Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Ông Mãn đã làm hư cán bộ TTH như thế nào?

Ông Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế như thế nào?
Hồ Xuân Mãn làm bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng 2 nhiệm kỳ, cho nên dân Huế nói đến Hồ Xuân Mãn là đụng tới quyền lực và tiền. Nổi tiếng nhất là vụ Hồ Xuân Mãn dùng quyền để làm báo cáo xin phong tặng AHLLVTND. Tất cả có 17 thành tích thì 8 thành tích cướp công đồng đội, 7 thành tích khai khống. Khi đưa về huyện để làm thủ tục, người ký không được đọc, chỉ ký thôi, ký xong không được để lại bản lưu.
Ở cấp tỉnh, thường vụ tỉnh ủy, cũng sợ Mãn nên phải làm theo, hội đồng thi đua khen thưởng của tỉnh không họp cũng được chỉ đạo làm biên bản và tờ trình… vi phạm các quy định của Luật thi đua khen thưởng. Có người còn ký xác nhận vào thành tích gian dối của Mãn dù họ không biết gì về thành tích của Mãn.

Bản chất của Mãn là độc đoán, gia trưởng, bản vị, tham lam, háo sắc. Khi nắm quyền cao nhất tỉnh, ông dùng quyền của mình làm hư hỏng cán bộ Thừa Thiên Huế, chỉ dùng họ hàng và những kẻ xu nịnh mình. Bà Hoàng Thị Cam vợ ông là một ví du. Bà là du kích trong kháng chiến chống Mỹ, sau giải phóng làm mậu dịch viên của công ty thương nghiệp Hương Điền, trình độ văn hóa chưa học hết tiểu học, vì thế phải nghỉ chế độ 176. Vậy mà, ông Mãn dùng quyền lực làm chế độ hưu trí và đưa vợ trở thành thành viên Ban sáng lập trường Trung học Nguyễn Đình Chiểu, và làm Chủ tích hội đồng quản trị của Công ty lâm nghiệp 1 tháng 5 do Hoàng Bàng làm giám đốc.

Còn Hồ Xuân Phán, em ruột Mãn, trong chế độ cũ là đoàn viên nhân dân tự vệ, cùng cha là Hồ Bàng làm toán trưởng bình định cầm súng chống lại cách mạng. Thành tích lớn đến nỗi chính quyền Thiệu tặng cho ông Hồ Bàng một chiếc máy cày. Được các chiến sĩ cách mạng ở Phong An đưa Phán lên rừng làm du kích. Hòa bình Phán về làm bưu điện, năm 1995 được bổ nhiệm làm Trưởng phòng Bưu điện huyện Phong Điền, dẫu chưa học xong chương trình cấp II. Muốn cho em mở mặt, Mãn đã đưa ông Phán lên làm Bí thư Đảng ủy Bưu điện tỉnh kiêm Trưởng phòng tổ chức rồi về làm Giám đốc Sở thông tin truyền thông, dù chẳng có chút chuyên môn nghiệp vụ gì? .

Vụ ông Hồ Xuân Mãn đứng ra lo cho thông gia là Giám đốc cảng Thuận An thoát tội khi cho chiếc tàu 06 sang Trung Quốc buôn lậu, tàu chìm gần 10 người chết…làm dư luận bức xúc. Con rể ông Mãn tên là Phương tốt nghiệp đại học không xin được việc làm, được cha cho xuống cảng làm việc. Trở thành con rể, ông Mãn cho Phương về Phòng Kế hoạch Tài vụ Sở giao thông Vận tải, lên phó phòng, trưởng phòng rồi Phó giám đốc Sở… bằng những “thủ thuật” tinh vi. Có quyền trong tay, lại có ô dù, Phương trở nên cao ngạo không coi ai ra gì. 

Mất uy tín ở Sở giao thông Vận tải, ông Mãn dùng quyền “điều” con rể ra làm chủ tịch huyện Hương Trà. Thời gian làm chủ tịch huyện ở đây, con rể ông Bí thư vi phạm nhiều vụ việc về đất đai gây hậu quả nghiêm trọng đến nay giải quyết chưa xong. Đã không bị kỉ luật, Phương được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị cho bước tiến cao hơn. Trước khi về hưu, ông Mãn tổ chức quy hoạch và cơ cấu cán bộ, đưa con rể vào diện quy hoạch cán bộ nguồn, hiện đang học lớp đào tạo cán bộ nguồn chiến lược ở Trung.

Ở Thừa Thiên Huế có nhà hàng Hồ Văn Minh tại Phú Thượng, huyện Phú Vang (cha Minh là đại úy ngụy). Tại đây, khi nhậu nhẹt đã đời, ông Mãn đã ôm hôn một cô gái phục vụ trong nhà hàng, bị cô gái ấy cho ăn một cái tát nổ đom đóm mắt… báo chí lên tiếng ầm ĩ. Để mua sự im lặng ông Mãn đã cho tay chân tới tận nhà cô gái đưa cho cô một khoản tiền lớn để cô chuyển vào Lâm Đồng, đồng thời cấp cho Hồ Văn Minh 2 miếng đất, một mảnh gần 3.000 mét vuông và một mảnh gần 8.000 mét vuông, toàn loại nhất đẳng điền ở thôn Giáp Nhì, xã Hương Vân, Hương Trà để Minh xây dựng khu dịch vụ Massage, karaoke và hoạt động kinh doanh.

Có quyền trong tay, ông Mãn làm nhiều việc bất chấp nguyên tắc, chỉ đạo Sở công an phong cho Trần Công Phú là con cô, con cậu quân hàm đại úy, và đề bạt làm Phó phòng an ninh. Ngồi chưa ấm chỗ, ông Phú được đề bạt làm Phó Giám đốc Sở ngoại vụ dù không biết ngoại ngữ. Rồi trường hợp của Nguyễn Viết Hoạch, có ông nội là lý trưởng gian ác, cha là thành viên tích cực Đảng Cần lao của Diệm, chú là cảnh sát ngụy có nợ máu… Vậy mà ông Mãn đã cho Hoạch về Phong Điền đưa lên làm chủ tịch huyện. Tại đây, ông Hoạch dùng vốn vay để hỗ trợ người nghèo trồng rừng cảu vB và JBIC và 3.204 héc-ta rừng giao hết cho hàng ngũ cán bộ huyện cùng ê kíp và bà con của mình. Để che chở cho Hoạch, ông Mãn lại điều Hoạch lên làm Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, kiêm Cục trưởng Cục Kiểm lâm. Dân gọi đây là vụ Hồ Xuân Mãn đưa tên “địa tặc” huyện lên làm “lâm tặc” tỉnh.

Chuyện Huỳnh Ngọc Sơn được sự nâng đỡ của Hồ Xuân Mãn, làm Phó phòng rồi Trưởng phòng thuế đến nay dư luận còn râm ran. Để trả ơn, biết ông Mãn thích đánh bạc, Sơn mở sòng bạc tại nhà, rồi cung cấp tiền cho ông Mãn chơi. Được phong Cục trưởng Cục thuế Huỳnh Ngọc Sơn có nhiều sai phạm trong quản lí thuế, làm thất thoát tới 70 tỉ đồng. Không những không bị kỉ luật Huỳnh Ngọc Sơn được đề bạt làm Giám đốc Sở Tài chính rồi vào tỉnh ủy. Hay như Nguyễn Hữu Trân còn được Mãn trước giải phóng chỉ là một anh thợ mộc mới học xong cấp II, là liên toán trưởng nhân dân tự vệ, được chính quyền ngụy đánh giá là một người lính tin cậy. Sau giải phóng, làm thế nào Nguyễn Hữu Trân trở thành cán bộ cốt cán của phường Thuận Hòa, rồi được bầu làm bí thư. Dưới bàn tay “đạo diễn” của Bí thư Tỉnh ủy , ông Trân làm Phó Giám đốc Sở Thương mại, kiêm Cục Trưởng Cục Quản lí thị trường, không lâu sau ngồi vào ghế Phó Chủ tịch tỉnh, Tỉnh ủy viên Trưởng ban Quản lí các khu công nghiệp của tỉnh..

Chuyện Hồ Xuân Mãn dùng quyền lực với danh nghĩa là luân chuyển cán bộ làm nhiều người không dám đấu tranh gì cả, thậm chí còn thỏa hiệp để cùng hưởng lợi… Vì vậy, nói Hồ Xuân Mãn đã làm hư hỏng đội ngũ cán bộ ở Thừa Thiên Huế là do thế.

Nguyễn Quang Hà
(Người Cao tuổi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét