Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

TS. Thiên: “Tái cơ cấu cần cách tiếp cận phi thường!”

Đọc bài này thấy buồn cười quá. Thứ nhất, TS Thiên kể lể hàng chục nguyên nhân vì sao tái cơ cấu chậm; đúng là nguyên nhân kiểu quả mít chi chít gai. Cái chúng ta cần là TS chỉ ra 1 nguyên nhân duy nhất, là nguyên nhân cốt lõi, nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Thứ hai, các nguyên nhân TS Thiên kể ra đều đều không phải là bản chất, mà chỉ là hậu quả của thể chế kinh tế - chính trị độc tài tham nhũng, ở đó không có vai trò tối thượng của luật pháp (không ai muốn và làm việc theo đúng pháp luật) mà chỉ có vai trò của các nhóm lợi ích đang xung đột nhau, lái và chia cắt nền kinh tế theo lợi ích của từng nhóm. Thứ ba, vì chỉ không đúng nguyên nhân nên kiến nghị "cá nhân phải tự chịu trách nhiệm" chỉ là trò đùa. Cá nhân đâu có thực quyền để phải tự chịu trách nhiệm ? Thử hỏi Thủ tướng có thực quyền không ? Thủ tướng đã đưa ra Thông điệp 2014 rất hoành tráng với những lời hứa hẹn đây ấn tượng về cải cách thể chế; về tạo điều kiện để dân chúng tiếp cận mạng thông tin toàn cầu nhằm mở rộng tự do, dân chủ, tiếp cận thông tin; về gói kích cầu nông nghiệp, nông thôn và nông dân... nhưng vì lợi ích riêng nên Thủ tướng có thực tâm muốn làm không hay chỉ giả vờ nói lấy lòng dân ? Có dám làm không ? Có đủ thẩm quyền làm không ? Và quan trọng nhất: Có được Bộ Chính trị cho phép làm không ? Xem thêm "Thông điệp đầu năm của TT Dũng được thực hiện đến đâu ?". Trong bối cảnh lãnh đạo tập thể với lợi ích xung đột gay gắt và lòng tham vô đáy hiện nay, đúng là “Tái cơ cấu cần cách tiếp cận phi thường!”, và đã đòi hỏi phi thường khi không có người lãnh đạo phi thường thì có nghĩa là không làm được tái cơ cấu.
TS. Trần Đình Thiên: “Tái cơ cấu cần cách tiếp cận phi thường!”
Không có cách tiếp cận phi thường thì không thể tái cơ cấu được, bởi nguồn lực thì yếu, trong lúc khó khăn thì lại xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều nhau.
PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam
Vì sao chậm? Mở đầu phần bình luận tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đặt câu hỏi: Tái cơ cấu vì sao chậm? Chậm như vậy liệu có đúng không? Chậm mà đúng thì tội gì phải gấp gáp?...

Theo ông Thiên, tái cơ cấu nền kinh tế hiện khá chậm, bởi nguồn lực thì yếu, trong lúc khó khăn thì lại xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều nhau …

Bên cạnh đó, chậm vì chúng ta có xu hướng đánh giá thấp nguy cơ, ví dụ vấn đề nợ xấu không phải bài toán dễ nhưng lại muốn giải quyết trong vài ba năm…Hoặc như đầu tư công, hiện việc phân bổ đầu tư công đang méo mó như thế mà muốn tái cơ cấu ngay…

Đặc biệt, trong khi ngành công nghiệp hỗ trợ yếu kém, nói đúng hơn là không có công nghiệp hỗ trợ nhưng xu hướng đầu cơ lại len lỏi mọi ngõ ngách của nền kinh tế.

Nguyên nhân thứ hai được ông Thiên đưa ra là do chúng ta không đánh đúng nguyên nhân.

“Quan trọng hơn là chúng ta không tôn trọng cơ chế thị trường. Tái cơ cấu ở Việt Nam vẫn chưa đụng đến mô hình tăng trưởng, trong khi đây chính là cốt lõi của kịch bản tái cơ cấu”, ông Thiên khẳng định.

Ngoài ra, cũng theo ông Thiên, có nhiều lý do khiến tiến trình tái cơ cấu diễn ra chậm như: Thiếu kết cấu hạ tầng, cơ chế cạnh tranh và năng lực cơ bản khác như: Cấu trúc doanh nghiệp, nhân lực, tính liên kết hội nhập….

Không những thế, quy mô doanh nghiệp ngày càng nhỏ đi, số lượng doanh nghiệp hy sinh tăng lên, thậm chí cả những doanh nghiệp có quy mô lớn, có sức chịu đựng trước khó khăn.

“Việc duy trì một mô hình tăng trưởng lệch, mô hình cứ thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, mô hình dựa vào vốn dễ hay nói đúng hơn là mô hình tăng trưởng đánh đổi với lạm phát. Cho nên dẫn tới cơ cấu trói doanh nghiệp trong nước bởi lúc nào cũng phải đương đầu với lãi suất cao, giúp cho doanh nghiệp nước ngoài có thêm nhiều ưu ái hơn so với doanh nghiệp trong nước”, ông Thiên phân tích.

Một vấn đề nữa theo ông Thiên, tái cơ cấu chậm chính là do cơ chế cạnh tranh yếu. Không những thế, đã yếu nhưng lại dành đặc quyền cho 1 khu vực; không khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia vào chuỗi tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đặc biệt, “cách tiếp cận rất phi thị trường, kiểm soát giá cả, gây méo mó giá cả… khuyến khích những ông kém vào chứ không phải ông mạnh vào khiến cho tiến độ tái cơ cấu chậm lại”, ông Thiên khẳng định.

Mặt khác, việc không làm rõ cơ chế thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường cũng là một nguyên nhân khiến tái cơ cấu chậm chạp.

Ông Thiên phân tích: “Đó là cơ chế xin cho, doanh nghiệp nhà nước vẫn là chủ đạo như trước. Hoặc vẫn ưa thích can thiệp hành chính kể cả khi đã gia nhập WTO. Thậm chí, để ứng phó khó khăn thì lại toàn gia tăng các biện pháp hành chính…”

Cá nhân phải tự chịu trách nhiệm?

Theo ông Thiên, đã đến lúc thể chế cần áp đặt mạnh mẽ việc cá nhân phải tự chịu trách nhiệm, thậm chí phải có thái độ chủ động chịu trách nhiệm với những việc mình làm.

Cách tiếp cận nhà nước để xoay chuyển được tình hình phải gắn với trách nhiệm cá nhân. Một ví dụ được vị chuyên gia này đưa ra nổi bật là việc giảm giờ nộp thuế của doanh nghiệp mới đây.

Vị chuyên gia này khẳng khái, phải có tư duy đánh đổi, ví dụ như Bộ trưởng Thăng với lệnh “nếu không cổ phần hóa được thì từ chức” dành cho lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành.

Theo ông Thiên, điểm đột phá của nhà nước chính là việc phân công chức năng trên cơ sở gắn với trách nhiệm cá nhân trên cơ sở chế tài mạnh mới tái cơ cấu được.

Đồng thời, cách làm phải triệt để và phải áp đặt được đối với các đối tượng phải tái cơ cấu và cả những thành phần tham gia vào nền kinh tế có liên quan.

Bởi lẽ, ông Thiên cho rằng, cơ cấu kinh tế ngày càng sai lệch nghiêm trọng do tính chất phi thị trường tăng nặng sau khi nền kinh tế gia nhập WTO, do xu hướng kiềm chế các quá trình thị trường.

“Chúng ta cứ hô hào tái cơ cấu nhưng giá đất vẫn thế, tỷ giá vẫn vậy, kiểm soát giá cả vẫn không hợp lý, can thiệp thị trường… Cổ phần hóa nhà nước nhưng nhà nước vẫn cố giữ cổ phần chi phối, cố giữ cơ chế quản lý kinh tế cũ, không muốn thay đổi cơ chế quản trị doanh nghiệp, nguồn lực… thì không thể có kết quả được”, ông Thiên khẳng định.

Đặc biệt, kế hoạch cổ phần hóa đang rất gấp rút với mục tiêu “đầy tham vọng”, tuy nhiên, dù muốn thoái vốn ngoài ngành nhanh nhưng lại không muốn bán ra ngoài thị trường, khái niệm theo giá thị trường không được áp dụng.

“Cứ mãi sợ thất thoát tài sản của nhà nước, nhà nước vẫn muốn chiếm đa số thì ai muốn mua? Nợ xấu phải được mua bán bằng tiền tươi thóc thật nhưng hiện vẫn chưa thực hiện được cho nên làm khổ cả các ngân hàng và cả VAMC”, ông Thiên thẳng thắn.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đề xuất, tái cơ cấu hiểu theo nghĩa mở rộng đang xuất hiện nhiều động thái quan trọng theo 2 tuyến: Thị trường và cách tiếp cận của nhà nước.
Đối với tuyến thị trường, ông Thiên cho rằng, cần phải tạo sự cạnh tranh công bằng và hệ thống giá theo thị trường, hiện đã có thay đổi nhưng hiện rất chậm như: Giá đất, tỷ giá hối đoái,…

Ông Thiên đề xuất, với doanh nghiệp nhà nước, nếu muốn bán phải bán gần hết cổ phần đi, nhà nước không nên giữ quá nhiều cổ phần. Muốn bán nhanh mà quyền lực người mua không có thì chắc chắn không thể bán được.

Theo ông Thiên, bộ máy, cá nhân phải tự chịu trách nhiệm và phải chịu trách nhiệm được. Thay đổi tỷ lệ sở hữu của nhà nước trên nền giá thị trường, cách tiếp cận đó sẽ đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét