Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015

Có phải lúc nào chênh lệch giàu nghèo cũng tăng lên?

Có phải lúc nào chênh lệch giàu nghèo cũng tăng lên?
Từ khi Đại suy thoái bắt đầu cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tỷ trọng nắm giữ của tầng lớp có thu nhập trung bình tăng một cách vững chắc.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Emmanuel Saez (đến từ ĐH California) và Gabriel Zucman (trường Kinh tế London) cho rằng chênh lệch giàu nghèo đang lên đến đỉnh điểm, ít nhất là ở nước Mỹ.

Các tác giả đã theo dõi tỷ lệ sở hữu của cải của nhóm 1% giàu nhất và 90% nghèo nhất. Thời kỳ cuối những năm 1920, trước khi khủng hoảng nổ ra năm 1929, nhóm 90% chỉ nắm giữ 16% của cải của nước Mỹ trong khi 0,1% giàu nhất kiểm soát tới 1/4 tổng tài sản.

Từ khi Đại suy thoái bắt đầu cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tỷ trọng nắm giữ của tầng lớp có thu nhập trung bình tăng một cách vững chắc. Phần lớn nguyên nhân là do tài sản của các hộ gia đình giàu có sụt giảm mạnh, có nhiều người sở hữu chứng khoán hơn, thu nhập của tầng lớp trung lưu tăng trưởng tốt và ngày càng có nhiều người có thể mua nhà.

Tuy nhiên, từ đầu những năm 1980, xu hướng lại bị đảo ngược. 0,1% giàu nhất nước Mỹ (gồm khoảng 160.000 hộ gia đình có tài sản trung bình 73 triệu USD) nắm giữ 22% của cải của nước Mỹ, gần bằng với mức của năm 1929.
Theo Thu Hương - Infonet/Economist
http://ndh.vn/chart-co-phai-luc-nao-chenh-lech-giau-ngheo-cung-tang-len--20150121075920871p4c145.news

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét