Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Việt Nam và bẫy thu nhập trung bình

Đọc bài này càng thấy GS Ohno phát biểu quá võ đoán. Không chỉ ông không biết gì về kinh tế Việt Nam (thông tin, số liệu thiếu chính xác) mà những tiêu chuẩn đánh giá (lý thuyết và thực nghiệm thế giới) về bẫy thu nhập trung bình ông cũng không nắm được. Có lẽ ông đã thành nhà chính trị, tưởng nói vậy sẽ được lòng giới kinh tế của nước chủ nhà Việt Nam ? Tôi hoàn toàn tán thành phát biểu của Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura.
Việt Nam và bẫy thu nhập trung bình
HÀ NỘI – Tại một cuộc họp gây nhiều tranh cãi gần đây, kinh tế gia Nhật Bản Kenichi Ohno nói ông tin rằng Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Điều này đã tạo ra một cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế và các nhà phân tích tài chính về tình hình kinh tế tại Việt Nam.
Bẫy thu nhập trung bình được hiểu theo nghĩa một quốc gia đạt được mức độ thu nhập nhất định nhưng về lâu dài thì không vượt qua được số tiền thu nhập đó. Kết quả là tăng trưởng kinh tế nội địa trở nên trì hoãn và chậm lại.

Lo sợ

Ông Ohno đã chỉ ra những cảnh báo hồi đầu năm 2008 rằng Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Tuy nhiên, ông nói rằng những cảnh báo đó đã không được chú ý đến và bây giờ thì có những dấu hiệu rất rõ ràng rằng nước này đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

Đặc biệt, ông Ohno xác định năm dấu hiệu cho thấy nước này hiện đang bị sa lầy trong bẫy thu nhập trung bình:
- Tăng trưởng kinh tế ở trong nước bị trì hoãn;
- Hiệu quả thấp trong việc sử dụng vốn đầu tư;
- Năng suất đã không theo kịp với đà tăng lương – tăng chi phí sản xuất;
- Tiền đồng mất giá 5,5% so với đô la đã không bù đắp được khả năng cạnh tranh bị thụt giảm 22,7% hàng năm; và
- Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam hầu như không được cải thiện trong thời gian qua.

Ông Ohno đã gọi là tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam là một “cuộc khủng hoảng xã hội”.

Nhìn sâu hơn vào những con số năng suất, ông Ohno chỉ ra rằng từ năm 2009 đến năm 2012, năng suất cho toàn bộ nền kinh tế chỉ tăng trưởng với tốc độ 3,2% và khu vực sản xuất đã tăng trưởng với tốc độ 5,1%. Tuy nhiên, việc gia tăng tiền lương trên danh nghĩa trong cùng kỳ là 25,9% trong tổng thể nền kinh tế, và 23,5% đối với khu vực sản xuất.

Hình ảnh mà Ohno đã vẽ lên về khả năng cạnh tranh của nước này thậm chí còn ảm đạm hơn. Theo số liệu của Quốc hội, khả năng cạnh tranh của Việt Nam đã giảm với tốc độ hàng năm là 22,7% trong nền kinh tế nói chung và giảm 18,3% trong lĩnh vực sản xuất nói riêng. Theo ý kiến của Ohno thì trong thực tế việc tiền đồng mất giá đã không bù đắp được mức sụt giảm khả năng cạnh tranh và điều này chỉ làm tình hình trở nên trầm trọng thêm.

Bất đồng mạnh mẽ

Tuy nhiên, nhiều phân tích gia không đồng ý với cách chẩn đoán mà ông Ohno đưa ra. Kinh tế gia Nguyễn Minh Phong mạnh mẽ phản đối những phát hiện của ông Ohno.

Ông Phong chỉ vào hai yếu tố quan trọng cho thấy rằng Việt Nam không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Ohno đề cập. Điểm đầu tiên ông Phong đưa ra rằng theo Ngân hàng Thế giới, một quốc gia chỉ có thể được coi là rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu thu nhập bình quân đầu người trung bình hàng năm ở mức 4.000 –6.000 liên tục trong vòng 42 năm. Việt Nam chỉ mới bước vào mức thu nhập này mới có ba năm chứ không phải là nhiều thập kỷ theo nghĩa của Ngân hàng Thế giới.

Điểm thứ hai là tăng trưởng của Việt Nam đã bị chậm lại do các quyết định có ý thức được chính phủ cho phép nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn trong thời gian trung hạn.

Tuy nhiên, ông Phong thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay không cao như ông mong muốn. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thì Việt Nam có thể sẽ lọt vào các nước có thu nhập cao vào năm 2058 – với điều kiện là nước này không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong khoảng thời gian này.

Do đó, ông Phong đề ra một kế hoạch nhằm gia tăng hiệu suất kinh tế và đảm bảo rằng Việt Nam không rơi vào bẫy thu nhập trung bình trong tương lai. Những điểm chính của kế hoạch này là Việt Nam cần:

Xem xét kỹ lưỡng kế hoạch công nghiệp;
Ưu tiên phát triển công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp hỗ trợ;
Giảm xuất khẩu các nguyên liệu tài nguyên thiên nhiên;
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu thị trường và thăm dò những thị trường thích hợp;
Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn ngân hàng và tăng giá trị gia tăng;
Mở rộng các cuộc đàm phán hiệp định và các thỏa thuận thương mại song phương nhằm thúc đẩy thương mại;
Cải cách những lĩnh vực không có lợi thế cạnh tranh; và
Cải cách giáo dục và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Phong cũng nói rằng điều quan trọng là cần học hỏi từ các quốc gia khác để tránh được bẫy thu nhập trung bình. Đặc biệt, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc sẽ giúp cung cấp cơ hội học tập quan trọng cho Việt Nam trong vấn đề này. Quan trọng hơn, tất cả các quốc gia này đều nêu cao lĩnh vực kinh tế tư nhân và xem đó là điều quan trọng để phát triển kinh tế. Ngoài ra, 18% GDP của các nước này đến từ ngành công nghiệp.

Trong khi phát triển ngành công nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng, ông Phong cũng thảo luận về cách làm thế nào để phát triển lĩnh vực dịch vụ. Đây có thể là một cách để đảm bảo tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Quan điểm hỗn hợp


Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura, cho biết “hiện nay rất khó để Việt Nam để trở lại con đường tăng trưởng kinh tế cao như những năm trước (7-8% trong 2004-2007) do tốc độ cải cách chậm chạp liên quan đến hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). [Nhưng] mức tăng trưởng 5,6% trong năm nay và 5,8% trong năm tới không phải là tệ, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang có nhiều sự trì trệ. Với lý do này, Việt Nam chưa [bị] rơi vào giai đoạn (bẫy ?) thu nhập trung bình nhưng nguy cơ [vẫn còn] ở đó”.

Ông Kimura nói rõ rằng nếu Việt Nam muốn tiếp tục thấy tốc độ tăng trưởng cao thì họ cần phải tăng tốc cải cách nhiều hơn nữa, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, nước này cũng cần mạnh mẽ cải thiện lĩnh vực đầu tư công.

Các cuộc tranh luận về chủ đề này vẫn tiếp tục diễn ra nhưng có những dấu hiệu rằng nước này sẽ không bị sa lầy vào bẫy thu nhập trung bình, bằng chứng là cộng đồng công nghệ mới ra đời tại Việt Nam. Thay vào đó, trong tương lai Việt Nam sẽ tiếp tục đạt đến những đỉnh cao của hệ thống kinh tế tại châu Á .

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Edward Barbour–Lacey, Vietnam Briefing

© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét