Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Sài Gòn 'nhỏ dần' vì sạt lở

Sài Gòn 'nhỏ dần' vì sạt lở 
SÀI GÒN (NV) - Khu quản lý đường thủy nội địa Sài Gòn cho biết, chỉ 2 tháng gần đây đã có thêm 8 điểm mới, nâng số điểm sạt lở lên 45, khiến diện tích thành phố Sài Gòn teo tóp liên tục. Trong đó, huyện Củ Chi có 4 điểm mới; quận 2, Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi có một. Riêng quận 9 có khoảng 40 héc ta đất bị nhấn chìm trong hơn chục năm, khu vực ngoại thành khác cũng liên tục bị sạt lở bờ sông.
Đường đi ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè 
ngày càng mất dần do sạt lở. (Hình: VnExpress)
Theo VnExpress, ngày 27 tháng 7, trong một tháng qua đã xảy ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng. Mới đây nhất, tối 9 tháng 7, khu đất gần 400 mét vuông tại ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè bị nước nhấn chìm xuống sông Mương Chuối, kéo theo toàn bộ ngôi nhà rộng hơn 100 mét vuông biến mất sau một đêm.

Tại bờ sông Mương Chuối, đoạn qua xã Nhơn Đức dài khoảng 600 mét, ở phần đất bên trên đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài do nước xoáy sâu vào bờ tạo những hàm ếch, nhiều điểm bị sạt lở nước ăn sâu vào đất liền 5 đến 7 mét. Những căn nhà gần bờ sông nứt nẻ, đối diện nguy cơ sạt lở bất kỳ lúc nào.

Một vụ sạt lở khác hôm 4 tháng 7 tại huyện này cũng làm khoảng 1,000 mét vuông đất ở xã Hiệp Phước biến thành sông. Trước đó 3 ngày, đoạn bờ sông rộng khoảng 2,000 mét vuông ở cuối đường số 7, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức cũng bị sạt lở kéo theo căn nhà kiên cố xuống sông.

Tại quận 9, Phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ năm 2003 đến nay đã có hơn 40 héc ta đất tại phường Long Phước và Long Bình bị sạt lở. “Nhiều người mua cả ngàn mét vuông đất nhưng đã bị nước nhấn chìm hết, giờ chỉ còn tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,” ông Lê Phương (54 tuổi), sống lâu năm ở khu phố Trường Khánh, phường Long Phước nói.

Theo phản ánh của người dân, gần đây tình trạng sạt lở tại Cù Lao Dừa, phường Long Trường cũng bắt đầu xuất hiện. Hơn một tháng qua đã có hàng chục mét vuông đất chìm xuống sông, nước ăn sâu vào Cù Lao Dừa từ 2 đến 5 mét và kéo dài hàng chục mét.

Theo Sở Giao Thông Vận Tải thành phố Sài Gòn, ngoài tình trạng khai thác cát bừa bãi thì việc xây cất lấn chiếm sông, kênh rạch làm thu hẹp dòng chảy dẫn đến gia tăng lưu tốc, biến đổi dòng chảy cục bộ là những nguyên nhân gây sạt lở ở thành phố Sài Gòn hiện nay. (Tr.N)Sài Gòn 'nhỏ dần' vì sạt lở Monday, July 27, 2015 3:23:21 PM

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=210888&zoneid=2#.Vbbea6Sqqko







SÀI GÒN (NV) - Khu quản lý đường thủy nội địa Sài Gòn cho biết, chỉ 2 tháng gần đây đã có thêm 8 điểm mới, nâng số điểm sạt lở lên 45, khiến diện tích thành phố Sài Gòn teo tóp liên tục.






Đường đi ở xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè ngày càng mất dần do sạt lở.
(Hình: VnExpress)


Trong đó, huyện Củ Chi có 4 điểm mới; quận 2, Thủ Đức, huyện Cần Giờ, Nhà Bè mỗi nơi có một. Riêng quận 9 có khoảng 40 héc ta đất bị nhấn chìm trong hơn chục năm, khu vực ngoại thành khác cũng liên tục bị sạt lở bờ sông.

Theo VnExpress, ngày 27 tháng 7, trong một tháng qua đã xảy ra hàng loạt vụ sạt lở nghiêm trọng. Mới đây nhất, tối 9 tháng 7, khu đất gần 400 mét vuông tại ấp 1, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè bị nước nhấn chìm xuống sông Mương Chuối, kéo theo toàn bộ ngôi nhà rộng hơn 100 mét vuông biến mất sau một đêm.

Tại bờ sông Mương Chuối, đoạn qua xã Nhơn Đức dài khoảng 600 mét, ở phần đất bên trên đã xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài do nước xoáy sâu vào bờ tạo những hàm ếch, nhiều điểm bị sạt lở nước ăn sâu vào đất liền 5 đến 7 mét. Những căn nhà gần bờ sông nứt nẻ, đối diện nguy cơ sạt lở bất kỳ lúc nào.

Một vụ sạt lở khác hôm 4 tháng 7 tại huyện này cũng làm khoảng 1,000 mét vuông đất ở xã Hiệp Phước biến thành sông. Trước đó 3 ngày, đoạn bờ sông rộng khoảng 2,000 mét vuông ở cuối đường số 7, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức cũng bị sạt lở kéo theo căn nhà kiên cố xuống sông.

Tại quận 9, Phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết, từ năm 2003 đến nay đã có hơn 40 héc ta đất tại phường Long Phước và Long Bình bị sạt lở. “Nhiều người mua cả ngàn mét vuông đất nhưng đã bị nước nhấn chìm hết, giờ chỉ còn tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,” ông Lê Phương (54 tuổi), sống lâu năm ở khu phố Trường Khánh, phường Long Phước nói.

Theo phản ánh của người dân, gần đây tình trạng sạt lở tại Cù Lao Dừa, phường Long Trường cũng bắt đầu xuất hiện. Hơn một tháng qua đã có hàng chục mét vuông đất chìm xuống sông, nước ăn sâu vào Cù Lao Dừa từ 2 đến 5 mét và kéo dài hàng chục mét.

Theo Sở Giao Thông Vận Tải thành phố Sài Gòn, ngoài tình trạng khai thác cát bừa bãi thì việc xây cất lấn chiếm sông, kênh rạch làm thu hẹp dòng chảy dẫn đến gia tăng lưu tốc, biến đổi dòng chảy cục bộ là những nguyên nhân gây sạt lở ở thành phố Sài Gòn hiện nay. (Tr.N)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét