Thứ Ba, 9 tháng 2, 2016

Việt Nam cần một thể chế thích hợp để phát triển!

Việt Nam cần một thể chế thích hợp để phát triển!
Kinh Tế Biển, Doãn Mạnh Dũng, 8-12-2016
Chuẩn bị đón giao thừa, thuyền trưởng Phủ Khoái mở rượu mời tôi với suy tư về chiếc la bàn. Người Trung Quốc phát minh ra chiếc la bàn, nhưng không thể sử dụng cho những hải trình vượt đại dương. Người châu Âu với “Tài nguyên trí tuệ” chỉ đặt chiếc la bàn Trung Quốc trên những “Cát đăng” là có thể bức phá vượt qua cửa Gibraltar thóat sự giới hạn của Địa Trung Hải. Nhờ những “Cát đăng” này mà la bàn luôn luôn chỉ đúng hướng về phương Bắc, dù sóng to, gió lớn. Đó là một cuộc cách mạng trong kỹ thuật của ngành hàng hài thế giới.

Người Việt Nam hôm nay đã có vịnh Vân Phong, nhưng loay hoay mãi vẫn chưa biết sử dụng như thế nào ? Trên phương diện lý thuyết, mọi sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đều phải dựa vào ba yếu tố: lao động cơ bắp, lao động trí tuệ và tài nguyên thiên nhiên. Trong đó lao động trí tuệ là yếu tố quyết định. Nhưng với các nước đang phát triển, lao động trí tuệ cần ưu tiên cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên để tăng doanh thu là chiến lược quan trọng nhất.

Xưa, nước Anh khi mở rộng thương mại, thì hệ thống các cảng nước Anh là vùng phồn vinh nhất. Nhưng khi cả châu Âu cùng mở cửa thì Rốt-tec-đam của Hà Lan từng bước thay thế Luân- đôn nhờ ưu thế về vị trí địa lý.

Ở Châu Á, Singapore sớm phát triển nhờ giữ vai trò trung chuyển trong cuộc chiến của Mỹ tại Đông Dương. Nhưng khi cả Đông Nam Á cùng hợp tác phát triển, thì vai trò của vịnh Vân Phong sẽ là chiếc bánh hấp dẩn cho các nhà đầu tư dịch vụ cảng.

Việc tổ chức cảng trung chuyển tại vịnh Vân Phong là một chiến lược mang tính cơ bản cho sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam. Đây là chiến lược,”kéo chợ về đồng làng” để tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam. Nó không chỉ tạo ra rất nhiều việc làm cho những lao động không đòi hỏi kỹ năng cao mà còn kích thích các ngành nghề khác cùng phát triển.

Rất tiếc Đại hội Đảng XII đã không đề cập đến chiến lược phát triển vịnh Vân Phong!


Việt Nam tự hào có mỏ than ở Quảng Ninh, mỏ dầu và khí đốt ở biển Đông. Nhưng Việt Nam đã phải bắt đầu nhập than. Còn các mỏ dầu thì có giới hạn. Người dân Việt Nam hiện nay phải mua xăng dầu theo giá thị trường thế giới. Việc hình thành ngày càng nhiều nhà máy nhiệt điện chạy than là nguy cơ hình thành quả bom về môi trường như các thành phố lớn của Trung Quốc.

Việt Nam với dòng hải lưu một chiều theo hướng bắc -nam kéo dài 1000 km từ Hòn La – Quảng Bình đến Mũi Kê Gà- Bình Thuận , hòan tòan nằm trong vùng lảnh hải Việt Nam với độ sâu khoãng từ 10 m đến 30 m là một nguồn năng lượng lớn và vô cùng hiếm có trên thế giới. Đây là cơ sở để điện khí hóa Việt Nam và xuất khẩu.

Rất tiếc Đại hội Đảng XII đã không đề cập đến chiến lược sử dụng nguồn năng lượng sạch và vô cùng phong phú này!

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là trung tâm nông thủy sản Việt Nam có nhu cầu vận chuyển khối lượng hàng hóa rất lớn bằng đường sông trong nội địa và bằng đường biển trong xuất khẩu hay đưa ra miền Bắc hoặc miền Trung. Hiện nay đến 70-80 % hàng hóa ĐBSCL là phải chuyển tải qua Tp HCM. Vì vậy việc sớm hình thành cảng cửa ngõ Trần Đề là chiến lược không chỉ có lợi cho ĐBSCL mà cả cho Kampuchia.

Và rất tiếc Đại hội Đảng XII đã không đề cập đến chiến lược sử dụng cảng Trần Đề.

Với tinh thần Hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia TPP, Đảng và Chính phủ cần có sự đối thoại để biến những ý tưởng trên thành lợi ích thiết thực cho người dân.

Việt Nam đã có đủ “Tài nguyên thiên nhiên” và cả “Tài nguyên trí tuệ”, vấn đề còn lại là Việt Nam cần một thể chế thích hợp để phát triển!

KS Doãn Mạnh Dũng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét