Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Người Trung Quốc: 9 điều “giả tạo”

9 điều “giả tạo” nên lưu ý khi qua lại với người Trung Quốc
Chạy theo lối sống giả tạo và bề ngoài đã đem lại nhiều phiền phức cho người Trung Quốc đại lục khi muốn ra ngoài kết giao hay làm ăn, tiếc thay nhiều người đã quen “sống chung” và trở nên tự nhiên với chúng, nếu bạn có ý định qua lại kết giao với người Trung Quốc đại lục, hãy nắm vững 9 hình thức dưới đây để tránh mất lòng hay phiền phức.

ứng xử, Trung Quốc,

 1. Không chịu được phê bình hay bị chỉ trích: nếu bạn gặp chuyện không được “thuận buồm xuôi gió”, tuyệt đối không nên công khai phê bình hoặc lớn tiếng chỉ trích một người Trung Quốc. Đối với họ, không có gì khó chịu bằng việc bị người khác chê bai giữa nơi công cộng.

2. Khách sáo kiểu Trung Quốc: Khi được một người bạn Trung Quốc mời tới nhà chơi, bạn không nên nhận lời ngay mà phải giả bộ từ chối, mời đến nhà chơi có ý nghĩa trịnh trọng và ảnh hưởng đến hình ảnh của người mời. Cho dù có muốn đến mấy thì trước tiên bạn vẫn nên từ chối, điều này thể hiện bạn cực kỳ coi trọng lời mời của đối phương. Trước khi gật đầu đồng ý, ít nhất bạn cũng nên từ chối họ một lần.

3. Quan trọng giấc nghĩ trưa: Khi đến giờ nghỉ trưa, dù bạn có gấp gáp cỡ nào cũng không nên quấy rầy giấc ngủ của một người Trung Quốc. Bởi vì ngay từ lúc còn học mẫu giáo, người Trung Quốc đã được dạy: giấc ngủ trưa có lợi cho sức khỏe và giúp kéo dài tuổi thọ.

4. Nói vòng vo: Khi một sự việc bất kỳ rơi vào bế tắc, không cách nào giải quyết được, bạn cũng không nên nói “không” để từ chối không làm, vì điều này ảnh hưởng đến thể diện của người nhờ vả. Bạn nên tìm cách nói giảm nói tránh kiểu như: “Tớ sẽ thử xem sao, nhưng việc này khá là khó khăn đây”.

5. Rất quan trọng đẳng cấp: Khi bạn làm quen với một người Trung Quốc, đừng quên trao đổi danh thiếp. Bởi vì danh thiếp thể hiện vị trí của người đó trong xã hội cùng lúc tiết lộ cho bạn biết người đó nên được tôn trọng ở mức nào.

6. Không cần giữ mồm miệng: Khi nói chuyện, đừng né tránh những câu hỏi mang tính chất riêng tư. Đối với người Trung Quốc mà nói, tiền lương hay vấn đề tình cảm không có gì là chuyện cá nhân. Người Trung Quốc có thể hỏi thẳng bạn những câu như: “Cậu đã hơn 30 tuổi rồi mà vẫn còn độc thân sao?”, hoặc “Ê lương cậu bao nhiêu?” Lúc này, bạn có thể trả lời rằng mình đã kết hôn rồi hoặc đưa ra một con số đại khái nào đó, nếu không, bạn sẽ thật đáng thương trong mắt người đối diện.

7. Dành trả tiền đến đánh nhau: Khi đi ăn ở nhà hàng, bạn hãy nhớ đừng để đĩa không trên mặt bàn. Bởi vì đối với người Trung Quốc, đó là tín hiệu cho thấy chủ nhân của bữa tiệc tiếp đón khách không được chu đáo. Và bạn cũng không nên cắm đũa vào bát cơm, vì làm vậy nhìn giống như một bát cơm cúng, tượng trưng cho sự chết chóc. Còn một việc vô cùng thất lễ nữa chính là “ai trả tiền người nấy”. Ở Trung Quốc, thường chỉ có một người đứng ra thanh toán, điều này có lợi trong việc xây dựng các mối quan hệ của họ. Vậy nên, hoặc là bạn trả tất, hoặc không phải bỏ xu nào.

8. Trọng hình ảnh cá nhân: Khi người Trung Quốc ra nước ngoài sẽ không tùy tiện mặc đồ ngủ ra đường, vì như vậy sẽ rất mất thể diện. Đối với họ, ra nước ngoài là phải thể hiện những mặt tích cực nhất của bản thân, bao gồm cả trong cách ăn mặc.

9. Rất quan trọng vai vế: Khi mời bạn bè là người Trung Quốc đi ăn, bạn đừng quên sắp xếp chỗ ngồi cho họ. Ở Trung Quốc, việc sắp xếp chỗ ngồi trong lúc mời khách vô cùng quan trọng, vì nó phản ánh vai vế của người được mời. Hai chỗ trống bên cạnh bạn là những vị trí quan trọng nhất, thế nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ xem nên để người nào ngồi ở vị trí nào.

Bruce Phan – theo Ohay

(Tinh Hoa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét