Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Nên để dân góp tiền để xử lý nợ xấu?

Nên để dân góp tiền để xử lý nợ xấu?
TTO - Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết ở Hàn Quốc trước đây xảy ra khủng hoảng tài chính, người ta coi nợ xấu là vấn đề của xã hội nên đã kêu gọi người dân góp tiền giải quyết.
Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Ảnh: TTO
Sáng 1-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế và thảo luận về nội dung báo cáo này. “Việc đạt được mục tiêu bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế vào năm 2015 là hết sức khó khăn, kết quả này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020” - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu - trưởng đoàn giám sát, khẳng định.

Theo nghị quyết của Quốc hội, trong 2-3 năm đầu của giai đoạn 2011-2015 tiến hành khởi động mạnh mẽ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, 2-3 năm tiếp theo bảo đảm hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững.

Tuy nhiên, kết quả giám sát cho thấy còn ngổn ngang những việc chưa làm được, ở nhiều lĩnh vực tái cơ cấu chưa đạt yêu cầu.

Ví dụ, “Cơ chế chính sách chưa đủ mạnh để thu hút nguồn lực từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài tham gia vào khu vực công có sinh lời. Đầu tư vào công nghệ cao, vào những ngành có khả năng dẫn dắt chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình, dự án thấp vẫn chưa được xử lý triệt để”.

“Tiến độ thực hiện tái cơ cấu DNNN chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá, nhất là phân bổ lại nguồn lực và phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại phù hợp với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Tiến độ thoái vốn còn chậm, tổng số tiền thu về còn thấp so với yêu cầu, phần lớn các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp, một số thua lỗ nên khó thu hút được nhà đầu tư” - ông Giàu nói.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - thừa nhận nợ xấu và sở hữu chéo là hai vấn đề rất quan trọng phải xử lý trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

“Ở trên thế giới thì sở hữu chéo là bình thường, vấn đề là mức độ và khả năng kiểm soát đến đâu” - bà Hồng nói.

Bà cho biết Ngân hàng nhà nước đang từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế cho tổ chức và hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, phấn đấu năm 2015 phải có 10 ngân hàng đạt chuẩn Basel 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý bức xúc khi đọc cả bản báo cáo mà “không thấy dòng nào nói về trách nhiệm”.

Ông Lý đề nghị phải phân tích thật cụ thể, ví dụ công ty mua bán nợ xấu hoạt động thế nào, thiếu cơ chế gì, tại sao mua 56.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng mới bán được có 1.600 tỷ.

“Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?” - ông Lý gợi mở.

(Tuổi trẻ)

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141001/dan-gop-tien-de-xu-ly-no-xau/652834.html

  • Khoai 14:59 01/10/2014
    Tôi thấy ở Hàn Quốc người ta coi nợ xấu là của toàn xã hội, nên kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Chúng ta có học tập được không?” - ông Lý gợi mở.
    Ông nằm mơ à? Chính phủ của họ làm gì cũng minh bạch, nợ xấu một phần do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Còn ở Việt Nam do lợi ích nhóm, tham nhũng, quản lý lỏng lẻo, tư túi cá nhân... Đến cái giá xăng mà cứ lằng nhằng mãi không minh bạch được sao đòi hỏi yêu cầu dân trợ giúp?
  • Đỗ Quang Đán 16:06 01/10/2014
    Tư duy của các quan chức xứ ta thế này thì nguy quá! Sao các vị có thể nghĩ bắt dân góp tiền vàng để giải quyể nợ xấu nhi? Các vị nhìn lại coi nợ xấu ai sinh ra? Chính việc để cho các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế đầu tư ra ngoài ngành, mua sắm thiết bị đôn giá, đẩy giá mới thành cái cục máu đông của nợ xấu. Bao vụ khui ra chỉ thu về hơn 10% thì gần 90% nằm ở túi ai?
  • Mr Bui 15:42 01/10/2014
    Xin lỗi ông! Nợ xấu cũng như nợ công xin mời các ông bắt các quan tham trả, không có chuyện người dân chúng tôi trả đâu. Tôi xin khẳng định nếu các ông chống tham nhũng tốt thì 90 tỷ đôla nợ công không khó để trả nợ đâu!
  • Dân Đen 16:10 01/10/2014
    Tại sao nợ xấu do NH tạo ra lại đổ lên đầu dân chúng? Dân là " cái thùng không đáy " hay sao mà mọi thứ đều đổ lên đầu họ vậy?
  • Dương Công Quý 15:01 01/10/2014
    Tình trạng các quan chức thi nhau tham nhũng dẫn đến làm kiệt quệ nền kinh tế, dân chúng thì đời sống vô cùng khó khăn, cơm không có ăn. Sao các ông không nghĩ đến việc thu hồi các tài sản tham nhũng cũng như các biệt thự nhiều tỉ đồng của các quan chức để giải quyết nợ xấu mà lại nghĩ đến việc bắt dân đống góp.
  • Nguyễn Phúc Thọ 15:54 01/10/2014
    Trước hết hãy triệt để chống tham nhũng bằng cách buộc các quan chức lĩnh lương vài trăm đô mà xây nhà cả triệu đô. Những kẻ tham nhũng này là đầu mối của những món nợ xấu đấy.
  • Nguyễn Minh Hiếu 15:06 01/10/2014
    Để thực hiện được thì dân cần phải biết nợ xấu là nợ như thế nào. Vì trình độ chung không phải ai cũng biết nợ xấu là gì. Họ chỉ cần biết nợ là số tiền vay mượn đâu đó và nếu họ không sử dụng tiền đó thì không có trách nhiệm trong việc phải góp tiền hoàn trả. Nếu chúng ta thực hiện điều này thì cần phải làm rõ các vấn đề. Đặc biệt là tiền góp vào trả nợ có được trả nợ hay không hay lại chảy vào túi các vị tham ô! Lòng dân lại càng phẫn nộ!
  • Anh Nam 15:46 01/10/2014
    Nợ xấu từ đâu ra? Sao lại kêu gọi người dân đóng góp tiền, vàng để giải quyết nợ xấu. Cứ xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan cho dân thấy; rồi hãy kêu gọi đến người dân.
  • tôi nhận thấy chuyện nợ xấu tại NH là bắt nguồn từ nợ xấu tại các DN. Các DN đang nợ chồng chéo lẫn nhau. Trong đó NS nợ về XD là rất lớn. Nhưng không thấy ai mổ xẽ vấn đề này.
    Tôi thấy trước mắt cần tháo gở nhanh việc NS trả nợ cho DN & bù chi phí lãi suất.
    Liệt kê tất cả công nợ ( tổng điều tra của nhà nước) & có giải pháp cấn trừ công nợ như trước đây ta đã làm.
    Sau cùng mới thực hiện mua bán nợ.
    kế đến mới kêu gọi sự đóng góp của dân.

8 nhận xét:

  1. Khẳng định tay này bị khùng hoặc bẩm sinh đần độn!

    Trả lờiXóa
  2. Thằng nào gây ra nợ xấu thằng ấy đi mà trả .

    Trả lờiXóa
  3. người dân chỉ trả nợ xấu khi những kẻ trực tiếp và gián tiếp gây ra nợ xấu phải đền tội và thu hôi hết tài sản của chúng. khi chính phủ hoàn toàn bất lực và khi người dân họ tin rằng số tiền họ bỏ ra hoàn toán được sự dụng vào mục đích co ích , hiệu quả và giúp đất nước phát triển tốt hơn, chứ nói thật bây giờ mà góp tiền vào chỉ tổ cho chúng nó xơi , em chẳng dại

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  5. Nỗi buồn đất nước: sao đời lại có những THẰNG như vzậy ???
    Chúng nó ăn ốc, bắt dân đi đổ vỏ !
    ... Não trạng tụi này luôn nghĩ dân rất nhiều tiền ... phải đóng góp thôi ! Cứ về các phường xã mà coi, chúng nó đặt đủ loại phí để bắt dân nộp ...

    Trả lờiXóa
  6. Chấp nhận trả thay nếu đủ các tiêu chí sau:
    1. Minh bạch hóa hết các khoảng thu chi.
    2. Thu lại hết tài sản tham nhũng của những tên lãnh đạo.
    3. Quy trách nhiệm cá nhân cho những ai làm ăn thua lỗ.
    4. Cải cách thể chế, bảo đảm vận hành kinh tế thị trường chuẩn mực.
    Còn không thì đừng hòng.

    Trả lờiXóa
  7. Phát hành " Công trái trả nợ xấu cho Tổ Quốc" toàn dân "bắt" phải hưởng ứng tùy theo từng thành phần kinh tế. Đại gia nhiều nhất ....rồi đễn công nhân, cửu vạn bốc vác, xe ôm ít nhất là xong!!! "Hợp ý Đảng lòng dân, và được toàn thể nhân dân đồng lòng nhất trí".
    Bài này em học thuộc lòng.

    Trả lờiXóa
  8. Nợ xấu do chúng mày gây ra, bây giờ lại bắt dân tră nợ cho chúng mày.Thằng Phan Trung Lý đang tìm cách lật đổ chế độ tươi đẹp của nhà nước ta đây.

    Trả lờiXóa