Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015

Thực trạng đã lộ diện

"Việt Nam lứa tuổi từ U60 trở lên đến U70-80-90 đều nhớ rõ, 40 năm trước chúng ta miền Bắc có 17 triệu dân, miền Nam 13 triệu". Số liệu này không đúng. Năm 1975 dân số nước ta là 48 triệu người. Theo tôi nhớ năm 1965, trong lời kêu gọi của Hồ chủ tịch, cụ đã viết 17 triệu đồng bào miền Bắc và 14 triệu đồng bào miền Nam.
Thực trạng đã lộ diện
Khi một nửa miền Bắc chìm trong lũ quét, lũ ống, lũ vỡ đập…, chúng ta mới bàng hoàng nhận ra một điều xưa nay nói nhiều nhưng ít để ý: Phát triển không bền vững! Đã sang tháng 8 tây, sắp lập thu vào tháng 7 âm, tổng kết năm 2015 đến nơi, những kết luận, đánh giá về nền kinh tế - xã hội Việt Nam 2015 sẽ được gì, mất gì và rút ra điều gì đang là một câu hỏi lớn nhưng không khó giải thích. Biết chắc là năm nay nông nghiệp chịu đòn nặng nhất, cả trồng trọt lẫn chăn nuôi. Câu hỏi “trồng cây gì, nuôi con gì” có từ thời bác “Sáu Nhỏ” (Thủ tướng Phan Văn Khải) đến nay vẫn là câu hỏi.

Mưa lũ hoành hành tại Quảng Ninh: TKV thiệt hại 1.000 tỉ đồng.

Sau vụ trồng mắcca lại đến vụ trồng sachi (làm dầu ăn, ngon hơn oliu), câu hỏi đặt ra là cần có một nền nông nghiệp có sản lượng và lợi nhuận cao, tăng trưởng bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, một nền nông nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu; kèm theo đó là một chính sách xuất nhập khẩu hợp lý, không để thiệt cho nông dân, nuôi béo thương lái ta và thương lái ngoại (chủ yếu là Trung Quốc).

Đợt mưa lũ “lịch sử” này, ngoài dân vùng lũ, ngành than, ngành điện, ngành giao thông vận tải, xây dựng, du lịch chắc chắn sẽ có nhiều suy giảm. Nhưng đời sống của người dân vùng mưa lũ rõ ràng đến “một nghìn phần trăm” là rơi vào khốn khó, nhiều người bắt tay làm lại từ đầu. Một đời người mấy ai đủ sức để xây lại cuộc sống sau chiến tranh, nay lại thêm sau thiên tai? Ai là người tích cực nhất trong cuộc chiến chống mưa lũ? Những người trùm chăn ngồi trong nhà xem tivi chắc sẽ ghi công dàn phóng viên xinh xắn của VTV trong chương trình thời tiết.

Nói thế cũng có lý, nhưng cần nói rõ hơn, các “cô nàng thời tiết” chỉ là diễn lại các kịch bản do Tổng cục Khí tượng - Thủy văn Trung ương viết ra. Truyền hình chỉ trực tiếp đưa hình bằng sức mạnh truyền thông của nghề báo hình. Còn khắc phục hậu quả thế nào? Làm gì để trong tương lai không lặp lại chuyện đáng tiếc hôm nay lại chưa có câu trả lời, chưa có địa chỉ để hỏi.

Trên công luận tuần qua nhắc nhiều đến con số 40 năm lịch sử chưa có đợt mưa lũ nào khốc liệt như năm nay. Nhưng mỗi người Việt Nam lứa tuổi từ U60 trở lên đến U70-80-90 đều nhớ rõ, 40 năm trước chúng ta miền Bắc có 17 triệu dân, miền Nam 13 triệu. Kinh tế - xã hội phát triển ở thời “dân chủ cộng hòa” đang rậm rịch bước sang chế độ XHCN. Vào cuối năm 1988, Việt Nam tuyên bố xóa bỏ chế độ bao cấp. Với một cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đơn giản, dân số vừa phải, gặp thiên tai cũng thiệt hại vừa phải. Còn bây giờ, dân đông gấp 3 lần, kinh tế phát triển gấp 10 lần, xã hội phức tạp gấp n lần thì tất cả phải được đánh giá lại theo cách chúng ta vẫn nói: “Thực trạng và giải pháp”. Thực trạng đã lộ diện, còn giải pháp đang chờ…\

Trần Đức Chính
Theo Lao Động

http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/thuc-trang-da-lo-dien-361746.bld

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét