Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Phạm Nhật Vượng - kẻ tội đồ với dân nghèo

Dân đã ghét các tỷ phú BĐS như Phạm Nhật Vượng
Một thời ca ngợi hết mình các tỷ phú trên truyền thông, tung hô "vạn tuế" mà không biết nhục, giờ đây không những từ thường dân tới cán bộ, từ người trẻ tới người già không những còn thần tượng mà lại chán ghét những tỷ phú bất động sản, những người chỉ làm giàu từ cơ hội. Trước họ không nhận thức được đồng tiền của Phạm Nhật Vượng từ đâu. Bây giờ, doanh nhân Phạm Nhật Vượng bị đưa ra bàn tán trên bàn nhậu, khen thì ít mà chửi thì nhiều.
Click image for larger version Name: Pham Nhat Vuong.jpg Views: 0 Size: 53.1 KB ID: 980256
Tờ thời báo Việt Nam có bản tin rất chất về tỷ phú bất động sản, Phạm Nhật Vượng như sau: Mọi chuyện thay đổi quá nhanh. Từ chỗ đang là niềm tự hào của một địa phương, giờ anh Phạm Nhật Vượng đang như kẻ tội đồ với dân nghèo cả nước.

Vào năm tôi học lớp 11, tức năm 2010, tôi có tham dự một lễ phát thưởng cho học sinh giỏi ở huyện Can Lộc-tỉnh Hà Tĩnh. Tại đây, ông bí thư huyện Can Lộc Nguyễn Văn Hạnh diễn thuyết về truyền thống hiếu học của con em huyện nhà. Ông lấy trường hợp anh Phạm Nhật Vượng là người huyện mình mà giàu nhất nhì nước Việt Nam cho con em Can Lộc (*) noi theo.

Nhưng mọi chuyện thay đổi quá nhanh. Từ chỗ đang là niềm tự hào của một địa phương, giờ anh Phạm Nhật Vượng đang như kẻ tội đồ với dân nghèo cả nước.

Về phần ông bí thư Nguyễn Văn Hạnh, bấy lâu nay ông cũng im hẳn, không dám nhắc gì đến Phạm Nhật Vượng nữa. Nhưng lời ca ngợi Phạm Nhật Vượng đã trót nói ra, ông bí thư giờ lại phủ định chính mình. Can Lộc- Hà Tĩnh, là nơi diễn ra cao điểm của Xô Viết Nghệ Tĩnh ở ngã ba Nghèn. Tại quê hương cách mạng, nhân dân phải mất thời gian để tỉnh ngộ.

Cũng như ông Hạnh không nhận thức được đồng tiền của Phạm Nhật Vượng từ đâu, dân Can Lộc cũng không lường trước được xã hội bắt đầu đổ nát từ bao giờ. Doanh nhân Phạm Nhật Vượng bị đưa ra bàn tán trên bàn nhậu, khen thì ít mà chửi thì nhiều.

Chẳng còn ai tự hào Can Lộc có tỷ phú đô-la Phạm Nhật Vượng. Cũng không có cuộc diễn thuyết nào mà trích dẫn, lấy ví dụ về Phạm Nhật Vượng nữa.

Ngày trước ông bí thư Nguyễn Văn Hạnh làm thầy giáo dạy văn, ông giỏi trong ăn nói, khi thuyết trình thì làm cho người nghe mê lịm đi. Trong tích tắc, mấy vụ tập đoàn Vingroup chiếm đất của dân khắp nơi càng làm cho dân Can Lộc nghi ngờ về ông.

Phạm Nhật Vượng có một số cơ sở kinh doanh ở Can Lộc, mà muốn kinh doanh thì phải đi đêm với quan chức, khối đảng ủy và khối ủy ban. Muốn được giữ tiếng thanh liêm thì quan chức địa phương phải thể hiện ra như mình chưa từng thao tác ngầm với các nhà tư bản. Như một phản ứng tự vệ, ông bí thư không hề mở miệng về người doanh nhân ngày xưa ông hết lòng ca ngợi nữa.

Bởi vậy, các cán bộ tuyên truyền địa phương ngày nay không lấy ví dụ về các ông nhà giàu, sợ đồng tiền của ông nhà giàu bất lương thì hóa ra mình mở miệng ca ngợi kẻ thù của xã hội?! Bởi thế, nhiều cán bộ tuyên truyền chuyển sang lấy ví dụ về các nhà khoa học tự nhiên cho an toàn.

Ấy vậy tình hình thay đổi rất nhanh. Tôi nhớ rằng hồi học cấp ba, trường tôi có một thầy giáo dạy môn giáo dục công dân tên là Tôn Đức Hưng. Thầy này ngày trước thi đại học không đỗ nên đành vào học ngành đó, sau này phấn đấu lên được dạy chính trị cho cán bộ nữa. Thường ngày nhiệm sở chính của thầy Hưng vẫn là dạy giáo dục công dân ở trường Nghèn- Can Lộc.


Dưới kỹ thuật tuyên huấn của những người cộng sản, người bị tuyên truyền sẽ nhiễm một lối tư duy quen thuộc: một người này được xem là thánh nhân thì nói gì cũng đúng.


Không ngờ kỹ thuật tuyên truyền này gây tác dụng ngược. Năm đó cả nước rầm rộ lên phong trào ngưỡng mộ giáo sư Ngô Bảo Châu (lúc này giáo sư chưa có những phát ngôn chính trị).

Hồi đó là năm 2010, giáo sư toán học Ngô Bảo Châu sắp nhận giải thưởng Field danh giá, thầy Hưng hết lòng ca ngợi giáo sư Ngô Bảo Châu, ý để các em noi theo giáo sư và kiên trì sự học.

Học sinh ngồi bên dưới nghe thầy trích dẫn về giáo sư Ngô Bảo Châu mà lòng thổn thức. Đùng một cái xảy ra vụ nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ bị bắt, giáo sư Ngô Bảo Châu đã lên tiếng bênh vực tiến sĩ luật Vũ như sau: “Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ...”.

Cả một hệ thống tuyên truyền đông như rươi mới ngày hôm trước lỡ miệng khen giáo sư Ngô Bảo Châu, sang hôm sau lại phải lao vào chửi rủa, chẳng khác nào tự tát vào miệng mình.

Về phần thầy Hưng, từ đó về sau cũng không đả động gì đến giáo sư Ngô Bảo Châu nữa. Bây giờ nếu khen giáo sư Ngô Bảo Châu thì khác nào xúi giục học sinh làm loạn, không chừng còn bị đem ra đảng ủy phê bình; còn nếu chê giáo sư Ngô Bảo Châu thì chẳng khác nào nhổ vào danh dự nghề giáo.

Cả trường im lặng về giáo sư Ngô Bảo Châu. Một bí thư đoàn, một tổ trưởng giáo dục công dân như thầy giáo Hưng càng tuyệt đối không trích dẫn.

Tốt nghiệp trường Nghèn năm nay đã sáu năm rồi, vẫn một vài thầy trong trường lén kể cho tôi nhiều chuyện. Hầu hết thầy cô nào cũng nhận ra mặt thật của bộ mặt của chế độ cộng sản, nhưng ai cũng cần yên ổn.

Thầy trò năm nào cũng phải ngồi nghe về tuyên huấn. Các thầy cô giáo dục công dân và các công an “thỉnh giảng” yêu cầu giáo viên, học sinh không được vào các trang web của “bọn phản động”. Thầy trò cả trường dạ ran. Nhưng dùng quyền lực ép người ta vâng phục thì người ta chỉ vâng phục trên đầu môi chót lưỡi mà thôi.


Học sinh thời nay không cần phải nói, đứa nào cũng kè kè smartphone cả ngày ăn rồi đọc tin lề dân. Không thể còn cai quản tư tưởng của chúng như xưa nữa. 

Bất ngờ hơn nữa, một thầy giáo mến tôi và nhắn với tôi rằng giáo viên trong trường cũng đều đọc website của “bọn phản động” mỗi ngày cả. Hễ giải lao là họ mở smartphone để đọc các trang này… Vì sao vậy ? Đó là vì họ đã nhận thức được xã hội đổ nát. Tất cả, kể cả đảng viên cộng sản cấp thấp, đều muốn xã hội thay đổi. Tất cả đều trông chờ một sự thay đổi như trời hạn trông mưa.

(*) Huyện Lộc Hà sau này tách ra từ Can Lộc. Vì thế Phạm Nhật Vượng trên giấy tờ là người Lộc Hà nhưng vẫn được coi là người Can Lộc.

nguồn: Trên mạng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét