Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Mô hình ‘Câu lạc bộ bia tươi’ nở rộ tại Việt Nam

Vì sao mô hình ‘Câu lạc bộ bia tươi’ nở rộ tại Việt Nam?
Giá bia tại các cửa hàng này cao hơn mức giá thông thường. Trung bình 35.000 đồng cho một cốc bia và khoảng 150.000 đồng cho một món ăn. Mức giá này cao hơn nhiều so với các quán ăn vỉa hè, thông thường chỉ khoảng 10.000 đồng/cốc bia và cả bữa ăn đôi khi chỉ có giá tầm 100.000 đồng. Tuy nhiên, những beer club thường có cách bài trí sang trọng, tạo cảm giác khác biệt đẳng cấp rất nhiều so với các cửa hàng bình dân. Do đó, dù giá đắt hơn nhiều lần, chuỗi cửa hàng bia tươi vẫn phát triển mạnh và được chào đón bởi một bộ phần người tiêu dùng.
Là sự pha trộn giữa bia vỉa hè với nhà hàng bia sang trọng, các câu lạc bộ bia (beer club) đang trở thành trào lưu mới nhất thu hút tầng lớp trung lưu Việt Nam. 
Phục vụ theo kiểu “sang trọng bình dân”, mô hình câu lạc bộ bia tươi đang bùng nổ tại Việt Nam trong 2 năm trở lại đây.

“Cửa hàng có không gia rộng, thoải mái, và bia ngon”, Nguyễn Thái Lân vừa nói vừa cụng ly với hai người ngồi cùng bàn trong một cửa hàng của Vuvuzela. Kể từ khi văn phòng chuyển về quận Hoàn Kiếm, Lân là khách hàng quen thuộc của Vuvuzela – một thương hiệu có tiếng hoạt động theo mô hình “Câu lạc bộ bia tươi” tại Việt Nam.

Gần đó, Như, người mời bạn bè tới Vuvuzela để tổ chức sinh nhật cho biết, đây là lần đầu cô đến chi nhánh này. Như cho biết, ngày càng có nhiều bạn bè cô biết tới thương hiệu này.

Theo số liệu của Euromonitor, người tiêu dùng Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 4% trên tổng số 72 tỉ lít bia bình quân người châu Á tiêu thụ năm 2013. Con số này đứng thứ 3 châu lục, chỉ sau Trung Quốc (chiếm khoảng 70%) và Nhật Bản (9%).

Những khó khăn của nền kinh tế vài năm qua không làm giảm đà tăng trưởng của Vuvuzela. Thương hiệu này hiện có 9 cửa hàng tại hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Vinh, phục vụ trung bình khoảng 6.500 khách mỗi ngày. Hãng này đang chuẩn bị mở rộng sang Đồng Nai và Vũng Tàu trong thời gian tới.

“Mọi người đến Vuvuzela vừa để bàn chuyện làm ăn vừa để thư giãn. Nếu 3 năm trước, mọi người chỉ có thể chọn một là ra quán bia vỉa hè, hai là tới nhà hàng đẹp, thì nay chúng tôi tạo ra một mô hình mới kết hợp cả hai.”, Trần Hồng Vương, quản lý bộ phận của Tập đoàn Golden Gate, chủ của chuỗi cửa hàng Vuvuzela cho biết. Golden Gate là cái tên khá quen thuộc của Việt Nam khi đầu tư xây dựng hàng loạt chuỗi thương hiệu tên tuổi như Kichi-Kichi, Ashima hay Sumo BBQ.

Kể từ cửa hàng Vuvuzela đầu tiên khai trương vào năm 2011 tại Hà Nội, hàng loạt các câu lạc bộ bia tươi có mô hình tương tự đã được mở ra trên cả nước.

“Mô hình này đang bùng nổ trong 2 năm trở lại đây. Nó tạo ra một phong cách sống mới cho người Việt Nam, những người vừa thích uống bia vừa thích các món nhậu vỉa hè. Tại các câu lạc bộ bia, khách hàng được phục vụ những món ăn hợp vệ sinh hơn, nhiều loại bia hơn và nhiều hình thức giải trí hấp dẫn hơn”, Phan Vi, Quản lý bán hàng tại MOB Beer Club ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Một điểm quan trọng là những cửa hàng này sẽ tạo một bầu không khí thu hút các khách hàng sang trọng và thành đạt. Khi mở cửa hàng mới gần Biên Hòa, MOB đang cho sửa sang lại để biến nó thành một nhà hàng Việt Nam sang trọng và tinh tế.

Giá bia tại các cửa hàng này cao hơn mức giá thông thường. Trung bình 35.000 đồng cho một cốc bia và khoảng 150.000 đồng cho một món ăn. Mức giá này cao hơn nhiều so với các quán ăn vỉa hè, thông thường chỉ khoảng 10.000 đồng/cốc bia và cả bữa ăn đôi khi chỉ có giá tầm 100.000 đồng. Tuy nhiên, những beer club thường có cách bài trí sang trọng, tạo cảm giác khác biệt đẳng cấp rất nhiều so với các cửa hàng bình dân. Do đó, dù giá đắt hơn nhiều lần, chuỗi cửa hàng bia tươi vẫn phát triển mạnh và được chào đón bởi một bộ phần người tiêu dùng.


“Thu nhập trung bình của người Việt đã tăng nhanh trong vòng 15 năm qua. Những câu lạc bộ bia tươi đang tập trung vào những đối tượng năng động, đặc biệt là nam giới, thích ăn nhậu với bạn bè và đồng nghiệp”, Sean T. Ngo, giám đốc điều hành của Vietnam Franchises cho biết.

Cụ thể hơn, những chuỗi cửa hàng như Vuvuzela sẽ tập trung vào tầng lớp trung lưu Việt Nam với những trải nghiệm và mức giá cao cấp. Đây là phân khúc mà các thương hiệu Wrap & Roll, Phở 24 hay cà phê Highland hướng tới. Tương tự Vuvuzela, các chuỗi cửa hàng khác của Golden Gate cũng nhắm tới mục tiêu này. Các cửa hàng phục vụ món ăn đường phố được Golden Gate “tái định vị” trở thành những nơi cao cấp, sang trọng hơn.

Chẳng hạn, chuỗi lẩu của Golden Gate hiện có Ashima và Kichi Kichi, còn đồ nướng thì có Sumo BBQ. Gần đây tập đoàn này còn mở ra City Beer Station, cũng phục vụ bia nhưng hướng tới khách hàng thu nhập thấp hơn, sẽ có giá cả phải chăng hơn Vuvuzela. Tuy nhiên, mô hình này vẫn phải đảm bảo tạo đẳng cấp khác biệt so với bia hơi thông thường.

“Đây là ví dụ điển hình của các thương hiệu “sang trọng bình dân” – tạo cảm giác cao cấp cho tầng lớp bình dân”, Ngo cho biết.

Một yếu tố quan trọng nữa giúp các câu lạc bộ bia tươi nở rộ, đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Dù sao, bia vỉa hè vẫn tạo cho người tiêu dùng cảm giác không an toàn. Mới đây, Bộ Công Thương từng ra lệnh cấm bán bia hơi, nhưng sau đó rút lại.

Ngoài ra, không khí tại các câu lạc bộ bia tươi cũng rất thú vị. “Mọi người đến đây đều có cùng suy nghĩ và vui vẻ. Trong khi đó, nếu bạn ngồi uống bia hơi, có đủ mọi kiểu người và nó khiến cho bạn cảm giác bầu không khí rất hỗn độn, đặc biệt là khi bạn đang uống”, Lân cho biết.

http://thegioitiepthi.net/vi-sao-mo-hinh-cau-lac-bo-bia-tuoi-no-ro-tai-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét