Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

(1) Vài cảm nhận cá nhân về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đọc cho vui vì tôi chẳng tin vào miệng lưỡi của ông Thiếu tướng Mã Lương và những câu chuyện ông này kể. Nghe đến tên ông và những câu chém gió của ông, tôi cứ hay hình tượng đến Mã Tốc trong Tam quốc diễn nghĩa. Khổng Minh đã phải gạt lệ chém Mã Tốc do tự cao tự đại bốc phét một tấc đến trời. Nghe đến tên ông, tôi cũng liên tưởng ngay tới chuyện "Người vãi linh hồn" của Vũ Bão. Thời chiến, tôi rất khâm phục nhiều anh hùng chiến sĩ của ta, nhưng riêng với ông này thì không; tự dưng nói được một câu hợp thời và làm hài lòng cấp trên nên ông đã được chọn để trở thành anh hùng và được đưa ra Hà Nội làm bảo tàng sống để khoe về nhiều chiến tích chẳng biết có thật không và khoe về các hiện vật triển lãm cũng chẳng biết có giá trị lịch sử thật không hay chỉ là vật đóng thế. 
Năm 2007 ông về công tác ở Bảo tàng Quân đội, nhiều người cho rằng, đấy là chính sách với người có danh hiệu anh hùng, đã về bảo tàng thì sự nghiệp cũng lặng lẽ như một viện bảo tàng luôn. Không ngờ cứ có chuyện gì đông vui là ông lại lên tiếng, và thường chọn được những từ sáo nhưng hấp dẫn để gây ấn tượng cá nhân.
Có những người 10 phút gặp làm tôi ấn tượng cả đời; nhưng cũng có những người tôi đang ngưỡng mộ song chỉ sau 10 phút gặp đã làm tôi thất vọng cả đời. Đại tướng Giáp là trường hợp như thế, mặc dù như đã viết trong bài trước, tôi rất kính trọng Đại tướng khi ông chuyển sang quản lý khoa học và là một nhà quản lý khoa học có tâm huyết, luôn luôn thương yêu và tôn trọng các nhà khoa học. Nhưng đó là lúc ông đã già, ngoài 70 tuổi, và như mọi người vẫn thấy, người già, hết quyền lực và hết trách nhiệm thì bao giờ cũng tốt bụng.


Lê Mã Lương: “10 phút gặp Đại tướng, tôi ấn tượng cả đời"

(Soha.vn) - Anh hùng lực lượng vũ trang, thiếu tướng Lê Mã Lương đã xúc động kể lại nhiều hồi ức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc giao lưu trực tuyến.


Thứ Hoàng - Nam 21 tuổi
Thưa Thiếu tướng Lê Mã Lương, nếu có ý tưởng về việc lập một bảo tàng riêng về sự nghiệp, con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thì với cương vị từng là GĐ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, ông thấy có đủ lượng tư liệu lịch sử để thực hiện việc này không và ý tưởng này có khả thi không?
Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương:
Ý tưởng của bạn rất hay. Tôi cũng đã từng nghĩ đến bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những tư liệu, hiện vật, hình ảnh liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng khá phong phú, đa dạng. Có thể lập một bảo tàng riêng về Đại tướng với hàng vạn hiện vật.
Ánh Nga - Nữ 33 tuổi
Thiếu tướng Lê Mã Lương từng nổi tiếng với câu nói “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến chống quân thù”, còn với Thiếu Tướng, câu nói nào của Tướng Giáp khiến ông khắc cốt ghi tâm và tại sao?

Thiếu tướng Lê Mã Lương, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Nhà báo Bùi Ngọc Hải, Trung tướng Phạm Hồng Cư, Đại tá Trần Hồng, thầy giáo dạy sử Trần Trung Hiếu trong buổi giao lưu trực tuyến tại tòa soạn báo Trí thức trẻ vào sáng ngày 23/8. Ảnh: Hoàng Hiển

Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương:
Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong một cuộc gặp với các cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên, Đại tướng nói: “Hôm nay chúng ta gặp được nhau tại đây là quý lắm rồi!”. Tôi rất tâm đắc với câu nói của Đại tướng. Nó thể hiện tính nhân văn quân sự, văn hoá của một nhà cầm quân lỗi lạc. Điều đó chứng tỏ Đại tướng rất quan tâm đến sinh mệnh chính trị, đến giá trị sống của con người.
Hoàng Hải - Nam 32 tuổi
Thưa Thiếu tướng Lê Mã Lương, biết ông từng làm Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam rất nhiều năm trước khi về nghỉ hưu. Vậy trong bảo tàng hiện nay có còn lưu giữ kỷ vật gì gắn liền với ngày thành Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của vị Đại tướng yêu quý của chúng ta ạ?
Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương:
Trong số hàng vạn hiện vật ở bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam thì có hàng chục hiện vật liên quan đến 34 chiến sĩ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và hiện vật liên quan đến trận đánh Khay Phắt 23/12/1944 và trận Nà Ngần 25/12/1944. Trong đó, có những khẩu súng kíp, thanh mã tấu, nồi cơm, bát ăn… của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và những khẩu súng mà Đội thu được trong 2 trận đánh Phay Khắt, Nà Ngần.
Nguyễn Trọng Phú - Nam 53 tuổi
Thưa thiếu tướng Lê Mã Lương, trong chiến dịch Điện Biên Phủ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi cách đánh từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc thắng chắc". Có phải tư tưởng quyết thắng đồng thời hạn chế sự hy sinh của người lính đã đưa Đại tướng đến quyết định quan trọng này? Và theo ông thì tính thời đại của quyết định đó như thế nào?
Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương:
Theo tôi đó là 1 quyết định chính xác. Nhưng phải là những con người có tầm vóc lịch sử, có trí tuệ cao siêu, bản lĩnh kiên cường, tính độc lập cao và dám chịu trách nhiệm trước sinh mệnh của những người lính mới thể hiện được 1 quyết định sáng suốt như vậy. Đó chính là bài học cho thế hệ chúng tôi, những người trưởng thành trong chống Mỹ. Khi bước vào những trận đánh, điều trước tiên là quyết tâm giành chiến thắng và tiết kiệm xương máu người lính đến mức tối đa. Đó chính là bài học mà chúng tôi đã rút ra được từ Đại tướng.


Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương. Ảnh: Hoàng Hiển
Trần Thúy Loan - Nữ 21 tuổi
Thưa Thiếu tướng Lê Mã Lương, xin ông chia sẻ một vài câu chuyện thú vị trong quá trình bảo quản và trưng bày các hiện vật về Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam? Ông có kỷ niệm nào đặc biệt với các vị khách tham quan những hiện vật này không?
Thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương:
Ở bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trong số hàng vạn hiện vật thì có hàng chục hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong đó đặc biệt có khẩu súng ngắn mà Bác Hồ đã tặng cho Đại tướng năm 1945 và chiếc áo khoác Đại tướng đã dùng suốt từ năm 1946. Với những hiện vật này, việc bảo quản gặp rất nhiều khó khăn vì khí hậu Việt Nam độ ẩm cao, trong khi đó hiện vật đã có tuổi thọ đến nửa thế kỷ. Tuy nhiên bảo tàng đã khắc phục khó khăn, bằng những thiết bị kỹ thuật bảo quản mới nên những hiện vật của Đại tướng vẫn giữ được nguyên trạng và được khách tham quan ghi nhận.
Năm 2005, trong một lần tiếp xúc với nhà sử học người Mỹ - ông vốn là 1 lính thuỷ đánh bộ Mỹ mà tôi đã từng chạm trán đơn vị của ông ở Quảng Trị năm 1968 - khi tôi giới thiệu những hiện vật của Đại tướng, ông rất ngạc nhiên là những hiện vật này vừa có giá trị cao về mặt văn hoá về khoa học, vể lịch sử và nhân văn vẫn còn nguyên vẹn.
Trần Gia Linh - Email: Forever07us@gmail.com
Khi đương chức, trên cương vị Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự, ông đã quan tâm thế nào đến việc sưu tập tư liệu, kỷ vật về tướng Giáp? Còn tư liệu, kỷ vật nào liên quan đến Đại tướng mà ông muốn nhưng chưa tìm được? Ngoài ra, ông có nhớ một kỷ niệm đặc biệt nào khi gặp Đại tướng?
Thiếu tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang Lê Mã Lương:
Trong hơn 1 thập kỷ tôi làm công tác quản lý bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam – 1 trong 7 bảo tàng quốc gia Việt Nam – điều tôi quan tâm nhất là tập hợp, sưu tầm những hiện vật, tư liệu, hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Có những hiện vật đã trở thành những bộ sưu tập như sách Đại tướng viết và sách viết về Đại tướng; hình ảnh Đại tướng với lực lượng vũ trang, hình ảnh Đại tướng với Bác Hồ…
Tuy nhiên, có 1 hiện vật mà cho đến hiện nay, bảo tàng vẫn chưa sưu tầm được đó là lá thư của bà Nguyễn Thị Quang Thái – vợ Đại tướng – gửi cho Đại tướng trước khi bước vào hoạt động bí mật. Lá thư đó hiện nay vẫn đang ở Văn phòng Đại tướng.
Về kỷ niệm với Đại tướng thì tôi còn nhớ: Tháng 4/1971 sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào, tôi được điều về Bộ Tư lệnh mặt trận để báo cáo thành tích. Tại Sở chỉ huy, tôi đã được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 10 phút. Cuộc gặp ấy đã để lại cho tôi ấn tượng suốt cuộc đời mình về 1 nhà cầm quân lừng danh thế giới, một nhà văn hoá lớn nhưng hết sức bình dị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét