Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Khâm phục: Những khoảnh khắc 'cô đơn' của Putin tại G20

Xem cho vui thôi, chứ tin gì đám nhà báo câu khách. Chúng chọn ra mấy cái ảnh đối kháng nhau để mua vui thiên hạ. Ông Putin nói "trong khi báo chí thế giới đưa tin sự đón tiếp dành cho ông rất lãnh đạm, nhưng không khí thực sự tại G20 rất thân mật". “Tôi lướt qua báo chí địa phương và các tờ báo khác khi tôi tới đây, có gì đó khuấy lên sự căng thẳng. Thực tế, so với những gì báo chí đưa, ít nhất trong trường hợp này, là hoàn toàn khác”. Mình thích nhìn sự bình thản của Putin (trong khi phương Tây hốt hoảng vì ông) và nhất là các bình luận cuối bài này. Cả 5 bình luận đều ủng hộ Putin và nước Nga. Thực tế chẳng nước phương Tây nào hy sinh quyền lợi của mình vì Ukraine, chúng chỉ mượn cớ đó để ngăn chặn sự lớn mạnh bất ngờ của Nga. Không có những nước như Nga ngăn chặn thì phương Tây càng tự do áp đặt luật lệ của mình lên đầu các nước đang phát triển. Chó cứ sủa, nước Nga cứ tiến.
Những khoảnh khắc 'cô đơn' của Tổng thống Putin tại G20
(TNO) Tổng thống Nga Putin đến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brisbane (bang Queensland, Úc) với nhiều sức ép. Tại đây, ông liên tục bị các lãnh đạo phương Tây chỉ trích xung quanh vấn đề khủng hoảng ở Ukraine và trách nhiệm trong thảm họa MH17.
Tổng thống Putin chịu nhiều sức ép tại G20 - Ảnh: Reuters
Những khoảnh khắc "cô đơn" của Tổng thống Putin được phóng viên ghi lại phần nào thể hiện sức ép mà lãnh đạo Nga phải đối mặt. Theo đó, một nguồn tin cho biết ông Putin dự định bỏ phiên làm việc hôm nay 16.11 tại G20. Tuy nhiên, điện Kremlin đã lên tiếng phủ nhận thông tin này.

Thủ tướng nước chủ nhà Tony Abbott nhiều lần lên tiếng yêu cầu trách nhiệm của Nga đối với cái chết của những nạn nhân xấu số nước này trong thảm họa MH17. Ông Abbott chào đón người đồng cấp Putin có phần “ít ấm áp” hơn so với những người khác. Trong khi ông tỏ ra rất thân mật với lãnh đạo Mỹ thì chỉ có một cái bắt tay xã giao với Putin.

Thủ tướng Úc Tony Abbott và Tổng thống Nga Putin - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Úc Tony Abbott và Tổng thống Mỹ Obama - Ảnh: Reuters

Không dừng lại ở đó, sau cái bắt tay, Thủ tướng Úc để Tổng thống Nga đi vào mà không hề có sự chỉ dẫn tận tình như với Tổng thống Pháp Francois Hollande.

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Úc Tony Abbott - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Úc Tony Abbott và Tổng thống Pháp Francois Hollande - Ảnh: Reuters

Khi đến tham gia chương trình “Welcome to country” bên lề Hội nghị G20, sự quan tâm đến lãnh đạo các nền kinh tế thế giới cũng thể hiển rất khác nhau giữa Nga và Mỹ. Trong khi Tổng thống Mỹ bước đến với sự chú ý của nhiều người đồng cấp thì gần như không ai để tâm đến việc Tổng thống Nga đang tới.

Tổng thống Mỹ Obama - Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Putin - Ảnh: Reuters

Bên lề Hội nghị G20, Tổng thống Nga Putin đã có các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Mỹ, Anh, Canada và Pháp. Tại những cuộc gặp này, Tổng thống Nga tiếp tục bị chỉ trích mạnh mẽ.

Tổng thống Mỹ Obama đã có thái độ mạnh mẽ khi tuyên bố rằng sự xâm lược Ukraine của Nga đã đe dọa hoà bình thế giới và Mỹ đi đầu chống lại sự xâm lược đó.

Tổng thống Mỹ Obama hết lời chỉ trích Tổng thống Nga Putin - Ảnh: Reuters

Không khí khá căng thẳng trong cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp Francois Hollande vàTổng thống Nga Putin - Ảnh: Reuters

Dù có thiện chí hàn gắn lại mối quan hệ vốn đang bị đóng băng giữa Anh và Nga; tuy nhiên trong cuộc gặp bên lề thượng đỉnh G20, Thủ tướng Cameron đã đưa câu chuyện về trách nhiệm trong vụ MH17 bị bắn hạ ra nói với Tổng thống Putin, khiến không khí khá nặng nề.

Thủ tướng David Cameron khá căng thẳng với Tổng thống Putin, Anh đe doạ tăng lệnh trừng phạt lên Nga do vấn đề Ukraine - Ảnh: Reuters

Thủ tướng Anh tỏ ra khá thoải mái và vui vẻ với người đồng cấp Úc - Ảnh: Reuters

Trong các cuộc hội nghị lớn, một trong những nghi thức không thể thiếu là chụp hình tập thể. Việc “giữ khoảng cách” với Tổng thống Nga Putin cũng đã được thể hiện trong tấm hình chụp chung với các lãnh đạo tại G20 khi ông đứng ở mép ngoài cùng.

Tổng thống Putin, một trong Top 3 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất thế giới đứng ở bìa trái trong ảnh chụp chung lãnh đạo các nước và các tổ chức tham dự Hội nghị G20 tại Úc - Ảnh: Reuters
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141116/nhung-khoanh-khac-co-don-cua-tong-thong-putin-tai-g20.aspx
BẠN ĐỌC PHẢN HỒI - 
Nguyễn Nam (8/32 Sơn Tây, Ba Đình, Hà Nội) - 1 giờ trước
Nói tóm lại dù chiến tranh lạnh kết thúc phương tây vẫn luôn muốn làm suy yếu nước Nga. Tổng thống Nga hiện nay luôn là con người hết lòng vì tổ quốc Nga. Mọi việc làm hiện nay của phương tây giống hệt kịch bản chiến tranh lạnh. Chỉ có tổng thống Putin mới làm Nga mạnh mẽ và vượt qua được kẻ thù hiện nay. thu gọn
Tran thach - 1 giờ trước
Thế giới ngày nay rơi vào thảm cảnh: Lấy thịt đè người. Chuyện MH17, tôi đã bình luận từ trước; ở đây chỉ muốn nói thêm: vì sao bây giờ Mỹ và đồng minh lại xới lên và đổ lỗi cho Nga? Phải chăng các bằng chứ giả đã hoàn chỉnh sau một thời gian dài người đạo diễn hoàn thiện kịch bản? Chân lý sẽ thuộc về số đông? Phải chăng cái vô lý nói mãi và nhiều người ủng hộ sẽ trở thành chân lý? Tối rất coi thường kẻ nào tát nước theo mưa, a dua theo kẻ mạnh, theo số đông. Dĩ nhiên khi bị đánh hội đồng thì không què cũng thành tật. Ôi thế giới thật điên loạn. thu gọn
Hoàng - 2 giờ trước
G20 chẳng qua là sân nhà của phương tây thôi.
Hữu Lê (tp Huế) - 1 giờ trước
Ngoại trừ ông Tập, ông Putin phải đối chọi với 18 nguyên thủ quyền lực nhất thế giới ở các mức độ khác nhau. Nước Nga nói chung, ông Putin nói riêng đang ở thời kỳ "tiến thoái lưỡng nan" trước một thế giới đầy biến động. Thế giới không nên cô lập nước Nga, nước Nga là cường quốc hạt nhân, là cường quốc quân sự và không hẳn tất cả các nước trên thế giới đều đồng tình cô lập nước Nga, dồn người Nga vào chân tường lợi bất cập hại. thu gọn
nguyễn hoàng thanh - 27 phút trước
Đúng là kẻ mạnh thích làm gì thì làm, Mỹ và đồng minh muốn lãnh đạo thế giới còn Nga bản thân đã từng là siêu cường không thể theo kẻ khác được do đó phải tự khẳng định sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình để tìm lại quá khứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét