Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

4 cách điều hành chính sách tiền tệ của Singapore

4 cách điều hành chính sách tiền tệ đáng tham khảo từ Singapore
Là quốc gia có vị trí trung tâm giao dịch thương mại, tài chính của Châu Á và thế giới, cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) luôn có cách thức quản lý đồng đôla Singapore tối ưu nhất để mang lại lợi ích cho quốc đảo này.
MAS luôn có cách thức tối ưu nhất để quản lý đồng đôla Singapore.
Có 4 phương thức mà Singapore điều hành chính sách tiền tệ đáng để tham khảo. Thứ nhất, MAS sử dụng đồng đôla Singapore để quản lý nền kinh tế của đất nước hơn là sử dụng chính sách lãi suất ngân hàng. Điều này không giống cách hầu hết các nền kinh tế lớn đang áp dụng, nhưng Singapore đã đi theo cách làm này từ năm 1981.
Lý do bởi Singapore là quốc gia nhỏ, nền kinh tế mở và phụ thuộc nhiều vào hoạt động thương mại. Thông qua việc quản lý tỷ giá đổi tiền giữa đôla Singapore và các loại tiền khác, MAS có thể giữ ưu thế về tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Singapore trên thị trường thế giới và chi phối giá hàng tiêu dùng tại Singapore. MAS từ bỏ quyền kiểm soát tỷ lệ lãi suất trong Singapore, vốn được xác định theo tỷ lệ lãi suất nước ngoài và cách giới đầu tư kỳ vọng vào sự thay đổi của đồng đôla Singapore.

Thứ hai, Hệ thống BBC của MAS. BBC là viết tắt của 3 từ Basket (giỏ), Band (Nhóm), Crawl (điều chỉnh). Hoạt động thương mại bằng đồng đôla Singapore cho phép nó biến động linh hoạt theo một chính sách riêng bí mật thay vì bị cố định ở một mức độ giá trị. Bằng khả năng đó, nó có thể thích nghi với những thay đổi liên tục ngắn hạn của thị trường. Đồng đôla Singapore được quản lý để đương đầu với một rổ các loại tiền tệ chính trên thế giới (không tiết lộ cụ thể) của những nước là đối tác thương mại chính của Singapore hoặc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn. Mỗi loại tiền tệ này được quy cho một mức độ quan trọng khác nhau phụ thuộc vào mức độ hoạt động thương mại của Singapore với loại tiền tệ đó. Điều đó giảm sự bất ổn cho Singapore thay vì gắn giá trị đôla Singapore với bất kỳ một loại ngoại tệ nào khác. Nhóm rổ tiền tệ này được xem xét lại hai lần trong một năm, để đảm bảo đồng đôla Singapore luôn được tham chiếu với các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Một khi hoạt động thương mại dựa trên đồng đôla Singapore nằm ngoài biên độ có lợi cho Singapore thì MAS sẽ bước sang thị trường trao đổi ngoại tệ để mua hoặc bán lượng tiền tệ nhất định cần thiết nhằm duy trì đôla Singapore trong biên độ hợp lý. (Xem tin chi tiết...)

Thứ ba, MAS điều chỉnh mức độ thay đổi tăng lên hoặc giảm đi của giá trị đôla Singapore bằng cách biến đổi độ lớn, độ rộng hoặc trung bình của một số loại tiền tệ trong nhóm. Cụ thể đó là xác định sự tăng lên hay giảm đi của loại tiền tệ, sự thay đổi thất thường hay ổn định của chúng và mức độ trung bình của loại tiền tệ này.

Thứ tư, MAS đã thực hiện một chính sách nới lỏng tiền tệ gây ra sự ngạc nhiên vào tháng một, tháng tư và tháng mười hàng năm. Sau khi đánh giá những mối đe dọa với tăng trưởng và lạm phát của Singapore, MAS sẽ thông báo việc có thay đổi hay không nhóm tiền tệ để so sánh với đôla Singapore. Thông báo về chính sách với đôla Singapore trong tuần này chính là hoạt động theo kế hoạch cho tháng 4/2015. Nhưng MAS đã thực hiện một động thái đáng ngạc nhiên vào 28/01/2015 khi hạ thấp phạm vi nhóm tiền tệ so sánh. Đó là lần thông báo đột xuất kể từ năm 2001. Theo cách làm đó, MAS đã gia nhập làn sóng các ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm chống lại sự thiểu phát và thúc đẩy tăng trưởng. Tốc độ phát triển của Singapore đã sút kém trong năm 2014 xuống mức thấp nhất trong 5 năm và lạm phát giảm sau khi giá dầu tụt thấp. Trước khi MAS có động thái ngạc nhiên trên, đôla Mỹ đã đứng quanh mức bằng 1,34 đôla Singapore và lên cao đến mức 1,3939 đôla Singapore vào giữa tháng 3/2015 trước khi trở lại mức 1,3575 đôla Singapore sau đó.

Một số chuyên gia dự đoán MAS sẽ nới lỏng hơn về đồng đôla Singapore, thậm chí Chính phủ Singapore đang dự kiến sẽ cắt giảm mức tăng trưởng cả năm tới 2% cho dù chính sách nới lỏng tiền tệ được dự tính sẽ mang lại động cơ tăng trưởng kinh tế.

Cho ngân sách vay dự trữ ngoại hối: Dễ tạo thành tiền lệ

Nếu cho ngân sách vay dự trữ ngoại hối được xây dựng thành cơ chế sẽ tạo ra dòng xoáy mới, biến cái đột xuất, thỉnh thoảng mới làm thành cái thường xuyên, liên tục. Quan trọng hơn, mục tiêu sử dụng khoản vay có thể dẫn đến vay nợ mới để trả nợ cũ.




Ảnh minh họa.

Về mặt nguyên tắc dự trữ ngoại hối không phải là tài sản để cho ngân sách vay hay xử lý thiếu hụt trong chi ngân sách. Mục tiêu vay để chi cho đầu tư phát triển không phù hợp với bản chất quỹ dự trữ ngoại hối.

Các dự án đầu tư phát triển trên thực tế thường dài hạn. Vấn đề sẽ trở nên phức tạp, khi dự trữ ngoại hối cần nguồn chi cho các mục đích chính của quỹ mà không thu hồi được hoặc khó thu hồi vốn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh khoản dự trữ ngoại hối. Đó là chưa kể đến việc xác định mức lãi suất. Tất nhiên, người ta có thể xem đó là một dạng “cho vay trong nhà” để không đặt lãi suất thành vấn đề. (Xem tin chi tiết...)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét