Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015

Những tố chất của nhà ngoại giao thành đạt

Những tố chất của nhà ngoại giao thành đạt
Thấy trên mạng có bài ngắn của Robert D. Blackwill, thành viên giám đốc của vụ quan hệ quốc tế đại học Harvard Kennedy, từng làm việc với Nhà Trắng tới 40 năm. Ông đúc kết 15 điểm thế nào là một nhà ngoại giao giỏi. Bài viết bằng tiếng Anh, chị Gordon Thuy (TM) đã giúp chuyển tải sang tiếng Việt. Cảm ơn chị.
Bài này giúp các bạn học thêm tiếng Anh và thuật ngoại giao hiện đại. Ai có góp ý về dịch thuật, xin viết vào comment để bạn đọc được học hỏi thêm. Cảm ơn trước.

1. Possess an abiding interest in and passion for the art and craft of diplomacy and international relations.  If this subject matter does not feed you, if you do not have a compelling instinct to learn about the world, pursue a different profession.
Hãy tạo mối quan tâm gắn bó và niềm say mê với nghệ thuật cũng như thủ thuật của ngành ngoại giao và các mối liên hệ quốc tế. Nếu đề tài này không tạo được sức sống cho bạn, nếu bạn không có một bản năng gần như cưỡng bách mình phải học hỏi về thế giới, hãy đi tìm một ngành nghề khác.

2. Demonstrate an analytical temperament. Our current culture encourages ideological predisposition and rigidity.  We are invited to have an opinion without first having a full command of the facts.  Resist the temptation to prescribe before you analyze.  Dean Acheson understood how hard this is, “I was a frustrated schoolteacher, persisting against overwhelming evidence to the contrary in the belief that the human mind could be moved by facts and reason.”
Hãy chứng tỏ khả năng phân tích sự kiện. Nền văn hóa hiện nay khuyến khích hướng về và tuân thủ nghiêm nhặt về lập trường chính trị. Chúng ta được khuyến khích nên có ý kiến trước khi biết rõ mọi dữ kiện. Hãy cố chống lại sự cảm tình trước khi phân tích sự kiện.  Dean Acheson đã hiểu rằng điều này khó khăn biết bao: “Tôi là một người thầy rất khổ tâm, vì nhất định tin rằng bộ óc con người có thể được khuất phục bởi dữ kiện và lý trí, mặc dù đã có chứng cớ rành rành đầy dẫy đi ngược lại với niềm tin này của tôi.”

3. Write well and quickly. Nurture your ability to rapidly produce quality prose.  Read and learn from great writers.  Try George Orwell, E. B. White and John McPhee.
Ráng viết cho hay và cho nhanh. Hãy nuôi dưỡng và vun đắp khả năng viết có chất lượng. Hãy đọc và học hỏi từ những nhà văn kỳ tài như George Orwell, E.B. White, và John McPhee.

4. Be verbally fluent and concise. George Shultz observes that listening is an underrated way of acquiring knowledge.  Pay attention, speak only when necessary and keep your comments brief.  These are not qualities highly prized in academia.
Tập nói năng cho lưu loát và vắn tắt rõ ràng. George Schultz có lần nhận xét rằng lắng nghe là một phương cách thu thập kiến thức không được nhiều người coi trọng. Hãy chú tâm, chỉ nói khi cần thiết, và nhận xét cho vắn tắt. Đó là những đặc tính được giới học thuật coi trọng.

5. Ensure meticulous attention to detail. Whether your work is going to the President or Prime Minister, to your immediate superiors or to your peers, each deserves a flawless product.  Don’t accept less of yourself.  Jeff Bezos stresses, “If you don’t understand the details of your business you are going to fail.”
Nhớ để ý thật cẩn thận đến những chi tiết nhỏ nhặt. Cho dù công trình của bạn có được trình lên tổng thống hay thủ tướng, lên thủ trưởng trực tiếp, hay đến các đồng nghiệp, thì tất cả những độc giả này đều xứng đáng được đọc một sản phẩm hoàn chính không có lỗi. Đừng cho phép mình tự chấp nhận một bài viết có chất lượng kém về mình. Jeff Bezos đã từng nhấn mạnh: “Nếu bạn không hiểu được những chi tiết trong ngành kinh doanh của bạn, chắc chắn bạn sẽ thất bại.”

6. Be a tough and effective negotiator. Getting to yes is not the objective of a diplomat.  Begin instead with what best serves your country’s national interests and then seek to achieve a negotiating outcome as close to those requirements as possible.  Adopt clear red lines and do not compromise beyond them.  And as James Baker advises, “Never let the other fellow set the agenda.”
Hãy là một nhà thương thuyết cao tay và có hiệu quả. Mục tiêu của nhà ngoại giao không phải là cuối cùng được nói “Yes”. Hãy bắt đầu bằng cách xác định xem lợi ích quốc gia là gì, và cố gắng đạt kết quả thương thuyết càng gần với những đòi hỏi ấy càng tốt. Đừng thỏa hiệp vượt ra ngoài lằn ranh ấy. James Baker từng khuyên: “Đừng bao giờ để phía bên kia đặt chương trình làm việc cho mình”.

7. Build long-term physical and mental stamina. With the exercise of power and responsibility comes continuous 12-16 hour days, filled with pressure and stress.  Be fit.
Hãy tạo sức chịu đựng lâu dài vể thể lực lẫn trí lực. Đi đôi với quyền uy và trách nhiệm là những ngày làm việc từ 12 đến 16 tiếng đầy áp lực và stress. Hãy rèn luyện cho đủ sức khỏe.
8. Accept dangerous assignments. Diplomats frequently serve in menacing locales, sometimes die in the line of duty.  From Libya to Iraq to Afghanistan and beyond, this is not a line of work only conducted in rarefied surroundings.  Reflect on your degree of anticipated personal courage before entering this profession.
Hãy nhận những công tác nguy hiểm. Nhà ngoại giao thường phục vụ tại những nơi đầy đe dọa, có khi bỏ mình trong công tác. Từ Libya đến Iraq đến Afghanistan và những nơi khác nữa, đấy không phải là công việc chỉ thực hiện trong những môi trường thuần về phê chuẩn. Trước khi bước vào nghề, hãy suy ngẫm kỹ về sự can đảm của mình trong thời điểm gay cấn.

9. Study history. Former Harvard faculty giants Ernest May and Richard Neustadt eloquently counsel thinking in the context of time.  They insist that knowledge of history does not provide exact policy prescriptions in present circumstances, but it does illuminate choices and raise central questions of policy formulation and implementation.  A good start is Henry Kissinger’s A World Restored.
Hãy nghiên cứu lịch sử. Hai nhân vật đại thụ trong ban giảng dạy trường Harvard là Ernest May và Richard Neustadt đã khuyên rất thuyết phục, hãy xét đoán mọi việc trong bối cảnh thời gian. Hai ông khẳng định, lịch sử sẽ không cho ta những công thức chính xác cho các chính sách trong hoàn cảnh hiện tại, nhưng lịch sử sẽ giúp soi sáng các lựa chọn và chỉ ra những vấn đề tâm điểm cho việc xây dựng và thi hành chính sách (ngày nay). Để bắt đầu, hãy đọc quyển “Một Thế Giới Được Phục Hồi” của Henry Kissinger.

10. Prudently speak your opinion to power. Be ready to disagree with evolving policy when it really matters.  But choose your dissenting moments wisely.  Don’t badger your principal.  And if such policy differences become paramount, don’t whine.  Resign.
Hãy trinh bày ý kiến của mình với thượng cấp một cách thận trọng. Hãy sẵn sàng bất đồng ý kiến với chính sách đang hình thành khi cần thiết. Nhưng hãy chọn thời điểm bày tỏ một cách khôn ngoan. Đừng càm ràm nhiều lời với thượng cấp. Và nếu những khác biệt về chính sách trở nên quá sức chịu đựng, đừng than vãn. Hãy từ chức.

11. Be loyal and truthful to your boss. Never question outside of government a decision made further up your bureaucratic chain of command, no matter how much you disagree with it.  Once such a decision is made, your professional duty is to try your best to implement it.  There is nothing courageous in disavowing your Administration’s decision in whispered tones in social settings.  And never misrepresent or lie to your official superiors, no matter how expedient it might appear at the moment.  If you do so, you should be fired.
Hãy trung thành và thành thực với thủ trưởng. Đừng bao giờ đi ra ngoài mà bày tỏ mối nghi hoặc của mình về một quyết định được lập ra từ tận trên cao của hệ thống hành chánh, mặc dù bạn có bất đồng với nó bao nhiêu cũng vậy. Một khi quyết định đã ban ra, bổn phận trong ngành là cố gắng thi thành lệnh đó cho thật tốt. Chống đối lại quyết định của chính phủ bằng những lời rỉ tai tại những chốn gặp gỡ trong xã hội chẳng có gì là dũng cảm cả. Và đừng bao giờ nói dối hay nói sai sự thật với cấp trên, mặc dù điều đó có vẻ hợp thời trong tình huống hiện tại. Nếu làm như vậy thì bạn đáng bị sa thải.

12. Cultivate policy resilience. If the Duke of Wellington never lost a battle, most generals do – and so will you. Expect periodic policy defeats and energetically move on to the next challenge.
Hãy tập sức chịu đựng kiên cường trong (việc lập và thi hành) chính sách. Có thể công tước Wellington chưa hề chiến bại, nhưng hầu hết các tướng lãnh khác đều đã từng thua trận, và bạn cũng vậy, bạn sẽ (có lúc) thất trận. Hãy tập thỉnh thoảng phải đón nhận thất bại về chính sách và từ đó bước tiếp đến thử thách kế tiếp với tràn đầy sinh lực.

13. Acquire relevant work experience. Invest time, energy and effort in your own professional development.  Don’t thirst for too much power and responsibility too soon.  In diplomacy – as in most endeavours – experience is a crucial component of success.  As Renaissance painters demanded, apprenticeship is a necessary step in professional enhancement.  Would you hire a plumber who was academically well versed in water distribution, but had never installed a pipe?
Hãy thu thập kinh nghiệm cần thiết cho ngành nghề. Hãy đầu tư thời gian, sinh lực, và nỗ lực để phát triển sự nghiệp mình. Đừng quá khát khao quyền lực và trách nhiệm quá sớm. Trong ngành ngoại giao – cũng như trong các nỗ lực khác trên đời – kinh nghiệm là một yếu tố thiết yếu cho thành công. Cũng như những họa sĩ thời Phục Hưng đã đòi hỏi, tập sự học nghề là bước cần thiết để nâng cao nghề nghiệp. Có bao giờ bạn muốn thuê một người thợ sửa ống nước biết đủ các lý thuyết về phân phối nước, nhưng lại chưa bao giờ tự tay lắp gắn một ống nước không?

14. Know your political ideology. No matter how flattering a foreign policy job proposal may be, ask yourself whether your ideology is compatible with that of the offering institution.  Not to do so is to invite endless professional pain and torment.
Hãy tự biết quan điểm chính trị của mình. Cho dù một công tác ngoại giao có hấp dẫn đến đâu, cũng tự hỏi mình xem quan điểm chính trị của mình có phù hợp với cơ quan muốn dùng mình hay không. Không làm vậy là bạn đã tự chuốc lấy đau buồn và thống khổ bất tận trong sự nghiệp của mình.

15. Take advantage of luck when you encounter it. When Napoleon was asked what kind of generals he looked for, he responded “lucky ones.”  Be ready when events in the world provide policy opportunities you can exploit.  Getting on a personal professional wave you can ride – and that you want to ride – is also importantly a matter of good fortune.  Relentless attention to the other fourteen characteristics enumerated here will put you in the best position to partially make your own luck in your career.
Khi nào gặp vận may thì hãy nắm lấy. Khi Napoleon được hỏi ông muốn tìm những tướng lãnh loại nào, ông đã trả lời: “những ông tướng may mắn”. Hãy sẵn sàng khi những sự kiện trên thế giới tạo ra cơ hội trong ngành nghề để bạn khai thác. Nếu bạn có dịp cưỡi được con sóng trong ngành của mình, và chính bạn cũng muốn cưỡi con sóng ấy, thì điều quan trọng phải hiểu, đó là một cơ duyên may mắn. Hãy triệt để chăm lo cho 14 điều được nêu ra ở đây, bạn sẽ có cơ hội thuận lợi nhất để góp phần tạo may mắn cho sự nghiệp của mình.

Link bài viết của Robert D. Blackwill

http://hieuminh.org/2015/07/02/suu-tam-nhung-to-chat-cua-nha-ngoai-giao-gioi/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét