính phủ cần phải tính trước nhiều điều, tức là phải có kế hoạch, dù kế hoạch đó có thể chi tiết hoặc tổng hợp, mang tính pháp lệnh hoặc không. Tuy nhiên, vì là kế hoạch trong nền kinh tế thị trường nên dĩ nhiên, tính chất phải khác hẳn với kế hoạch trong nền kinh tế XHCN thuần tuý (không chi tiết và không mang tính pháp lệnh...).
(2) Về đường lối phát triển kinh tế:
Báo cáo chính trị của BCH TƯ khóa VIII trình Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ: "Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là:
- Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước CN theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Ưu tiên phát triển LLSX, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp với định hướng XHCN;
- Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả, bền vững;
- Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội và bảo vệ, phát triển tài nguyên môi trường, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội;
- Kết hợp phát triển kinh tế, xã hội và môi trường với tăng cường quốc phòng - an ninh".
(3) Các nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2006-2010:
Đại hội Đảng lần thứ X họp tháng 4/2006 cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế nêu trên của Đảng ta bằng Nghị quyết với Mục tiờu tổng quỏt của Kế hoạch 5 năm 2006-2010 là “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nõng cao hiệu quả và tớnh bền vững của sự phỏt triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng kộm phỏt triển. Cải thiện rừ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhõn dõn. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ và phỏt triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chớnh trị và trật tự, an toàn xó hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lónh thổ và an ninh quốc gia. Nõng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.
Từ mục tiêu này, các nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 2006-2010 là:
(1) Tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, coi đây là nhiệm vụ trung tâm trong suốt 5 năm 2006-2010 và đến năm 2020 (Giải phúng và phỏt triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phỏt huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phỏ về xõy dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nõng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tỡnh trạng của nước đang phát triển cú thu nhập thấp);
 (2) Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện cỏc nguyờn tắc của thị trường, hỡnh thành đồng bộ cỏc loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa phự hợp với đặc điểm của nước ta.
(3) Tớch cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nõng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.
(4) Phỏt triển mạnh khoa học và cụng nghệ, giỏo dục và đào tạo; nõng cao chất lượng nguồn nhõn lực, đáp ứng yờu cầu cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước và phỏt triển kinh tế tri thức.
(5) Tạo chuyển biến mạnh trong việc xõy dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nõng cao thể chất và sức khoẻ nhõn dõn; bảo vệ và cải thiện môi trường.
(6) Thực hiện tiến bộ và cụng bằng xó hội, giải quyết việc làm, khuyến khớch làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghốo, phỏt triển hệ thống an sinh; đẩy lựi cỏc tệ nạn xó hội.
(7) Phỏt huy dõn chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dõn tộc, nõng cao hiệu lực của Nhà nước phỏp quyền xó hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rừ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lựi tệ quan liờu, tham nhũng, lóng phớ.
(8) Tăng cường quốc phũng, an ninh, ổn định chớnh trị - xó hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bỡnh và ổn định, tạo thuận lợi cho cụng cuộc xõy dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2) Quan điểm của Đảng ta về KHH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
Từ tổng kết 20 năm đổi mới, chỳng ta nhận thấy, chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa là đúng đắn, bước đầu mang lại những kết quả rừ rệt; đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề rất mới vần tiếp tục nghiờn cứu, tổng kết. Chỳng ta hiểu rằng, phỏt triển kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa cú nghĩa: nền kinh tế đó phải tuõn theo cỏc nguyờn tắc và quy luật phổ biến của nền kinh tế thị trường, đồng thời phải mang tính định hướng xó hội chủ nghĩa và tạo ra chất lượng mới của sự phỏt triển. Đó là nền kinh tế được xõy dựng ở một chế độ xó hội do nhõn dõn làm chủ, Nhà nước phỏp quyền xó hội chủ nghĩa quản lý, dưới sự lónh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm mục tiêu đi lên chủ nghĩa xó hội.
Đến nay, cú thể sơ bộ nờn lờn những nội dung cơ bản của định hướng xó hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là:
- Nhằm mục tiờu thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh”; giải phúng mạnh mẽ và khụng ngừng phỏt triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhõn dõn.
- Phỏt triển nền kinh tế nhiều hỡnh thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trũ chủ đạo; kinh tế Nhà nước cựng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dõn.
- Thực hiện tiến bộ và cụng bằng xó hội ngay trong từng bước và từng chớnh sỏch phỏt triển; hỡnh thành cấu trỳc kinh tế – xó hội phỏt triển ổn định, bền vững; thực hiện chế độ phõn phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cựng cỏc nguồn lực khỏc và thụng qua phỳc lợi xó hội.
- Phỏt huy vai trũ làm chủ xó hội của nhõn dõn, bảo đảm vai trũ quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước phỏp quyền xó hội chủ nghĩa dưới sự lónh đạo của Đảng.
Việc đưa ra mô hỡnh kinh tế tổng quỏt của thời kỳ quá độ ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa là bước đột phỏ về lý luận – thực tiễn cú tớnh sỏng tạo của Đảng ta. Chỳng ta khụng lựa chọn mụ hỡnh kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhưng nền kinh tế thị trường của chỳng ta cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xó hội chủ nghĩa đó hoàn chỉnh ngay từ đầu, mà cũn phải trải qua một quỏ trỡnh xõy dựng rất lõu dài.
Kế tục tư duy của Đại hội IX, Bỏo cỏo chớnh trị lần này đó làm sỏng tỏ thờm một bước nội dung cơ bản của tính định hướng xó hội chủ nghĩa trong phỏt triển kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa ở nước ta và đó đạt được đa số đồng tỡnh. Tuy nhiờn, đây là vấn đề rất mới, chưa có tiền lệ; sắp tới chỳng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tổng kết để nhận thức đầy đủ và sõu sắc hơn, giải đáp có sức thuyết phục hơn những vướng mắc trong thực tiễn.
(1) Sự khác nhau giữa nền KTTT tại các nước và nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, dẫn tới vai trò quan trọng của công tác KHH ở nước ta:
- Cùng nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhưng:
KTTT: Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo;
KTTT định hướng XHCN: Sở hữu nhà nước và kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX khảng định: "KTTT định hướng XHCN ở nước ta có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, KTNN giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc".
Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khảng định: "Phỏt triển nền kinh tế nhiều hỡnh thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trũ chủ đạo; kinh tế nhà nước cựng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dõn.
Vì khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo nên KHH vẫn đóng vai trò rất quan trọng (do thuộc tầm quản lý của nhà nước. Trong KTTT TBCN, khu vực KTNN rất nhỏ bé nên vai trò của KHH thấp hơn nhiều).
- Đều có sự quản lý của Nhà nước, nhưng:
 Nhà nước TBCN bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, trước hết là lợi ích của những tập đoàn tư bản lớn.
Nhà nước XHCN là nhà nước do nhân dân lao động lập ra, của dân, do dân và vì dân, có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động và của toàn thể nhân dân.
"Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của KTTT để kích thích sản xuất, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy CNH, HĐH; phát triển nền kinh tế đúng định hướng XHCN".
- Nguyên tắc phân phối:
KTTT: Phân phối chủ yếu cố lợi cho người có vốn, do đó càng ngày càng bất công: Người giầu giàu hơn, người nghèo, nghèo đi
KTTT định hướng XHCN: Phân phối chủ yếu theo lao động.
"KTTT định hướng XHCN ở nước ta thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội".
(2) Tại sao phải KHH trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
a) Vì sự thất bại của cơ chế thị trường với 5 khuyết tật:
- Sản xuất mù quáng, gây ra các khủng hoảng thừa, thiếu.
- Cạnh tranh dã man, cá lớn nuốt cá bé, dẫn đến phá sản của nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và cần thiết cho xã hội, gây lãng phí cho nền kinh tế, mất công bằng xã hội và thất nghiệp.
- Các doanh nghiệp không đầu tư vào các khu vực, ngành có lợi nhuận ít, thời gian thu hồi vốn lâu hoặc không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ nhưng xã hội lại rất cần. Hậu quả là cơ cấu kinh tế méo mó.
- Không có khả năng tự điều tiết để phát triển các vùng kém lợi thế cạnh tranh và những vùng khó khăn khác, làm cho quá trình phát triển mất cân đối.
- Dễ tạo ra tình trạng kinh doanh lừa đảo, làm hàng giả, lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền vì mục tiêu lợi nhuận chi phối mọi hoạt động, các tệ nạn xã hội, huỷ hoại môi trường sinh thái...
b) Đối với nước ta, nếu đi theo cơ chế KTTT thuần tuý thì hoàn có có thể gặp phải 5 vấn đề kể trên; ngoài ra chúng ta còn có một số khó khăn khác do đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế và đang trong giai đoạn đầu phát triển:
- Hệ thống thông tin trong tình trạng rất kém phát triển. Nếu để cơ chế kinh tế thị trường hoàn toàn thì người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng có thể quyết định sai do thông tin thiếu hoặc sai lệch. Như vậy, chỉ một cơ chế KTTT thì không đảm bảo có sự phân bổ có hiệu quả các nguồn lực.
- Tình trạng độc quyền vẫn còn khá phổ biến vì nền kinh tế quốc dân còn quá bé và chưa có trao đổi đầu tư quốc tế và thương mại rộng rãi trong khi khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao. Một số doanh nghiệp liên kết lại là hình thành ngay một thế độc quyền hợp pháp mà Nhà nước chưa có luật để chống. Do vậy sẽ không có sự cạnh tranh thực sự bình đẳng.
- Không thống nhất giữa giá cả và giá trị đối với nhiều dịch vụ xã hội. Tỷ giá chưa phản ánh đúng quan hệ cung – cầu ngoại tệ; đồng tiền chưa có tính chuyển đổi nên việc chuyển giá quốc tế sang tiền Việt chưa chính xác.
Tóm lại chúng ta chưa có một thị trường phát triển một cách đầy đủ (vốn, lao động, đất đai, hàng hoá, chất xám, thông tin tri thức...). Giá cả vẫn bị méo mó, chưa thực sự phản ánh đúng giá trị nên ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng. Do đó, cần tiếp tục có sự can thiệp của Chính phủ thông qua kế hoạch hoá thì những nguồn lực khan hiếm của đất nước mới có thể được phân bổ có hiệu quả hơn, mang tính dài hạn.
c) Vì việc phân bổ các nguồn lực có hạn của những nước nghèo:
- Để phát triển bền vững, cần đầu tư thành một chương trình tổng thể có tính dài hạn và mang lại lợi ích toàn cục cho đất nước, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội dài hạn. Cơ chế KTTT không làm được như vậy vì nó có xu hướng khuyến khích, tạo ra các đầu tư ngắn hạn, nhìn lợi ích trước mắt.
- Các nước nghèo còn phải huy động một lượng lớn vốn vay nước ngoài để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, gồm hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội. Nguồn vốn này được tập trung vào tay chính phủ nên chính phủ phải xây dựng các kế hoạch sử dụng nguồn vốn này một cách có lợi nhất.
d) Vì những mục tiêu xã hội như xoá đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh. Chúng ta tuy nghèo, nhưng nhờ công tác KHH và những can thiệp chính sách phù hợp của chính phủ nên đã duy trì được những thành tựu xã hội tốt được cả thế giới công nhận và đánh giá cao.
e) Vì đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cùng kết hợp, phối hợp với các kế hoạch và chương trình phát triển của các nước khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển, đảm bảo sự phát triển hài hòa, ổn định, bền vững của cả khu vực và thế giới.
- Đối với thu hút viện trợ nước ngoài (ODA): Nếu nhà tài trợ thấy nước ta có những kế hoạch phát triển hợp lý thì họ tin là tiền cho vay sẽ được sử dụng có hiệu quả và sẵn sàng cho vay. Chính vì vậy, các nhà tài trợ rất quan tâm, ủng hộ các kế hoạch phát triển của chúng ta
- Đối với thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Cũng tương tự như vậy.
(3) Tại sao phải kết hợp KHH với thị trường:
a) Khảng định vai trò của Nhà nước và KHH, nhưng Đảng ta cũng thừa nhận Nhà nước cũng có thể có những khuyết tật, điểm yếu:
Vai trò quan trọng của Nhà nước:
- Kiến tạo và đảm bảo môi trường kinh doanh an toàn, ổn định, thuận lợi và bình đằng cho tất cả các thành phần kinh tế;
- Thực thi chính sách kinh tế vĩ mô tích cực và hiệu quả để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và cải thiện đời sống nhân dân;
- Can thiệp vào thị trường, bổ xung thêm cho thị trường, hướng dẫn thị trường phát triển theo định hướng tốt.
Khuyết tật, điểm yếu của Nhà nước:
- Tham vọng, quan liêu, chủ quan, duy ý chí nên làm sai;
- Không nắm thực tế, hiểu sai, nên can thiệp sai, tạo ra những lệch lạc trong thị trường.
b) Vì vậy phải kết hợp KHH với thị trường (theo định hướng XHCN bằng hai kênh chủ yếu:
- Điều khiển trực tiếp thông qua công cụ kế hoạch hoá (một số chỉ tiêu, biện pháp áp đặt trong trường hợp cần thiết; dùng ngân sách của Nhà nước để đầu tư; dùng khu vực kinh tế Nhà nước để hướng dẫn...) và các biện pháp hành chính (quy hoạch sử dụng đất...)
- Điều tiết gián tiếp thông qua thị trường bằng các chính sách, vận dụng các quan hệ trong thị trường để tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp thông qua sử dụng các công cụ đòn bẩy kinh tế để khuyến khích hoặc gây áp lực buộc các doanh nghiệp phải phát triển theo định hướng trong kế hoạch, hoặc trong khung khổ kế hoạch do Nhà nước vạch ra.
Đại hội IX: Tiếp tục đổi mới cỏc cụng cụ quản lý vĩ mụ của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới hơn nữa cụng tỏc kế hoạch hoỏ, nõng cao chất lượng cụng tỏc xõy dựng cỏc chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phỏt triển kinh tế - xó hội; tăng cường thụng tin kinh tế - xó hội trong nước và quốc tế, cụng tỏc kế toỏn, thống kờ; ứng dụng rộng rói cỏc thành tựu khoa học và cụng nghệ trong dự bỏo, kiểm tra tỡnh hỡnh thực hiện ở cả cấp vĩ mụ và doanh nghiệp.
Đại hội X chỉ rõ Nhà nước tập trung làm tốt cỏc chức năng:
Định hướng sự phỏt triển bằng cỏc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tụn trọng cỏc nguyờn tắc của thị trường. Đổi mới căn bản cụng tỏc quy hoạch, kế hoạch phự hợp yờu cầu xõy dựng nền kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, phỏt huy tối đa mọi lợi thế so sỏnh của quốc gia, vùng và địa phương, thu hút mọi nguồn lực tham gia phỏt triển kinh tế - xó hội.
Tạo môi trường phỏp lý và cơ chế, chớnh sỏch thuận lợi để phỏt huy cỏc nguồn lực của xó hội cho phỏt triển, cỏc chủ thể hoạt động kinh doanh bỡnh đẳng, cạnh tranh lành mạnh, cụng khai, minh bạch, cú trật tự, kỷ cương.
Hỗ trợ phỏt triển, xõy dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xó hội quan trọng, hệ thống an sinh xó hội.
Bảo đảm tớnh bền vững và tớch cực của các cân đối kinh tế vĩ mụ, hạn chế cỏc rủi ro và tác động tiờu cực của cơ chế thị trường.
Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chớnh sỏch và cỏc cụng cụ kinh tế; đồng thời sử dụng kịp thời cú hiệu quả một số biện phỏp cần thiết khi thị trường trong nước hoạt động khụng cú hiệu quả hoặc thị trường khu vực và thế giới cú biến động lớn.
Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống phỏp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chớnh vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. Tỏch chức năng quản lý hành chớnh của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xoỏ bỏ "chế độ chủ quản"; tỏch hệ thống cơ quan hành chính công khỏi hệ thống cơ quan sự nghiệp; phỏt triển mạnh cỏc dịch vụ cụng cộng (giỏo dục, khoa học và cụng nghệ, y tế, văn hoá, thể dục thể thao).
Tiếp tục đổi mới chớnh sỏch tài chớnh và tiền tệ, bảo đảm tớnh ổn định và sự phỏt triển bền vững của nền tài chớnh quốc gia.

Phân định rừ chức năng, mối quan hệ giữa Quốc hội, Chớnh phủ và cỏc bộ, ngành, uỷ ban nhõn dõn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét