Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Cái đầu điên bắt chân tay bộ hạ phải điên theo

Thật là điên rồ. Cái đầu điên bắt chân tay bộ hạ phải điên theo. Cấp trên cho tiền, ban quyền nên nói gì, bảo gì cấp dưới cũng vui vẻ nghe, cũng bất chấp tất cả để làm theo. Lại nhớ trong bài này, mình có viết: "Sếp bảo "Nước ngược dòng cũng chảy", Dương vội vàng "Quả thế không sai", Sếp phán "Dài", Dương vội thưa "Không ngắn".... Gì cũng làm, gì cũng viết, Chỉ cần được sếp quyết một câu...". Xem thêm bài viết đã gỡ xuống nay đăng lại: (2) Đại đại bồi bút trong kinh tế: TS Lê Thẩm Dương". Lại nhớ ở Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 của Ủy ban kinh tế của Quốc hội, khi nghe gọi "bác Chủ tịch", bác Thắng, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội VN, bảo: "Gọi ai thì phải nói rõ ra, giờ đứa nào mà chả là Chủ tịch".
Thứ trưởng Giáo dục: 'Chủ tịch ở lớp tiểu học đã có từ nhiều năm'
Theo mô hình trường học mới (VNEN), quản lý lớp học là Hội đồng tự quản học sinh bao gồm có một Chủ tịch, hai phó Chủ tịch và các ban tham gia hội đồng. Mô hình này đã được triển khai ở Việt Nam từ 5 năm nay. Lớp tiểu học có thể bầu chủ tịch Hội đồng tự quản thay cho lớp trưởng

Lớp học theo mô hình VNEN của Trưởng tiểu học 
Đa Thành (Đà Lạt, Lâm Đồng). Ảnh: Hoàng Thùy.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Điều lệ trường Tiểu học, có nhiều ý kiến bàn luận xung quanh quy định các lớp tiểu học có thể lập Hội đồng tự quản với các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch do học sinh bầu hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, chức danh Chủ tịch hội đồng tự quản ở lớp tiểu học thay cho lớp trưởng đã được sử dụng từ nhiều năm, ở nhiều trường trên cả nước trong mô hình VNEN.

Theo Thứ trưởng, mô hình VNEN khởi nguồn ở Colombia từ những năm 1995-2000 để dạy trong những lớp ghép ở vùng miền núi khó khăn, theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm. Mô hình này vừa kế thừa những mặt tích cực của trường học truyền thống, vừa có sự đổi mới căn bản về mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, tài liệu học tập, phương pháp dạy – học, cách đánh giá, cách tổ chức quản lí lớp học, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy – học…

Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thí điểm “Mô hình trường học mới Việt Nam” và được thực hiện trên diện rộng với gần 1.500 trường tiểu học ở 63 tỉnh, thành trên cả nước từ đầu năm học 2012-2013. Đây là dự án được thực hiện bằng nguồn kinh phí viện trợ không hoàn lại của Quỹ Giáo dục toàn cầu.

Thứ trưởng Hiển cho biết, điểm nổi bật của mô hình này là đổi mới về các hoạt động sư phạm, mà một trong số đó là cách thức tổ chức lớp học. Theo mô hình của trường học mới, quản lý lớp học là “Hội đồng tự quản học sinh”, các “ban” trong lớp, do học sinh tự nguyện xung phong và được các bạn tín nhiệm bầu ra.

Hội đồng tự quản là một biện pháp giúp học sinh được phát huy quyền làm chủ quá trình học tập, giáo dục. Học sinh có điều kiện hiểu rõ quyền và trách nhiệm trong môi trường giáo dục, được rèn các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tham gia, hợp tác trong các hoạt động.

Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh bao gồm có một Chủ tịch, hai phó Chủ tịch và các ban tham gia hội đồng như Ban học tập, Ban quyền lợi, Ban sức khoẻ, vệ sinh, Ban văn nghệ, thể dục, Ban thư viện; Ban đối ngoại...

"Nếu như một trong những nhiệm vụ của lớp trưởng truyền thống là hỗ trợ giáo viên theo dõi việc học tập và thực hiện các nội quy của lớp, của trường như đi học đúng giờ, học bài ở nhà...thì chủ tịch hội đồng sẽ không làm việc này nữa. Chính các thành viên trong lớp với các ban sẽ theo dõi, giám sát lẫn nhau", Thứ trưởng cho hay.

Trước đây, khi có công việc tập thể, giáo viên sẽ đứng ra tổ chức phân công, lớp trưởng đôn đốc các bạn thực hiện, nhưng với mô hình Hội đồng tự quản, chính các thành viên trong lớp sẽ đứng ra tổ chức, bàn bạc với nhau, thậm chí đề xuất nguyện vọng. Khi hội đồng tự quản thông qua, ý kiến sẽ được báo cáo với giáo viên và phụ huynh.

Theo Thứ trưởng, một số nơi các em còn báo cáo với lãnh đạo địa phương và được địa phương, nhà trường, tổ chức đoàn thể tiếp thu, lắng nghe và hướng dẫn các em thực hiện cho hiệu quả. Thông qua những hoạt động này, học sinh sẽ tăng khả năng tự chủ, tự quản, tăng cường được kĩ năng sống..

Trong mô hình trưởng tiểu học mới, giáo viên không đứng giảng mà tổ chức cho các em tự học. Những học sinh khá có nhiệm vụ giúp đỡ những bạn yếu hơn để cùng nhau tiến bộ. Giáo viên lúc này là người tổ chức hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, động viên học sinh học tập tốt và khuyến khích những em còn yếu.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho hay, năm học tới có 3.700 trường trong số hơn 15.000 trường tiểu học trên cả nước đăng ký tham gia toàn diện mô hình trường học mới VNEN.

Thực tế, đa phần các địa phương khi học sinh học hết lớp 5 đều đề nghị, đề xuất lên THCS cần để các em học theo VNEN chứ không theo mô hình truyền thống. Bộ đã đáp ứng nguyện vọng này. Năm học 2014-2015 thử nghiệm trên 24 trường với 48 lớp và thấy đã thành công ở lớp 6.

"Sang năm học mới 2015-2016 Bộ tiếp tục hoàn thiện tài liệu, triển khai tập huấn và đã có 1.600 trường đăng ký triển khai mô hình VNEN cấp THCS ở lớp 6. Chúng ta có thể hình dung VNEN là thử nghiệm trong đổi mới chương trình, SGK nói riêng và thử nghiệm đổi mới trong các trường tiểu học nói chung", Thứ trưởng Hiển chia sẻ.

Trường Tiểu học Đa Thành (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã phát triển theo mô hình trường học mới được hai năm. Cô Huỳnh Thị Bích Liên, giáo viên lớp 3D cho biết, mô hình VNEN đã giúp học sinh chủ động hơn trong học tập. Vì em nào cũng phải phát biểu nên các em đã mạnh dạn hơn. Giáo viên không phải cầm tay chỉ việc mà chỉ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, nhận xét, động viên để các em tiến bộ.

"Nhờ sự giao tiếp thường xuyên giữa học sinh với nhau, học sinh với giáo viên, học sinh với phụ huynh đã giúp các em tự tin lên rất nhiều. Thông qua các hoạt động nhóm, tình đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ cũng được phát huy", cô Liên nói.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết mô hình VNEN đã được triển khai tại Hà Nội từ 3 năm trước, ở 58 trường Tiểu học thuộc 15 quận huyện. Theo ông Tiến, các nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá mô hình VNEN có nhiều ưu điểm và tính khả thi. Vì vậy, Sở Giáo dục Hà Nội có chủ trương tiếp tục nhân rộng thí điểm VNEN ở 100% các quận, huyện, thị xã. Các trường Tiểu học đều có thể áp dụng và nhân rộng Mô hình trường học mới theo một trong hai hình thức là áp dụng thí điểm ở một số khối lớp hoặc một số lớp của từng khối hoặc áp dụng toàn trường cho tất cả khối lớp.

Lan Hạ

http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/thu-truong-giao-duc-chu-tich-o-lop-tieu-hoc-da-co-tu-nhieu-nam-3250162.html

Ý kiến bạn đọc ()
Hãy đổi mới phương pháp dạy và học đi đã. Còn những chức danh kia là sự không cần thiết cứ giữ nguyên lớp trưởng lớp phó là được rồi.
Thích Đủ Thứ - 21 giờ trước
Quan trọng là cái chức chủ tịch kia có giúp được nhiều không. Nếu vẫn vậy thì đừng thừa giấy vẽ voi
Đồng ý với bác hoàn toàn. 1000 LIKE
Du Nguyen - 20 giờ trước
Các nước có nền giáo dục tiến bộ như Anh, Úc, Đức... chẳng học cái cách quản lý người ta. Lại đi học anh Colombia nghèo khó,
electrol - 20 giờ trước
@electrol: tôi đi học ở Mỹ người ta còn không có lớp trưởng, lớp phó. Chỉ có hội đồng học sinh (student cousil) đại diện cho học sinh toàn trường.
Trung Nguyen - 4 giờ trước
Mới biết được các chức danh này. Chủ tịch lớp....ái chà chà.
Thích Đủ Thứ - 21 giờ trước
Hãy làm những việc cần thiết cho trẻ con phát triển tự nhiên đi, ví dụ như trường học nào cũng có cái sân cho rộng rãi để trẻ con chạy nhảy vui chơi, có cái CLB thể thao cho chúng rèn luyện sức khỏe để phát triển thể chất rồi mới yêu thích việc học tập được, sau đó muốn sửa đổi gì cũng được. 
Lê Quốc Doanh - 20 giờ trước
Tự nhiên tạo khoảng cách lớn giữa các em trong ban cán Sự lớp với phần còn lại. Chuyện đó chẳng cần thiết tí nào, đâu phải thấy người ta làm rồi mình cũng làm y chang vậy. Mỗi dân tộc, mỗi nền văn hoá có đặc thù khác nhau
Tran Quoc Tan - 19 giờ trước
Mình nghĩ hãy dạy các em biết thế nào là bình đẳng trước đi đã. Đừng làm cho mấy em cảm thấy xa cách nhau. Các em còn quá nhỏ chưa đến lúc dạy những thứ này. Hãy cho các em 1 sự công bằng.
Mai Kiên Trung - 20 giờ trước
Đọc bài thì đúng là cái chức danh lớp trưởng hay chủ tịch chả liên quan đến mô hình mà ngành đang thí điểm. Đơn giản nó chỉ là tên gọi, vậy thì cứ thành lập hội đồng tự quản học sinh đứng đầu là lớp trưởng như bình thường đi, cần gì phải chủ tịch
Linh HN - 19 giờ trước
Tiểu học mà nghe cái danh chủ tịch lớp sao không suôn tai cho lắm...
Wasabi - 20 giờ trước
Chất lượng giáo dục phải có tư duy đổi mới như thế nào mới là quan trọng và cần thiết trong lúc này chứ cái danh này danh kia để làm gì,lớp trưởng, lớp phó hồi giờ có sao đâu mà phải thay chữ chủ tịch, phó chủ tịch,.
quangvinh092 - 20 giờ trước
Các con lại phải làm quen với khái niệm mới nhưng không lạ này. Và bắt đầu phải học tập làm cán bộ từ nhỏ rồi. Thương quá.
trungncs_cong - 20 giờ trước
Ngày nào đi làm về mình cũng phải tắm rửa cho 2 Chủ tịch !
Lò Thị Ló - 21 giờ trước
Vn sắp thành nước có nhiều chủ tịch nhất thế giới, haha
AN vu - 19 giờ trước
Tưởng đâu học tập mô hình này của Mỹ hay Nhật Bản, nào ngờ học từ Colombia..
Quang Cơ - 19 giờ trước
Học tập các cường quốc thì không học lại đi học Colombia ?
le dung - 19 giờ trước
không cần biết mô hình được học từ nước nào nbưng học sinh được học theo mô hình này được rèn luện cách tự học, tự trải nghiệm để phát triển năng lực và thể chất bạn ạ!
haicuongbx - 17 giờ trước
@haicuongbx: Sao bạn biết theo mô hình này học sinh có thể phát triển năng lực và thể chất ? Vậy bao lâu nay người Colombia áp dụng nó đã phát triển năng lực và thể chất thế nào rồi ? Colombia mà như thế thì chúng ta học lại họ thì chúng ta sẽ đạt được gì ? 
Chích Chòe - 5 giờ trước
Tại sao không theo nền GD các nước Mỹ, Anh, Pháp.. mà lại chọn Colombia ???
Cuma - 19 giờ trước
Rồi học sinh sẽ phát biểu: Thưa bạn Chủ tịch! Nghe như ở hành tinh nào ấy.
resttime2002 - 19 giờ trước
Tôi thấy ngày càng rối rắm
hienats72 - 19 giờ trước
Bình mới mà rượu cũ thì hòa cả làng,
Hà Long - 19 giờ trước
Hãy thay đổi những điều thật cần thiết để chất lượng Dạy - Học tốt hơn. Đừng lạm dụng từ ĐỔI MỚI...
Cao Hùng - 19 giờ trước
Mô hình từ Columbia và đã áp dụng tại VN 5 năm rồi? Sao Hà nội, TPHCM không ai hay biết? Có giáo viên và phụ huynh nào biết để chia sẻ và đánh giá nào!
totuong - 19 giờ trước
Hãy để cho con trè phát triển tự nhiên,đừng tạo cho trẻ ảo tưởng về mình.
Sâm Thương - 19 giờ trước
Tôi thấy cái tên nó chẳng nói lên điều gì cả. Hãy làm sao cho cách giáo dục tốt nhất. Cho trình độ con em ngày càng tốt hơn và hiểu biết hơn 
Linh Trần - 20 giờ trước
Đã có lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, ban cán sư..rồi , chỉ cần thay đổi phương thức làm việc nữa là được rồi ,cần gì phải thêm mấy cái chức danh CT,PCT vào làm gì cho phức tạp vấn đề lên
NHD - 20 giờ trước
Trường mình thỉnh thoảng cũng xếp bàn học theo phương pháp này. Bàn ghế cũ kĩ, cái cao cái thấp nhôm nhem phát khiếp.

1 nhận xét:

  1. "Cái đầu" quyết định đường lối hehe.
    Đọc bài này lại nhớ chuyện ông Vụ trưởng Tiểu học - Phạm Ngọc Định - từ chối trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình Tạ Bích Loan trên truyền hình, khiến cho Loan phải nói "đây(trả lời câu hỏi) là yêu cầu bắt buộc": http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/204040/vu-truong-tieu-hoc-tu-choi-de-nghi-cua-ta-bich-loan.html

    Trả lờiXóa