Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Đồn thổi rùng rợn về ngôi mộ cổ bí ẩn giữa ĐH Bách Khoa

Đồn thổi rùng rợn về ngôi mộ cổ bí ẩn giữa ĐH Bách Khoa
 Xung quanh sự tồn tại khó hiểu của ngôi mộ này là những lời đồn đại rùng rợn về những lần giải tỏa mộ bất thành nhiều thập niên trước. Chỉ sau nhát búa đầu tiên, người công nhân đập mộ cổ giữa ĐH Bách Khoa TP HCM lăn ra đột tử, khiến những người có mặt kinh hoàng...

Giữa khuôn viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM có một ngôi mộ cổ gắn với nhiều câu chuyện rùng rợn được đồn đại qua nhiều thế hệ.



Ngôi mộ này này nằm đối diện tòa nhà B6 của trường, không còn hình dáng nguyên bản mà đã được xây đắp thêm cho giống một bồn hoa hình khối vuông, mỗi cạnh dài khoảng 2,5m, cao khoảng 50cm.



Bốn góc mộ là bốn hố vuông, chính giữa là một hố tròn được đổ đất để có thể trồng cây.



Trong các hố trồng cây có khá nhiều chân hương và đôi khi còn có cả bánh trái và đồ cúng - theo lời kể của sinh viên trong trường.





Lần đầu tiên là vào khoảng năm 1956, khi việc tạo mặt bằng để xây ĐH Bách Khoa được tiến hành. Trước khi phá mộ, đơn vị thi công đã cúng kiếng chu đảo. Nhưng chỉ sau nhát búa đầu tiên, người công nhân dùng búa đập mộ lăn ra đột tử khiến những người có mặt kinh hoàng và không dám đụng vào ngôi mộ nữa.



Khi ĐH Bách Khoa đã hoạt động, vấn đề giải tỏa mộ lại được đặt ra. Lần này, ngay sau nhát búa đầu tiên, ngôi mộ có nứt một đường nhỏ. Trong khe nứt, có làn khói tự nhiên xì ra, mọi người sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Và những ai không may hít phải khói đó sau này đều hóa điên, trong đó, có một giáo sư của trường.



Do không thể di dời, cũng không thể để nguyên ngôi mộ như thế giữa sân trường nên người ta đã dùng gạch đắp lên mộ, ngụy trang thành một bồn hoa như ngày nay.



Có nhiều giả thiết khác nhay về nguồn gốc của ngôi mộ lạ lùng này. Có người cho rằng đây là mộ của một người phu cao su, vì mảnh đất xây ĐH Bách Khoa xưa kia là rừng cao su bạt ngàn.



Theo ý kiến khác, đây có thể là ngôi mộ của một thương gia người Hoa. Sau khi người này mất, con cháu của ông đã đem thi hài đến nơi này chôn. Để có người theo hầu và bảo vệ mộ phần, con cháu của ông đã chôn theo một thiếu nữ theo thuật trấn yểm cổ truyền.

Theo Kienthuc
http://tamnhin.net/don-thoi-rung-ron-ve-ngoi-mo-co-bi-an-giua-dh-bach-khoa.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét