Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

'Hòa giải dân tộc' qua sự kiện Khánh Ly?

'Hòa giải dân tộc' qua sự kiện Khánh Ly?
Ca sỹ Khánh Ly đã bay từ Mỹ về Sài Gòn hôm 28/7 để chuẩn bị cho hai chương trình biểu diễn vào hai tối 02/08 ở Hà Nội và 08/08 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai trong vòng vài tháng bà trở lại Việt Nam.

Ca sỹ nổi tiếng với các ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn lần đầu tiên về nước biểu diễn hồi tháng 5/2014 sau gần 40 năm sống ở Mỹ, làm dấy lên phản ứng trái ngược cả từ trong nước và cộng đồng hải ngoại. Bình luận về sự kiện bà được chính phủ Việt Nam cấp phép biểu diễn, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từ Huế cho rằng đây là sự kiện văn hóa “quan trọng để chứng tỏ sự đổi mới của Việt Nam".

“Thứ hai là cũng thực hiện trên tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc. Thứ ba nữa là chính quyền Việt Nam có trách nhiệm với Việt kiều, với người Việt Nam muốn về phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân thì cái đó rất quý, rất tốt. Đó là một tin hết sức có ý nghĩa,” tác giả từng tham gia viết sách về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nói.

Trả lời BBC Tiếng Việt từ Huế hôm 28/07 về việc liệu đây có phải là chính sách mềm mỏng hơn nhằm nối lại khoảng cách giữa người trong nước với người ở nước ngoài, đặc biệt là những người đã ra đi từ thời chiến tranh, ông cho rằng, “về phương diện chính trị, còn những mâu thuẫn mà còn lâu mới giải quyết được, nhưng nó sẽ teo dần. Nhưng lấy văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật để mà người Việt Nam gần gũi với nhau, chung sống với nhau là rất cần thiết.”
Ông giải thích, “trước kia phía Việt Nam Cộng hòa bị gọi là bên thua cuộc, cũng có nỗi uất hận còn bên này là người thắng cuộc lại xây dựng đường lối chính trị chủ nghĩa xã hội thành ra nhiều người họ không thích, họ không chấp nhận, họ không theo chủ nghĩa xã hội nên có sự mâu thuẫn.

“Bây giờ ở Việt Nam, chữ chủ nghĩa xã hội cũng chỉ để mà gọi thôi, còn thực sự đó là đất nước kinh tế thị trường.”

Thù lao 'xứng đáng'


Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hát trong đám cưới của ông Nguễn Đắc Xuân với bà Võ Thị Cẩm Tú năm 1976

Truyền thông Việt Nam hồi tháng Năm đưa tin buổi biểu diễn duy nhất của ca sỹ Khánh Ly tại nhà hát lớn Hà Nội hôm 09/05 đã 'cháy vé', cùng với đó là tin tức về mức thù lao cao kỷ lục được dành cho Khánh Ly.

Nhà bình luận về văn hóa Việt Nam cho rằng, việc Khánh Ly được trả thù lao cao là hoàn toàn đáng hoan nghênh do tài năng của cô, và “nếu thương mại đóng góp cho nghệ thuật thì thương mại đó là chân chính”.

“Nếu cô về mà quần chúng họ hoan nghênh thì chuyện thu nhập là xứng đáng, là thành tựu cô phải đạt được thôi.

“Ở đây là 90 triệu dân, còn ở ngoài đó cũng đông mà đâu phải dễ dàng để biểu diễn được liên tục để có thu nhập tốt. Đối với tôi, nếu vì kinh tế mà cô về thì cũng cứ tốt thôi.”

Ông Nguyễn Đắc Xuân từng nhiều lần tiếp xúc với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và có loạt bài viết về cố nhạc sỹ Phạm Duy, nhận xét các ca sỹ cùng thời với ca sỹ Khánh Ly như Thái Thanh nay đã không thể hát nữa, còn ca sỹ Lệ Thu cũng đã yếu.

“Khánh Ly dù sao đi nữa, tuy vừa rồi tôi không theo dõi trực tiếp ở Hà Nội mà qua băng thì tôi thấy là cũng đã yếu, nhưng vẫn còn có thể bởi những bài nhạc Trịnh Công Sơn đã vô máu huyết của Khánh Ly rồi nên cô vẫn hát ra, vẫn là người được ngưỡng mộ.

"Theo tôi thì nhạc Trịnh Công Sơn còn sống mãi mãi, nó là loại nhạc tâm linh, làm cho người đến một thế giới khác. Khánh Ly cũng nhờ cái đó, và cô hát nhạc Trịnh Công Sơn không thay đổi lắm, nó vẫn còn tươi tắn, vẫn hay như thường.


Trịnh Công Sơn với ông Nguyễn Đắc Xuân trong căn phòng của nhạc sỹ ở Sài Gòn năm 1999

Đối với nhà bình luận Nguyễn Đắc Xuân, chỉ có ca sỹ Khánh Ly hát nhạc Trịnh là ông thích nhất và cảm thấy thực sự xúc động, làm ông nhớ lại thời của ông với nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.

“Ở Việt Nam cũng có nhiều người hát nhạc Trịnh Công Sơn, ví dụ như ca sỹ Hồng Nhung, nhưng mà không ai thay thế được ai. Mỗi thế hệ có hoàn cảnh khác nhau và cũng phải nói rằng hoàn cảnh đất nước cũng hun đúc lên con người trong từng hoàn cảnh.

“Hồi xưa là chiến tranh có sự đau khổ, còn bây giờ lớp trẻ này không bị thúc bách bởi đau khổ của chiến tranh của sự chết nên bây giờ khác.

“Mà nghệ thuật nó có trong từng giai đoạn, trong từng hoàn cảnh nó phục vụ cho thế hệ đó chứ không bao giờ có cái gì vĩnh cửu trừ trường hợp Trịnh Công Sơn với Phạm Duy.

“Theo tôi thì những người tôi biết như Hồng Nhung cũng có thời gần gũi với Trịnh Công Sơn, cô cũng hết sức cố gắng trong vấn đề tìm hiểu nhưng mà nó cũng có hạn chế chứ không thể nào thay thế Khánh Ly được. Khánh Ly của thời đại đó, qua rồi là thôi.”

Ông nói ở hoàn cảnh Việt Nam những năm chiến tranh, một may mắn hiếm có là nhạc sỹ Trịnh Công Sơn “đã trầm mình” trong cuộc sống thời chiến, “đã sáng tác bằng hơi thở, bằng máu huyết của mình, mà Khánh Ly cũng may mắn là đã được gần Trịnh Công Sơn”.

5 nhận xét:

  1. Lòng ngưòi khó biết quá, trước thì KL tuyên bố không về VN hát, sau đó thì tuyên bố về VN 1 lần duy nhứt ở Hà Nội. Bây giờ thì về dài dài, tiền và tiền!!! Thà đừng tuyên bố gì thì mọi người sẽ kính trọng bà Khánh Ly hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khánh Lý thật xứng đáng với cầu của người xưa " XƯỚNG CA VÔ LOẠI " ,lời nói không bao giời có danh dự.

      Xóa
  2. Tôi ngĩ Khánh Ly không hát vì tiền dù tiền thù lao có cao, kh hát vì danh, vì danh đã có sẵn, lại càng kh hát vì chính trị hay bất cứ vì cái gì ngoài vì người nghe, vì nhạc Trịnh, và tất nhiên cũng la vì tình cãm đối vơi quê hương của một người đã ở tuổi xế chiều.
    Thời gian và không gian luôn thay đổi nên, nên có nhiều lời nói cũng sẽ kh còn phù hợp với hiện tại và tất nhiên phải thay đổi theo, nên chuyện KL nói kh về VN hát mà giờ lại về cũng là chuyện chúng ta cũng nên ủng hộ cho KL,(như chuyện có nhiều cặp tình nhân đã từng tuyên bố nếu kh đc chug sống trọn đời với nhau thì sẽ chết , nhưng khi họ đc sống với nhau một thời gian rồi lại chia tay).
    Chúng ta hãy đón nhận những gì tôt đẹp nhất đc đem đến với số đông nhiều người nhất, hãy mỡ rộng trái tim để những trái tim còn chưa mỡ sẽ cùng mỡ rộng theo!

    Trả lờiXóa
  3. Bên Mỹ, mợ Khánh Ly đang thiếu nợ như chúa chỗm, về VN hát là quyền của KL.để kiếm tiền vì thị trường ca nhạc việt Thúy Nga hải ngoại đang suy thoái. Giới trẻ gộc Việt hải ngoại họ hướng về âm nhạc Tây Âu phong phú sinh động hơn.

    90 triệu dân đen ta ở quê nhà, ai có tiền để mua vé xem mợ KL thì thào ? Nồi cơm nguội, cá chích kho, bệnh tật vào nhà thương không có tiền thì chết. ..

    Trả lờiXóa
  4. Đúng là dân ngèo kh ai đủ tiền mua vé xem KL hát, đa số những người đủ tiềm mua vé là những của "bên thắng cuộc" và một số it người thành đạt sau này ,những người của bên thắng cuộc đã bao giờ đc xem KL biểu diển đâu! hãy để họ xem cho họ biêt chư! cái văn ngệ một thời đã đi vào lòng người như thế nào,mà trc đây họ đã từng chê bai.
    Nhân đây KL cũng nên có những cuộc biểu diển cho quần chúng ngèo xem như một thời du ca trc đây của KL.

    Trả lờiXóa