Thứ Năm, 6 tháng 2, 2014

Dân bây giờ ghê gớm lắm

Trong bài này có ảnh bác Hồ dùng gầu giai tát nước. Mình tin là bác tát nước thật; ảnh hồi đó thường phản ánh trung thực sự kiện, nhất là các hoạt động của bác Hồ, trừ trường hợp bất đắc dĩ lắm mới phải chỉnh sửa. Tuy nhiên, mình không hiểu đám đông vây kín thế thì bác tát vào đâu ? Hay vướng dân chen chúc xem đông quá nên lúc đó bác chỉ hướng dẫn chứ không tát được ? Và lại đoạn dây dài thế, không biết có tát được không ? Hồi nhỏ đi sơ tán mình có xem tát nước song không nhớ kỹ thuật tát thế nào.
Dân bây giờ ghê gớm lắm
Hôm rồi có một bạn trên Facebook viết một cái note nói rằng, đại ý là: Bao năm nay rồi, nghĩ đi nghĩ lại chả thấy đảng CSVN làm được cái gì cho dân, ai thấy họ làm gì được thì thử kể ra xem sao? Sau đó có một comments của một nhà báo "lề trái" có nhắc đại ý rằng: Trên đời mọi sự đều luôn vận động và phát triển, bác nói thế nghe nó hơi phi logic.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham gia Tết trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Cá nhân tôi thì có nhận xét cả hai đều có lý, nói đúng thì ý kiến thứ nhất phải nói là những cái làm được của đảng CSVN thì quá ít so với cái họ phá. Đó là nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho kinh tế lụn bại, xã hội bất công và nhiễu nhương, đặc biệt là đạo đức con người xuống cấp tới mức có thể nói không thể thấp hơn. Khiến lòng dân bất an và chán nản dẫn đến có nhiều biểu hiện công khai phản đối đảng và chính quyền.

Đầu năm mới, trên Facebook có một sự kiện được nhắc đến nhiều, và bị phản đối vì cho là phản cảm. Đó là việc ngày 3.2.2014, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu tham gia Tết trồng cây tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội để phát động Tết trồng cây nhớ Bác - Xuân Giáp Ngọ 2014. Người ta chê là ông Tổng Bí thư vì ông đã trồng một cây thông quá to trong khu vực rằng thông. Cây thông ông Tổng trồng khoảng 6-7 năm tuổi, có lẽ được bứng từ chỗ bên cạnh sang. Tóm lại là là dân mạng "phê bình" ông Nguyễn Phú Trọng làm một việc hình thức, mà theo NV. Nguyễn Quang Vinh cho rằng "... không ai đi mở đầu tết trồng cây bằng việc trồng một cây thông già, việc đào bới một cây thông già lên rồi lại trồng xuống rất phản cảm và phản tác dụng, phản ý nghĩa của việc trồng cây đầu năm, đi ngược lại muc đích tốt đẹp và nhân văn mà Bác Hồ đã kêu gọi." (Xem ảnh)

Cũng về việc làm này của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, NV. Nguyễn Thông cũng không đồng tình thể hiện qua bài viết "Cây háo danh". Theo NV. Nguyễn Thông thì "Ngày xưa, khi còn sống, cụ Hồ thường kêu gọi mọi người, bất kể già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, quân dân chính đảng... tham gia trồng cây đem lại màu xanh cho đất nước. Cứ vào dịp tết nguyên đán, cụ lại xăm xắn cùng cấp dưới trồng cây, khi nơi này khi nơi khác, tạo thành thứ truyền thống tốt đẹp đã duy trì suốt bao năm (giờ thì đã mất hút con mẹ hàng lươn): Tết trồng cây."

Trong bài viết, NV Nguyễn Thông nhấn mạnh "Điều đặc biệt là cụ Hồ trồng cây thật sự chứ không phải ra múa vài đường làm cảnh. Cụ ăn mặc giản dị, quần xắn quá gối, cầm xẻng cầm cuốc hăng hái như mọi người, trồng cây non (chỉ cao khoảng nửa mét), trồng nhiều cây, tưới tắm cẩn thận. Mình biết điều này vì hồi còn bé được xem phim tài liệu, xem ảnh chụp trên báo Nhân Dân, tin là thực, dứt khoát không phải đóng kịch, dàn dựng. Nhờ có sự gương mẫu của cụ Hồ mà miền Bắc những năm chiến tranh vẫn xanh mướt mát, làng quê dù nghèo vẫn đẹp đẽ tươi tắn vô cùng."

Những điều NV. Nguyễn Thông viết ra không chỉ là suy nghĩ riêng của tác giả, mà còn là suy nghĩ chung của những người đã từng sống trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa trước đây. Và điều "Mình biết điều này vì hồi còn bé được xem phim tài liệu, xem ảnh chụp trên báo Nhân Dân, tin là thực, dứt khoát không phải đóng kịch, dàn dựng. Nhờ có sự gương mẫu của cụ Hồ mà miền Bắc những năm chiến tranh vẫn xanh mướt mát, làng quê dù nghèo vẫn đẹp đẽ tươi tắn vô cùng." chắc chắn sẽ không thể đảo ngược được trong suy nghĩ của không ít người. Bản thân cá nhân tôi cũng vậy, có cùng suy nghĩ và ấn tượng như của NV. Nguyễn Thông. Đó là những hành động, lời nói hay việc làm của Bác Hồ từ trước đến nay luôn luôn là trung thực, dứt khoát không phải đóng kịch, hay dàn dựng.

Cũng lại trên Facebook cùng ngày (lại Facebook, không khéo sẽ mất nước vì Facebook :D) có một facebooker treo lên một tấm ảnh tư liệu cũ: Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958. Tấm hình này thì chắc chắn 100% những người ở độ tuổi U40 trở lên thì ai ai cũng biết (xem hình) và đã từng khâm phục sự gần dân của Bác Hồ. Và chắc chắn ai cũng nghĩ đây là hình ảnh trung thực, không hề có sự bố trí, chuẩn bị hay đóng kịch.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tát nước chống hạn với bà con nông dân ở Thường Tín, Hà Đông ngày 12-1-1958 (Ảnh Báo Tuổi trẻ)

Nếu facebooker nói trên không đặt câu hỏi hóm hỉnh dưới tấm hình rằng: "Bác Hồ đang tát nước vào ai?", thì chẳng ai biết Bác Hồ của chúng ta cũng là một diễn viên bất đắc dĩ hoàn toàn không như NV. Nguyễn Thông khẳng định và như chúng ta nghĩ về Bác. Bạn hãy bình tâm và trả lời câu hỏi "Bác Hồ đang tát nước vào ai?" sau khi xem xét kỹ tấm ảnh ở mọi góc độ, kể cả sereach để tìm hiểu xem tấm hình đã được đăng trên Báo Tuổi trẻ có bị sửa đổi bằng photo shop hay không?

Tôi xem tấm ảnh trên và nhận xét rằng, Bác Hồ của chúng ta đang tát nước bùn đen vào các chiễn sĩ bộ đội tham gia giúp dân tát nước dọc sông Hòa Bình (theo báo Tuổi trẻ). Không nhẽ một vị lãnh tụ của nhân dân lao động lại có việc làm vô cảm như thế: Tát nước vào nhân dân?. Do đó lời giải thích đúng đắn nhất sẽ là: tấm hình ấy cũng chỉ là tư liệu ghi lại thời khắc Bác Hồ diễn kịch, nhưng vớ phải tay đạo diễn tồi. Vì từ xưa đến nay khi xem các hình ảnh của Bác Hồ thì ai ai cũng dành cho Bác sự kính trọng và tin Bác không diễn kịch hay dàn dựng nên không ai để ý sơ xuất này.

Trở lại vấn đề ban đầu, trong mấy chục năm đảng CSVN cầm quyền, nhất là gần đây thì cái được lớn nhất là dân trí của người dân đã được khai sáng. Trong kỷ nguyên công nghệ thông tin như hiện nay người dân khôn lên rất nhiều. Họ biết phân biệt đâu là phải đâu là trái, đâu là đúng đâu là sai. Không những thế họ còn dám bày tỏ quan điểm một cách công khai mà không hề biết sợ hãi như hiện tượng người dân Dislike (Phản đối) nhiều hơn Like (Tán thành) tới hàng chục hàng trăm lần trong bài viết "Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân" (xem ảnh). Tới mức Báo Thanh niên phải vội vàng tháo bỏ nút Dislike vì sợ dư luận.

Hình chụp trang báo Thanh niên (Nguồn internet)

Từ xưa đến nay, đảng CSVN luôn cho rằng ý đảng là lòng dân, tuy gần đây cụm từ này ít cán bộ tuyên huấn của đảng được nhắc đến vì phần nào họ cũng biết đây là sự thật khó có thể che dấu nếu càng nói thì càng mất uy tín. Duy chỉ có người đứng đầu đảng CSVN, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cách đây ít lâu khi công bố Hiến pháp Sửa đổi năm 2013 vẫn nhắc đến nó như một con Vẹt. Cũng may vì đa số dân bây giờ họ không chấp, vì thế ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có biệt danh Trọng "lú".

Nói như thế để thấy, cái thời một mình một chiếu của truyền thông nhà nước đã hết, trong thời đại ngày nay báo chí và truyền thông của nhà nước không phải thích nói gì thì nói mà cần phải học nói và viết trung thực, không được thổi phồng hay bóp méo một cách quá đáng. Những vấn đề phóng đại hay tuyên truyền một chiều thì chỉ nên đăng tải trên các trang báo Nhân dân, Quan đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản.... Vì các loại báo chí áy chẳng có ma nào thèm đọc, vì cách làm báo hay tiếp nhận thông tin của người dân bây giờ đã thay đổi một cách chóng mặt. Chỉ một vài tích tắc là một thông tin ở nửa vòng trái đất đã bùng nổ trên mạng internet. Đừng quên số người sử dụng internet ở Việt nam là hơn 30 triệu người.

Nên nhớ, dân tình bây giờ cũng ghê gớm lắm. Đừng có đùa.

Ngày 06 tháng 02 năm 2014
© Kami

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét