Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Giết 5 triệu con chó/năm: Thế giới khiếp Việt Nam

Nhìn chó được vận chuyển thế này, chúng không phát điên mới lạ; và người ăn thịt chó thì... Do đó không nên bàn chuyện ăn thịt chó là văn minh hay không văn minh, hãy nghĩ đến sức khỏe bản thân trước đã. Chó thịt ngày xưa là chó quê, có nguồn gốc rõ ràng chứ không phải chó tứ xứ đưa về giết thịt như bây giờ.
Giết 5 triệu con chó/năm: Thế giới khiếp Việt Nam
Tây choáng trước đại tiệc thịt chó ở Việt Nam
Đây là số liệu do Liên minh Bảo vệ Chó châu Á (ACPA) công bố. Ngành kinh doanh này chủ yếu dựa vào việc buôn lậu chó bất hợp pháp qua biên giới, trong khi tất cả các nước trong vùng đã ra lệnh cấm vận chuyển chó chưa được tiêm chủng dại, chó không có chứng nhận sức khỏe, giấy phép nhập khẩu, và giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
VN là một trong những nước tiêu thụ thịt chó khá lớn
Vấn nạn vận chuyển, buôn bán chó lậu tại Việt Nam đã được quy định là bất hợp pháp từ năm 2009, tuy nhiên nguồn lực dành cho việc giải quyết vấn đề này chưa dồi dào, việc thực thi pháp luật nhiều khi không khả thi, chưa được áp dụng một cách đầy đủ, và cho tới nay vẫn nhận được quá ít sự quan tâm.

Tiến sỹ Tuấn Bendixsen, Trưởng Đại diện Tổ chức Động vật châu Á ở Việt Nam, cho biết, Việt Nam từ lâu đã trở thành điểm tập trung của những cá thể chó bị buôn lậu từ các nước láng giềng Chó nuôi lẫn chó lạc bị bắt và nhồi nhét vào trong các lồng xếp chồng lên nhau trên các xe tải đường dài. Những chú chó bị lèn chặt vào nhau và không được kiểm soát dịch bệnh.

"Chỉ nói riêng về vấn đề y tế thôi, thì những cá thể chó này trở nên nguy hiểm đối với những người ăn thịt chúng và cả những người có tiếp xúc trực tiếp với chúng", ông Tuấn Bendixsen cho biết.

Mới đây, Cục Thú y Việt Nam đã ban hành công văn chỉ đạo chính quyền các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch, ngăn chặn buôn lậu chó tại các cửa khẩu khi quan ngại về nguy cơ gia tăng và bùng phát bệnh dại.

Quan điểm của Liên minh Bảo vệ Chó châu Á khẳng định, nạn buôn bán thịt chó, dù là phi pháp hay chưa được pháp luật quy định, đều mang lại một mối nguy hại cho cả sức khỏe của con người và quyền lợi của động vật. Nhiều cuộc điều tra trên toàn châu Á cho thấy, tất cả các khâu trong chuỗi buôn bán cung ứng thịt chó từ khai thác, vận chuyển, phân phối, đến giết thịt đều vô cùng tàn bạo. Hơn nữa, vấn nạn này còn đe dọa sức khỏe cộng đồng thông qua việc lây truyền dịch bệnh, mà đáng lo ngại hơn cả là bệnh dại.

Sau tọa đàm diễn ra tại Hà Nội vào tháng 8 năm ngoái, các cơ quan chức năng các nước Đông Nam Á đã thống nhất về việc tạm dừng 5 năm các hoạt động thương mại liên quan đến chó giữa các quốc gia có chung biên giới nhằm chấm dứt việc buôn bán vận chuyển chó.

Những cung đường chó lậu từ Thái Lan về Việt Nam

Rất nhiều con chó đã chết hoặc mang mầm mống của các dịch bệnh đang gây ra những tiềm ẩn hết sức lớn về các bệnh dịch có thể bùng phát.

Hiểm họa... chó dại lên bàn nhậu

Theo những thông tin PV có được từ một số đối tượng buôn lậu chó vào Việt Nam thì vào cuối tháng 4 vừa qua, cảnh sát Thái Lan đã bắt được một chiếc xe tải vận chuyển trái phép 120 con chó từ Thái Lan chuẩn bị đưa sang Việt Nam. Điều đáng nói là các đối tượng vận chuyển này đã bỏ trốn trong đêm, để lại chiếc xe và số chó nói trên. Nguồn tin này cũng cho biết rằng, chiếc xe bán tải chở 120 con chó bị bắt giữ tại bến tàu thuộc quận Tha Uthen lúc khoảng 1h đêm. Đây là lần đầu tiên, các đối tượng buôn lậu chó từ Thái Lan về Việt Nam vận chuyển chó bằng con đường này. Thông thường thì các đối tượng buôn lậu sử dụng các con đường khác, nhưng do có quá nhiều chốt chặn nên chúng mở đường mới.

Trong một diễn biến khác, tại tỉnh Sakhorn Nakhorn, một đoàn kiểm soát biên giới cũng đã khám xét một tòa nhà thuộc quận Kusumal và cứu thoát hơn 550 con chó đang bị nhốt trong các chiếc lồng. Theo thống kê, có tất cả 53 chiếc lồng, mỗi chiếc nhốt 10 con hoặc nhiều hơn.

Nhiều đối tượng từng tham gia buôn lậu chó từ Thái Lan vào Việt Nam cho biết, những năm gần đây, cảnh sát Thái Lan đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển trái phép chó không rõ nguồn gốc từ Thái Lan đi Lào để tuồn sang các nước: Việt Nam, Trung Quốc. Vào cuối năm 2011, một số người Việt tại Thái Lan đã bị cảnh sát nước này bắt giữ vì vận chuyển chó trái phép và đã bị tòa án Thái Lan phạt tù 8 tháng. Các đối tượng này buôn lậu chó từ Thái Lan về Việt Nam để cung cấp cho các quán nhậu.

Theo điều tra của giới chức Thái Lan về nạn buôn chó từ Thái Lan vào Việt Nam cho thấy, có khoảng 200.000 con chó được nhập lậu vào Việt Nam mỗi năm. Các đối tượng buôn lậu thu gom chó tại các tỉnh, thành phố của Thái Lan, sau đó vận chuyển qua Lào rồi tuồn lậu vào Việt Nam. Hoặc cũng có thể từ Thái Lan đưa thẳng sang biên giới, rồi đi qua các cửa sông (Cửu Long) để đưa số chó này vào Việt Nam tiêu thụ. Nguồn chó chủ yếu vẫn là ở các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Tại Việt Nam, mỗi năm tiêu thụ lượng chó để thịt rất lớn. Đây chính là thị trường màu mở cho các tay buôn lậu. Cộng thêm giá cả chênh lệch cao nên các đối tượng này nhẫn tâm giết hại động vật không thương tiếc. Ông Nguyễn Tiến Hòa, một Việt kiều Thái Lan cho biết, mỗi con chó tại Thái Lan được các đầu nậu mua của các tên trộm chó với giá 10 USD nhưng sang đến Việt Nam chúng có giá lên tới 60 USD. Đó là khoản lợi nhuận khổng lồ nên các đối tượng buôn lậu đã bất chấp nguy hiểm để thực hiện. Bên cạnh đó, Thái Lan là một trong những quốc gia có số lượng chó hoang rất nhiều. Theo Arnaud Dubus, một chuyên viên thông tín tại Bangkok cho biết, ngay tại Bangkok cũng có khoảng 300.000 con chó hoang. Chúng ở nhiều nơi, từ công viên đến bãi rác. Vì đất nước này đa phần theo đạo Phật nên họ không cho phép giết chó theo kiểu ăn thịt và buôn bán vì mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên, do thả hoang nhiều nên vô tình chúng lại trở thành miếng mồi ngon cho bọn buôn lậu để rồi có một kết cục bi thảm.

Theo tìm hiểu của PV, những con chó được bán sang Việt Nam được người Thái gọi là chó Sói. Chúng được thuần hóa lại rất thông minh và thường nghe theo mệnh lệnh con người. Tuy nhiên, các nhà hoạt động vì động vật cho rằng, những con chó không được tiêm phòng bệnh dại nên có thể truyền bệnh dại là một nguy cơ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt nó có thể mang những mầm mống của các dịch bệnh nguy hiểm vào Việt Nam. Đồng thời, nó cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng về cam kết của Thái Lan như một thành viên của ASEAN trong việc loại trừ dịch bệnh vào năm 2020. Ông Tuấn Bendixsen, Giám đốc Tổ chức Động vật châu Á tại Việt Nam cho biết, hàng trăm thậm chí hàng ngàn con chó được nhồi nhét trên một chiếc xe tải trông rất kinh khủng. Khi chúng chưa được ngừa dại sẽ là một hiểm họa.

Những ông trùm chó lậu

Theo tìm hiểu của PV, ngoài Việt Nam thì Thái Lan cũng là nơi cung cấp chó cho thị trường Trung Quốc rộng lớn. Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc là ba nước tiêu thụ chó lớn nhất châu Á. Tại những nước này, giới ăn nhậu thường xem thịt chó như một phương thuốc bổ, thậm chí có thể giúp đàn ông cường dương.

Sau thời gian dài điều tra, PV nắm bắt được để có chó cung cấp cho thị trường Việt Nam, các đối tượng tại Thái Lan đã thu mua lại của những tên trộm chó. Những con chó lang thang hoặc đi lạc đều được bắt trộm rồi bán lại cho các đầu nậu. Ông Nguyễn Tiến Hòa cho biết, các đối tượng trộm chó ở Thái Lan cũng có thủ đoạn trộm gần giống với ở Việt Nam. Chúng có thể dùng súng chích điện hoặc cho chó ăn thức ăn chứa bột lưu huỳnh làm chó nhanh chóng bị liệt hoặc xông thẳng vào bắt sống... Nói chung, bọn chúng có đủ cách để trộm chó. Ông P., một đối tượng buôn lậu chó người Việt hoạt động tại Thái Lan cho biết, các đường dây buôn lậu chó được tổ chức chặt chẽ, có quy mô, hoạt động đường dài. Theo đó, chó được đưa đi từ các ngôi làng ở Đông Bắc Thái Lan đến các nhà hàng quán nhậu ở Việt Nam.

Theo một nguồn tin xin được giấu tên cho biết, các tay buôn lậu chó thường cho người chạy những chiếc xe tải nhỏ đến các ngôi làng trong vùng ở Thái Lan để lùng bắt chó. Sau đó, chúng nhốt chó vào trong những chiếc lồng sắt chật hẹp đưa về điểm tập kết rồi dùng xe tải lớn vận chuyển các con chó này đến biên giới giữa Thái Lan với Lào. Từ đây, các đối tượng buôn lậu có thể chuyển chó sang hai hướng: Một là Việt Nam hai là Trung Quốc, tùy theo khách đặt hàng.

Cũng theo nguồn tin trên thì do quá trình vận chuyển dài ngày nên nhiều con bị chết do đói, ngạt hoặc cắn nhau. Chưa hết, khi sang đến Việt Nam, những con chó còn sống sẽ được bơm thức ăn để tăng trọng lượng, nhằm bán được với giá cao (theo kg). Chính vì thế, nhiều con lại chết ngạt vì phương thức này.

Trước vấn nạn trên, Thái Lan đã có quy định coi hành động giết chó ăn thịt hoặc bán cho các đối tượng buôn lậu là hành động phi pháp. Ông Nguyễn Tiến Hòa, một Việt kiều Thái Lan cho biết: "Trước vấn nạn này, nhiều tổ chức bảo vệ động vật, các tổ chức phi Chính phủ cũng như lực lượng cảnh sát tại Thái Lan đã nhiều lần tuyên truyền và truy quét nạn bắt trộm và buôn lậu chó.

Tuy nhiên, việc truy quét và theo dõi các đối tượng này cũng hết sức khó khăn và nguy hiểm. Bởi, các đối tượng buôn lậu này hết sức liều lĩnh, manh động. Bởi nếu, một chuyến hàng đổ bể thì các đối tượng này có thể bị mất hàng trăm ngàn đô la. Do khoản lợi nhuận đó mà bọn chúng rất liều". Theo điều tra của giới chức nước Thái, những tay trùm buôn lậu đứng đằng sau các vụ mua bán trót lọt tiết lộ thì ngành công nghiệp này thu về khoản lợi nhuận 1 tỷ baht Thái (tương đương 30 triệu USD mỗi năm). Đồng thời, bọn chúng không hề phải trả bất cứ khoản thuế nào trong khoản lợi nhuận kếch xù nói trên.(Theo NĐT)
http://m.vietnamnet.vn/vn/kinh-te/131341/nhung-cung-duong-cho-lau-tu-thai-lan-ve-viet-nam.html

Tây choáng trước đại tiệc thịt chó ở Việt Nam
Báo Guardian (Anh) mới đây vừa có bài viết về món thịt chó được người Việt Nam rất ưa chuộng.

Thị trường thịt chó ở Việt Nam

Theo Guardian, mỗi năm có hàng trăm ngàn con chó được nhập từ Thái Lan về Việt Nam, sau đó phân phối về nhiều địa phương, trong đó có thủ đô Hà Nội và vùng ngoại ô.

Một chủ quán ở Hà Nội cho biết, không ít xe tải chở chó được vận chuyển từ Lào qua Việt Nam tiêu thụ.

Nguyễn Tiến Tùng, 42 tuổi, người luôn trong trang phục dính đầy máu đang kiểm tra “lò mổ” nằm khuất trong một con ngõ nhỏ. Vào đây, những con chó đã bị làm thịt, lông vương vài khắp nơi.


Cũng trong khu này, những chiếc lồng nhỏ nhốt chó nằm la liệt. Nhiều con chó vẫn còn đeo chiếc vòng cổ, điều này chứng tỏ chúng từng là thú cưng của người nào đó.

Tùng bước tới lồng, lôi một chú chó và vuốt ve. Khi chú chó vẫy đuôi, Tùng dùng một chiếc gậy kim loại đánh mạnh phang vào đầu. Chó chết, công đoạn làm các món ăn 'khoái khẩu' bắt đầu.

Có mặt trên một tuyến phố của quận Cầu Giấy (Hà Nội) phóng viên Guardian vào một tiệm 'cầy tơ bẩy món'.

Ở đây, phóng viên này biết được nhiều món từ “mộc tồn” ăn cùng các loại rau thơm, trong đó có húng quế và lá mơ.

“Có vẻ là lạ khi một người nuôi chó như tôi lại ngồi đây ăn thịt chó. Nhưng tôi chẳng thấy có vấn đề gì. Thịt chó vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe”, Đức Cường, 29 tuổi, một khách hàng, vừa nhồm nhoàm nhai vừa cho biết

Cũng theo phóng viên này, không người nào biết chính xác là thịt chó du nhập tới Việt Nam từ bao giờ. Giờ đây món thịt chó đang rất được thịnh hành tại dải đất hình chữ S.

Tổng cộng khoảng 5 triệu con chó bị giết mỗi năm.

'Đại tiệc' thịt chó thường được dùng vào dịp đoàn tụ gia đình, tụ họp bạn bè và đặc biệt là vào những ngày cuối tháng.

Đa số những người Việt Nam, theo Guardian, cho rằng, thịt chó được ưa chuộng không thua kém thịt gà, thịt bò bởi giàu protein.

Cách bán thịt chó cũng rất đa dạng. Những chú chó sau khi bị giết và thui được các chủ quán treo bằng một cái móc kim loại, hoặc đặt lên trên bàn và trưng bày cho người đi đường dễ nhìn thấy.

Theo tìm hiểu, mỗi cửa hàng tiêu thụ khoảng 100 con chó mỗi ngày.

Lợi nhuận 500%

Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có hơn 10 triệu chú chó. Giá thịt chó đang đắt hơn thịt lợn.

Thị trường tiêu thụ tăng cao buộc các nhà kinh doanh tìm nguồn cung cấp từ các vùng nông thôn, nơi chó được nuôi theo hình thức thả rông và những tay “cẩu tặc” vẫn hoạt động.

Đến khi nguồn cung cấp trong nước không đủ, các nhà kinh doanh tìm đến thị trường nước ngoài.

Đường dây kinh doanh chó xuyên quốc gia cũng được thành lập từ đây với khoảng 300.000 con chó được nhập trái phép từ Thái Lan, Lào về Việt Nam.


Khoảng 130 con chó nằm trong những chiếc lồng được vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam.

Theo Guardian, việc kinh doanh chó ở Đông Nam Á dường như không gặp bất cứ khó khăn nào.

Chó là mặt hàng không đánh thuế do đó lợi nhuận từ việc kinh doanh vật nuôi này thậm chí lên tới 500%.

Ở Thái Lan, việc vận chuyển chó không có giấy tiêm chủng là trái pháp luật. Điều này cũng tương tự ở Lào.

Theo Guardian, ăn thịt chó không phải là phạm pháp.

Thị trường ở Thái Lan cũng phát triển và thịt chó có giá 200.000 đồng/ kg.

Để vận chuyển trót lọt sang Việt Nam, những chú chó này được vận chuyển qua đường sông Mê Kông sang Lào, rồi từ Lào đi theo quốc lộ 8.

Mỗi chiếc xe tải chở khoảng 8 chiếc lồng với mỗi lồng khoảng 12 đến 15 con chó.

Trung bình mỗi xe tải chở lượng chó giá trị khoảng 13 triệu đồng. Hành trình chở hàng trăm con chó về tới địa phương tiêu thụ ở Việt Nam đều rất thuận lợi và nguyên vẹn.

Tại Hà Nội, thịt chó xuất hiện ở nhiều nơi với hàng chục quầy hàng bày la liệt ngoài vỉa hè. Những người chủ quán luôn tay luôn chân thái, chặt, ướp thịt chó và phục vụ khách hàng.

Nhiều người còn thu thập chân chó để chữa bệnh.

Phóng viên Guardian cho rằng, việc chó ở Việt Nam bị giết nhằm phục vụ cho thị trường ẩm thực xuất phát từ những quy định về Quyền sở hữu vật nuôi chưa được áp dụng. Loài vật này thường được nuôi để làm thịt hoặc phục vụ cho ngành an ninh.

Nếu như ở phương Tây, chó được xem là người bạn thân thiết của con người thì ở Việt Nam, chó bị đưa ra giết và làm thịt một cách tràn lan.

Dường như, đây lại là một thói quen truyền thống ở quốc gia châu Á này.

(Theo Tienphong/Guardian)

1 nhận xét:

  1. Khiếp quá cho nền văn hoá ẩm thực VN. Ngày xưa nghèo khổ nên ông bà ta bắt chước Tàu ăn thịt chó mèo đã đành.

    Suy nghỉ một chút thì việc ăn thịt chó trái với đạo đức làm người và sức khỏe. Đứa bé ngồi xuống ỉa ra một bãi, chủ nhà kêu chú chó đến ăn sạch. Có những người chân tay làm mủ, chảy nước vàng họ kêu chó đến liếm. Con chó bảo gì nó cũng làm hết, ăn thịt nó thì cũng như ăn lại những thứ dơ của mình à, khiếp quá.

    Trả lờiXóa