Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Cơ hội và thách thức của Thủ tướng Phúc

Cơ hội và thách thức của Thủ tướng Phúc
Chuyến thăm Washington cuối tháng Năm của ông Nguyễn Xuân Phúc với tư cách chính khách lãnh đạo đầu tiên trong khối Asean được Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón chính thức tại Nhà Trắng sẽ làm tăng 'uy tín ngoại giao và vai trò' của Việt Nam, theo một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ.
Thủ tướng VN ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ là chính khách lãnh đạo hàng đầu đầu tiên ở Đông Nam Á gặp Tổng thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc vào cuối tháng 5/2017.
 Bình luận về cơ hội và thách thức chính của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi ông thăm chính thức Hoa Kỳ từ 29-31/5/2017 và sắp gặp Tổng thống Trump tại Nhà trắng, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói:

   Đó là cơ hội của ông ấy để thiết lập một đường dây là liên hệ cá nhân, tìm cách (gây) ấn tượng ông Trump, tìm cách tìm hiểu ông Trump và tìm cách ảnh hưởng đến chính sách của ông Trump, nếu có thể được - GS. Nguyễn Mạnh Hùng

"Cơ hội chính chúng ta thấy là sự kiện ông Phúc là một trong số nhiều người lãnh đạo trên thế giới nói chuyện với ông Trump, ông Trump phải tiếp, bằng lòng bằng telephone, ông nghe được và ông bằng lòng, là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai, ông (Phúc) là một lãnh đạo đầu tiên của các nước ở Đông Nam Á được mời sang đây (Washington D.C.) để tham dự, thì cái đó làm tăng ít nhất về phương diện tổng quát uy tín ngoại giao và vai trò của Việt Nam...

"Trước khi ông ấy đi, không phải là ông Trump mà ông Tùy viên Báo chí của ông Trump ra thông cáo là Tổng thống Trump rất vui lòng tiếp đón một trong những đối tác quan trọng của Mỹ ở Á châu, như vậy những lời nói cho thấy rõ ràng... chuyến đi trong khung cảnh đó.

"Đối với ông Phúc, việc ông sang đây thứ nhất ông là người đầu tiên trong các quốc gia Đông Nam Á, thứ hai ông sang đây... ông có cơ hội để tiếp xúc riêng với ông Trump, thân mật với ông Trump, có thể tạo một ấn tượng nào đó đối với ông Trump, để thăm dò xem chính sách của ông ấy ra sao... chính sách đối với Trung Quốc ra sao, với Việt Nam ra sao và đồng thời có thể thăm dò xem là thực sự Việt Nam muốn tìm đối trọng, Việt Nam đã tìm những đối trọng với Trung Quốc ở Nhật, ở Ấn Độ, Asean, thì đối trọng quan trọng nhất là Mỹ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong một chuyến công du Asean tại Manila, Philippines hồi cuối tháng 4/2017.
 "Bởi vì có chính quyền mới, thì ông muốn sang để tìm (hiểu) ra sao, đó là cơ hội của ông ấy để thiết lập một đường dây là liên hệ cá nhân, tìm cách (gây) ấn tượng ông Trump, tìm cách tìm hiểu ông Trump và tìm cách ảnh hưởng đến chính sách của ông Trump, nếu có thể được".

Thời điểm không thuận lợi

Về mặt thách thức chính với Thủ tướng Phúc khi thăm Mỹ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, người đồng thời là Giáo sư về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason, nói:
    Nếu Việt Nam muốn hưởng những quyền lợi mà đáng lẽ VN được hưởng nếu có TPP, thì đây cũng là dịpVN phải điều đình song phương với ông ấy, thành ra đây cũng vừa là một cơ hội, mà cũng vừa là thử thách đối với VN
    GS. Nguyễn Mạnh Hùng
"Ông ấy sang đây thời điểm cũng tương đối không có thuận lợi như trường hợp của những ông Thủ tướng khác, trước hết là ông sang đây trong khi ông Tổng thống Trump rất lơ là với vấn đề Đông Nam Á và Á châu, bằng chứng là khi mà ông (Phó Tổng thống Mike) Pence sang thăm bên ấy, ông chỉ thăm những nước ở Bắc Á thôi, chỉ mỗi một nước ông thăm là Indonesia thôi...

"Ông ấy (Tổng thống Trump) cũng rất lơ là, thứ nhất tâm hồn ông không coi đấy là quan trọng; điểm thứ hai là ông quay lưng lại với Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương, là một xương sống, cột trụ của chính sách xoay trục của Mỹ ở Á châu... Ngoài ra còn điểm thứ ba là ông ấy đang phải đối phó với rất nhiều vấn đề nội bộ, liệu ông ấy có thể làm được cái gì quan trọng, lớn hay không? Thành ra đó là những thách thức, nhất là thách thức khi Việt Nam đi, một số... cho là trọng tâm chuyến đi là vấn đề thương mại.

"Trước khi đi, ông Trump đã quay ngược với TPP rồi, thứ hai, ông nói ông chỉ thích điều đình song phương thôi, nếu Việt Nam muốn hưởng những quyền lợi mà đáng lẽ Việt Nam được hưởng nếu có TPP, thì đây cũng là dịp Việt Nam phải điều đình song phương với ông ấy, thành ra đây cũng vừa là một cơ hội, mà cũng vừa là thử thách đối với Việt Nam," Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói với BBC từ Hoa Kỳ.

Kết quả mang về?
Tổng thống Donald Trump
Có ý kiến nhà quan sát cho rằng ông Donald Trump còn 'rất lơ là' về Đông Nam Á.
 Tại Bàn tròn thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ hôm 27/5, một số khách mời là các nhà phân tích, bình luận đưa ra quan sát về khả năng kết quả có thể đạt được cho cả hai phía Việt và Mỹ sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng từ Viện Nghiên cứu Phát triển (VIDS) nói:

"Tôi nghĩ điều mà Thủ tướng Việt Nam mong đợi nhất là phải kết thúc đàm phán hiệp định song phương và ký được cái đó, cái này theo tôi nghĩ cấp chuyên viên, kể cả chuyên viên cao cấp, thậm chí cấp Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng đã đi, đã dọn đường trước và đã làm được, đã chuẩn bị được. Nếu ký được cái này, tôi cho đây sẽ làm một thắng lợi lớn của chuyến đi, gọi là một thắng lợi mong đợi.

"Còn nếu vì lý do A,B,C nào đó mà chưa ký được, đó sẽ là một chỉ dấu cho thấy quan hệ hai nước đứng về mặt chiến lược, đứng về mặt tầm cao thông thoáng rồi, nhưng trong những vấn đề cụ thể còn vướng mắc, cái này hai nước cũng cần sớm ngồi lại dứt điểm."
    Về mặt chính trị, ngoại giao... hy vọng quan hệ Việt - Mỹ sẽ được củng cố hơn về mặt lòng tin chính trị, hai nước sẽ có những bước đi vững chắc để xây dựng lòng tin và sẽ có một khuôn khổ hợp tác về mặt chính trị, đối ngoại rộng lớn hơn
    Tiến sỹ Trần Việt Thái

Từ Đại học Leiden, Hà Lan, PGS. TS. Jonathan London, một học giả và nhà phân tích chính trị Mỹ và quan hệ quốc tế, nói:

"Kết quả là khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ dù có một lịch sử đáng buồn, nhưng đã phát triển mạnh và có thể khẳng định như là một quan hệ quan trọng cho cả hai nước và tôi thấy trong tương lai, dù chuyển biến trong chính trị ở Mỹ như thế nào, người dân Việt Nam vẫn muốn có một quan hệ tốt nhất đối với Mỹ."

Từ Học viện Ngoại giao, Tiến sỹ Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngoại giao, nêu quan điểm:

"Chúng tôi rất hy vọng sau chuyến đi, kết quả được thể hiện trên mấy mặt như thế này, một là về mặt chính trị, ngoại giao... hy vọng quan hệ Việt - Mỹ sẽ được củng cố hơn về mặt lòng tin chính trị, hai nước sẽ có những bước đi vững chắc để xây dựng lòng tin và sẽ có một khuôn khổ hợp tác về mặt chính trị, đối ngoại rộng lớn hơn, phục vụ trực tiếp thúc đẩy quan hệ trong thời kỳ tới, nhất là trong nhiệm kỳ của chính quyền Mỹ hiện nay...
Quan hệ Mỹ - Việt
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Virginia Bennett gặp giới Xã Hội Dân sự tại TPHCM hôm 24/05/2017.
 "Điểm thứ hai, chúng tôi rất hy vọng rằng trong chuyến đi này, hai bên sẽ đạt được thống nhất sơ bộ về việc sẽ có một khuôn khổ mới trong quan hệ kinh tế, thương mại Việt - Mỹ sau khi Mỹ rút khỏi TPP. Khuôn khổ đó là gì, hiện nay chúng tôi vẫn chưa biết, nhưng chúng tôi kỳ vọng có một khuôn khổ mới, và khuôn khổ này sẽ đáp ứng được lợi ích của cả hai bên về mặt kinh tế, thương mại..."

"Điểm thứ ba, về mặt an ninh, quốc phòng, hai bên có nhiều lợi ích chung, và chúng tôi cũng hy vọng sẽ có một khuôn khổ mới, hoặc một chương trình hành động cụ thể hóa những lĩnh vực hợp tác mà hai bên có thể thúc đẩy trong thời gian tới," ông Trần Việt Thái nói với BBC.
    Có lẽ cuối cùng vẫn phải trở lại vấn đề nhân quyền là ông Phúc sẽ tiếp nhận thêm những yêu sách về nhân quyền của không chỉ Chính phủ Mỹ, mà của Quốc hội Mỹ, của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế
    Tiến sỹ Phạm Chí Dũng

Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đưa ra quan sát:

Xin mời quý vị xem Video : Hoa Kỳ và Việt Nam trông chờ gì ở chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?


              

"Tôi đồng ý với ông Trần Việt Thái về vấn đề kinh tế, có lẽ chỉ đạt được một khung sơ bộ ở bước đầu, tiền đề, giống như bản ghi nhớ về vấn đề quan hệ Việt - Mỹ... Còn về vấn đề an ninh, quốc phòng, thực ra đã diễn ra trước đây rồi, là trước Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ đã có 6 tàu tuần tra mà phía Mỹ trao cho Việt Nam rồi. Và nó cũng giống như là năm 2013, khi mà John Kerry, Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, thì cũng có 6 tàu tuần duyên trao cho Việt Nam...

"Có lẽ cuối cùng vẫn phải trở lại vấn đề nhân quyền là ông Phúc sẽ tiếp nhận thêm những yêu sách về nhân quyền của không chỉ Chính phủ Mỹ, mà của Quốc hội Mỹ, của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế.

"Có lẽ ông Phúc, tôi cho là nếu ông không ngoan và ông tính đường chính trị xa của ông gắn với Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, thì ông cần về báo cáo lại cho ông Nguyễn Phú Trọng, để ông Trọng có lẽ là không còn cách nào khác phải mở ra, thế còn nếu không mở ra thì Việt Nam sẽ không có cái gì cả," ông Phạm Chí Dũng nói với Bàn tròn của BBC hôm 25/5 từ Sài Gòn.

(BBC)

3 nhận xét:

  1. Thủ tướng "Ma-de-in"
    "Gì tôi cũng biết dẫu cưa đôi" *
    Lãnh đạo thế này mạt nước thôi.
    Bán đảo Sơn Trà rừng trọc nửa,
    Biển bờ Vũng Áng cá lềnh trôi.
    Đau lòng Hà Tỉnh dân kêu đứng,
    Xót dạ Quảng Nam vọc khóc ngồi.
    Ít học làm quan, ưa nói chữ:
    "Ma-de Thủ tướng" chết tên rồi !
    Lão họ Lục
    *Thủ tướng từng tuyên bố “Các vị đừng nghĩ là Thủ tướng không biết, có cưa đôi tôi ra thì tôi cũng biết”.

    Trả lờiXóa
  2. Thách thức gì, Phúc cười hớn hở cho chuyến du lịch Mỹ lần này. Tậu thêm vài căn biệt thự, thăm con cái, rửa tiền. Đế quốc Mỹ là thiên đường, vạn tuế vạn tuế.

    Trả lờiXóa
  3. Chúng nó như nhau, CS và phong kiến chỉ là một cuộc đấu tranh quyền lợi. Còn vua thì lại làm vua, con mấy lão phúc, dũng... Cũng sẽ là lãnh đạo, thế thôi. Đất nước chỉ có một đãng, dân chỉ là đầy tớ.

    Trả lờiXóa