Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Khi nào Việt Nam đuổi kịp Mỹ về GDP đầu người ?

Khi nào Việt Nam đuổi kịp Mỹ về GDP đầu người ?
Lai Tran Mai: Từ hàng chục năm nay, mình thường xuyên nghe được những câu đại loại như nếu cứ với tốc độ tăng trưởng hiện nay, phải hàng trăm năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp các nước giầu về thu nhập đầu người (GDP đầu người); thậm chí có tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế có uy tín nhận định vào báo chí VN liên tục đưa tin phải 197 năm nữa GDP Việt Nam mới đuổi kịp Singapore
Trong bài xem ở dưới đây, TS Phan Minh Ngọc nhận định "nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại được duy trì thì vẫn phải cần đến vài chục năm nữa Việt Nam mới có thể đuổi kịp và lọt vào được nhóm có thu nhập trung bình cao, chứ chưa dám nói đến nhóm có thu nhập cao". Đây là điều mình rất băn khoăn vì đây toàn là những tin buồn, làm nản lòng người.

Không phải mình không tin tổ chức, chuyên gia kinh tế quốc tế. Thậm chí có đôi lúc mình còn nghĩ rằng với lịch sử phát triển hàng nghìn năm chuyên dựa dẫm, sao chép, ăn theo mô hình Trung Quốc và không có những sáng tạo, đổi mới đáng kể, Việt Nam sẽ không bao giờ đuổi kịp thế giới, ít nhất là không đuổi kịp Trung Quốc. Đặc biệt nếu nhìn kinh nghiệm phát triển của Việt Nam trong giai đoạn từ sau Thế chiến thứ hai (1945) đến nay, nhìn cung cách lãnh đạo đất nước của các bác hiện nay... thì rõ ràng tình hình rất đen tối; tương lai vô cùng mờ mịt, không biết lúc nào mới sáng lên trong bối cảnh thể chế hiện nay.

Tuy nhiên việc nào phải ra việc đó. Việt Nam vẫn đang mò mẫm trong đường hầm và nhất định không muốn thoát ra chỗ sáng là một chuyện. Việt Nam "nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại được duy trì thì bao giờ đuổi kịp Mỹ về GDP đầu người" lại là chuyện khác mà tôi muốn nói ở đây.

Các tính toán dưới đây hoàn toàn chỉ mang tính chất số học và chỉ có giá trị ví dụ minh họa, không phải là kết luận. Để đi tới kết luận thì công việc phức tạp hơn rất nhiều.

Trước hết chúng ta hãy đặt các giả thiết. Như mọi người vẫn nói, ta hãy bắt đầu bằng các chữ "nếu" (mà người Pháp vẫn nói: Với một chữ "nếu", ta có thể bỏ Paris vào một cái chai): Nếu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và nước so sánh được duy trì như khoảng 20 năm gần đây: Việt Nam 7-7,2%; Mỹ 2,5-3%; thì thử tính xem bao giờ Việt Nam đuổi kịp Mỹ về GDP đầu người ?

Vì hiện nay (2010-2014) tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam chỉ còn 1%, của Mỹ 0,5% nên giả định trên tương đương với trong thời gian tới "tốc độ tăng trưởng GDP đầu người của Việt Nam và của Mỹ lần lượt là 6% và 2%". Vì tôi đang ở Thụy Sĩ nên đưa thêm trường hợp Thụy Sĩ vào so sánh với tốc độ tăng trưởng GDP đầu người của Thụy Sĩ cũng giả định ngang như Mỹ: 2%.

Theo tài liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế, GDP đầu người năm 2013 của Việt Nam, Mỹ và Thụy Sĩ lần lượt là 1896, 52839 và 80276 USD, theo giá hiện hành, tính từ nội tệ quy đổi sang đô la theo giá thị trường.

Giả sử như quan hệ tỷ giá không thay đổi, cứ từ mốc năm 2013 như trên, với tốc độ tăng trưởng GDP đầu người của Việt Nam, của Mỹ và của Thụy Sĩ hàng năm lần lượt là 6%, 2% và 2% thì quá trình Việt Nam đuổi theo Mỹ và Thụy Sĩ sẽ như sau (xem đồ thị và bảng số liệu).

So sánh theo tỷ giá thị trường (giá hiện hành):


Đồ thị trên và bảng số liệu kèm theo dưới đây cho thấy nhờ có tốc độ tăng trưởng cao hơn nên Việt Nam sẽ thu hẹp khoảng cách với Mỹ (nước có thu nhập cao) và Thụy Sĩ (nước có thu nhập rất cao, hàng đầu thế giới) nhanh hơn người ta tưởng rất nhiều. Nếu như trong giai đoạn đầu (2014-2050), khi GDP đầu người của Việt Nam còn quá thấp, tốc độ đuổi còn chậm, thì từ sau năm 2050, tốc độ đuổi bắt sẽ rất nhanh. Đồ thị trên cho thấy đường xanh đậm (
Việt Nam) từ khoảng năm 2050 càng ngày càng có xu hướng dựng đứng, tức là đi lên rất nhanh, trong khi đường đi của Hoa Kỳ và Thụy Sĩ hầu như vẫn ổn định theo xu thế trước.

Lưu ý rằng đến năm 2050 GDP đầu người của Việt Nam rất thấp (16.374 USD), thậm chí dù sau đó tăng nhanh thì đến năm 2070 mới ngang bằng Mỹ hiện nay. Do đó việc Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao vẫn có thể khả thi (Việt Nam luôn là nước đi sau nên tiếp thu được những thành tựu về sản xuất và tiêu dùng của các nền kinh tế đi trước nên nếu biết cách vẫn có thể luôn luôn tăng trưởng cao hơn các nước đi trước).

Kết quả là nếu cứ theo xu thế hiện nay mà đi mãi, thì đến năm 2100, Việt Nam sẽ đuổi kịp Mỹ về GDP đầu người (hai nước cùng đạt khoảng 300.000 USD). Để đuổi kịp Thụy Sĩ, Việt Nam cần thêm 10 năm nữa; khi đó (năm 2110) GDP đầu người của cả hai nước Việt Nam và Thụy Sĩ cùng đạt khoảng 545.000 USD.

Như vậy, nếu cứ theo xu thế hiện nay mà đi mãi thì về GDP đầu người, Việt Nam sẽ bắt kịp Mỹ trong khoảng 85 năm nữa, bắt kịp Thụy Sĩ trong khoảng 95 năm nữa. Riêng đối với Singapore, vì thu nhập hiện nay của nước này tương đương với Mỹ trong khi tốc độ tăng trưởng GDP đầu người cao hơn một chút nên thời gian bị Việt Nam bắt kịp sẽ dài hơn vài năm (như so với Thụy Sĩ thì cần thêm 10 năm) nhưng không đến mức 197 năm như các tổ chức quốc tế và nhà kinh tế thế giới đã nêu.

Cũng với giả thiết trên và cái mốc đặt ra để lọt vào tốp nước có thu nhập trung bình cao là 4000 USD và thu nhập cao là 11.000 USD thì đến năm 2026 Việt Nam sẽ vào nhóm các nước có thu nhập trung bình cao và năm 2043-2044 thành nước có thu nhập cao. Như vậy, nếu cứ duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7% năm, không cần tiền Việt lên giá so USD (thường thường chuyện này luôn xảy ra với nhiều đồng tiền khác trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh), thì chỉ còn 12 năm nữa Việt Nam sẽ bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình cao, và thêm gần 20 năm nữa sẽ trở thành nước công nghiệp có thu nhập cao.

Xin nhắc lại tất cả tính toán trên đều đặt trong bối cảnh của câu các tổ chức quốc tế và nhà kinh tế thế giới thường nói: "Nếu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và nước so sánh được duy trì như khoảng 20 năm gần đây". Còn nếu tình hình khác đi (và chắc chắn sẽ khác đi) thì không ai có thể dự báo được. Đặc biệt con số 197 năm nêu trên là con số hoàn toàn thiếu sức thuyết phục.

Trên thực tế, sẽ không có chuyện Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong suốt thời gian dài gần một trăm năm tới. Ngược lại, sẽ có chuyện đồng tiền Việt Nam lên giá so với đồng đô la Mỹ; do đó bù lại việc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hai việc này kết hợp lại có thể sẽ làm cho những dự báo trên có khả năng thành sự thật. 

Đây là thực tế đã diễn ra đối với các các nước công nghiệp mới (NICs, trong đó có Singapore) trước đây và các nền kinh tế mới nổi gần đây (khối BRICS và các nước Đông Âu là những ví dụ điển hình trong cố gắng đưa thu nhập đầu người vượt qua ngưỡng 11.000 USD và nhanh chóng lên khoảng 25.000 USD hiện nay). Đến nay, nếu như nhiều nước NICs đã cơ bản đuổi kịp Mỹ (sau chặng đường khoảng 50 năm: 1960-2014), thì các nước BRICS và các nước Đông Âu đang trên con đường này: Bắt đầu từ sau khi Liên Xô tan rã năm 1990 đến nay là 24 năm, sau đi qua một nửa chặng đường, GDP đầu người của đa số các nước từ rất thấp kém nay đã bằng một nửa của Mỹ.

Mặt khác cũng cần lưu ý mặc dù đến năm 2100 và 2110, GDP đầu người của Việt Nam đã có thể ngang với Mỹ và Thụy Sĩ, nhưng đời sống của người dân Việt sẽ vẫn kém hơn hai nước trên vì GDP là kết quả sản xuất ra tại thời điểm mỗi năm, còn chất lượng cuộc sống, sự giầu có và phồn vinh của mỗi quốc gia lại phụ thuộc vào của cải tích lũy qua nhiều thế hệ. Ví dụ như trong khi VN chưa có cái nhà nào, còn Mỹ đã có 10 cái nhà; nếu sang năm VN và Mỹ mỗi nước đều làm thêm được 1 cái nhà, GDP của hai nước năm sau sẽ như nhau nhưng lúc này VN mới có duy nhất 1 nhà, còn Mỹ đã có tới 11 nhà cho người dân ở.


Việt Nam Hoa Kỳ Thụy Sĩ VN so HK (%) VN so TS (%)
2013 1896 52839 80276 3.6 2.4
2014 2010 53896 81882 3.7 2.5
2015 2130 54974 83519 3.9 2.6
2016 2258 56073 85190 4.0 2.7
2017 2394 57195 86893 4.2 2.8
2018 2537 58339 88631 4.3 2.9
2019 2690 59505 90404 4.5 3.0
2020 2851 60695 92212 4.7 3.1
2021 3022 61909 94056 4.9 3.2
2022 3203 63147 95937 5.1 3.3
2023 3395 64410 97856 5.3 3.5
2024 3599 65699 99813 5.5 3.6
2025 3815 67013 101809 5.7 3.7
2026 4044 68353 103846 5.9 3.9
2027 4287 69720 105922 6.1 4.0
2028 4544 71114 108041 6.4 4.2
2029 4817 72537 110202 6.6 4.4
2030 5105 73987 112406 6.9 4.5
2031 5412 75467 114654 7.2 4.7
2032 5737 76976 116947 7.5 4.9
2033 6081 78516 119286 7.7 5.1
2034 6446 80086 121672 8.0 5.3
2035 6832 81688 124105 8.4 5.5
2036 7242 83322 126587 8.7 5.7
2037 7677 84988 129119 9.0 5.9
2038 8137 86688 131701 9.4 6.2
2039 8626 88422 134335 9.8 6.4
2040 9143 90190 137022 10.1 6.7
2041 9692 91994 139762 10.5 6.9
2042 10273 93834 142558 10.9 7.2
2043 10890 95711 145409 11.4 7.5
2044 11543 97625 148317 11.8 7.8
2045 12236 99577 151283 12.3 8.1
2046 12970 101569 154309 12.8 8.4
2047 13748 103600 157395 13.3 8.7
2048 14573 105672 160543 13.8 9.1
2049 15447 107786 163754 14.3 9.4
2050 16374 109941 167029 14.9 9.8
2051 17356 112140 170370 15.5 10.2
2052 18398 114383 173777 16.1 10.6
2053 19502 116671 177253 16.7 11.0
2054 20672 119004 180798 17.4 11.4
2055 21912 121384 184414 18.1 11.9
2056 23227 123812 188102 18.8 12.3
2057 24620 126288 191864 19.5 12.8
2058 26098 128814 195701 20.3 13.3
2059 27664 131390 199615 21.1 13.9
2060 29323 134018 203608 21.9 14.4
2061 31083 136698 207680 22.7 15.0
2062 32948 139432 211833 23.6 15.6
2063 34925 142221 216070 24.6 16.2
2064 37020 145065 220391 25.5 16.8
2065 39241 147967 224799 26.5 17.5
2066 41596 150926 229295 27.6 18.1
2067 44092 153944 233881 28.6 18.9
2068 46737 157023 238559 29.8 19.6
2069 49541 160164 243330 30.9 20.4
2070 52514 163367 248196 32.1 21.2
2071 55665 166634 253160 33.4 22.0
2072 59004 169967 258224 34.7 22.9
2073 62545 173366 263388 36.1 23.7
2074 66297 176834 268656 37.5 24.7
2075 70275 180370 274029 39.0 25.6
2076 74492 183978 279509 40.5 26.7
2077 78961 187657 285100 42.1 27.7
2078 83699 191410 290802 43.7 28.8
2079 88721 195239 296618 45.4 29.9
2080 94044 199143 302550 47.2 31.1
2081 99687 203126 308601 49.1 32.3
2082 105668 207189 314773 51.0 33.6
2083 112008 211333 321069 53.0 34.9
2084 118728 215559 327490 55.1 36.3
2085 125852 219870 334040 57.2 37.7
2086 133403 224268 340720 59.5 39.2
2087 141407 228753 347535 61.8 40.7
2088 149892 233328 354486 64.2 42.3
2089 158885 237995 361575 66.8 43.9
2090 168419 242755 368807 69.4 45.7
2091 178524 247610 376183 72.1 47.5
2092 189235 252562 383707 74.9 49.3
2093 200589 257613 391381 77.9 51.3
2094 212625 262766 399208 80.9 53.3
2095 225382 268021 407193 84.1 55.4
2096 238905 273381 415336 87.4 57.5
2097 253239 278849 423643 90.8 59.8
2098 268434 284426 432116 94.4 62.1
2099 284540 290114 440758 98.1 64.6
2100 301612 295917 449573 101.9 67.1
2101 319709 458565 69.7
2102 338891 467736 72.5
2103 359225 477091 75.3
2104 380778 486633 78.2
2105 403625 496365 81.3
2106 427842 506293 84.5
2107 453513 516419 87.8
2108 480724 526747 91.3
2109 509567 537282 94.8
2110 540141 548028 98.6

Để hình dung thêm, dưới đây tôi tính thời gian Việt Nam đuổi bắt Mỹ với GDP được tính toán theo phương pháp sức mua tương đương PPP (Thụy Sĩ cũng vậy vì hai nước này có GDP đầu người năm 2012 như nhau)

Trong trường hợp này, xuất phát điểm năm 2012 của Việt Nam là 3800 USD/người, trong khi của Mỹ và Thụy Sĩ đều khoảng 50.000 USD/người. Nguồn: IMF

Khi đó, Việt Nam sẽ đuổi kịp Mỹ và Thụy Sĩ vào năm 2079, tức là còn khoảng 65 năm nữa.
Tính theo phương pháp sức mua tương đương
Việt Nam Hoa Kỳ VN so Hoa Kỳ (%)
2012 3800 50000 7.6
2013 4028 51000 7.9
2014 4270 52020 8.2
2015 4526 53060 8.5
2016 4797 54122 8.9
2017 5085 55204 9.2
2018 5390 56308 9.6
2019 5714 57434 9.9
2020 6057 58583 10.3
2021 6420 59755 10.7
2022 6805 60950 11.2
2023 7214 62169 11.6
2024 7646 63412 12.1
2025 8105 64680 12.5
2026 8591 65974 13.0
2027 9107 67293 13.5
2028 9653 68639 14.1
2029 10233 70012 14.6
2030 10846 71412 15.2
2031 11497 72841 15.8
2032 12187 74297 16.4
2033 12918 75783 17.0
2034 13693 77299 17.7
2035 14515 78845 18.4
2036 15386 80422 19.1
2037 16309 82030 19.9
2038 17288 83671 20.7
2039 18325 85344 21.5
2040 19424 87051 22.3
2041 20590 88792 23.2
2042 21825 90568 24.1
2043 23135 92379 25.0
2044 24523 94227 26.0
2045 25994 96112 27.0
2046 27554 98034 28.1
2047 29207 99994 29.2
2048 30960 101994 30.4
2049 32817 104034 31.5
2050 34786 106115 32.8
2051 36873 108237 34.1
2052 39086 110402 35.4
2053 41431 112610 36.8
2054 43917 114862 38.2
2055 46552 117159 39.7
2056 49345 119503 41.3
2057 52306 121893 42.9
2058 55444 124331 44.6
2059 58770 126817 46.3
2060 62297 129354 48.2
2061 66035 131941 50.0
2062 69997 134579 52.0
2063 74196 137271 54.1
2064 78648 140016 56.2
2065 83367 142817 58.4
2066 88369 145673 60.7
2067 93671 148587 63.0
2068 99291 151558 65.5
2069 105249 154589 68.1
2070 111564 157681 70.8
2071 118258 160835 73.5
2072 125353 164052 76.4
2073 132874 167333 79.4
2074 140847 170679 82.5
2075 149298 174093 85.8
2076 158256 177575 89.1
2077 167751 181126 92.6
2078 177816 184749 96.2
2079 188485 188444 100.0
TS Phan Minh Ngọc: 
Việt Nam chưa bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình! 
(Bài đăng trên TBKTSG Online, 29/3/2014)
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/112639/Viet-Nam-chua-bi-roi-vao-bay-thu-nhap-trung-binh!.html

(TBKTSG Online) - Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình hay chưa là đề tài thu hút sự chú ý của người đọc và nhiều ý kiến tranh luận trên TBKTSG Online. Tòa soạn xin giới thiệu ý kiến dưới đây của chuyên gia kinh tế Phan Minh Ngọc để bạn đọc tham khảo.
>>> "Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình" - (Nhận định của GS Kenichi Ohno
>>> Thất vọng! - (ý kiến phản biện của TS Lê Hồng Giang)

Mới đây, GS Kenichi Ohno thuộc Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản cho rằng: “Ngày nay, sau một vài năm đạt mức thu nhập trung bình thấp, bẫy thu nhập trung bình không còn là một nguy cơ xa xôi, mà đã trở thành thực tế ở Việt Nam”. Có năm triệu chứng để kết luận như vậy, đó là: tăng trưởng chậm lại, năng suất sản xuất mờ nhạt, thiếu hụt dịch chuyển cơ cấu, năng lực cạnh tranh trong bảng xếp hạng không có dấu hiệu tăng và xuất hiện các vấn đề do tăng trưởng gây ra.

Tuy vậy, qua những gì mà GS Ohno trình bày, có thể thấy nhận định trên chủ yếu là định tính, và, quan trọng hơn, chưa dựa vào những khái niệm được chấp nhận phổ biến và chuẩn mực so sánh nhằm đi đến kết luận. Trong bài này người viết sẽ tìm câu trả lời cho vấn đề từ việc dùng một số khái niệm và so sánh quốc tế.

Trước tiên, hãy bắt đầu với khái niệm về bẫy thu nhập trung bình. Có một số khái niệm khác nhau đã được đưa ra, nhưng bản thân người viết thấy khái niệm trong một nghiên cứu của IMF là đầy đủ và ngắn gọn (xem: http:// http://www.imf.org/external/pubs/ft/wp/2013/wp1371.pdf).  Theo đó, bẫy thu nhập trung bình là hiện tượng các nền kinh tế vốn tăng trưởng nhanh nay đang bị “mắc kẹt” ở mức thu nhập trung bình và không thể dần dần tiệm cận được mức của nhóm các nền kinh tế có thu nhập cao.

Theo khái niệm này, có thể hiểu rằng Việt Nam đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người của Việt Nam tăng chậm hơn mức trung bình của nhóm nước thu nhập cao trong một giai đoạn nào đó. Kiểu lý giải này là hợp lý vì khi tăng trưởng chậm hơn có nghĩa là khoảng cách tụt hậu của Việt Nam với các nước thuộc nhóm thu nhập cao không được rút ngắn mà thậm chí còn bị kéo dài ra. Từ đó, theo đúng khái niệm trên, Việt Nam không thể có cơ hội để bứt phá và lọt vào nhóm nước có thu nhập cao, kể cả trong dài hạn, và, do đó, có thể rút ra kết luận như của GS Ohno.

Tiếp theo, thử làm cuộc khảo sát mức thu nhập của Việt Nam trong tương quan với của các nước có thu nhập trung bình và cao. Sử dụng số liệu GDP tính bằng đô la Mỹ theo giá cố định năm 2005 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho giai đoạn 2005-2012 (năm 2012 là năm cập nhật mới nhất của WB), ta có được bảng dưới đây so sánh về tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người giữa các nhóm nước có thu nhập khác nhau trong giai đoạn này.

Đv: USD (theo giá cốđịnh 2005)
 GDP trên đầu người
2005
2012
Tăng (%/năm)
Việt Nam
699
986
5,0
Nhómthunhậpthấp
329
423
3,6
Nhómthunhậptrungbình
1.932
2.731
5,1
Nhómthunhậptrungbìnhthấp
904
1.221
4,4
Nhómthunhậptrungbìnhcao
2.955
4.315
5,6
Nhómthunhậpcao
29.978
31.373
0,7
Thếgiới
7.138
7.732
1,1

Từ bảng trên có thể thấy trong giai đoạn 2005-2012 thực chất tăng trưởng GDP trên đầu người trung bình hàng năm của Việt Nam (5 %/năm) lớn hơn nhiều so với của nhóm thu nhập cao (0,7 %/năm). Kể cả có so sánh với các nhóm khác, như trong bảng, Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người thuộc dạng cao, chỉ thua nhóm nước thu nhập trung bình cao ở mức 5,6 %/năm. Nhưng điều này là dễ hiểu và tất yếu vì nhờ sự có mặt của Trung Quốc trong nhóm thu nhập trung bình cao. Nếu gạt bỏ Trung Quốc thì có thể nói Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người khá ngoạn mục, hoàn toàn chưa đáng phải lo ngại ít nhất là về mặt tăng trưởng.

Như vậy, kết luận của GS Ohno nói trên là không xác đáng khi ta sử dụng các khái niệm và so sánh quốc tế. Nói cách khác, đứng về mặt tốc độ tăng trưởng (của GDP hoặc GDP trên đầu người) thì Việt Nam chưa có dấu hiệu đã bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như ông nhận định.

Tuy vậy, có hai điều cần thừa nhận trong bài này. Thứ nhất, tuy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người thuộc dạng cao và đã lọt vào nhóm nước thu nhập trung bình, nhưng thực tế là Việt Nam chỉ lọt vào nhóm nước thu nhập trung bình thấp (thậm chí ở thứ hạng cuối của nhóm này), và vẫn còn một khoảng cách lớn để vươn lên nhóm thu nhập trung bình cao, như trong bảng trên.

Điều cần thừa nhận thứ hai ở đây là, nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại được duy trì thì vẫn phải cần đến vài chục năm nữa Việt Nam mới có thể đuổi kịp và lọt vào được nhóm có thu nhập trung bình cao, chứ chưa dám nói đến nhóm có thu nhập cao.

Bởi thế, tuy có thể nói chắc chắn rằng Việt Nam chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nhưng cứ với cái đà tăng trưởng này thì Việt Nam còn lâu mới thoát ly được ra khỏi nhóm nước thu nhập trung bình. (Lưu ý sự khác biệt giữa bẫy thu nhập trung bình và (nhóm nước) thu nhập trung bình).

http://phan-minh-ngoc.blogspot.ch/2014/04/viet-nam-chua-bi-roi-vao-bay-thu-nhap.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed:+blogspot/pMpUg+(Phan+Minh+Ngoc)

3 nhận xét:

  1. VN sẽ đuổi kịp các nước khác với điều kiện : Các nước đó phải dừng lại chờ !

    Trả lờiXóa
  2. VN sẽ đuổi kịp các nước khác bằng một thủ pháp ngoạn mục : xin nhập làm một tỉnh của TrQ ( vấn đề đại cục mà lãnh đạo VN hay thậm thụt ).

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đang ở Nhật chơi nên mãi hôm nay mới có chút thời gian để xem lại các tính toán của bác Mai. Giả định của bác Mai như hiện tại là quá lạc quan (VN có tốc độ tăng trưởng GDP đầu người 6% so với 2% của Mỹ và Thụy Sĩ). Cứ như bảng trên của tôi lấy từ WB thì trong 7 năm qua, tốc độ này của VN trung bình chỉ là 5%. Do vì không lấy số liệu của Mỹ và Thụy Sĩ trong bảng trên nên tôi dựa vào mức trung bình của nhóm thu nhập trung bình cao và nhóm thu nhập cao để tính toán tiếp.

    Đối với nhóm thu nhập cao, chênh lệch tăng trưởng thu nhập với VN là 5%-0,7%=4,3%. Để VN đạt mức GDP/đầu người 31.371$ như của nhóm thu nhập cao trong thời điểm hiện tại thì VN cần 83 năm nữa. Đối với Mỹ và Thụy Sĩ, giả định con số GDP/đầu người của bác là đúng thì tôi nghĩ cũng ngót nghét gần 100 năm nữa.

    Đối với nhóm thu nhập trung bình cao (4.315 hiện tại) thì VN bó tay, không đuổi kịp được, thậm chí còn bị bỏ lại đằng sau vì tốc độ tăng trưởng trung bình của VN chỉ là 5%, chậm hơn của nhóm này là 5,6%. Kể cả khi loại bỏ Trung Quốc ra khỏi nhóm này và giả thiết rằng nhóm nước còn lại tăng trưởng với tốc độ của nhóm trung bình thấp là 4,4% thì VN cần phải vài trăm năm nữa mới đuổi kịp nhóm thu nhập trung bình cao (bác cử thứ tính mà xem).

    Như vậy, kết luận của tôi như phần bác bôi vàng không có gì sai, thậm chí là còn quá lạc quan (VN cần vài chục năm mới đuổi kịp và lọt được vào nhóm nước trung bình cao, chứ chưa nói gì đến nhóm nước thu nhập cao). Lưu ý là trong bài trên tôi không nói VN phải mất bao năm mới đuổi kịp được nhóm thu nhập cao (hàng trăm năm như bác phang).

    Bác chỉ có thể phang được các đồng chí nào tính ra rằng VN phải mất 197 năm mới đuổi kịp Singapore, nhưng đơn giản vì tôi chưa tính đến Singapore, nên bác có thể đúng, mà cũng có thể vẫn sai nốt.

    Trả lờiXóa