Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Koh Ker - cố đô của nền văn minh Angkor

Koh Ker - cố đô của nền văn minh Angkor
Koh Ker thuộc tỉnh Preah Vihear, cách thành phố Siem Reap 140km về phía Đông Bắc, được vua Jayavarman IV cho xây dựng trong 23 năm (từ năm 921 đến năm 944). Trong hình là Prasat Thom - được mệnh danh là Kim tự tháp của nền văn minh Angkor - uy nghi giữa trời mây xanh biếc và rừng già cổ thụ.

Trái ngược với những hàng quán buôn bán dày đặc quanh cố đô Angkor, Koh Ker chỉ có vài túp lều nhỏ kinh doanh và không mấy đắt đỏ. Cuộc sống ở đây chậm rãi và bình dị, tách biệt hẳn với những khu di tích nổi tiếng khác.

Như bao di tích khác của Campuchia, Koh Ker ẩn mình giữa rừng sâu hàng ngàn năm qua. Nét huy hoàng trên từng chi tiết, đường nét kiến trúc vẫn còn đó dù khắp nơi trong khu vực đã bị đổ nát do thời gian và chiến tranh.

Một góc thành cổ xưa đượm nét trầm mặc và u buồn. Khắp nơi đều rêu phong và phủ bụi mờ của thời gian.

Đứng trước ngôi đền Prasat Thom, hầu hết các du khách đều cùng chung cảm nghĩ cảm phục bàn tay tài hoa của những người dựng nên công trình này.

Khoảng không gian xung quanh ngôi đền chính rất đẹp với những cây cổ thụ lâu năm. Từng tia sáng lọt qua tán lá nhuốm màu của nắng lên nền đất cỏ khiến cảnh vật trở nên thanh bình, tĩnh tại.

Thời gian, chiến tranh và con người đã tàn phá một trong những công trình kiến trúc vĩ đại của nền văn minh Angkor. Các công trình phụ cận xung quanh đền tháp chính đang được bảo tồn và gìn giữ trong cấp bách.

Từng phiến đá tảng khổng lồ được xếp gọn gàng lên nhau như được một bàn tay thần kì nào đó sắp đặt một cách tự nhiên, nhẹ nhàng.

Sự điêu tàn của Koh Ker hiện lên rất rõ ở những công trình phụ xung quanh ngôi đền chính Prasat Thom. Chính phủ Campuchia đang cố gắng gìn giữ một trong những công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất trong lịch sử văn minh của họ.

Khung cảnh lãnh mạn và trầm buồn của thành phố cổ luôn phảng phất ở mọi góc ngách của đền tháp nơi đây. Chọn cho mình một phiến đá ngồi tựa lưng nghỉ ngơi và ngắm nhìn cảnh vật là một trải nghiệm thú vị dành cho du khách.

Cố đô Koh Ker bị lãng quên trong hơn một ngàn năm lịch sử và được các nhà khảo cổ khai quật, trùng tu, đưa vào tham quan từ năm 2003.

Từ Siem Reap, du khách di chuyển đến Koh Ker bằng xe tuk tuk (loại xe taxi 3 bánh) mất khoảng 3h hoặc ô tô mất khoảng 1h30 phút. Nơi đây thích hợp cho một chuyến du lịch khám phá, dã ngoại để tìm hiểu về lịch sử, tâm linh.

Khánh Bằng
http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/koh-ker-co-do-cua-nen-van-minh-angkor-3121732.html

Koh Ker là tên một di tích nằm trong quần thể di tích Angkor, cách thành phố Siêm Riệp 100 km. Đây là kinh đôcũ của đế chế Angkor được xây dựng dưới triều đại vua Jayavarman IV, khởi công từ năm 921 đến năm 944 mới hoàn tất. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự khủng hoảng quyền lực của vương triều Angkor sau khi vuaIndravarman I băng hà.
Koh Ker được xem là cố đô của vương triều và được người dân quen gọi với cái tên Kim tự tháp của nền văn minh Angkor.
Theo những bi ký tìm thấy trong phế tích Angkor và tư liệu của nhà khảo cổ Pháp Georges CoedesNăm 921, quốc vương Jayavarman IV là Hasavarman I bỏ vùng Angkor về ở Koh Ker và xây nhiều cung điện to tát. Rồi 23 năm sau, vào năm 944 vua nối ngôi trở về ngự ở Angkor. Nguyên nhân nào khiến cho vị vua xây dựng một ngôi đền nguy nga tráng lệ trong suốt 23 năm ròng với sự tham gia của hàng ngàn nô lệ cùng kiến trúc sư Khmer chính tại Koh Ker? Vì vị thế nơi đây thật sự không thuận lợi cho việc duy trì một vương quốc: khu vực toàn núi đá và không có hệ thống sông ngòi cung cấp nước cho kinh thành. Kinh thành Koh Ker trở nên chết yểu bởi chính vị thế không thật sự thuận lợi của mình.
Vẫn như bao đền đài khác ẩn mình trong rừng sâu hàng ngàn năm, kinh đô Koh Ker một thời giờ đây gần như hoang phế, chỉ còn lại những dãy tường thành to lớn bao bọc cung điện. Ấn tượng nhất vẫn là ngọn tháp cao vút giữa trung tâm Koh Ker tuy đã bị sụp mất phần mái nhưng vẫn uy nghi đứng giữa rừng già. Kinh đô Koh Ker chỉ tồn tại đúng với thời gian xây dựng nên nó: 23 năm. Ngay sau khi lên ngôi, con của Jayavarman IV là Hasavarman I đã cho dời đô trở lại Angkor, và ngay từ năm 944, Koh Ker đã bị quên lãng. Mãi đến năm 2003, Koh Ker mới chính thức được đưa ra ánh sáng sau 1.059 năm bị lãng quên. Đó là kỳ quan và là cố đô được xem là "yểu mệnh" nhất trong thời kỳ Angkor.
Pháo đài giữa khu đền được xây dựng hoàn toàn khác với kiến trúc Angkor, có hình kim tự tháp với những bậc đá lên đỉnh gần như dựng đứng. Tư liệu cổ ghi lại rằng do loạn lạc, vua Jayavarman IV đã cho xây ngôi tháp vừa làm nơi huấn luyện quân đội, vừa làm đền thờ. Các bức tường thành bao bọc kinh đô Koh Ker cũng rất dày và chỉ có một lối độc đạo ra vào để tránh bị tấn công.
Kim tự tháp Koh Ker được xem là công trình độc đáo nhất khu phế tích với gần 54[1] ngọn tháp giống như nhau. Nhiều người gọi đây là con đường lên trời với những bậc tam cấp nhỏ và gần như thẳng đứng, Ủy ban Apsara đã thiết kế một cầu thang dành cho du khách.
Ngày xưa các quan quân vua Jayavarman IV dùng "đường lên trời"[2] để luyện tập, những ai kiên cường, dẻo dai mới có thể chinh phục được đỉnh tháp, do đó đã có không ít người bỏ mạng khi luyện tập với "đường lên trời" này. Từ trên đỉnh tháp, phóng tầm mắt có thể thấy cả những dãy núi Prasat Preah Vihearnúi Kulenhùng vĩ phía xa xa.
Đền Koh Ker chia làm nhiều cụm tháp to nhỏ rãi khắp một khu vực rộng lớn.[3] Sau đây là tên chi tiết các tháp trong khu vực:
1. Cụm tháp Thom
  • Tháp Dar Tong
  • Tháp Thom (tháp trung tâm dùng để tế lễ hình dáng giống Kim Tự Tháp)
  • Tháp Kok Sokum
2. Cụm tháp Bắc
  • Tháp Trappang Roei
  • Tháp Dei Chnang
  • Tháp Balang
  • Tháp Thneng
  • Tháp G
  • Linga
  • Tháp Andong Kuk
  • Tháp Krachap
  • Tháp D
  • Tháp Banteay Pichean
  • Tháp Chammtres
  • Tháp Chrap
3. Cụm tháp Nam
  • Tháp Chhin
  • Tháp Damrei
  • Tháp Khna
  • Tháp Ang Khna
  • Tháp Nean Khmau
  • Tháp Pram
  • Tháp Ba
  • Tháp Neung Khmau
4. Tháp ngoài
  • Tháp Lohoug
  • Tháp Kraham
5. Hồ Rahal [1]
Cố đô Koh Ker rộng đến 30km2, chỉ trung tâm hoàng thành có đến 54 ngọn tháp bằng đá lớn, chưa kể hàng trăm ngôi đền thờ những chiếc Linga khổng lồ còn nằm khuất sau những cánh rừng quanh đền, mà cho đến giờ Ủy ban Apsara vẫn chưa thể thống kê được. Hàng vạn nô lệ đã bỏ mạng để xây dựng nên Koh Ker, vậy mà nó chỉ tồn tại đúng 23 năm.
Ngôi đền cũng giống như số phận của những ngôi đền khác ngoài khu vực trung tâm, dù là kinh thành, hoàng cung và được mệnh danh là cố đô lừng lẫy trong lịch sử, cùng với Beng Mealea, Koh Ker bị chìm vào quên lãng suốt 1059 năm không một bóng người. Hiện nay, di tích đang tiếp tục bị bỏ hoang và chưa có dấu hiệu của sự trùng tu. Chỉ vài sửa chữa nhỏ nhặt mà Ủy ban Apsara thiết kế dành cho số ít du khách tham quan nơi đây. Di tích chỉ thích hợp với du khách ba lô hay đi bằng xe moto, bởi địa thế nằm khá xa trung tâm cùng sự hoang phế của nó. Cá biệt, có một số ngôi đền nằm lẩn khuất trong rừng già, có đền nhỏ nằm giữa khu vực bom mìn không một bóng người.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Koh_Ker

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét