Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Báo Việt Nam gỡ bài về chiến tranh biên giới

Cuối bài này có ý kiến khá dài của bạn Mít sờ tơ Khù Văn Khoằm. Bạn cố chứng minh là VN không bất ngời trước cuộc tiến công xâm lược của TQ, nhưng tôi thấy chứng minh của bạn hoàn toàn không thuyết phục. Theo vnexpress thì "Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới" (xem ở đây). Bản thân tôi chứng kiến lúc đó và trong những năm đầu thập kỷ 80 qua họp hành, nghe thông tin bên ngoài đều chỉ tin có 1 điều: Các vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể tấn công xâm lược, nhưng không ngờ chúng tấn công vào thời điểm đó.
Báo Việt Nam gỡ bài về chiến tranh biên giới
Việc báo điện tử Việt Nam đăng bài rồi sau đó gỡ bỏ đã nhiều lần xảy ra, thường là do có yêu cầu của cơ quan tuyên giáo. Báo điện tử Một thế giới phải gỡ loạt bài kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi đăng tải.
Bia kỷ niệm cuộc thảm sát ở Tổng Chúp, Cao Bằng, năm 1979
Chiều thứ Tư 12/2, báo mạng mới thành lập của Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam đăng chùm phóng sự của nhà báo Đào Tuấn về sự kiện xảy ra ngày 17/2/1979.
Loạt phóng sự này gồm ba phần có tựa đề "Biên giới, hồi ức 35 năm", "Đồng chí với nhau, ai nghĩ sẽ đánh nhau" và "Bia trấn ải - nơi tổ quốc được tô màu đỏ"; với nhiều phỏng vấn các nhân chứng của cuộc chiến biên giới ngắn ngủi nhưng khốc liệt.

Cạnh đó, Một thế giới cũng đăng bài viết "Phút bi tráng ở Pò Hèn" của Ngọc Uyên, nói về cuộc chiến đấu của cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Pò Hèn, xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), với quân Trung Quốc vào rạng sáng 17/2/1979, trong đó toàn bộ 45 chiến sỹ biên phòng Việt Nam đã hy sinh.

Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, các bài viết này đã bị gỡ bỏ và nay khi truy cập, người đọc chỉ thấy dòng chữ báo lỗi "Không tìm thấy trang".

Việc báo điện tử Việt Nam đăng bài rồi sau đó gỡ bỏ đã nhiều lần xảy ra, thường là do có yêu cầu của cơ quan tuyên giáo.

Có được đưa tin?

Còn bốn ngày nữa là đúng 35 năm ngày quân đội Trung Quốc tấn công vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam trong chiến dịch mà lãnh đạo Trung Quốc khi đó, Đặng Tiểu Bình, gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học".

Cho tới giờ, cuộc chiến biên giới 1979 vẫn không được ghi nhận trong sách giáo khoa lịch sử và gần như không được nhắc tới trong báo chí chính thống.

Gần tới đợt kỷ niệm, đã có nhiều đồn đoán về việc liệu các tờ báo trong nước có được đưa tin về sự kiện này hay không.


Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc." GS Vũ Minh Giang, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam


Một số nguồn khả tín trong lĩnh vực báo chí nói với BBC cả tuần trước đó, các báo lớn "đã nhận được chỉ đạo" về hạn chế tin bài.

Một nhà báo, đề nghị giấu tên, nói theo chỉ đạo, các báo bị hạn chế gần như không được đưa tin.

Một người khác thì nói các báo không bị buộc phải hoàn toàn im lặng, nhưng khi viết bài đưa tin "phải sử dụng cứ liệu cụ thể, không suy diễn".

Hôm 11/2, báo Lao Động đăng phỏng vấn với thành viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Giáo sư Vũ Minh Giang, nói hội này dự tính sẽ có lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới.

GS Giang cho hay lễ tưởng niệm dự kiến sẽ được tổ chức gắn với một hội thảo khoa học về chủ đề này. Ông cũng nói theo lệnh của Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, trong quá trình biên soạn bộ lịch sử Việt Nam, cuộc chiến 1979 sẽ không bị bỏ qua.

"Tới đây, các sự kiện như Hoàng Sa, Trường Sa bị đánh chiếm, hay việc Trung Quốc đưa quân đánh Việt Nam năm 1979 cũng sẽ được đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Nếu chúng ta không nói gì sẽ là mảnh đất màu mỡ cho xuyên tạc."

Ý tưởng đưa các cuộc đụng độ với Trung Quốc vào sách giáo khoa lịch sử đã được chính Thủ tướng Nguyến Tấn Dũng đề cập trong buổi làm việc với các sử gia hàng đầu Việt Nam hôm 30/12/2013.

Lúc đó, trước kỳ kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, các báo trong nước đã đăng khá nhiều bài về trận đánh này của hải quân Việt Nam Cộng hòa cho đến khi đột ngột ngừng một ngày trước đó.

(BBC)

12 nhận xét:

  1. Sắp đến ngày 17/2, một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc và ký ức biết bao người về truyền thống và quá khứ hào hùng đầy bi tráng.

    Vậy mà, cứ mỗi dịp này, các luận điệu lại có dịp rộn ràng, tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt và vu khống quyết liệt. Nào là "công tác tình báo kém cỏi,..... hoàn toàn bất ngờ khi chiến tranh xảy ra, .... không có sự chuẩn bị tác chiến,..... để mặc cho quân Trung Quốc tàn phá đất nước....." - vân vân và vân vân.

    Điển hình là nhà báo Đào Tuấn viết sai sự thật trong bài bị hạ của Motthegioi.vn mà BBC bình luận, đại ý rằng khi TQ đánh sang ta thì VN hoàn toàn bị bất ngờ, trên biên giới không có quân; chỉ có dân quân du kích nhưng có người nhưng không vũ khí ...

    Để có cái nhìn rõ ràng về tình hình thời cuộc, chống hiểu sai, đoán bừa và làm sáng tỏ một số vấn đề, góc khuất của cuộc chiến mà không phải ai cũng nhìn thấy được.

    Dù "tài hèn, sức mọn" nhưng Linh Nguyễn cũng xin có vài bài viết tổng hợp để làm rõ và minh chứng. Rất mong các chủ nhiệm cùng góp sức và tranh luận cho vui, cùng góp tay nhìn về quá khứ và đập tan những luận điệu tuyên truyền phản động, xuyên tạc lịch sử - kể cả những trường hợp người trong cuộc chém gió về quá khứ.

    --------------------------

    A. Lực lượng CAVT/ Công an vũ trang (Biên phòng hiện nay) tại thời điểm trước và gần 17/2/1979:

    Em nhận định chém hoặc đơn vị của bác đại tá kia tại thời điểm có thể là phân đội hoặc đội công tác CAVT/ BP xuống địa bàn thôi. Cả đồn có ngần đấy súng với mấy chục con người thì có mà điên (trích nguồn thông tin : "Một Đại tá Biên phòng-Cựu binh 1979 kể: Không thể ngờ là nó đánh mình, cả Đồn Công an Vũ trang chỉ có 2 khẩu AK và 5 khẩu K50 cũ, bắn xa... 25 mét. Anh em thay nhau bắn, cầm cự 30 phút thì hết nhẵn đạn. Phải cõng thương binh-tử sĩ rút trong uất ức...") Đến ngay cả các lâm, nông trường đều được phát súng để chuẩn bị rồi cơ mà. Kinh nghiệm này cũng là thực tế từ chiến tranh BGTN đấy anh Hải ạ. Khi Pốt tràn sang, dân không nói, biết bao nhiêu TNXP, tự vệ các nông lâm trường tay không tấc sắt. Thế mới có giai thoại bác Tư quyết phá kho phát súng. Còn về chuyện chuẩn bị cho BGPB em xin nêu cụ thể một số điểm chính dưới đâu để có thể đánh bật câu nói "chơi" của vị đại tá nọ.

    Trả lờiXóa
  2. 1. Qua tổng kết, chỉ riêng trong hai năm 1977-1978 đã có tổng cộng 1.500 vụ lấn chiếm biên giới, khiêu khích vũ trang, làm ta bị thương 307 người, 14 người bị phía Trung Quốc bắt cóc. Nếu số vụ lấn chiếm lãnh thổ, khiêu khích vũ trang do phía TQ gây ra năm 1975 là 234 vụ thì đến hết năm 1978 tăng lên 2.175 vụ, gấp 10 lần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2. Về lực lượng:

      Tháng 4/1978, trung đoàn 12 CAVT – một trong số ít các trung đoàn biên phòng cơ động của Bộ được điều động lên tuyến biên giới phía bắc để tăng cường công tác phòng thủ. Trung đoàn này được chính thức thành lập tháng 2/1978 trên cơ sở tiểu đoàn 12 CAVT. Tháng 8/1978, Trung đoàn 16 CAVT được thành lập và tháng 9/1978 Bộ điều lên tăng cường cho tuyến biên giới Tây Bắc.

      3. Về công tác chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu:

      Tháng 1/1978, Bộ ra mệnh lệnh chiến đấu số 05 cho toàn bộ các đơn vị trên tuyến biên giới Việt - Trung, yêu cầu chủ động đối phó với mọi tình huống, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, chủ động phòng ngừa đánh địch bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,….

      Ngày 31/1/1978, Cục tham mưu phổ biến kế hoạch bố phòng chiến đấu….

      Quý 1/1978, BTL mở hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ, sẵn sàng chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

      Ngày 5/7/1978, thi hành Nghị quyết 33 của của Hội nghị công an, BTL ra chỉ thị 35 và chỉ rõ dự kiến có hai khả năng xảy ra:

      - một là, đối phương liều lĩnh gây chiến

      - hai là, đối phương tiếp tay cho bọn phản động Pôn Pốt, bằng cách gây bạo loạn, tạo phỉ ở nhiều nơi trên toàn tuyến biên giới.

      Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của CAVT là “khi chiến tranh xảy ra, CAVT là lực lượng đầu tiên nổ sung, trực tiếp chiến đấu ngăn chặn, kiềm chế địch triển khai, báo động cho nhân dân sơ tán và phối hợp cùng quân đội tác chiến. Kiên cường phòng thủ giữ vững đồn, tác chiến trên tuyến biên phòng cơ động, linh hoạt nhằm diệt gián điệp, thám báo, trấn áp bọn phản động và phỉ”.

      Ngoài ra, tháng 6/1978, BCT ra quyết định số 21 thành lập BCH QS thống nhất trên các địa bàn thuộc tuyến biên giới phía Bắc nhằm đảm bảo tính thống nhất, sẵn sàng và chủ động trong mọi tình huống, đảm bảo tất cả các LLVT đều có sự chỉ huy chung.

      Xóa
    2. 4. Báo động chiến đấu:

      Ngày 27/12/1978, BTL ra mệnh lệnh báo động chiến đấu cấp 2. Hì hì, báo động chiến đấu cấp 2 thì các bác biết rồi, đâu phải chuyện chơi nhể. Một số mệnh lệnh cụ thể như sau:

      - “1. Tất cả các đơn vị thuộc lực lượng CAVT phải nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 2, theo đúng quy định số 46 ngày 20/8/1978 của Bộ.

      2. BCH các tỉnh phải ra lệnh cho các Đồn biên phòng, các trung đoàn, đơn vị cơ động khẩn trương triển khai sẵn sàng chiến đấu theo phương án tác chiến bảo vệ biên giới. Các cơ quan chỉ huy phải thường trực chặt chẽ.

      3. Trung đoàn 12 và 16 phải chuẩn bị sẵn sàng cơ động theo lệnh của Bộ.

      4. Tạm đình chỉ phép năm, phép tranh thủ cho đến khi có mệnh lệnh mới,…..”

      Nếu bác nào còn nhớ thì sẽ thấy, ngày 10/2/1979, phía Trung Quốc đánh trước điểm cao 400 thuộc phần đất của ta trên hướng Lạng Sơn. Đây là đòn đánh, phép thử cần thiết thăm dò phản ứng của phía Việt Nam – đồng thời chuẩn bị bàn đạp trước trên những hướng quan trọng, ngoài ra đây còn là điểm cao chiến lược tại khu vực gần cửa khẩu biên giới.

      Thế cho nên, ngày 13/2/1979, ta đã vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu. Bốn ngày sau, ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới phía bắc mới bắt đầu ạ.

      Tất cả những điều em ghi trên cho thấy, ta không hề bị động, có kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng về phương thức, huấn luyện và chỉ đạo thống nhất trong chiến tranh BGPB. Bác nào kinh qua đánh nhau sẽ hiểu cần chuẩn bị những gì cho chiến tranh, nhể.

      Xóa
    3. B. Về phía Quân đội:

      Có lẽ, trong đầu nhiều người, không chỉ những người trẻ tuổi, đều cho rằng, sau 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, Yên Bình lắm nhỉ, Grin.

      Có lẽ có rất rất nhiều người nghĩ, Tổ quốc sạch bóng thù, còn gì nữa mà làm, đánh đấm chi cho mệt, giải tán quân đội cho nhanh. Grin.

      Xin nêu một vài điểm đáng chú ý nhất trong giai đoạn từ 4/1975 đến trước khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

      1. Quân lực:

      - Ta ưu tiên giảm bớt số quân thường trực, đặc biệt là đối với những quân nhân đã phục vụ lâu năm và có nguyện vọng về quê cũng như lính sinh viên được giải quyết chế độ về đi học lại. Giải tán một số đoàn tương đương cấp quân đoàn hoặc sư đoàn như Đoàn 232; một loạt tổ chức đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình được giải thể như: Bộ Tư lệnh Miền, B1, B2, B3, B4, B5, tổ chức hai bên và bốn bên về thi hành Hiệp định Pa-ri. Thôi dự nhiệm 9 trung đoàn, 6 tiểu đoàn cao xạ và một số đơn vị bộ binh, công binh của các quân khu phía Bắc. Toàn bộ lực lượng giao liên của Đoàn 559 được điều về Cục Vận tải để tổ chức tuyến giao liên mới, tổ chức hệ thống kiểm soát quân sự trên các tuyến giao thông Bắc - Nam. Bộ phận Hành quân từ Cục Tác chiến được chuyên sang Cục Quân lực để trực tiếp chỉ đạo bảo đảm chuyển thương, đưa đón cán bộ, chiến sĩ đi lại tuyến Bắc - Nam.

      Các quân khu ở phía Nam bước đầu được chấn chỉnh; trong đó có một số bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, ban chỉ huy quân sự huyện được thành lập và hợp nhất cho phù hợp với đơn vị hành chính mới. Chuyển một loạt các đoàn, đơn vị cấp F sang làm kinh tế, bố trí phân bổ trên cả nước, vừa làm khung thường trực sẵn sàng cơ động chiến đấu vừa lao động sản xuất nhằm làm giảm bớt chi phí quốc phòng. Qua việc chấn chỉnh tổ chức xây dựng lực lượng: ta giảm từ 1 triệu 23 vạn quân thời chiến (5,2% dân số miền Bắc) giảm xuống còn 2,7% so với dân số cả nước trong thời bình.

      Từ năm 1976 đến năm 1980 chỉ giữ 80-83 vạn quân, trong đó có 50-53 vạn quân chiến đấu, 10 vạn quân xây dựng kinh tế (nghị quyết của Quân ủy Trung ương đưa lên hơn 25 vạn). Sau đó tuỳ tình hình, sẽ xác định tổng quân số thích hợp.

      Đối với khối quân khu, tiếp tục được chấn chỉnh. Từ 11 quân khu và 2 bộ tư lệnh thành phố trực thuộc Bộ trong chiến tranh, nay rút gọn lại thành 6 quân khu (1, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ Tư lệnh Thủ đô. Quân khu 1 thành lập tháng 5 năm 1976 trên cơ sở sáp nhập Quân khu Việt Bắc và Quân khu Tây Bắc; hơn hai năm sau (tháng 6 năm 1978) lại được tách ra thành quân khu 1 và Quân khu 2. Quân khu 3 tái lập (tháng 5 năm 1976) trên cơ sở hợp nhất Quân khu Tả ngạn và Quân khu Hữu Ngạn. Quân khu 4 và quân khu Trị Thiên hợp nhất thành Quân khu 4 (tháng 2 năm 1976). Tháng 7 năm 1976, Quân khu 5 được tổ chức lại trên cơ sở sáp nhập Quân khu 5 cũ với Quân khu 6 và Mặt trận Tây Nguyên. Quân khu 7 gồm Thành phố Hồ Chí Minh và Đông nam Bộ. Quân khu 9 gồm Quân khu 8 và Quân khu 9 cũ hợp nhất. Các binh đoàn chủ lực, các binh chung được kiện toàn tổ chức gọn mạnh, hiện đại phù hợp với tình hình mới và điều chỉnh lại vị trí đóng quân. Quân chủng Hải quân được củng cố, phát triển nhằm đủ sức bảo vệ biển đảo và thềm lục địa. Quân chủng Phòng không - Không quân được tách ra thành hai quân chủng và có bước phát triển mới. Lực lượng xây dựng kinh tế trực thuộc Bộ Quốc phòng gồm có 1 tổng cục, các binh đoàn được kiện toàn nhưng mới đạt 40% quân số so với dự kiến.

      Về bố trí lại binh lực, ta dần dần điều chỉnh công tác bố phòng trên cả nước, các đơn vị các cấp từ Quân đoàn trở xuống rút dần từ Nam ra Bắc, đặc biệt là việc Bộ quyết định đưa ngay lập tức sư đoàn 3 Sao Vàng/ F3 ra hướng Lạng Sơn và F316/ sư đoàn 316 về Tây Bắc (sẽ nói kỹ về việc tại sao ở phần dưới) trong đầu năm 1976.

      Xóa
    4. 2. Những điểm nhấn đáng chú ý:

      - Về công tác quân quản: được giao cho Quân đoàn 4 và Quân khu 7, 9 là chủ yếu.

      Một bộ phận khá lớn ngụy quân, ngụy quyền (đặc biệt là lực lượng đầu sỏ) lẩn tránh, không chịu trình diện và đi cải tạo, không nộp vũ khí. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 1975, đã có khoảng 938.650 sĩ quan binh lính ngụy ra trình diện chính quyền, chiếm 92% tổng số quân ngụy (tính đến ngày 29-4-1975).

      Như vậy, còn khoảng 7,8 vạn quân ngụy chưa chịu ra đăng ký, trình diện; trong đó có những tên sĩ quan cao cấp.

      Tỷ lệ cảnh sát đặc biệt ngụy ra trình diện còn thấp hơn; trong tổng số 120.376 tên, mới đăng ký được 60.229. Phần lớn bọn cảnh sát đặc vụ bỏ trốn. Các phần tử phản động, thù địch đã tiến hành những hoạt động chống đối vũ trang: ám hại, bắn lén, gài mìn, ném lựu đạn; hoặc tổ chức những lực lượng nhất định tập kích, đánh phá các trụ sở, cơ quan. Có bọn đang tập hợp lực lượng, hình thành "mật khu" để chống lại ta.

      Từ ngày 30 tháng 4 đến này 1 tháng 7, chúng đã gây ra 537 vụ, làm thương vong trên 1.000 người. Quý 3 năm 1975, trong tổng số 2.720 vụ gây rối trật tự chống đối cách mạng, có 30% là chống đối vũ trang. Riêng với lực lượng vũ trang, địch đã gây ra 153 vụ ám hại. Kẻ địch ráo riết tiến hành chiến tranh tâm lý, phản tuyên truyền, tung tin xuyên tạc nhằm kích động tàn quân ngụy nổi dậy chống lại cách mạng; gây hoài nghi dao động trong quần chúng, chia rẽ nội bộ cách mạng bằng nhiều hình thức: rải truyền đơn, viết khẩu hiệu phản động, treo cờ ngụy; cho tay chân đi tung tin, rỉ tai.

      Đặc biệt nguy hiểm là một số những phần tử gián điệp, mật vụ, bọn cốt cán phản động trong ngụy quân, ngụy quyền, trong các đảng phái phản động đang tìm cách trà trộn vào các tổ chức cách mạng, tìm vị trí hợp pháp trong các ngành công tác để ẩn thân, chờ thời. Hoạt động móc nối với các cơ sở cũ, cài cắm tay chân mới, đang được gián điệp Mỹ và tay sai tiếp tục tiến hành. Đặc biệt là đập tan âm mưu bạo loạn của bọn phản động ngầm trong dịp Tết Mậu Ngọ (1978).

      - Truy quét FULRO, tàn quân ngụy và các bọn phản cách mạng khác có vũ trang, là một nhiệm vụ cấp bách khẩn trương. Riêng đối với FULRO, ta chỉ đạo các lực lượng vũ trang kịp thời cùng với địa phương, giải quyết một cách kiên trì, cơ bản, toàn diện (bằng mọi biện pháp, trong đó đặc biệt coi trọng công tác dân vận phát động quần chúng), xây dựng cơ sở, phối hợp với các lực lượng quân - dân - chính - Đảng theo một kế hoạch thống nhất, có sự chỉ đạo tập trung của các cấp ủy địa phương, gắn liền với chính sách dân tộc và xây dựng miền núi Tây Nguyên. Việc điều động lực lượng truy quét FULRO đã làm tan rã và bắt 2/3 lực lượng của chúng (6 trung đoàn, 18 tiểu đoàn với tổng số 11.000 tên).

      - Giúp bạn Lào:

      Đầu tháng 3- 1976, ta rút hết quân tình nguyện Việt Nam về nước. Song cuối năm 1976, trước tình hình an ninh chính trị nước bạn chưa được ổn định, nhất là ở Sa Va Na Khét/Xavanekhet và Viên Chăn, bạn lại yêu cầu ta đưa quân tình nguyện trở lại Lào. Sau khi hai Bộ Tổng Tham mưu gặp nhau tại Viên Chăn (1-1977 và 4-1977), ta triển khai thực hiện, làm kế hoạch bố trí lực lượng cụ thể trên một số địa bàn trọng yếu như Viên Chăn, đường 9, Khổng Xê Đôn, đương 7, đường 13, ....hỗ trợ bạn ổn định tình hình. Quân khu 4 và Quân đoàn 2 là nòng cốt, phải tổ chức lực lượng, đoàn công tác sang Lào chi viện.

      Xóa
    5. - Tình hình biên giới Tây Nam:

      Tập đoàn Pôn Pốt - Yêng Xa-ry có âm mưu chống ta từ lâu, chúng chỉ hữu nghị ngoài mặt nhằm lợi dụng sự giúp đỡ của ta. Ngay sau thắng lợi chống Mỹ và Lon-non, ngày 17-4-1975, tại Hội nghị trung ương Khơ Me (ngày 20-5-1975), chúng xác định: "Việt Nam là kẻ thù số 1, kẻ thù truyền kiếp". Trong nước, chúng đấu tố hành hạ tàn bạo giới trí thức, bắt dân lao động khổ sai, đói rách, thanh trừng đán áp khốc liệt những người phản kháng, thủ tiêu các cán bộ Khơ Me được đào tạo ở Việt Nam, kể cả những người thân thiện với Việt Nam. Trong mấy năm cầm quyền, chúng đã giết hại gần 3 triệu người, gây tâm lý sợ hãi khủng khiếp trong nhân dân Cam-pu-chia. Cùng với thực hiện chế độ diệt chủng trong nước do sự kích động, xúi dục của nước ngoài, ngay ngày 3-5-1975 chúng đổ bộ lên Phú Quốc, ngày 10-5-1975 đánh chiếm đảo Thổ Châu của ta. Khó khăn lớn của ta là vẫn coi họ là các nước bạn xã hội chủ nghĩa nên chưa xác định rõ kẻ thù, thiếu chuẩn bị, nên sau ngày 30-4-1977 quân Pôn Pôt chủ động mở 3 cuộc tiến công lớn sang Việt Nam (Ngày 30-4-1977 địch dùng nhiều lực lượng cỡ sư đoàn, đánh 13/15 xã toàn tuyến tỉnh An Giang. Ta thương vong 700. Riêng ngày 25-7-1977, địch dùng 4 sư đoàn đánh sâu vào Việt Nam 19km, tàn sát 9.000 dân 3 xã huyện Tân Biên. Ngày 23-10-1977, địch lại đánh sang Việt Nam, để tự vệ ta dùng Quân đoàn 4 (thiếu) và Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 đánh sang đường số 1 - Khu vực Sa Mát, địch đánh giá ta yếu. Trong gần 2 năm 1977 - 1978 chúng tàn sát các xã biên giới của ta hơn 3 vạn người chết và mất tích, 40 vạn dân mất nhà cửa, hàng chục nghìn nhà thờ, trường học, chùa chiền bị đốt phá, hơn 1.000 trâu bò bị cướp, trên 3.000 nhà bị bỏ hoang, có vụ chúng giết 1.000 dân, mổ bụng, moi gan đốt phá rất dã man).

      Lúc đầu, ta còn lúng túng nhưng để bảo vệ lãnh thổ và tính mạng của nhân dân, thi hành lệnh của Bộ, ta điều gấp các sư đoàn của Quân khu 9, Quân khu 7 ra phòng thủ biên giới. Điều hai quân đoàn 3, 4 lên bảo vệ vùng biên giới trọng điểm của tinh Tây Ninh (Quân đoàn 4 ở Bến Cầu, Quân đoàn 3 ở Sa Mát). Ra lệnh cho Quân đoàn 2 vào trạng thái sẵn sàng cơ động trong khi đang diễn tập phòng thủ ở ngoài Bắc.

      Để thoát khỏi thế bị động, từ 5-12-1977 đến 5-1-1978, theo chi thị của Bộ, ta lên kế hoạch dùng 8 sư đoàn phản công sang các đường số 7, số 1, số 2, truy kích sâu vào đất Cam-pu-chia 30km, đánh thiệt hại 5 sư đoàn địch, làm thất bại kế hoạch chiếm thị xã Tây Ninh của chúng.

      Ngày 30-4-1978, sợ ta đánh sâu, địch đưa chiến tranh ra công khai. Trong nội địa, ta đập tan âm mưu bạo loạn của bọn phản động ngầm trong dịp Tết Mậu Ngọ (1978).

      Sau khi ta rút quân về biên giới, địch lại tiếp tục lấn chiếm nhiều nơi. Chúng tập trung 13-17 sư đoàn ra biên giới với Việt Nam, lấy Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang làm mục tiêu phải chiếm để làm bàn đạp tiến công vào Sài Gòn. Trong 2 tháng (1 và 2-1978 có 903) vụ bắn pháo 130mm (do nước ngoài cung cấp) sang Việt Nam kết hợp gây chiến tranh du kích trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia.

      Như vậy, sau một thời gian dài (1975-1977) ta buộc phải đánh trả địch ở biên giới với mức độ kìm chế. Nhưng tình hình ngày càng xấu đi, nhiều đề nghị thương lượng do ta chủ động đưa ra đều không có kết quả, kể cả cuộc gặp cấp cao ở Phnôm Pênh cho đến cuộc gặp cấp cao ở Bắc Kinh. Pôn Pốt đơn phương cắt đứt ngoại giao, tình hình đã rơi vào chỗ bế tắc. Dã tâm của kẻ thù đã lộ rõ.

      Xóa
    6. Đầu năm 1978, ta đã kết luận: "Chừng nào tập đoàn phản động Cam-pu-chia hiện nay chưa bị nhân dân Cam-pu-chia đánh đổ, thì vấn đề biên giới Việt Nam - Cam-pu-chia chưa được giải quyết..."

      Tháng 6-1978, Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định rõ kẻ thù trong thời kỳ mới và quyết định: “Bảo đảm giành thắng lợi ở hướng Tây Nam càng sớm càng tốt, vững chắc ở hướng Bắc và trên các hướng khác; chú trọng xây dựng tốt tuyến phòng thủ biên giới Tây Nam và đồng thời phía Bắc, tăng cường củng cố lực lượng chiến đấu tại chỗ" (Số 23 VP/QU-A: Kết luận Của Thường vụ Quân ủy Trung ương tại Hội nghị quân chính, 27-6-1978).

      Tổng quan về bối cảnh lịch sử giai đoạn này ta có thể thấy, Hòa Bình nhưng đất nước luôn trong trạng thái thù trong giặc ngoài, chi phí quốc phòng sau nhiều năm chiến tranh ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế tự cung tự cấp ở Miền Bắc và hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ và đồng minh ở Miền Nam. Ta liên tục phải điều động binh lực giúp bạn, xây dựng các đoàn/ tổ công tác vùng biên nhằm đảm bảo an ninh trật tự. Thế trận quốc phòng liên tục bị đảo lộn do các nguyên nhân khách quan.

      3. Thế trận biên giới phía Bắc:

      Tổng hợp các điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội và tình hình thế giới không cho phép ta có thể cù dây cù dưa hoặc chỉ trấn áp với Pôn Pốt như trong giai đoạn 1977 - 1978. Cần kiên quyết đập nát bè lũ phản động, nhanh chóng xốc tới dùng đòn hủy diệt để phá hủy ách áp bức bóc lột - đưa nhân dân Campuchia thoát khỏi kiếp nô lệ. Ta tập trung 18 sư đoàn của 3 quân đoàn 2, 3, 4 và 3 quân khu (9, 7, 5); 600 xe tăng thiết giáp; 137 máy bay các loại; 160 tàu thuyền chiến đấu - vận tải; 7.000 ô tô với tổng số 25 vạn quân với chủ trương Sử dụng hết sức mạnh, tiến công bất ngờ, thần tốc mãnh liệt kết hợp với ngọn cờ cách mạng Cam-pu-chia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực địch, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não địch ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Kông Pông Som, các sân bay lớn, ngăn chặn sự can thiệp của quân đội nước ngoài bằng đường biển, đường không, thực hiện đánh nhanh, giải quyết êm, diệt gọn.." để đập nát 19/ 23 sư đoàn (kể cả các sư đoàn bị đánh tan trong các chiến dịch trước được củng cố lại) dọc biên giới, sử dụng lực lượng đột phá mạnh khi toàn bộ phía sau lưng địch trống rỗng.

      Trong khi đó, công tác trấn áp Fullro, tàn quân VNCH, giúp bạn Lào, đối phá với sự quấy nhiễu ở cấp độ nhỏ tại biên giới phía Bắc vẫn diễn ra song song.

      Tuy vậy, từ cục diện này mở ra một điểm tối: "ta rỗng tại hậu phương khi tăng cường tối đa binh lực cho các hướng, đặc biệt là tại Miền Bắc khi Quân đoàn 2 vào Nam. Tại biên giới phía Bắc, ta chỉ có 2 sư đoàn mạnh ở hai hướng quan trọng và Quân đoàn 1 là lực lượng mạnh là thê đội 2, dự bị chiến lược".

      Linh Nguyễn (https://www.facebook.com/profile.php?id=100003868198858) tổng hợp từ nguồn VMH http://www.quansuvn.net/

      Xóa
  3. Trong bài viết "Hồi ức 35 năm" của tác giả Đào Tuấn viết đăng trên báo Thể giới mới, có một chi tiết sử dụng những tài liệu Trung Quốc, ví dụ:

    "Vì sao ở Cao Bằng, chiến tranh lại đồng nghĩa với tàn phá như vậy?"

    Trang mạng quân sự milchina.com của Trung Quốc 3 năm trước đã cho đăng thư của một cựu chiến binh Trung Quốc từng tham gia chiến tranh biên giới 1979 phần nào giải thích lý do:

    "Mục đích của cuộc chiến tranh này là tàn phá, hủy hoại quốc lực của Việt Nam chứ không phải là chiếm lĩnh lãnh thổ, nên sau hai ngày đánh nhau, lính tham chiến bắt đầu chấp hành mệnh lệnh bán chính thức là “không bắt tù binh”, “không để lại cho Việt Nam một lá cây ngọn cỏ”.

    Phải chăng nhà báo Đào Tuấn (và một số người nữa) đang định hùa theo luận điệu của nhà cầm quyền Trung Quốc rằng không tham lam 1 tấc đất của VN .....?

    Để vach rõ âm mưu đó báo SSGP có bài đăng ngày 23/3/1979 vạch rõ âm mưu của Trung Quốc muốn hợp thức hóa vùng chúng xâm chiến http://baochi.nlv.gov.vn/baochi?a=d&d=UyRi19790323.2.2&srpos=&dliv=none&e=-------vi-20--1--img-txIN------

    Nên nhớ luận điệu không tham một tấc đất của VN là luận điệu của nhà cầm quyền xâm lược Trung Quốc.

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn bạn Mít sờ tơ Khù Văn Khoằm đã giải thích thêm. Lịch sử quan hệ Việt Nam - TQ toàn bị bưng bít, người trong cuộc bị cấm phát ngôn, tài liệu lưu trữ toàn tuyệt mật... nên chẳng biết thế nào là chính xác, mỗi người căn cứ vào thông tin thu được tự rút ra kết luận cho mình. Không chỉ chuyện này mà còn vô vàn chuyện khác. Vì thế không có một nhận thức chung, văn hóa chung ở VN, mỗi người một ý, một dân tộc không đoàn kết...

    Riêng phần này tôi tán thành ý kiến nhà báo Đào Tuấn. Bác ấy viết thế để thể hiện mục tiêu chính là "dạy cho VN 1 bài học" bằng cách đánh, huy diệt cơ sở vật chất, giết người đe dọa khủng bố... Cướp đất không phải là mục tiêu chính.

    Tuy nhiên, không chính thì cũng là phụ, nhân cuộc chiến, TQ đã chiếm giữ một số cao điểm chiến lược để tăng thêm mức độ đe dọa lâu dài với VN; tổng diện tích có lẽ không nhiều (nếu tìm số liệu trên mạng sẽ thấy). Nếu là 1 cuộc chiến tranh để chiếm số đất đó thì không bõ bèn gì.

    Hồi đó tôi nghe dư luận nói TQ nếu thấy đánh thuận lợi thì đánh thẳng đến Hà Nội, tàn phá rồi rút. Trong những ngày tháng 2.79 tôi biết các cơ quan Trung ương đều sơ tán giấy tờ, tài liệu... vào Nam (qua đường sắt) vì sợ TQ chiếm HN. Tuy nhiên, dân quân tự vệ của ta ở biên giới dũng cảm quá, tiếp đến có vũ khí hiện đại của Liên Xô... làm TQ không tiến xa được, phải rút quân. Cũng may cho ta là thời đó ta đang mạnh, nhiều kinh nghiệm chiến trường, trong khi quân đội TQ quá lạc hậu, không có kinh nghiệm gì.

    Chúc các bạn đọc cuối tuần vui vẻ, không quên đọc thêm, học thêm về lịch sử quân sự VN và đất nước VN qua sự kiện bi thương 2.1979 này. Khi đất nước không có tự do thông tin thì không thể phát triển được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nếu bạn nói bị bất ngờ thì tôi đã phân tích ớ đây có đủ dẫn chứng luôn.
      https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1841703115968610&set=a.1649934088478848.35305.100003868198858&type=1&relevant_count=1

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa