Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Sốc: Hải quân đánh bộ Nga đột nhập Pháp "giữ" Mistral?

Tin sốc: Hải quân đánh bộ Nga đột nhập Pháp "giữ" Mistral?
Theo thông tin mới nhất, ngoài các thủy thủ Nga, lực lượng hải quân đánh bộ Nga đã bí mật lên và trấn thủ tàu sân bay trực thăng Mistral. Sự có mặt của lính hải quân đánh bộ trên tàu cho thấy, Nga sẽ quyết tâm lấy bằng được con tàu về cho mình. Với sự canh giữ của lực lượng này, Pháp sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc giao tàu cho Nga. Hết hạn 120 ngày trễ hẹn cho phép mà Paris vẫn cự tuyệt, theo nhiều chuyên gia, không loại trừ khả năng Moscow có thể hạ lệnh cho binh sĩ điều khiển tàu trở về Nga. Thủy thủ Nga cố thủ Mistral: Lời nhắn gửi tới nước Mỹ / Thương vụ Mistral: Diễn biến bất ngờ

Hải quân Nga xác nhận lính hải quân đánh bộ Nga
 đang canh giữ tàu sân bay trực thăng Mistral
Các phát ngôn chính thức
Người đại diện cho Tham mưu trưởng Hải quân Nga ngày 15-12 tuyên bố rằng, trên boong tàu chiến "Mistral" theo hợp đồng của Nga, ngoài các thủy thủ trước đây sang Pháp họ kỹ thuật và vận hành tàu còn có các binh sĩ Thủy quân lục chiến, sĩ quan và thủy thủ của Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương của Nga.

"Con tàu cần phải nhập vào trang bị của Hạm đội Thái Bình Dương, vì thế trong thành phần thủy thủ đoàn tiếp quản có các sĩ quan của Hạm đội Thái Bình Dương. Ngoài ra, Nga đã phái tới đó các binh sĩ thủy quân lục chiến, mà nhiệm vụ chính là đảm bảo an toàn của con tàu” - đại diện hải quân Nga tuyên bố.

Trong cuộc trao đổi với "Gazeta.ru", đại diện Hải quân Nga cho biết, "lực lượng hải quân đánh bộ của Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương chỉ muốn kiểm tra khả năng làm việc của hệ thống đổ bộ”.

Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ hải quân đánh bộ Nga được điều động đến Pháp bằng cách nào và cơ số quân nhân chính xác là bao nhiêu.

"Mọi sự chỗ chúng tôi đều tốt đẹp, không có vấn đề gì về thực phẩm, tiền bạc cũng thế, tất cả lương và phụ cấp đều nhận đủ. Chắc là chúng tôi sẽ đón Năm Mới ở đây, nhưng quả thực chưa ai biết chính xác mọi chuyện sẽ thế nào. Người Pháp rất lịch sự!" - các thủy thủ canh gác con tàu nhận xét.

Người đại diện hải quân Nga cho biết, hải quân đánh bộ của Hạm đội Baltic và Hạm đội Thái Bình Dương đang làm nhiệm vụ trên tàu sân bay trực thăng Mistral ở cảng Saint-Nazaire không công bố thông tin về việc tìm kiếm đạn dược trên tàu và khả năng sử dụng trong trường hợp gia tăng căng thẳng địa chính trị.

Thông tin trên có sự xác nhận của người đứng đầu Học viện các vấn đề địa chính trị là ông Konstantin Sivkov, đồng thời ông lưu ý rằng các binh sĩ hải quân đánh bộ Nga trên tàu Vladivostok đang thực thi vai trò “huấn luyện đặc biệt” của cảnh sát quân sự để bảo đảm trật tự trên tàu và bảo vệ con tàu khỏi sự đột nhập không cần thiết.

Tuy đại diện hải quân Nga trả lời lịch sự như vậy nhưng trên thực tế đây là hành động canh giữ con tàu một cách công khai bởi nếu trên con tàu chỉ có những thủy thủ đang huấn luyện ở Pháp thì không có vấn đề gì nhưng đây là các quân nhân chuyên nghiệp của hải quân đánh bộ thì là chuyện khác.

Gợi nhớ tiền lệ

Điều này làm người ta gợi nhớ lại một “tiền lệ” đáng ngại là vụ lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không hải quân đánh bộ Nga bất ngờ đổ bộ đánh chiếm sân bay Pristina - thủ phủ của Kosovo trong thời gian Mỹ và NATO phớt lờ Liên Hợp Quốc để tiến hành chiến dịch không kích Nam Tư năm 1999.

Điều này hoàn toàn có cơ sở khi đầu tháng 12 vừa qua, Pháp đã rất vui vẻ khi Nga đưa "các thủy thủ đang học tập, huấn luyện ở Pháp" lên tàu Vladivostok đang neo đậu tại cảng Saint-Nazaire và “ở tạm trên đó cho đến khi con tàu về đến tay của hải quân Nga, có thể là cuối năm nay, hoặc dù cho họ có hết visa đi chăng nữa”.

Khi đó, một quan chức cấp cao của ngành công nghiệp quốc phòng Nga khẳng định rằng đó chỉ là những thủy thủ đang được huấn luyện ở Pháp để điều khiển tàu Mistral.

Những thủy thủ hải quân này sẽ không phải lo ngại về vấn đề visa hết hạn bởi phía Pháp sẽ phải gia hạn cho những người lính hải quân này một cách vui vẻ, hoặc Nga “sẽ buộc họ phải làm như vậy”.

Tuy nhiên, sự có mặt của lính hải quân đánh bộ Hạm đội Baltic và Thái Bình Dương thì hoàn toàn khác, không hiểu họ ở đâu ra và lên tàu vào lúc nào.

Sự có mặt của lực lượng quân sự nước này ở một nước khác buộc phải được sự cho phép của chính phủ sở tại nên rất có thể số binh lính này đã trà trộn trong phái đoàn Nga sang “tiếp nhận hụt” con tàu.

Sự có mặt của lính hải quân đánh bộ trên tàu cho thấy, Nga sẽ quyết tâm lấy bằng được con tàu về cho mình. Với sự canh giữ của lực lượng này, Pháp sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc giao tàu cho Nga. Hết hạn 120 ngày trễ hẹn cho phép mà Paris vẫn cự tuyệt, theo nhiều chuyên gia, không loại trừ khả năng Moscow có thể hạ lệnh cho binh sĩ điều khiển tàu trở về Nga.

Hiện chính phủ Pháp chưa có bình luận gì về vụ lính hải quân đánh bộ của Nga có mặt trên con tàu nhưng có lẽ họ cũng sẽ “vui vẻ”, bởi nếu giả sử chuyện Nga “cưỡng chế” con tàu thì dù sao Pháp cũng được coi là đã bàn giao tàu cho Nga và cũng dễ bề ăn nói với Mỹ và NATO.

Tuy nhiên, sự việc lính hải quân đánh bộ Nga có mặt và canh giữ tàu sân bay Mistral rất có thể sẽ gây nên một vụ sóng gió mới giống như khi Moscow ra lệnh cho lính đặc nhiệm đánh chiếm sân bay Pristina ở Kosovo 15 năm về trước.

Toàn Thắng
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/tin-soc-hai-quan-danh-bo-nga-dot-nhap-phap-giu-mistral-3219332/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét