Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Nô lệ, diệt chủng, lạm dụng: mặt tối châu Á

Nô lệ, diệt chủng, lạm dụng: mặt tối của “những con hổ” châu Á
Bến cảng của trại người di tản (IDP) ở Sittwe, Myanmar, ngày 24 tháng 5, năm 2015. Bị cáo buộc là người di cư bất hợp pháp từ nước láng giềng Bangladesh, hàng ngàn người Rohingya đang cố gắng thoát khỏi sự đau khổ của các trại IDP dọc Biển Andaman trên những chiếc thuyền đánh cá nhỏ hy vọng sẽ tới được Malaysia. Nhiều người trong số những người tham gia vào cuộc hành trình nguy hiểm bằng đường biển đã rơi vào tay của bọn buôn người, những kẻ trả nhiều tiền để đổi lấy sự tự do của những người di tản. (Jonas Gratzer / Getty Images)

Một vài năm trước đây, sự phát triển nhanh chóng của “những con hổ” Đông Nam Á đã làm cả thế giới ghen tị. Ngày nay, khu vực này được biết đến vì bộ ba các chứng bệnh: thanh lọc sắc tộc, sự bất bình đẳng gia tăng, và siêu bóc lột lao động. 

Tình trạng đáng xấu hổ về quyền con người và bảo hộ lao động trong khu vực được đánh dấu bởi ba sự kiện thu hút sự chú ý của thế giới.

Trên biển, hàng ngàn người tị nạn Rohingya từ Miến Điện (còn gọi là Myanmar) bị mắc kẹt và tuyệt vọng khi các quốc gia láng giềng từ chối chấp nhận họ. Tại Indonesia, các nhà điều tra phát hiện các nhà máy chế biến cá bất hợp pháp sử dụng người lao động nhập cư bị giam cầm. Và tháng năm vừa qua tại Philippines, 72 công nhân thiệt mạng trong một vụ cháy nhà máy khủng khiếp.

Khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, hay ASEAN, chuẩn bị hội nhập các nền kinh tế của khu vực vào cuối năm 2015, điều đáng hỏi ở đây là những quốc gia này sẽ kết hợp cái gì – thị trường hay các vấn đề xã hội thâm căn cố đế của họ?

Khước từ bảo hộ lao động, buôn bán lao động tàn nhẫn và thanh lọc sắc tộc, những mặt tối của “những con hổ” Đông Nam Á đã được phơi bày toàn bộ trong năm nay.

Thanh lọc sắc tộc ở Miến Điện

Thảm cảnh của người Rohingya là cực điểm của ba năm bạo loạn và tấn công bạo lực nhắm vào người Hồi giáo thiểu số Miến Điện, vốn chiếm hơn 30% dân số ở bang Rakhine.

Căng thẳng giữa người Rohingya và phần đông người theo Phật giáo ngày càng tăng trong nhiều năm qua. Với việc nới lỏng kiểm soát quân sự khi đất nước trong quá trình chuyển đổi đầy trục trặc tiến tới dân chủ, sự căng thẳng đã dẫn đến bạo lực, đôi khi gây ra bởi những lời cáo buộc bừa bãi về những người đàn ông Rohingya cưỡng hiếp phụ nữ Phật giáo.

Chính quyền Miến Điện chính thức coi 1.300.000 người Rohingya là những kẻ xâm nhập không quốc tịch từ nước láng giềng Bangladesh, thường là bỏ mặc họ cho lòng thương của những người theo Phật giáo do các nhà sư dẫn dắt. Kết cục, đây là trường hợp xấu nhất trong khu vực về thanh trừng sắc tộc trong lịch sử thời hiện đại.

Để thoát khỏi cuộc đàn áp tàn bạo, nhiều người Rohingya đã ngày càng phải viện đến phương sách chạy thoát thân, ký kết hợp đồng với bọn buôn lậu và buôn người để đưa họ đi bằng đường biển và đường bộ tới các nước khác. Lựa chọn này cũng trở nên nguy hiểm như ở lại. Bọn buôn người đã bán được nhiều người Rohingya, cùng với những người Miến Điện khác, như lực lượng lao động cưỡng bức bán cho ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan nổi tiếng. Những người khác gặp phải sự tiếp nhận thù địch từ các nước láng giềng.

Tháng trước, ước tính có khoảng 7.000 người tị nạn Rohingya nhồi nhét trong những chiếc thuyền hướng đến những bờ bến thân thiện hơn. Tuy nhiên, họ đã bị đẩy lui bởi lực lượng hải quân Thái Lan, Malaysia, Indonesia và bị bỏ mặc trôi nổi không đích đến ở Ấn Độ Dương và biển Andaman.

Dưới áp lực của Liên Hợp Quốc và các thể chế quốc tế khác, các nước láng giềng của Miến Điện cuối cùng đã dịu lập trường đối với những người tị nạn. Philippines mở biên giới của mình cho một số người. Và sau những lời chỉ trích nặng nề, Malaysia và Indonesia cũng phải mở cửa biên giới một cách miễn cưỡng. Tuy nhiên, Thái Lan tuyên bố rõ ràng sẽ không cho phép bất kỳ ai trong số đó tỵ nạn. Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng đưa ra lập trường cứng rắn như vậy.

Thảm Cảnh của người Rohingya là đỉnh cao của ba năm bạo loạn và tấn công bằng bạo lực nhằm vào người Hồi giáo thiểu số ở Miến Điện.

Nhiều tiếng nói từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kêu gọi chính phủ Miến Điện kết thúc thanh lọc sắc tộc và trao quyền công dân cho người Rohingya. Tuy vậy, một người có tiếng nói lại giữ im lặng một cách đáng chú ý: Người được giải Nobel Aung Sang Suu Kyi.


Người dân thất vọng vì bà Aung San Suu Kyi (Ảnh: Internet)

Chưa bao giờ trong ba năm qua, bà Aung Sang Suu Kyi, người ủng hộ dân chủ nổi tiếng này nói lời đại diện cho người Rohingya, ngay cả khi chỉ để đề nghị các tín đồ Phật tử của bà chấm dứt đàn áp họ. Do áp lực quốc tế, đảng của bà, Liên đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, đã – cuối cùng và miễn cưỡng – làm cái gọi là trao quốc tịch cho người Rohingya. Nhưng tuyên bố đã không được ban hành dưới danh nghĩa của bà.

Các nhà quan sát cho rằng bà Suu Kyi cố tránh làm mất lòng đa số người theo Phật giáo của đất nước, vì đảng của bà cần những lá phiếu của họ trong các cuộc chạy đua bầu cử sắp tới ở Miến Điện và bản thân bà cũng cần nếu bà chạy đua vào chức tổng thống. Nhưng bà Suu càng im lặng, càng sẽ có nhiều người hơn kết luận rằng bà không tin người Rohingya xứng đáng là công dân, và biểu tượng cho đạo đức toàn cầu này sẽ càng bị xem là đồng lõa với nạn diệt chủng.

Lao động nô lệ trong ngành công nghiệp đánh bắt cá Thái Lan


Cuộc sống nô lệ trên tàu cá Thái Lan (Ảnh: Internet)

Tháng 3 này, một báo cáo đặc biệt của Liên đoàn báo chí về nạn cưỡng bức lao động trên đảo Benjina của Indonessia kêu gọi sự chú ý của thế giới đến một trong những bí mật bẩn thỉu ngầm ở Đông Nam Á: sự phụ thuộc của các ngành công nghiệp đánh cá Thái Lan vào lao động nô lệ. Hơn 500 công nhân đã được tìm thấy trong tình trạng bị bỏ tù trên đảo.

Việc sử dụng lao động nô lệ, theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế và Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, xảy ra khi lợi nhuận bị hạn chế bởi các mẻ cá khai thác nhỏ hơn, chi phí nhiên liệu cao hơn, và sự miễn cưỡng của các công dân Thái Lan làm việc trong một ngành công nghiệp độc hại lương thấp và phải lênh đênh thời gian dài trên biển.

Các nhà máy đánh cá và đóng hộp của Thái đã chuyển sang dùng lao động nước ngoài, đặc biệt lao động đến từ Miến Điện và Campuchia, nơi mạng lưới buôn lậu nổi lên để tuyển dụng lao động. Mánh khoé lừa bịp luôn được dùng đến, các công nhân được hứa hẹn viễn cảnh có công việc được trả lương cao hơn trong các ngành xây dựng hoặc nông nghiệp cuối cùng chỉ bị bán cho các tàu đánh cá, nơi họ làm việc với khoản tiền thù lao rẻ mạt hoặc không có gì cả.

Những kẻ buôn người đối xử với những người lao động không có giấy tờ cực kỳ tàn bạo. Gần đâ, những nấm mồ lớn được phát hiện – được báo cáo là chứa hài cốt của hàng trăm người dọc theo các tuyến đường buôn lậu ở Thái Lan và Malaysia – chính là bằng chứng câm lặng cho những gì xảy ra với những người bị bệnh, bị tai nạn, hoặc chống cự lại.

Các quan chức Chính phủ thường vô dụng. Như báo cáo của ILO-Chulalongkorn ghi chú, “Sự tham gia trực tiếp và/ hoặc tạo thuận lợi của các quan chức thực thi pháp luật trong những tội ác này là một vấn đề quan trọng và không được quan tâm đến một cách đầy đủ. Mặc dù các nhà chức trách đã điều tra nhiều trường hợp có sự đồng lõa của các quan chức thực thi pháp luật trong thời gian 2011-2012, nhưng vẫn không có một vụ truy tố hay kết án nào được tiến hành”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi “thay vì kiếm tìm sự bảo vệ khỏi lạm dụng hoặc khiếu nại nộp đơn đến cơ quan chức năng, nhiều ngư dân di cư chọn cách im lặng vì sợ bị ghi vào danh sách đen, bị bắt giữ, hoặc bị trục xuất.”

Việc bắt giữ một vị tướng ba sao người Thái được ông khai rộng rãi gần đây do tội buôn người nhấn mạnh việc các quan chức chính phủ có liên quan sâu đến ngành kinh doanh này đến như thế nào. Tuy nhiên, có ít người dự đoán cho rằng ông ta sẽ bị truy tố thành công.

Giai cấp công nhân bị tổn hại nghiêm trọng ở Philippines

Sự đồng loã của chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong vụ cháy nhà máy cháy tồi tệ nhất của Philippines tháng 5 trước.


Vụ cháy tồi tệ tại Kentex (Ảnh: CTVnews)

Trong cuộc phỏng vấn với khoảng 30 người sống sót, tôi biết được rằng cả chính quyền địa phương và quốc gia đã ban bố phạm vi an toàn cho nhà máy sản xuất giày dép Kentex, mặc dù thực tế rằng nó không có lối thoát hiểm khẩn cấp, các cửa sổ đều bị khoá chặt, không có cuộc diễn tập cứu hỏa nào được tiến hành, và không có vụ thanh tra phòng cháy nghiêm túc nào. Rõ ràng việc thực thi lỏng lẻo các quy định về an toàn không phải là ngẫu nhiên. Kentex là hiện thân của cách xử sự dễ dãi của chính phủ Philippines đối với những doanh nghiệp có vốn lớn mà nước này xem là nguồn gốc của tăng trưởng, giàu có và việc làm.

Theo những người sống sót, khoảng 20% lực lượng lao động tại nhà máy là người lao động không thường xuyên hoặc “pakyawan”, gồm một số trẻ vị thành niên được các bà mẹ của chúng đưa đến để kiếm thêm tiền cho gia đình trong mùa hè. Chúng được khoảng 4,50 USD cho một ngày làm việc, ít hơn một nửa so với mức lương tối thiểu hiện hành cho vùng thủ đô quốc gia.

40-60% khác là công nhân hợp đồng được tuyển dụng bởi một “cơ quan nhân lực”, một tổ chức được tạo ra nhằm cho phép giới chủ có thể tránh được việc phải hợp thức hóa người lao động, bởi nếu không như thế những người lao động có thể sẽ bầu ra một tổ chức nghiệp đoàn. Trong khi các công nhân không có nghiệp đoàn này hàng ngày nhận mức lương tối thiểu, tổ chức nhân sự kia lờ đi các yêu cầu về lợi ích an sinh xã hội, y tế, chỗ ở vốn phải được cung cấp bởi người chủ. “Họ không trả lương hằng tháng của chúng tôi”, một người sống sót nói với tôi một cách giận dữ.

Nhiều nhất là 20% công nhân là những người lao động thường xuyên và thuộc về một công đoàn. Tuy nhiên, một trong những thành viên công đoàn tự phát biểu một cách ích kỷ, “Chúng tôi là một công đoàn công ty.”

Không còn là bí mật nữa

Kentex là một mô hình thu nhỏ của các mối quan hệ lao động – tư bản trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Xu hướng tiến tới hợp đồng hoá – được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, được điều tiết bởi các chính phủ, và được hợp pháp hóa bởi các nhà kinh tế – đã dẫn đến sự vô tổ chức và phi công đoàn hoá của lực lượng lao động, từ đó làm cho tất cả những vi phạm nhân quyền và các thảm họa càng có khả năng xảy ra hơn. Ngày nay, chỉ có khoảng 10% lực lượng lao động Philippines là có tổ chức, một lãnh đạo công nhân nổi tiếng thừa nhận, “Trớ trêu thay, các công đoàn lao động ngày nay không mạnh mẽ về chính trị như trong thời chế độ độc tài của Tổng thống Marcos.”

Phát biểu trong “Thông điệp nhà nước” năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III khoe rằng chỉ có hai cuộc đình công của công nhân trong năm 2013 và chỉ một trong năm 2014. Điều Tổng thống coi là tin tích cực này chỉ cho thấy ông ta đã tách rời khỏi thực tế đến thế nào, sự giảm bớt một cách triệt để số vụ đình công không đến từ việc cải thiện mức sống mà từ sự việc làm suy yếu năng lực thương lượng của người lao động. Nó xuất phát từ các chính sách ủng hộ chính phủ quản lý, một thất bại lan rộng trong thực thi luật lao động và sự phá hoại công đoàn một cách hung hãn của các giới chủ.

Một số lãnh đạo nghiệp đoàn nhận thấy khía cạnh tích cực trong thảm kịch Kentex. “72 người thiệt mạng là một mất mát khủng khiếp, vô cùng khủng khiếp,” Josua Mata, Tổng thư ký Liên đoàn lao động Sentro nói. “Nhưng nếu bi kịch này thức tỉnh lương tâm dân tộc về tình trạng không thể chấp nhận này vốn dĩ do giới quản lý và chính phủ đã đưa đẩy đến cho người công nhân và có thể khai mở một kỷ nguyên cải cách, thì sự hy sinh của họ có thể không phải là vô ích.”

Điều đó vẫn còn phải chờ đến tương lai. Nhưng khi nói đến cắt giảm quyền lợi người lao động, buôn bán lao động tàn nhẫn, và thanh lọc sắc tộc, không ai có thể nói điểm yếu của “những con hổ kinh tế” là một bí mật nữa.

Walden Bello
Walden Bello là nhà báo chuyên viết về Chính sách Đối Ngoại Tập Trung (FPIF), thành viên của Hạ viện Philippines, chủ tịch của Ủy ban Các Vấn Đề Người Lao Động Ở Nước Ngoài và là một trong những tác giả chính của Dự Luật An Ninh Biên Chế được thiết kế để kết thúc việc hợp đồng hóa. Bài viết này trước đó đã được công bố trên FPIF.org

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét