Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

THUẬT HỒI XUÂN CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG

Cách tập này đã được lưu lại trong Blog này. Tuy nhiên vì rất thích nó nên tôi lưu thêm bài này nữa:

THUẬT HỒI XUÂN CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG 

Một bí quyết được lưu truyền rộng rãi suốt 70 năm qua, được hàng triệu người thuộc nhiều thế hệ trên khắp thế giới áp dụng và tin rằng, nó giúp họ tìm lại sức sống tràn trề, cơ thể dẻo dai và tinh thần tráng kiện. Đó là 5 thức tập luyện của các Lạt ma Tây Tạng, hay còn được biết đến dưới tên gọi "Suối nguồn tươi trẻ".
 
Một góc Tây Tạng.
Một góc Tây Tạng.
Bí quyết 2.500 năm Suối nguồn tươi trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách "Con mắt khải huyền" của Peter Kelder. Cuốn sách mở đầu bằng cuộc gặp gỡ tình cờ giữa tác giả và đại tá Bradford, một cựu quân nhân người Anh gần 70 tuổi, lưng còng, tóc bạc, đi lại phải chống gậy. Vị sĩ quan này kể cho Peter Kelder về ý định đến Ấn Độ tìm một tu viện bí ẩn, nằm ở một nơi xa xôi hẻo lánh nào đó trong dãy Hymalaya. Theo những câu chuyện truyền tụng của dân du mục, 2.500 năm trước, các Lạt ma ở đây đã tìm ra Suối nguồn tươi trẻ, một bí quyết hồi xuân kỳ diệu.   Cuộc gặp thứ hai diễn ra sau đó 4 năm, khi đại tá Bradford trở về sau chuyến phiêu lưu. Không còn dấu vết gì của ông lão già nua, mệt mỏi khi trước. Thay vào đó là một người đàn ông trung niên nhanh nhẹn, thần sắc hồng hào, lưng thẳng, mái tóc dày chỉ điểm vài sợi bạc. Suối nguồn tươi trẻ không phải là đồn đại mà hoàn toàn có thật. Và ngạc nhiên thay, bí quyết màu nhiệm này lại vô cùng đơn giản, chỉ là một bài tập gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Khi người giàu nhất túng tiền


 Ông Đặng Thành Tâm mới đây bán cổ phiếu chỉ là 1 "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.

Người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là "đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi".
Nhưng đây chỉ là một "gạch đầu dòng" trong chuỗi vô số những khó khăn của các đại gia, mà những biến động của "chứng" (khoán) trên thị trường mới chỉ là khía cạnh có thể nhìn thấy.
Quốc Cường Gia Lai bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án BĐS ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng đại gia "gặp khó khăn". Hết quý II, đại gia này nợ tới 2.980 tỷ đồng. Và trong khi lượng hàng tồn kho lên tới 2.846 tỉ đồng thì quỹ tiền mặt chỉ còn hơn 15,3 tỷ đồng.
Đại gia Bình An tiếp tục bị chủ nợ vây hãm, đòi tuyên bố phá sản, bất chấp thông tin bà Diệu Hiền có thể sẽ về nước. Thậm chí ngay cả khi Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức mua lại 1,1 triệu cổ phiếu HAG, các nhà đầu tư vẫn tỏ thái độ mà báo chí mô tả rất chính xác là "thờ ơ".

Sản xuất vẫn tiếp tục yếu đi

 
 - Chỉ số PMI tháng 7/2012 do ngân hàng HSBC công bố, cho thấy điều kiện kinh doanh tổng thể của ngành sản xuất tại Việt Nam vẫn đang xấu dần đều.

HSBC cho hay, chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers Index) là chỉ số được thu thập từ cuộc khảo sát hàng tháng về các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất. Nếu PMI ở mức trên 50 điểm cho thấy các điều kiện kinh doanh đang được cải thiện so với tháng trước, ngược lại kết quả dưới 50 điểm cho thấy sự giảm sút.
Theo báo cáo này, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam đã giảm từ mức 50 điểm vào tháng 3 xuống còn 49,5 điểm vào tháng 4; 48,3 điểm vào tháng 5; 46,6 điểm vào tháng 6 và tiếp tục xuống 43,6 điểm vào tháng 7/2012. Điều này cho thấy điều kiện kinh doanh tổng thể vẫn đang xấu đi chứ không hề khởi sắc lên.
Theo HSBC, kinh tế gặp khó khăn và khách hàng hạn chế chi tiêu đã tác động mạnh tới sản xuất thời gian qua. Các doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm nhân công trong khi đơn đặt hàng mua nguyên vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn tiếp tục sụt giảm trong tháng 7.

Đổi tên Hà Nội thành Thăng Long ? Đèn Vàng và nỗi niềm người Hà Nội.

Dưới bài này có bảng điều tra dư luận hỏi có nên đổi lại tên HN thành Thăng Long không ? Tôi chấm vào ô "không". "xin giữ nguyên tên hiện nay.



Đón lá vàng rơi. Ảnh: HM
Bài viết của KTS Trần Thanh Vân
Bộ phim truyện truyền hình  Đèn Vàng dài 12 tập của Đạo diễn Mai Hồng Phong vừa được chiếu lần thứ hai trên chương trình VTV4 đã khiến  nhiều khán giả Hà Nội quan tâm  theo rõi .
Đầu tiên vì bộ phim có một giàn diễn viên rất “ sừng sỏ ” , trẻ thì có Phạm Cường , Lê Vi , Thu Quế , Phương Thanh , Đức Khuê ; già  có những “ gạo cội ” như Trần Tiến , Lê Mai , Trọng Khôi , Chu Thức , Hà VănTrọng . Thứ nữa lại còn vì cái tên phim  là “ Đèn vàng ”. Tại sao không phải “ Đèn xanh ” , một tín hiệu an toàn ở ngã tư đường phố ?  Hay tín hiệu “ Đèn đỏ ” , báo hiệu cấm  hẳn xe cộ không được vượt ngã tư ? Còn tín hiệu “ Đèn vàng ” rất lửng lơ , chờ thêm thì có thể bị chậm  giờ nhỡ việc, cứ vượt qua lại phải chú ý tránh khỏi bị va xe, tai nạn!
Lần đầu “ Đèn Vàng ” được chiếu trên chương trình Điện ảnh chiều thứ  Bảy , rải ra 12 tuần nên không mấy ai xem  đến hết , lần vừa rồi phim được chiếu một mạch 12 đêm liền khiến không ít khán giả phải thấp thỏm hằng đêm thức dậy lúc 1giờ30 sáng xem  xong một tập phim , rồi trăn trở thao thức nốt phần đêm  còn lại .

Hành trình 20 năm tìm mộ mẹ của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị

Hành trình 20 năm tìm mộ mẹ của Thượng tướng Nguyễn Thế Trị

Thượng tướng Nguyễn Thế Trị, vị tướng trận mạc nổi tiếng, nhà khoa học quân sự ưu tú của QĐND Việt Nam đã kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện lạ lùng về hành trình đi tìm mộ mẹ của ông, kéo dài trong suốt 20 năm. Để tìm được mộ mẹ, ông đã di chuyển khoảng 7.000km, nhờ cậy tới 15-16 nhà ngoại cảm, nhà tâm linh và nhà khoa học, và ông cho rằng, đó là câu chuyện ấn tượng nhất trong cả một “rừng sự kiện” của đời mình.

Tuổi thơ mất mẹ
Thượng tướng Nguyễn Thế Trị sinh đầu năm 1940 ở làng Cổ Phục, Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương, một nơi nghèo khó quanh năm chỉ có mấy chân ruộng lúa xen ít thửa trồng màu. Bố mẹ tướng Trị sinh được 3 người con, ông là con thứ. Cả gia đình hồi ấy chỉ còn 11 thước vườn để ở, nguồn sống chính là làm nghề cấy rẽ và làm hàng xáo để mưu sinh. Tuổi thơ của anh em ông tuy khó khăn thiếu thốn đủ bề, song đó là những tháng ngày hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ. Ông và anh trai được bố mẹ cho đi học cùng một lớp, luôn được khen là sáng dạ. Tuy là em, nhưng cậu bé Trị có vóc dáng nhỉnh hơn, khỏe mạnh, nghịch ngợm và thường hay lý sự hơn anh. Bố mẹ ông thường hay nhận xét vui, thằng Trị nhà này có đôi mắt xếch, không rèn từ bây giờ sau này lớn lên không khéo thành tướng cướp! Biệt hiệu “Trị tướng cướp” nhiều năm sau vẫn được bạn bè cùng trang lứa với ông nhắc lại như một kỷ niệm nhỏ lúc thiếu thời.

Giấc mơ siêu cường số 1 của Trung Quốc

Giấc mơ siêu cường số 1 của Trung Quốc

Với tư cách là người am tường văn học Trung Hoa, nữ văn sĩ Mỹ Pearl Buck (tên tiếng Trung là Trại Trân Châu – giải Nobel văn chương 1938) đã nhận xét: “Cốt lõi tinh thần Trung Hoa vẫn là cái được George Russell viết về cái tinh thần Ireland, hai bên giống nhau đến lạ lùng, cái tinh thần tin vào mọi điều theo lối tưởng tượng dân dã. Nó tạo nên những con tàu bằng vàng, cột buồm bằng bạc và những thành phố trắng bên bờ biển, những truyện trả công, các nàng tiên và khi cái tư duy dân dã bao la ấy biến thành chính trị, thì con người sẵn sàng tin vào mọi thứ… Vậy là niềm tin vào điều siêu nhiên vẫn tồn tại trong người dân Trung Hoa và nó còn mãi tới ngày nay, thành một phần cuộc sống Trung Hoa”.
Tư duy ấy đã được chuyển hóa vào chính trị thế nào? Trong khoảng 100 năm qua, các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc đã nhiều lần nhắc tới việc nước này phải đứng đầu thế giới, mà tiêu biểu là thông qua phát ngôn của Tôn Trung Sơn – người tiên phong của cách mạng dân chủ, Mao Trạch Đông – người sáng tạo ra Trung Quốc mới và Đặng Tiểu Bình – nhà thiết kế cải cách mở cửa.

Thảm họa nước biển dâng

Đối mặt với thảm họa nước biển dâng

Biến đổi khí hậu có thể khiến băng tuyết trên đỉnh Hymalaya tan chảy

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang trở thành một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Trung tuần tháng 5 vừa qua, nhà báo Vanya Walker-Leigh của Hãng tin Inter Press Service (IPS) vừa có bài viết về vấn đề này đăng trên báo mạng Asia Times với nhan đề “Khí hậu làm chiến lược quốc gia của Việt Nam bốc cháy”.
1. Theo Vanya Walker-Leigh, Việt Nam – đất nước được ca ngợi như một câu chuyện về sự phát triển thành công đưa hàng triệu người thoát khỏi tình trạng đói nghèo và có một cuộc sống đáp ứng tất cả các “Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ” vào năm 2015, đang nhận thấy tương lai bị đe dọa nghiêm trọng bởi tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong những năm gần đây, tốc độ nóng dần lên của trái đất vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam và phụ thuộc chủ yếu vào việc giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong tương lai của các nước công nghiệp.
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu của Việt Nam đưa ra hồi tháng 3 vừa qua đã mô tả đất nước như một trong số những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng này, “với châu thổ Cửu Long là một trong ba vùng đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, cùng hai vùng đồng bằng châu thổ sông Nile (Ai Cập) và sông Hằng (Ấn Độ)”. Chiến lược cảnh báo rằng, đến cuối thế kỷ này nhiệt độ trung bình có thể tăng 2-3oC, với những thay đổi lớn về lượng mưa, đe dọa gây ra tình trạng lũ lụt và hạn hán có sức tàn phá khủng khiếp, trong khi mực nước biển được dự báo sẽ tăng lên từ 0,75-1m.

Nợ xấu đe dọa ai ?

Nợ xấu đe dọa ai ?

 

Nợ xấu đang được báo chí nâng tầm quan trọng lên như một cao trào. Số liệu về nợ xấu ngày hôm nay khác với số liệu ngày hôm qua và cũng số liệu đó sẽ trở nên lạc hậu vào ngày mai.

Theo báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nợ xấu là một con số đẹp, bình quân 8.6% mỗi tháng và nợ xấu hiện nay chiếm 8.6% tổng dư nợ.
Nợ xấu là cái gì mà đem lại mối bận tâm cho toàn bộ hệ thống chính trị?
Với một người nội trợ, nợ xấu có ảnh hưởng bằng lạm phát hay không?


Nợ là nghĩa vụ phải trả gắn liền với một khoản vay. Một giáo sư Kinh tế học của Việt Nam đã từng nói đại ý Một doanh nghiệp không có nợ thì không phải là một doanh nghiệp. Quy trình vay là Vay - Kinh doanh - Trả nợ vay. Quy trình này không thực hiện được đến cuối cùng thì được gọi là nợ xấu.

Hướng giải quyết "nợ xấu"

Thư giãn, cười:

Hướng giải quyết "nợ xấu"


Bây giờ, bàn về nợ xấu như là mốt thời thượng. Tuy chưa định dạng được nợ xấu là pháp nhân nào nhưng ở mọi nơi, mọi lúc, từ quán trà cà phê đến internet, ai ai cũng bàn đến cách giải quyết nợ xấu như một trọng trách quốc gia.

Từ chuyên gia kinh tế đến bà hàng rau, cùng nhất trí ở một điểm chung. Đó là, phải tái cơ cấu doanh nghiệp và thành lập công ty mua bán nợ dưới sự kiểm soát của Nhà nước (ở xứ ta có cái gì ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước). Số vốn cần thiết để vận hành công ty mua bán nợ thì mỗi nơi tính mỗi kiểu. Người bảo phải cần đến 200 ngàn tỷ đồng để mua các tài sản nợ, có người nói chỉ cần 10 ngàn tỷ là đủ, và trung dung có người yêu cầu chỉ cần 50 ngàn tỷ. Mua bán nợ có phải là một khái niệm mới, khái niệm thời thượng khi khủng hoảng kinh tế.

Bà chủ TH True Milk: Tôi không có đối thủ !

Chưa hết tranh cãi với tuyên bố “sữa sạch”, bà Thái Hương, chủ của thương hiệu sữa TH True Milk lại gây sốc trên thị trường sữa với tuyên bố xanh rờn: “tôi không có đối thủ”.
Trang trại bò sữa của TH true milk. Ảnh: IE
Bà Thái Hương cũng khẳng định, TH True Milk sẽ đạt doanh thu 23.000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) chỉ sau 7 năm hoạt động.

Tôi không có đối thủ
Cách đây vài tuần, một tờ báo khi trích phát biểu của bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn TH Group đã cho rằng, thông tin TH True Milk đạt 3.700 tỷ đồng vào năm 2015 và có ý định cạnh tranh ngang ngửa với Vinamilk (có doanh thu hơn 1 tỷ USD năm 2011) là “gây sốc”.
Thế nhưng, sẽ còn “sốc” hơn, khi bà Hương cải chính, con số 3.700 không phải là mục tiêu TH True Milk đặt ra trong năm 2015, mà là con số dự kiến đạt được trong năm 2013. 

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

“Phái tăng trưởng” đang thắng thế

(Tamnhin.net) - Để giải quyết khủng hoảng và suy thoái, hầu hết các nước đều áp dụng phương châm “Thắt chặt”, kể cả các nước trong Nhóm BRICS cũng theo gương Phương Tây tiến hành “quản lý vĩ mô”. Trong khi đó lãnh đạo và một số nhà kinh tế Phương Tây có chủ trương ngược lại, cho rằng “Tăng trưởng mới là lối thoát”. Thế giới thời gian qua đã hình thành hai phái là “Thắt chặt” và “Tăng trưởng”. Kết quả, “Phái tăng trưởng” hiện đang chiếm ưu thế.


Francois Hollande - Phái tăng trưởng

Để giải quyết khủng hoảng nợ công và khủng hoảng tiền tệ tài chính, các nước hai bờ Đại Tây Dương đều áp dụng phương châm “Thắt chặt”, thậm chí chính phủ các nước Châu Âu cho rằng: “Chính sách kinh tế thắt chặt và khắc khổ” là viên linh đan thần kỳ giải quyết nợ công. Tại Châu Âu, đại biểu cho “Phái thắt chặt” là bà Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Rốt cuộc, ông Sarkozy bị hạ bệ và Người đại diện cho “Phái tăng trưởng” ở Châu Âu là Francois Hollande đã thắng thế và trở thành đương kim Tổng thống Pháp. Kể từ năm 2011 tới nay, 10 nước trong Khu vực eurozone đã phải thay đổi Chính phủ, các khuôn mặt đại diện cho “Phái tăng trưởng” lần lượt lên nắm quyền thay thế “Phái thắt chặt”. “Phái tăng trưởng” hiện đang chiếm ưu thế.

Tăng dự trữ bằng đồng euro, Nga mất hơn 30 tỷ USD


(Tamnhin.net) - Theo báo Độc lập (Nga), Nga đã mất hơn 30 tỷ USD trong năm 2011 do đồng euro mất giá. Trong dự trữ ngoại tệ của Nga, đồng euro chiếm hơn 40%, cao hơn đáng kể hơn so với mức ở các nước khác. Tỷ trọng đồng euro trong toàn bộ dự trữ trên thế giới không vượt quá 25%. Riêng ở các nước phát triển, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ trọng đồng euro trong dự trữ thậm chí không vượt quá 23%. 



Thiệt hại về ngoại tệ của Nga có thể sẽ ít hơn nếu như trong những năm 2003-2004, Ngân hàng trung ương (CB) của Nga không nâng tỷ lệ đồng euro trong dự trữ ngoại tệ của mình. Trong những năm đồng euro được củng cố và các chủ nhà băng bị cám dỗ tăng các nguồn dự trữ do các xu hướng tỷ giá. Tuy vậy, hiện nay rõ ràng là sự đầu cơ dài hạn này đã không thành công. Các chuyên gia kinh tế độc lập nhận định rằng CB đã bỏ lỡ thời điểm để giảm từ từ tỷ lệ đồng euro trong các nguồn dự trữ của mình.

Bà Thái Hương: “Nhận ngạo mạn, xin kiêu hãnh”

 

picture  
Bà Thái Hương: “Tôi muốn chia sẻ một vấn đề cần nói là tôi muốn thân ái với tất cả với các hãng đang cùng kinh doanh. Ta là người Việt hãy nắm tay nhau làm sao để cho người dân đất Việt, trẻ em mình có ly sữa sạch như TH True Milk đang làm” và “đừng nói xấu nhau nữa”.
“Nếu ai nghĩ tôi ngạo mạn thì tôi xin nhận 2 chữ này, nhưng nên dùng 2 chữ kiêu hãnh trong định vị TH True Milk”, nhà tư vấn dự án sữa TH True Milk chia sẻ.

Bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á, nhà tư vấn tài chính cho dự án nhà máy sữa TH True Milk, vừa có bài chia sẻ tại diễn đàn “ứng dụng công nghệ cao phát triển nông nghiệp nông thôn thông qua đối tác công tư”, được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua.

Thuế, gánh nặng trên vai người dân


SGTT.VN - Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP cho rằng người dân Việt Nam đang phải chịu gánh nặng thuế, phí trên GDP cao so với nhiều nước trong khu vực. Một trong những thứ gánh nặng đó là chính sách thuế thu nhập. Sau ba năm thực hiện luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), khoản thu này tăng từ 0,87% GDP năm 2009 lên 1,37% GDP trong năm 2010 và bằng 2,1% GDP năm 2011.

Thu từ thuế, mỗi năm mỗi tăng!


Bộ Tài chính cũng thừa nhận từ năm 2009 đến nay nền kinh tế – xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng cao... Ảnh: Lê Quang Nhật

Theo báo cáo tổng kết ba năm thi hành luật Thuế TNCN của bộ Tài chính, khả năng nộp thuế của người có thu nhập thể hiện rõ qua các con số. Cụ thể, số người có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hơn 7,1 triệu người năm 2009 đã tăng lên hơn 10,2 triệu người và 12,6 triệu người trong hai năm 2010 và 2011. Tương tự, số hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thu nhập tăng lần lượt từ 2,1 triệu lên 2,47 triệu và 2,84 triệu. Số người có thu nhập đến mức phải nộp thuế cũng tăng lên: năm 2009 là 3,2 triệu người, 149.741 hộ kinh doanh; năm 2010: 3,97 triệu người, 169.239 hộ kinh doanh; năm 2011: 3,87 triệu người, 194.863 hộ kinh doanh. Trong đó, số người phải nộp thuế ở bậc 1 chiếm trung bình 73%, nhưng số thuế nộp chỉ chiếm từ 7 – 10% tổng số thuế thu từ tiền công, tiền lương.

10 ngày chiến đấu với tử thần để cứu chồng



Bác sĩ dặn không được phép cho chồng tôi ngủ quá 15 phút, bởi vì chồng tôi bị thương vào đầu, nếu để anh ấy ngủ, rất có thể anh ấy sẽ mãi mãi không tỉnh lại.
Cuộc chiến người mẹ giành cơ hội sống cho con trai 


Tôi tưởng như mình đã có thể quên dần câu chuyện này cùng năm tháng, nhưng rồi khi bắt đầu đặt bút viết, mọi hình ảnh lại hiện ra trước mặt tôi như ngày hôm qua, hôm kia thôi, khiến tôi rùng mình, sởn gai ốc.

Sáng 15/4/2004, đang giờ nghỉ giải lao của một hội thảo thì tôi nhận được tin nhắn của cô cháu (làm cùng công ty chồng): "Cô ơi, hình như chú bị tai nạn giao thông ở Hòa Bình. Cô thử gọi điện xem có đúng không?”.
Đọc xong tin nhắn đó, đầu óc tôi rơi vào cảm giác trống rỗng, trống rỗng đến mức khó tả. Vẻ mặt của tôi lúc đó có lẽ khủng khiếp lắm cho nên cô giáo đứng cạnh tôi hỏi: "Chuyện gì thế em?”.
Không hiểu sao tôi lập bập, lập bập mà không thể thốt ra bất cứ lời nào. Tôi đành phải chìa điện thoại với mẩu tin nhắn cho cô. Cô đã an ủi tôi, dặn tôi phải bình tĩnh, và hãy thử gọi điện thoại cho chồng. Tôi nhấn chuông. Đáp lại tôi là những lời lạnh lùng: "Thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được”.
Lúc đó tôi không dám gọi điện đến cơ quan chồng. Mà cũng may mà tôi không gọi điện, bởi vì nếu gọi điện mà nghe được tin khủng khiếp thì không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra với tôi.
Nhưng, cũng chính vào những giây phút khủng khiếp đó, dường như đã có ai đó, ẩn sâu trong tim tôi, chỉ đường đi cho tôi, chỉ cho tôi phải có những hành động đúng đắn.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

Người đồng tính đạp xe diễu hành ở thủ đô


Với pano, băng rôn, khẩu hiệu cùng những lời nhiệt huyết hô vang “ủng hộ người đồng tính”…, hơn 200 người thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) cùng người dị tính ủng hộ họ tham gia ngày hội đạp xe sáng 5/8.
Thuộc chuỗi hoạt động của ngày hội Viet Pride - phiên bản Việt của ngày hội Pride festival (tôn vinh sự đa dạng trong xu hướng tính dục, được tổ chức hằng năm ở nhiều nước), sáng nay hơn 200 người đã có mặt ở SVĐ Mỹ Đình để tham gia đạp xe ủng hộ người đồng tính.

Thực phẩm không tốt cho tiêu hóa


Chocolate
Có thể gây trở ngại cho những người có hội chứng đại tràng kích thích (IBS) hoặc táo bón kinh niên. Nhưng chính chocolate không phải là thủ phạm. Đối với những người dị ứng với sữa, thủ phạm chính là sữa chứa trong thanh kẹo chocolate. Ngoài ra nó còn chứa caffeine, kích thích co giật, tiêu chảy và sưng phù.


alt
Rượu
Chất cồn (alcohol) làm thân thể thư giãn, nhưng đồng thời cũng làm thư giãn cơ thắt của thực quản, dẫn đến chứng trào ngược acid hoặc ợ nóng (heartburn). Uống rượu cũng có thể làm sưng lớp màng bên trong bao tử, làm suy yếu một số phân hoá tố (enzyme) và ngăn chặn dưỡng chất không hấp thụ được. Uống quá nhiều rượu có thể gây co giật và tiêu chảy. 

Xức nước hoa ở đâu?


Ngoại trừ một số người bị dị ứng với mùi nước hoa do nhiều nguyên nhân, còn lại phần đông phụ nữ đều yêu thích nước hoa.
Hình: sophisticatedstudent.com
Tuy nhiên, xức nước hoa ở đâu trên người không phải là điều ai cũng biết. Xức nước hoa không đúng chỗ đôi khi còn gây tác dụng ngược với người xung quanh.

Những nơi không nên xức nước hoa

"Thời chúng tôi, không ai hỗn hào, hư hỏng"

GS. Nguyễn Lân Dũng:

"Thời chúng tôi, không ai hỗn hào, hư hỏng"


(GDVN) - "Đòn roi không có tác dụng, thậm chí là có tác dụng ngược lại, giáo dục phải bằng tấm gương, bằng nỗ lực, bằng sự thương yêu, chăm sóc con trẻ".
LTS: Sau khi Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải những bài viết và clip về việc thầy giáo của Trung tâm bồi dưỡng kiến thức cấp 2 ở TP. Thái Nguyên “tra tấn” học sinh, GS - NGND Nguyễn Lân Dũng đã có những bày tỏ quan điểm xung quanh sự việc này.
Chúng ta đang hiểu nhầm “yêu cho roi cho vọt”
- Trong lần chia sẻ với báo GDVN về cách dạy con, GS nói rằng: Chưa bao giờ bố tôi đánh mắng con cái mà dù chỉ là cái tát. Và bản thân GS cũng cho rằng, đánh mắng con cái, học sinh là hạ sách và rất ít tác dụng. GS nghĩ sao về việc người thầy vung roi đánh vào mông học sinh khi bị điểm kém?




GS - NGND Nguyễn Lân Dũng cho rằng dùng roi vọt 
với học sinh là phản khoa học, không có tác dụng.
 

Hoạt động của Hội chúng tôi: Việt Nam-Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường

Việt Nam-Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường

Ngày 2/8, tại Nghệ An, Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam-Lào-Campuchia (VILACAED) phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức hội thảo “Cộng đồng Việt Nam-Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường.” Hội thảo đã nghe các đại biểu đến từ các bộ, ngành, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trình bày các tham luận liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam; Việt Nam và Lào chung sức bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong pháp luật và chính sách về quản lý đầu tư...
 

 

 
Các phát biểu tại hội thảo cho rằng Việt Nam và Lào có mối quan hệ môi trường đặc biệt. Hai nước có chung dòng sông vĩ đại, cùng dựa vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, núi tiếp núi, rừng nối rừng, sông liền sông; có cùng thiên nhiên, môi trường, cùng chung sự đa dạng sinh học hàng đầu thế giới. Mặt khác, trên một nửa số dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào liên quan đến năng lượng, nông lâm nghiệp và khai khoáng.

Chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ môi trường Việt Nam - Lào



Thực hiện nội dung Đề án "Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012" đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) và Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp tổ chức Chương trình “Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ môi trường hai nước Việt Nam – Lào”. Dưới đây là nội dung dự kiến của chương trình.



   CHƯƠNG TRÌNH 
             NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG 
                 VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
       VIỆT NAM – LÀO (Dự kiến)
 

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước và 35 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị Việt Nam - Lào, Lãnh đạo cấp cao hai nước, đã công bố triển khai "Năm Ðoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012". Thực hiện nội dung Đề án "Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam - Lào 2012" đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào – Campuchia (VILACAED) và Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp tổ chức Chương trình “Nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển hợp tác kinh tế và bảo vệ môi trường hai nước Việt Nam – Lào” (gọi tắt là “Cộng đồng Việt-Lào Hợp tác đầu tư và Bảo vệ môi trường”). Chương trình đã được Bộ Ngoại giao nhất trí về nguyên tắc tại công văn số 260/BNG-ĐNA ngày 03/02/2012.

1.     Mục đích, ý nghĩa:

Đoàn đạp xe môi trường hữu nghị Việt – Lào về hội tụ bên cây Di sản Việt Nam

Hoạt động của Hội chúng tôi:

 
Chiều 2/8/2012, các sinh viên Đoàn đạp xe Việt – Lào hợp tác đầu tư và bảo vệ môi trường do VACNE và VILACAED tổ chức đã tới xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, Nghệ An thăm 5 cây thị cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận Cây Di sản Việt Nam vào giữa tháng 3/2012.
 

Đây là những cây cổ thụ có tuổi gần 700 năm, gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử, văn hóa xã hội của vùng đất ven biển Nghệ An. Đã từng là nơi buộc voi khi nghỉ chân của tướng Lê Văn Hoan tháp tùng vua Quang Trung tiến ra Thăng Long đại phá quân Thanh năm 1789. Quả của 5 cây thị này cũng là lương thực chủ yếu, cứu sống nhiều người dân trong nạn đói năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, 5 cây thị cũng là nơi nghỉ chân của những đoàn thanh niên xung phong, nơi trú chân của các đoàn quân vào giải phóng miền Nam và chứng kiến nhiều trận đánh thắng máy bay địch bắn phá miền Bắc...

CHỮ HIẾU: NỀN TẢNG LÀM NGƯỜI


Con người yêu con là lẽ tự nhiên, song yêu cha mẹ là do văn hóa.
(A natural man loves his children, but a cultured man loves his parents.) –Lâm Ngữ Đường (The Art of Living)[1]

Le-Vu-Lan

Mỗi năm, khi mùa Vu Lan về lại, biết bao gia đình trên thế giới như ấm lại bởi tấm lòng hiếu thảo của những người con hướng về các đấng sinh thành; nhất là khi sự trơ lì vô cảm, sự hờ hững vô ơn đang khiến sa mạc lan rộng trên cõi thế. Mùa Vu Lan như một cơn mưa tưới thấm những vùng đời sỏi đá, để từ đó ươm mầm cho sự thương yêu, qua chữ HIẾU.
Người Á Đông luôn cho rằng trong trăm nết thì chữ Hiếu đứng đầu. Bách hạnh hiếu vi tiên! Hiếu đứng đầu trăm nết, như Bát nhã Ba la mật đứng đầu lục độ. Đứng đầu ở đây có nghĩa là làm nền tảng. Không có nền tảng thì tất cả đều sụp đổ. Trong lục Ba-la-mật, nhờ có Bát nhã Ba-la-mật mà năm Ba-la-mật kia (trì giới, bố thí, nhẫn nhục, tinh tấn và thiền định) mới tựu thành được tinh thể vô biên của chúng. Cũng vậy, nếu một người sống không có chữ Hiếu thì mọi cái gọi là đức hạnh hay hy sinh của người đó, nếu có, đều chỉ là con số không rỗng tuếch, hay chỉ để lòe đời. Không phải ngẫu nhiên mà trong Nho giáo, kinh Hiếu lại được đặt ngang lên tầm một cuốn kinh, để được sánh ngang với kinh Dịch, kinh Lễ, kinh Thi, kinh Nhạc v.v… Cùng đích là của Khổng giáo là đạo Nhân, xem vạn vật hồn nhiên nhất thể, rộng yêu thương tất cả mọi người; nhưng đức Khổng biết con người khó có thể trực tiếp đến đạo Nhân nên Ngài phải dạy cho con người hiếu để, từ đó làm nền tảng đi đến đạo Nhân. Không Hiếu mà đòi đạt Nhân là vọng tưởng.

(4) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng cơ cấu

Bài viết cũ của tôi:
Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng cơ cấu

 Les origines de l'inflation: Thèse structuraliste

 
Chapitre 6: 
Les effet inflationniste de la rigidité 
de l'activité privée marchande


(3) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng cơ cấu

Bài viết cũ của tôi:


Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng cơ cấu



Les origines de l'inflation: Thèse structuraliste
Chapitre 5: 
Les effet inflationniste de la rigidité 
de l'activité publique marchande

(2) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng cơ cấu

Bài viết cũ của tôi:


Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng cơ cấu

Les origines de l'inflation: Thèse structuraliste
Chapitre 4: 
Les effet inflationniste de la rigidité 
de l'infrastructure non-marchande




(1) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng cơ cấu

Bài viết cũ của tôi:

Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng cơ cấu


Mục lục


(4) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng tiền

Bài viết cũ của tôi:

Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng tiền




Les origines de l'inflation: Thèse monétariste
Chapitre 3: 
Les origines de l'inflation à partir de la 
politique de financement du deficit budgétaire



(3) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng tiền

Bài viết cũ của tôi:

Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng tiền



Les origines de l'inflation: Thèse monétariste
Chapitre 2: 
Les determinants des depenses budgétaires du Viet Nam
 

(2) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng tiền

Bài viết cũ của tôi:

Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng tiền

Les origines de l'inflation: Thèse monétariste

Chapitre 1: 
Les determinants des recettes publiques du Viet Nam


(1) Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN theo thuyết trọng tiền

Bài viết cũ của tôi:

Những nguyên nhân của Lạm phát ở VN trước năm 1995 theo thuyết trọng tiền

Mục lục:


KÊU GỌI TẨY CHAY HÀNG TRUNG HOA

KÊU GỌI TẨY CHAY HÀNG TRUNG HOA 

Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh
Bài viết liên quan của tác giả khác:
Bài viết của chủ blog:


Bài viết của một công dân Phi Luật Tân. Ông Randolf "Randy" S. David một nhà báo, phát thanh viên chương trình truyền hình nhà xã hội học của Phi Luật Tân. Ông hiện đang là cây bút viết một cột báo hàng tuần cho Philippine Daily Inquirer. Ông là một giáo sư của University of Phillipines, đồng thời là giáo sư danh dự về hội học tại University of the Phillipines Diliman.

Tính pháp lý của chứng cứ này là rõ ràng

Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng và tấm bản đồ cổ của nhà Thanh (Trung Quốc):

QĐND - Gặp lại Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng ít ngày sau khi ông hiến tặng tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, phóng viên Báo Quân đội nhân dân được nghe ông nói rõ hơn về giá trị pháp lý của tấm bản đồ chứng minh cho chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng khẳng định tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được nhà Thanh (Trung Quốc) xây dựng nghiêm túc, chính thống và xuất bản năm Giáp Thìn (1904). Từ xuất xứ và thời gian tấm bản đồ cổ ra mắt, Tiến sĩ Hồng cho rằng: “Chắc chắn, điểm cuối cực Nam của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam và không hề có Hoàng Sa, Trường Sa”, ông nói.
Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng giới thiệu về tấm bản đồ cổ. Ảnh: Châu Anh
Tiến sĩ Hồng cho biết, ngay phía dưới tên “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” có lời dẫn do ông Stanislaus Chevalier (hiệu là Tư Đạt, linh mục Thiên chúa giáo, nhà thiên văn học Pháp và là người đứng đầu một đài Thiên văn ở Xà Sơn) viết.