Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Phản ứng quốc tế về báo cáo nhân quyền Việt Nam

Thông tin tham khảo, không biết rõ đúng sai, dịch nguyên văn sang tiếng Việt có đúng không. Chúc mừng VN đã thành công trong việc vận động đông đảo các bạn bè phát biểu ủng hộ (để giết thời gian) nên quốc gia nào muốn phản đối cũng chỉ được phép nói 65 giây, tức khoảng 50 từ.
Tóm lược phản ứng quốc tế về báo cáo nhân quyền Việt Nam
Sau khi đại diện nhà nước Việt Nam đọc xong bài tự khen các thành quả về nhân quyền của mình, khoảng 40 quốc gia đã lập tức nêu ý kiến. Vì số quốc gia muốn lên tiếng quá đông, mỗi đại diện chỉ được nói 65 giây.

Nhiều quốc gia yêu cầu nhà nước VN phải chấp nhận để tất cả các điều tra viên LHQ (UN Special Rapporteurs - SR) đến VN quan sát. Hiện giờ, Hà Nội chỉ chấp nhận các SR về chống nghèo đói và y tế đến VN. Vào tháng 7 năm nay mới có SR về tự do tôn giáo đến VN. Còn các SR khác về tự do ngôn luận, tụ do hội họp, v.v vẫn bị Hà Nội khước từ.


Nhiều nước cũng yêu cầu nhà nước VN bỏ án tử hình, hoặc ngưng áp dụng án tử hình, và giảm bớt các loại vi phạm dẫn đến án tử hình.

Sau đây là phần tóm tắt một số nhận xét tiêu biểu.

Hoa Kỳ:

Yêu cầu VN trả tự do cho các ông Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức. Yêu cầu VN bỏ các đạo luật mơ hồ về an ninh quốc gia

Anh Quốc:

Chúc mừng VN đã tham gia Hội Đồng Nhân Quyền nhưng nhà nước VN phải chứng minh thiện chí của mình bằng cách thành lập một cơ quan quan sát nhân quyền theo nguyên tắc quốc tế.

Thụy Sĩ (Switzerland):

VN phải tuân thủ những phán quyết của Ủy Ban LHQ Chống Bắt Giữ Tùy Tiện và trả tự do cho tất cả các người được nêu tên trong các phán quyết đó, bao gồm các vị trong vụ án Bến Tre, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, và các Thanh Niên Yêu Nước. VN phải tôn trọng quyền của những người đang bị giam cầm, như được phép gặp luật sư, được gặp thân nhân thăm viếng, và không bị hành hạ trong tù.

Thụy Điển (Sweden):

58 bloggers VN đã bị bỏ tù từ năm 2009 đến nay.
Công an VN vẫn dùng bạo lực không có lý do chính đáng.
VN phải hủy bỏ tất cả điều luật nhằm hạn chế tự do ngôn luận như hiện nay.

Bỉ Quốc (Belgium):

VN phải nâng cấp hệ thống luật pháp VN lên mức bình thường của luật pháp quốc tế.

Canada:

VN phải bỏ các điều luật 79, 88, 258 vì nhà nước chi dùng để bắt bớ các nhà dân chủ
VN phải tôn trọng nguyên tắc xem bị cáo vô tội cho đến khi có phán quyết của tòa
VN phải chống lại tệ trạng bắt bớ tùy tiện
VN phải tôn trọng quyền tự do biểu tình
Canada sẳn sàng giúp đỡ VN cải thiệu bộ luật hình sự

Trung Quốc:
Chúc mừng các thành quả của VN về nhân quyền
Hoan hô VN đã xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người tàn tật
VN phải cố gắng hơn để bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, đặc biệt chống bạo hành phụ nữ

Cuba:

Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói VN sẽ có một tương lai tươi sáng thì nay đã trở thành sự thật.
Cuba sẽ theo gương VN

Đan Mạch (Denmark):

Rất quan tâm về số bloggers bị giam cầm
VN phải bỏ các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia vì họ chỉ dùng các điều khoản đó để bóp nghẹt tự do ngôn luận.

Serbia:

VN phải bảo đảm tính độc lập của các quan tòa và công tố viên.

France:

VN phải xóa bỏ các điều luật 79, 88, 258

- - -

Đáp lại các phê phán và yêu cầu của chính giới quốc tế, nhà nước Việt Nam đưa ra đại diện của 4 bộ và đọc các bản đã soạn trước:

Bộ Thông Tin khẳng định:

Nhà nước VN không kiểm duyệt báo chí hay Internet
Nghị định 72 chỉ nhằm làm Internet an toàn hơn
Luật cấm tổng hợp tin tức báo chí là để bảo vệ bản quyền

Bộ Công An khẳng định:

VN luôn bảo vệ tự do ngôn luận
VN chỉ bắt những người vi phạm luật pháp và không hề có tù nhân chính trị.

Trần Sơn tường trình từ Genève ngày 5/2/2014

(Radio CTM)

http://diendanctm.blogspot.ch/2014/02/tom-luoc-phan-ung-quoc-te-ve-bao-cao.html

Trong lời kết, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc gửi lời cảm ơn những lời khen về thành tựu của Việt Nam trong 4 năm qua và nói ông "lấy làm tiếc" vì nhiều ý kiến ngày hôm nay là những "ý kiến chủ quan", dựa trên những nhận định sai lệch, thiếu thông tin về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam

Hội thảo tại Genève về tình hình nhân quyền Việt Nam 04/01/2014 (DR)
Hội thảo tại Genève về tình hình nhân quyền Việt Nam 04/01/2014 (DR)

Thanh Phương
Trong khuôn khổ thủ tục Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( Universal Periodic Review, UPR ), Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hôm nay 05/02/2014 sẽ xem xét tình hình nhân quyền ở Việt Nam tại thành phố Genève của Thụy Sĩ, nơi mà một nhà ngoại giao Việt Nam vừa xin tỵ nạn chính trị.

Việt Nam là nước cuối cùng trong số 14 quốc gia được kiểm điểm định kỳ về nhân quyền trong khóa họp lần này của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, kéo dài từ ngày 27/01 đến 07/02/2014.
Đây là lần thứ hai tình trạng nhân quyền của Việt Nam được xem xét theo thủ tục UPR ( lần trước là vào năm 2009 ), nhưng lần này, Việt Nam được kiểm điểm với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong cuộc kiểm điểm lần này, phái đoàn Hà Nội được dự báo là sẽ gặp nhiều chỉ trích, do tình trạng nhân quyền Việt Nam bị xem là đã xấu đi rất nhiều so với năm 2009. Trong một báo cáo đưa ra ngày 31/01 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ phải buộc Việt Nam đưa ra những cam kết “có thể kiểm chứng được” về cải thiện tình trạng nhân quyền, mà tổ chức này cho là “rất kém cỏi”.
Các báo cáo của Human Rights Watch về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 20/06/2013, cũng như báo cáo thường niên của tổ chức này về Việt Nam, công bố ngày 21/01/2014, đều kết luận rằng chính phủ Hà Nội tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, tự do tín ngưỡng, quyền của người lao động, quyền sử dụng đất và quyền được xét xử công bằng.
HRW nhắc lại là khi được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/11/2013, Việt Nam đã chấp nhận nghĩa vụ “tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền », theo như quy định trong nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng, ngày trước ngày diễn ra phiên kiểm điểm định kỳ, chính quyền Hà Nội đã ngăn không cho nhà báo Phạm Chí Dũng rời Việt Nam sang Genève để dự hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày 04/02. UN Watch, tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Genève với nhiệm vụ giám sát Liên hiệp quốc trong các vấn đề nhân quyền và dân chủ, đã ra thông cáo ngày 02/02/2014 phản đối chính quyền Việt Nam về vụ này.
Một ví dụ khác cho thấy tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu đi đó là vụ ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève vừa xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sĩ, đồng thời tố cáo chế độ Hà Nội đã đe dọa và cầm tù nhiều các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140205-kiem-diem-dinh-ky-ve-tinh-hinh-nhan-quyen-cua-viet-nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét