Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Bầu vú với văn hóa nhân loại

Bầu vú với văn hóa nhân loại
Bầu vú trở thành một biểu tượng nữ tính đã có từ rất lâu đời, và được tìm thấy sớm nhất ở văn minh Ai Cập cổ đại.
Ở vùng Alaska người ta cũng đã khai quật được một tấm bia đá cổ, bên trên khắc rất nhiều hình tượng, trong đó có hình những  bầu vú  được dùng để biểu thị  nữ tính.
Còn trong hình tượng nữ thần Ai Cập, vương miệng của bà có rất nhiều hình bầu vú, có khi hình dáng vương miệng cũng được thiết kế như hinh bầu vú hoặc mặt trước vương miện vẽ những hình bầu vú ở chính diện hay mặt bên.
Bầu vú tượng trưng cho người mẹ. Điều này còn ghi dấu ấn trong ngôn ngữ loài người. Trên thế giới, có rất nhiều dân tộc  gọi người phụ nữ sinh ra mình bằng  từ có âm mở đầu là /m-/, ví dụ như: ma, mama, maman, mère, mother, mẹ, má, mạ, mế, mệ v.v.. Mà những từ ấy hầu hết có nghĩa hoặc nét nghĩa gốc là bầu vú hoặc sữa (sản phẩm của vú).
Trong tiếng Việt, người phụ nữ chuyên nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thay cho mẹ đẻ  thì được gọi là  hoặc vú em.

 Một điều rất thú vị  là, những từ ấy lại cũng chính là những từ đầu tiên mà một đứa trẻ dùng để học nói. Phụ âm /m-/là một phụ âm môi,  khi phát âm nhất thiết phải dùng đến đôi môi . Mà môi là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể, nó quyết định sinh mệnh của một con người.
Hành vi đầu tiên mà đứa trẻ phải làm sau khi lọt lòng mẹ là khóc và . Đôi môi giúp nó  mở miệng để phát ra âm thanh (khóc) và cũng là để thở sâu, khởi động buồng phổi; giúp nó nút sữa từ trong vú mẹ (bú). Đó là hành vi mở đầu một đời người.
Phụ nữ Tây Nguyên
Bầu vú có mối quan hệ rất mật thiết với tình yêu giới tính. Vào thời trung cổ, một số dân tộc có tập quán làm những chiếc bánh có hình thù giống bộ ngực thiếu nữ  để tặng cho bạn trai, gọi là “bánh tình yêu”.
Ở tấm gỗ dùng làm cầu thang lên xuống nhà sàn của những dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên Việt Nam và vùng Đông Nam Á nói chung, người ta thường đẽo hình hai bầu vú phụ nữ để bám tay vào đó mỗi lúc lên xuống cầu thang cho khỏi ngã.
Đồng thời cũng để mọi người nhìn ngắm nó hàng ngày như sự biết ơn một vật đã cưu mang và nuôi sống mình ngay từ khi còn là một sinh linh yếu ớt trước cuộc đời đầy sóng gió và thử thách.
Bầu vú  như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt và khả năng sinh sôi nẩy nở truyền nòi giống của người phụ nữ. Cho nên người Hán và những dân tộc Hán hóa đã mô tả người phụ nữ hấp dẫn là người có “lưng chữ cụ (具),vú chữ tâm (心)”.  Ngay trong thời hiện đại này, “vòng một” cũng là một tiêu chuẩn trong các cuộc thi chọn hoa hậu; chọn người phụ nữ chuẩn mực (chủ yếu về mặt hình thể).
Vú đai trong hiện vật văn hóa Sa Huỳnh
Vì thế, bầu vú,  từ thời xa xưa đã là hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp. Những tác phẩm nghệ thuật của con người thời nguyên thủy đều dùng thủ pháp khoa trương để khắc họa bầu vú như một bộ phận đẹp đẽ nhất tạo nên những đường cong cho người phụ nữ.
Chẳng hạn như trong tác phẩm điêu khắc được phát hiện trong động Grimani ở Pháp. Trong nghệ thuật điêu khắc cổ Hy Lạp, hầu như nhà nghệ thuật nào cũng dùng hình ảnh bầu vú để miêu tả vẻ đẹp nữ tính, ví dụ như tác phẩm “Aphrodite ở đảo Ismailos” trong  bảo tàng Musee du Louvre ở Paris.
Vú trong hiện vật văn hóa Chăm [bảo tàng Chăm - Đà Nẵng]
Trong những tác phẩm của nghệ thuật Phục hưng Ý, chính bầu ngực căng tràn nhựa sống đã làm tăng thêm sức sống thanh xuân cho nữ thần Venus. Ngày nay, ở Bening, châu Phi, những cô gái thích làm đẹp thường vẽ những họa tiết trên bầu vú để làm dáng.
Phụ nữ dân tộc M’nông và một số dân tộc khác ở vùng Tây Nguyên Việt Nam có thói quen không mặc áo,  họ để lộ nguyên bộ ngực trần một  cách công khai. Họ hồn nhiên khoe vẻ đẹp trời cho, như có hàm ý bảo đảm về khả năng di truyền nòi giống. Một kiểu "tiếp thị" bản thân.

Vú trong hiện vật văn hóa Chăm

Còn các cô gái Việt sống ở miền xuôi trước đây thì ưa mặc áo bà ba  hoặc áo dài. Đặc điểm của hai loại áo này là chiết nách nên khi mặc vào cảm thấy bộ ngực được nâng cao lên rất đẹp và hấp dẫn.  Những việc đó thực chất cũng là cách phô  trương thế mạnh của nữ giới nhưng "kín đáo" hơn.
Phụ nữ sống ở những nước tiên tiến phương Tây thích mặc áo cổ rộng hoặc trễ xuống để lộ một phần bộ ngực, kiểu nửa kín nửa hở, tạo sự tò mò và sức quyến rủ đối với người khác giới.
 Ngày nay dường như nó đã trở thành "mốt thời thượng" của những người phụ nữ trẻ tuổi, nhất là tầng lớp nghệ sỹ khắp nơi trên thế giới. Họ luôn tìm cách khoe bộ ngực của mình, nhất là những người có bầu vú đẹp.  Vì thế, nên xem đây là một hành vi mang tính văn hóa nhân loại, hướng đến cái đẹp nhân văn mà loài người luôn vươn tới.
Sẽ là sai lầm nếu chỉ xem cách làm đẹp đó như là động thái tiêu cực, rồi dùng những từ như "phản cảm", "lộ hàng" v.v. để chỉ trích như lâu nay một số tờ báo từng làm.
(Gần đây, một số nhà khoa học phương Tây, thậm chí, còn tiến hành thí nghiệm và đưa ra khuyến cáo rằng đàn ông nếu được ngắm nhìn bầu vú đẫy đà của phụ nữ thì sẽ tăng sức khỏe, sự minh mẫn  và tuổi thọ)./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét