Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Thủ tướng có thực muốn nghe phản biện của trí thức?

Hôm qua đọc tin Thủ tướng khẳng định "Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học", mình thấy buồn cười vì nhớ đến một trong những việc đầu tiên khi ông nắm chức thủ tướng là giải thể Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, tiếp đến là ra quyết định 97. Tại mục Điều 2, Mục 2 của Quyết định 97 có nội dung quy định các cá nhân thành lập các tổ chức khoa-công nghệ: “Chỉ hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ…”; trong khi Điều 60 của Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác” mà không đặt ra những ràng buộc gì. Hy vọng bối cảnh khó khăn của đất nước hiện nay đã làm cho Thủ tướng nhận ra cần có sự thống nhất giữa phát ngôn và hành động.
Thủ tướng có thực muốn nghe phản biện của trí thức?
Nếu bây giờ Thủ tướng kêu gọi giới trí thức phản biện và chính phủ lắng nghe thì quyết định 97 có còn hiệu lực nữa không? Chính phủ có công khai bãi bỏ kỉ luật cho tiến sĩ Nguyễn Quang A hay không? Nếu quyết định 97 còn được duy trì thì lời nói của Thủ tướng chỉ là mua vui mà thôi.
Thủ tướng: Phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận 
dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý. Ảnh Vnn
Trong buổi làm việc với Hiệp hội khoa học Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có nhấn mạnh: “Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn”. Nếu đúng như thế thì quan điểm của Thủ tướng đã thay đổi hoàn toàn.

Trước đây chính quyền nhà nước đã gây sức ép cho viện Nghiên cứu phát triển IDS do tiến sĩ Nguyễn Quang A và giáo sư Hoàng Tụy lãnh đạo. Viện IDS quy tự nhiều trí thức có tâm huyết và có nhiều phản biện hết sức khoa học. Thế nhưng chính phủ đã cho ban hành Quyết định 97/2009/QĐ-TTg nhằm quản lý chặt các ý kiến phản biện.

Tự nhận thấy IDS không có cơ hội hoạt động trong một môi trường như thế, các vị lãnh đạo IDS đã tự giải thể viện.

Hành động giải thể viện IDS được chính phủ nhìn nhận như một hành động phản kháng, chống đối quyết định của lãnh đạo cao cấp. Phía chính phủ đã có ý kiến kỉ luật ông Nguyễn Quang A, chính Thủ tướng có nhắc lại ý kiến này.

Vụ việc này đã được GS Ngô Bảo Châu từng nhận xét: "Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở"

Nếu bây giờ Thủ tướng kêu gọi giới trí thức phản biện và chính phủ lắng nghe thì quyết định 97 có còn hiệu lực nữa không? Chính phủ có công khai bãi bỏ kỉ luật cho tiến sĩ Nguyễn Quang A hay không?

Nếu quyết định 97 còn được duy trì thì lời nói của Thủ tướng chỉ là mua vui mà thôi.

FB Quê Choa
(Quê Choa)

1 nhận xét:

  1. Muốn nghe phản biện phải có TẦM có TÂM chứ anh 3 X chỉ có TIỀN có TIÊN thôi .

    Trả lờiXóa