Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Chúc mừng bác Nguyễn Văn Trân vào 100 tuổi ta

Tôi công tác tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương từ 1.1.1983 đến 31.12.1998. Bác Nguyễn Văn Trân (giữa ảnh) và bác Lê Đăng Doanh (bên phải trong ảnh dưới đây) đều đã là những Viện trưởng mà tôi rất kính trọng. Tôi cũng đặc biệt kính trọng chú Trần Việt Phương (bên trái) khi đó là cố vấn kinh tế cho nhóm trẻ chúng tôi, những người nghiên cứu, ứng dụng toán học vào lĩnh vực kinh tế. Kính chúc bác Trân, anh Doanh và chú Phương luôn luôn vui, khỏe, sống lâu và lạc quan vào tương lai tươi sáng của đất nước. Đã lâu không gặp bác Trân nhưng tôi tin là bác vẫn minh mẫn vì bác có một trí tuệ rất siêu việt. Sáu năm trước tôi còn gặp bác tại kỳ họp Quốc hội (cuối năm 2008), bác vẫn khỏe và trò chuyện rất tự nhiên. Đáng buồn là lần đó cũng như trước đó ít lâu, tôi đều phải chạy đi tìm xe ô tô công đưa bác về vì khi tan họp ra, chẳng thấy lái xe đến tìm bác ngay mà để bác đứng đợi chơ vơ trước nhà họp Quốc hội (lúc đó họp tại Hội trường Bộ Quốc phòng) hay trước cửa trụ sở Văn phòng Chính phủ.
Chúc mừng bác Nguyễn Văn Trân bước sang 100 tuổi ta
Lê Đăng Doanh: Chúc mừng bác Nguyễn Văn Trân bước sang 100 tuổi ta trưa nay ngày 14.12.2014 tại nhà riêng bác Trân. Bác Trân đã trải qua 82 năm chiến đấu, vượt ngục Sơn La để tham gia chuẩn bị Cách Mạng Tháng 8, kinh qua Bí thứ Xứ Ủy Bắc Kỳ, Bí thư Trung Ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Kế Hoạch Nhà Nước... và là Viện trưởng đầu tiên Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ 1978 đến 1986 khi đó Viện có quy chế là một Bộ của Chính phủ và một Ban của Trung Ương Đảng.
Bác Trân còn minh mẫn, tự tay viết giấy mời, chữ vấn rất đẹp. Những khách mời là bạn tù Sơn La như bác Mai Vy, nguyên Thứ Trưởng Bộ GTVT Bình Tâm,các vị khác đều U90, anh Việt Phương, 88 tuổi và tôi trẻ nhất trong những khác mời, từ Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế Trung Ương. Bác Trân là tâm gương sáng về tinh thần chiến đấu kiên cường, tình đồng chi trong sáng, tích cực đổi mới. Chúc bác Trân vạn thọ vô cương.





Nguồn: https://www.facebook.com/le.doanh.581 ngày 14-12-2014

----------

Theo wikipedia: (có lẽ năm sinh của bác Trân dưới đây là trên giấy tờ chính thức, còn năm sinh thật của bác sớm hơn; điều này khá phổ biến với người nhiều tuổi vì thời đó bố mẹ thường khai sinh cho con muộn một vài năm, chờ con chắc chắn đã cứng cáp, sẽ sống được... mới nghĩ đến chuyện khai sinh)

Nguyễn Văn Trân (Bắc Ninh)


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Văn Trân
Chức vụ
Bí thư Thành ủy Hà Nội
Nhiệm kỳ1968 – 1974
Tiền nhiệmNguyễn Lam
Kế nhiệmNguyễn Lam
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng
Nhiệm kỳ26 tháng 71960 – tháng 2,1967
6 năm, 204 ngày
Tiền nhiệmLê Thanh Nghị
Kế nhiệmLê Thanh Nghị
Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện
Nhiệm kỳ20 tháng 91955 – 26 tháng 71960
4 năm, 310 ngày
Tiền nhiệmTrần Đăng Khoa
Kế nhiệmPhan Trọng Tuệ
Tổng Thanh tra Chính phủ
Nhiệm kỳ9 tháng 91952 – 20 tháng 9,1955
3 năm, 11 ngày
Tiền nhiệmHồ Tùng Mậu
Kế nhiệmNguyễn Lương Bằng
Thông tin chung
Đảng pháiĐảng Cộng sản Việt Nam
Sinh15 tháng 121917 (97 tuổi)
Yên PhongBắc Ninh
Nguyễn Văn Trân (sinh năm 1917) là một cựu chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hà Nội, Tổng Thanh tra Chính phủ rồi Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện trong Chính phủ Việt Nam.

Khởi đầu sự nghiệp cách mạng[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 15 tháng 1 năm 1917, tại làng Phù Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.
Năm 18 tuổi, ông lên Hà Nội làm công nhân nhà in và bắt đầu tham gia các cuộc đấu tranh, tuyên truyền bảo vệ quyền lợi thợ thuyền. Do là một thành viên tích cực của phong trào công nhân, ông thường bị giới chủ tư bản đuổi việc. Ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, một tổ chức công khai của Đảng Cộng sản Đông Dương bấy giờ. Chính vì vậy, 2 năm sau, ông được kết nạp và trở thành đảng viên.
Năm 1939, Chính phủ Mặt trận Bình dân đổ, chính quyền thực dân Pháp tiến hành khủng bố thuộc địa, ông cùng các đồng chí của mình rút vào hoạt động bí mật. Vì đã từng làm nghề in, ông được tổ chức đưa ra ngoại thành bí mật in báo "Cờ giải phóng" để tuyên truyền chống Pháp. Không may, một thời gian sau đó, cơ sở in ấn này bị lộ, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam, đưa ra tòa xét xử bản án 10 năm khổ sai đày đi Sơn La tháng 7 năm 1940.
Ngày 3 tháng 8 năm 1943, ông cùng với Nguyễn Lương BằngTrần Đăng Ninh và Lưu Đức Hiểu vượt ngục ở Sơn La. Sau khi bắt liên lạc được với tổ chức, ông được phân công làm Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, sau được bầu là Bí thư Xứ ủy.[1]

Tham gia công tác Chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Khi Pháp gây hấn ở Hà Nội, ông được cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Hà Nội, Bí thư Đảng ủy Mặt trận kiêm Chủ tịch Ủy ban bảo vệ Hà nội. Với lực lượng chênh lệch, vũ khí thô sơ, thiếu thốn, lực lượng quân dân bảo vệ Hà nội phải chống lại lực lượng tinh nhuệ được vũ trang hiện đại của Pháp, cầm chân và tiêu hao quân Pháp trong gần 2 tháng là một kỳ công đáng khích lệ cho quân đội non trẻ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngày 25 tháng 1 năm 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 125/SL cử ông làm Ủy viên Nhân dân trong Ủy ban Kháng chiến kiêm Hành chính Liên khu III[2]. Không lâu sau, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu III.
Tháng 2 năm 1951, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam[3].
Ngày 15 tháng 7 năm 1951, ông được bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Phó trong Ban Thanh tra Chính phủ, thay ông Trần Đăng Ninh sang đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp[4].
Ngày 9 tháng 9 năm 1952, ông được bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam thay ông Hồ Tùng Mậu vừa qua đời.[5]
Sau khi tiếp quản miền Bắc, ông được Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện. Tháng 4 năm 1958, ông được phân công kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước[6]. Đến tháng 12 năm 1958, khi tổ chức lại Ủy ban Kế hoạch, ông làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Ông Nguyễn Duy Trinh được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm.
Từ năm 1960, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng 2 nhiệm kỳ[7]. Tháng 9 năm 1960, ông được bầu là Ủy viên chính thức Trung ương Đảng và đến tháng 1 năm 1961, ông được bổ sung làm Bí thư Trung ương Đảng[3]., kiêm Phó trưởng ban Công nghiệp Trung ương [8]
Tháng 2 năm 1967, ông được miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng, được phân công tham gia Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Từ năm 1968 đến năm 1974, ông được bầu làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.[9]
Năm 1975 ông được Trung ương cử vào miền nam làm thành viên Trung ương Cục miền nam, sau đó tham gia công tác chỉ đạo Ban cải tạo công thương nghiệp Trung ương.
Sau khi Việt Nam thống nhất, ông được bầu làm Trưởng ban Ban Ngân sách của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam[10]. Ông giữ chức vụ này cho đến ngày 29 tháng 12 năm 1978.[11]
Năm 1978 Chính phủ thành lập Viện Quản lý kinh tế Trung ương, ông được bổ nhiệm giữ chức Viện trưởng đầu tiên cho đến năm 1989.[12],[13]

Tôn vinh[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2007, ông được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Sao Vàng.[14]
Năm 2012 ông được Nhà nước trao tặng Huy hiệu 75 tuổi Đảng.[15]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]


1 nhận xét:

  1. Sinh năm 1917 sang năm Ất Mùi 2015 thì tuổi ta là 99 thôi
    VẠN THỌ VÔ CƯƠNG là đúng quá (cương sao nỗi)

    Trả lờiXóa