Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Không nên chế giễu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Có hai điều cần phải bàn khi đọc bài này: (i) Nếu như TT Phúc không hiểu CLMV, CLV... là gì hoặc chỉ hiểu lơ mơ thì tốt nhất ông không nên đọc. Đừng bao giờ giáo huấn người khác cái mà mình không hiểu; (ii) Nước mình có cái lạ, các sếp đi đâu đều bắt một số cơ quan chuyên môn có khi ở tận đâu đó chuẩn bị sẵn bài, đến nơi chỉ việc đọc (bản thân mình cũng đã tham gia chuẩn bị cho các sếp trung ương). Nội dung, quan điểm có khi hoàn toàn không phải của sếp nhưng nhiều sếp không thèm đọc trước, sửa lại trước theo ý mình. Đến nơi họp, được thư ký giao cho, sếp cầm lên đọc, nhiều đoạn ắc ứ vì không hiểu hoặc vì trái ý mình. Hãy học tập các sếp nước ngoài, cơ quan chuyên môn chỉ gợi ý, cung cấp thông tin, còn tự sếp phải lên diễn đàn diễn thuyết theo ý mình. Có điều theo mình hiểu, sếp Phúc về trình độ có lẽ kém nhất trong tất cả các đời Thủ tướng, đồng thời lại sử dụng một đội ngũ cố vấn cũng vào loại dốt nát nhất mọi thời đại. Nếu đúng thế thì chuyên chế giễu này là đương nhiên. Buồn là thấy sếp Phúc chỉ đi hò hét, giở lại đúng bài quyết liệt của Thủ tướng đời trước, nhưng toàn những khẩu hiệu chung chung, cấp dưới chẳng biết đường nào mà làm. Gần 1 năm đã trôi qua, đất nước cứ tiếp tục đi xuống.
Không nên chế giễu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ls Trần Đình Triển - Khi xem xét đánh giá một người nào thì nên thử đặt mình vào vị trí, điều kiện, hoàn cảnh đó,...để xem xét. Với cương vị Thủ tướng đứng đầu cơ quan hành pháp quá nhiều công việc, vả lại Thủ tướng cũng không phải là thần thánh biết hết mọi lĩnh vực, từng " chân tơ kẻ tóc".

Hiện tại trên mạng xã hội đang tán phát và bình luận chế diễu Thủ tướng về lời phát biểu phát trên VTV nội dung này. Tôi cũng đã rất nhiều lần chấp bút dự thảo bài phát biểu cho lãnh đạo, vậy thì lỗi chính trong sự vụ này thuộc về ai?



- Trước hết là thuộc về cơ quan chuyên môn: thông thường khi lãnh đạo Đảng và nhà nước đến dự hội nghị hay một cuộc họp nào đó, thì cơ quan chuyên môn chủ trì hội nghị phải dự thảo nội dung phát biểu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước. Dự thảo chuyển đến Văn phòng, VP chuyển cho thư ký và trợ lý của lãnh đạo để xem xét trước khi trình lãnh đạo quyết định,...

Về nguyên tắc viết bài phát biểu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước phải ngắn gọn, đủ ý, súc tích, mang tầm chỉ đạo hoặc hợp tác chiến lược. Tuyệt đối không được viết tắt, ví dụ: " Ngân hàng thế giới" thì phải viết rõ như thế, không nên chỉ viết WB,... tên riêng địa danh hay cá nhân thì nên dùng chữ in cho dễ đọc và dễ phân biệt, tiếng nước ngoài thì phải phiên âm ra tiếng Việt dễ đọc và phát âm chuẩn xác.

Cần lưu ý và có tính bắt buộc phải quán triệt là lời phát biểu đó của lãnh đạo là đại diện cho Đảng và nhà nước, mang ý nghĩa đối nội và đối ngoại; vả lại để toàn dân nghe mọi người đều hiểu;...

- Lỗi của VTV: bài phát biểu không truyền hình trực tiếp mà ghi hình phát lại;...do đó khi biên tập thấy vấn đề gì không chuẩn xác, nhạy cảm, phản cảm,...thì kịp thời báo cáo lãnh đạo cho phép cắt bỏ đoạn nào đó thay vì lời bình của VTV chẳng hạn;...

Tóm lại, từ cơ quan chủ quản, đến thư ký, trợ lý cho Thủ tướng và VTV trong vụ việc này là có lỗi, non về nhận thức, yếu kém về chuyên môn, cẩu thả, sơ sài,....

Ls Trần Đình Triển
(FB Ls Trần Đình Triển)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét