Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Lại TS Du viết lăng nhăng kiếm tiền: Ôi số liệu!

Đọc bài này thấy xấu hổ cho ông TS Du về kiến thức thống kê kinh tế. Ông chẳng hiểu gì về GDP cả, không hiểu số liệu thì phân tích kinh tế cái gì ? Phải chăng trước đây ông toàn hùng hổ phán theo... lý thuyết, chứ chẳng căn cứ trên số liệu. Muốn hiểu và phân tích kinh tế, điều sơ đẳng nhất là phải hiểu các khái niệm thống kê, trước hết là GDP. Thế giới làm gì có GDP của địa phương. Chỉ có ở VN có, và vì thế VN đưa ra cách tính GDP địa phương riêng khác cách tính GDP chung cả nước (nên tốc độ tăng trưởng GDP địa phương toàn gấp rưỡi tới gấp đôi cả nước). Do đó sao mà so sánh với nhau được. Hai bộ số liệu hoàn toàn không tương thích. Ngay GDP cả nước cũng chỉ chia theo khu vực, hoặc theo thành phần kinh tế (kém chính xác hơn) chứ làm gì có chia theo địa phương để ông có số của riêng TPHCM. Đọc câu kết bài báo mới nực cười, phóng viên thời báo kinh tế Sài Gòn hứa "sẽ tìm hiểu ở Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê TPHCM để tìm câu trả lời cho tác giả Huỳnh Thế Du". Ông TS không làm được phải nhờ cậy ông phóng viên ? Từ hiểu sai GDP, ông đã suy diễn lung tung tiếp theo, thật là nguy hiểm.
Ôi số liệu!
Huỳnh Thế Du: Hôm nay tôi cần số liệu về tỉ phần GDP của TPHCM trong tổng GDP của cả nước và GDP bình quân đầu người của Thành phố năm 2013. Sau một hồi tính toán từ số liệu của Cục thống kê Thành phố và Tổng cục Thống kê, tôi cảm thấy hết sức bối rối với những con số có được.
Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tỷ phần GDP
Thứ nhất, nếu lấy GDP theo giá thực tế năm 2013 của Thành phố là 764.561 tỉ đồng chia chia cho con số tương ứng của cả nước 3.584.261 tỉ đồng thì GDP của Thành phố chiếm 21,3% GDP của cả nước.

Thứ hai, nếu lấy GDP theo giá cố định năm 2010 của Thành phố là 609.350 tỉ đồng chia cho con số tương ứng của cả nước 2.543.584 tỉ đồng thì GDP của Thành phố chiếm đúng 24% GDP của cả nước.

Thứ ba, nếu lấy GDP theo cố định năm 1994 của Thành phố là 198.639 tỉ đồng chia cho con số tương ứng của cả nước 648.056 tỉ đồng thì GDP của Thành phố chiếm đến 30,7% GDP của cả nước.

Ba kết quả hoàn toàn khác nhau như vậy thì nên lấy số nào đây?

Bảng 1: GDP theo giá thực tế (tỉ đồng)
NămTPHCMCả nướcGDP TPHCM/
GDP Cả nước
 TổngTăng trưởngTổngTăng trưởng 
200075.863 441.646 17,2%
200184.85211,8%481.2959,0%17,6%
200296.40313,6%535.76211,3%18,0%
2003113.32617,6%613.44314,5%18,5%
2004137.08721,0%715.30716,6%19,2%
2005165.29720,6%839.21117,3%19,7%
2006190.56115,3%974.26616,1%19,6%
2007229.19720,3%1.143.71517,4%20,0%
2008287.51325,4%1.485.03829,8%19,4%
2009337.04017,2%1.658.38911,7%20,3%
2010422.27025,3%1.980.91419,4%21,3%
2011512.72121,4%2.535.00828,0%20,2%
2012591.86315,4%3.245.41928,0%18,2%
2013764.56129,2%3.584.26110,4%21,3%

Thông thường, GDP danh nghĩa thường được chọn. Tuy nhiên, cũng có gì đó không ổn với GDP danh nghĩa. Từ bảng 1 cho thấy, GDP của Thành phố chỉ xoay quanh mức 20% GDP của cả nước. Tỉ lệ năm 2013 đúng bằng năm 2010, trong khi không biết lý do gì mà năm 2012 quay lại tỉ lệ năm 2002.
Đành rằng do sự khác biệt về chỉ số giá ở Tp.HCM và cả nước dẫn đến sai lệch. Tuy nhiên, rất không ổn khi biết rằng tăng trưởng GDP thực bình quân của Thành phố gấp 1,6 lần mức tăng trưởng của cả nước trong hơn một thập niên qua. Hà cớ gì mà sau 10 năm hai tỉ lệ lại như nhau?
Bảng 2: GDP theo giá cố định năm 1994
NămTPHCMCả nướcGDP TPHCM/
GDP Cả nước
 Tổng Tăng trưởngTổngTăng trưởng 
200052.754 273.6666,79%19,3%
200157.7879,5%292.5356,89%19,8%
200263.67010,2%313.2477,08%20,3%
200370.94711,4%336.2427,34%21,1%
200479.23711,7%362.4357,79%21,9%
200588.86612,2%393.0318,44%22,6%
200699.67212,2%425.3728,23%23,4%
2007112.27112,6%461.3448,46%24,3%
2008124.30310,7%490.4586,31%25,3%
2009135.0538,6%516.5665,32%26,1%
2010150.92811,8%551.6096,78%27,4%
2011166.42310,3%584.0735,89%28,5%
2012181.7379,2%614.7375,25%29,6%
2013198.6399,30%648.0565,42%30,7%
  
Nếu tính theo giá cố định năm 1994 thì tỉ lệ nhìn hợp lý so với tốc độ tăng trưởng của Thành phố và của cả nước. Tuy nhiên, tôi thực sự bối rối với giá cố định năm 2010 mới được sử dụng từ năm 2013. Với mức giá này thì GDP của Thành phố chỉ bằng 24% GDP của cả nước.  Phần chênh lệch giữa 30,7% và 24% là do đâu mà ra?
GDP bình quân đầu người
Năm 2010, tổng GDP và dân số của TPHCM lần lượt là 422.270 tỉ đồng và 7,4 triệu người. Với tỉ giá hạch toán 18.932 đồng/đô-la của Bộ Tài chính, GDP bình quân đầu người của Thành phố là 3.015 đô-la. Trên thực tế, Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố dùng con số 2.982 đô-la khi xây dựng quy hoạch tổng thể đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Năm 2013, GDP và dân số của Thành phố lần lượt là 764.561 tỉ đồng và 7,99 triệu người. Với tỉ giá hạch toán 21.036 đồng/đô-la của Bộ Tài chính, GDP bình quân đầu người của Thành phố là 4.548 đô-la, gấp 1,5 lần con số năm 2010.
Thoạt nhìn hai con số sẽ thấy rất khích lệ vì sau 3 năm GDP tính theo đô-la của Thành phố tăng gấp rưỡi. Tuy nhiên, GDP thực bình quân đầu người chỉ tăng hơn 20% một chút mà thôi (mức tăng GDP tổng là 31,6%, nhưng trừ mức tăng dân số 8% trong ba năm). Phần tăng còn lại là do yếu tố tỉ giá hay đồng tiền bị lên giá.
Giá bánh McDonald’s ở Mỹ chỉ khoảng 2,5 đô-la hiện tại và trong trong 3 năm qua thay đổi không đáng là bao. Nếu năm 2010 bánh mì này có mặt ở Việt Nam thì chỉ khoảng 50.000 đồng một chiếc. Đến nay, chừng 55.000 đồng một chiếc là ổn vì tỉ giá chỉ tăng hơn 10%.
Điều đáng lưu ý là giá lương thực thực phẩm trong 3 năm qua tăng gần gấp rưỡi. Một bát phở cách đây ba năm chỉ khoảng 30.000 đồng thì nay đã gần 60.000 đồng. Đây chính là một trong những động cơ quan trọng để người Việt bỏ hàng nội dùng hàng ngoại. Đơn giản vì hàng ngoại ngày càng rẻ hơn so với hàng nội.
Đó là chưa kể đến yếu tố về an toàn thực phẩm hay chất lượng. Do vậy, sản xuất trong nước đình đốn, kinh tế kiệt quệ là điều dễ hiểu.
Chỉ nhìn vào những con số nêu  trên đã thấy rất nhiều vấn đề rồi.
Để trở nên thịnh vượng thì việc cần có những con số chính xác và những chính sách thúc đẩy sản xuất trong nước là điều tối quan trọng. Nếu không thì đừng than vãn Việt Nam mãi không phát triển và trở thành thị trường béo bở cho những nhà sản xuất bên ngoài.
(LTS: Chúng tôi sẽ tìm hiểu ở Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê TPHCM để tìm câu trả lời cho tác giả Huỳnh Thế Du).
Huỳnh Thế Du
Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Ông Huỳnh Thế Du là giảng viên chính tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Lĩnh vực nghiên và giảng dạy chính của ông gồm: Tài chính ngân hàng, Kinh tế đô thị, và Phát triển cơ sở hạ tầng. Ông Du đã từng làm việc tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 1996-2005. Ông thường xuyên tham gia các thảo luận chính sách ở Việt Nam.

Ông Du đã học các ngành xây dựng dân dụng, quản trị kinh doanh, kinh tế học ứng dụng và chính sách công, kinh tế phát triển, và quản lý công. Ông nhận bằng tiến sỹ (Doctor of Design – DDes) với trọng tâm nghiên cứu về phát triển đô thị và bất động sản tại Trường Kiến Trúc Harvard (Harvard Graduate School of Design) năm 2013.  Luận văn tiến sỹ của ông có tiêu đề Chuyển đổi ở Thành phố Hồ Chí Minh: Những vấn đề trong Quản lý Tăng trưởng.
Các môn giảng dạy
Giảng viên chính
Giảng viên chính
Lĩnh vực trả lời báo chí
Phát triển hạ tầng
Tài chính - ngân hàng
Kinh tế đô thị
http://www.fetp.edu.vn/vn/giang-vien/huynh-the-du/

3 nhận xét:

  1. có pải cứ thiến sót là ngon đâu, kaka

    Trả lờiXóa
  2. Mấy ông thiến sót học Tây cứ như từ trên mây hạ giới, chẳng biết gì về thực tế việt nam. Số liệu thì chẳng hiểu nhưng phán như ông tướng: "Do vậy, sản xuất trong nước đình đốn, kinh tế kiệt quệ là điều dễ hiểu.".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một người từ năm 2006 đã nhìn ra Việt Nam không có cơ hội đóng tàu, chỉ ra nguyên nhân cụ thể. Và nêu rõ Vinashin là sẽ là khoản đầu tư tốn kém của Việt Nam (Cơ hội nào cho ngành đóng tàu Việt Nam). Những nghiên cứu cùng với các đồng sự nhóm Harvard như "Lựa chọn thành công 2008" nhưng bị Thủ tướng Dũng từ chối vì bảo Việt Nam ko tệ đến thế, không nghe cải cách, và rồi sự khủng hoảng cho VN từ đó đến nay.
      Số liệu tổng cục thống kê là có vấn đề, ai cũng biết. Nhưng khi người ta phản biện thì ai cũng cho mình giỏi, cãi bay biến. Bảo người dốt. Người ta dùng ngôn ngữ bà ngoại, để ai cũng có thể hiểu, thế mà lũ ếch ngồi đáy giếng chê họ dốt.
      Người có tâm xây dựng đất nước, góp ý. Những người khác bình luận ko thấy nhục sao!

      Xóa