Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

Gạo nhựa Trung Quốc đã có mặt tại VN ?

Gạo nhựa Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam hay chưa?
HUY HÀ (PLO)- Ngày 20-5, thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh thông tin gạo giả xuất hiện ở Việt Nam.

Gạo sẽ trở nên cứng sau khi được nấu chín.
Như đã đưa tin, báo chí Malaysia đưa tin gạo giả làm bằng nhựa độc hại của Trung Quốc được làm từ khoai tây, khoai lang với nhựa tổng hợp, ép thành dạng hạt gạo, được cho là đã có mặt tại những vùng nông thôn ở châu Á, như Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và gần đây là Singapore.

Trao đổi với PV, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho rằng gạo giả là thông tin không có thật. Vì giá thành gạo hiện nay khá rẻ. Trong khi đó để sản xuất gạo giả có thể còn cao hơn giá gạo thật. Không có lợi nhuận họ sẽ không làm.

Trước đó, đầu năm 2012, nghi vấn gạo nhựa cũng gây xôn xao ở Hà Nội khi nhiều người dân ở quận Hoàng Mai khẳng định đã mua gạo nhựa về nấu cơm và không thể ăn được.

Tuy nhiên, thời điểm đó, Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã khẳng định thông tin gạo giả tại Hà Nội là chưa chính xác. Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã có kết quả phân tích năm mẫu gạo cho thấy có các chỉ tiêu (protein, tinh bột, vitamin B1) phù hợp với thành phần gạo Việt Nam, không phải là gạo giả. Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cũng không phát hiện chất tẩy trắng, chất đánh bóng trong các mẫu phân tích.
http://phapluattp.vn/thoi-su/gao-nhua-trung-quoc-da-co-mat-tai-viet-nam-hay-chua-554958.html

(ANTĐ) - Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin một loại gạo “lạ” xuất hiện trên thị trường TP Hồ Chí Minh. Cơ quan chuyên môn đang thu thập mẫu để phân tích. Nghi vấn xung quanh loại gạo “lạ” này được đưa ra, người thì hoang mang gạo giả, người thì cho rằng đó là loại gạo Basmati.

Chưa có kết luận về loại gạo “lạ”

(ANTĐ) - Những ngày gần đây, dư luận xôn xao trước thông tin một loại gạo “lạ” xuất hiện trên thị trường TP Hồ Chí Minh. Cơ quan chuyên môn đang thu thập mẫu để phân tích. Nghi vấn xung quanh loại gạo “lạ” này được đưa ra, người thì hoang mang gạo giả, người thì cho rằng đó là loại gạo Basmati.

Gạo “lạ” từ Ấn Độ?

PGS-TS Tạ Minh Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, cho biết qua nhiều năm nghiên cứu về lúa gạo, ông chưa từng nghe nói về loại gạo này. Ông nói: “Tôi chưa nghe loại gạo nào dài mà lại không gãy như thế, nhất là khi qua khâu xay xát. Gạo này cũng không có màu đục. Điều này là bất thường, gạo trong không bạc bụng cũng có ở Thái Lan, nấu lên cũng ít gãy nhưng có mức giá vào khoảng 19.000-20.000 đồng/kg”. Tuy nhiên, muốn có kết luận rõ ràng phải có mẫu để phân tích các chỉ tiêu lý hóa.

Còn PGS-TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, cho biết: “Loại gạo xuất hiện ở TP.HCM có thể là một loại gạo chức năng nào đó và có giá rẻ hơn mà người ta tham lợi, đem đi tiêu thụ. Tôi cũng biết hiện có loại gạo khó tiêu dành cho những người bị bệnh tiểu đường. Ăn gạo này no bụng, khó tiêu và lượng đường trong máu không tăng. Do đó, chúng ta phải có kiểm nghiệm mới có kết luận chính xác về loại gạo “lạ” ở TP.HCM”.

Tuy nhiên, sau khi các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và hình ảnh về loại gạo “lạ”, nhiều người cho rằng, đây là loại gạo Basmati của Ấn Độ, đã được bán ở Việt Nam, tuy không phổ biến.

Basmati hay còn được gọi là gạo thơm của Ấn Độ, tại Việt Nam thường được sử dụng cho người mắc bệnh tiểu đường hoặc ăn kiêng. Song, với mức giá chỉ 10.500 đồng/kg cùng với hình thức bán dạo là không thuyết phục. Bởi, hiện tại, gạo Basmati Ấn Độ đang xuất khẩu với giá 1.100 USD/tấn (1,1 USD/kg), để về tới Việt Nam, giá sẽ phải cao hơn con số 1,1 USD/kg.

Đã lấy mẫu gạo để phân tích

Trao đổi với ANTĐ, ông Nguyễn Trí Hoàn, Viện trưởng Viện Cây lương thực và cây thực phẩm cho biết, do chưa có mẫu trong tay mà chỉ nhìn qua hình ảnh và miêu tả trên các phương tiện thông tin đại chúng nên chưa thể đưa ra kết luận cụ thể. Tuy nhiên, hiện, trên thị trường Việt Nam có nhiều loại gạo có độ dài lớn.

Thêm vào đó, công nghiệp chế biến cũng đã tiến bộ hơn trước rất nhiều, với một số loại gạo ngon, người ta có thể luộc, hấp rồi mới xay xát, hạt gạo rất trong, đều và không gãy. Ông Hoàn cũng đưa ra giả thiết, đây có thể là gạo Basmati của Ấn Độ nhưng đã để quá lâu nên bị bán phá giá.

Song, ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt Bộ NN&PTNT lại tỏ ra nghi ngờ, loại gạo này nhiều khả năng không phải gạo Basmati có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc Pakistan.

Ông Ngọc phân tích: “Gạo Basmati là loại gạo đặc sản của Ấn Độ. Tuy nhiên, qua hình ảnh cùng với miêu tả của người dân, tôi cho rằng đây không phải gạo Basmati. Bởi, nếu đã là gạo thì sau khi nấu chín lên phải có sự kết dính nhất định”.

Tuy nhiên, kết quả cụ thể phải chờ lấy mẫu phân tích các chỉ số lý hóa, tỷ lệ Aminoza trong gạo mới kết luận được loại gạo “lạ” đó làm từ gì, nguồn gốc từ đâu.

Cũng theo ông Nguyễn Trí Ngọc, giống lúa Basmati đã được đưa vào trồng tại Việt Nam, nhưng diện tích không đáng kể bởi giống lúa này đòi hỏi những điều kiện về thổ nhưỡng nhất định. “Cục Trồng trọt không cho phép cũng như chưa bao giờ cấp phép cho loại lúa nào giống như phản ánh của người dân về trồng trong nước”, ông Ngọc khẳng định.

http://www.anninhthudo.vn/xa-hoi/chua-co-ket-luan-ve-loai-gao-la/392328.antd

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét