Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

(1) Phương pháp tính các chỉ tiêu phát triển chủ yếu

Phương pháp tính các chỉ tiêu phát triển chủ yếu
II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM
A. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ
1. Tăng trưởng kinh tế
1.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng sản phẩm trong nước được tính theo ba phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp chi tiêu và phương pháp thu nhập.
Theo phương pháp sản xuất, tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài. Giá trị tăng thêm của từng ngành và từng thành phần kinh tế bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.
Theo phương pháp sử dụng (còn gọi là sử dụng tổng sản phẩm trong nước) tổng sản phẩm trong nước là tổng của tiêu dùng cuối cùng, tích luỹ tài sản và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (+ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ). Vì có chênh lệch nhỏ trong ước lượng tổng sản phẩm trong nước theo phương pháp sản xuất và tiêu dùng cuối cùng cũng như trong cơ sở dữ liệu nên trong sử dụng tổng sản phẩm trong nước còn có khoản mục “sai số thống kê”, là số chênh lệch giữa hai phương pháp.

Theo phương pháp thu nhập, tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu nhập bằng tổng các yếu tố sau: thu nhập của người lao động từ sản xuất; thuế, trợ cấp sản xuất; khấu hao tài sản cố định; thặng dư, thu nhập hỗn hợp.
Tổng sản phẩm trong nước được tính theo giá thực tế và giá so sánh.
Nghiên cứu tăng trưởng GDP có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích chính sách kinh tế vì GDP là một trong những chỉ tiêu then chốt đo lường thành tựu kinh tế của một nước. GDP được thể diện dưới nhiều hình thức: giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối, chỉ số phát triển, GDP đầu người, GDP theo giá hiện hành và theo giá cố định, GDP theo đô la Mỹ...
Nhờ các hình thức tính khác nhau, có thể so sánh thành tựu kinh tế năm nay với năm trước, giữa nước ta với các nước khác, từ đó đánh giá được kết quả sản xuất tốt hay xấu, mức sống của dân cư nước ta so với quốc tế... Phân tích GDP cũng kích thích các nhà kinh tế nghiên cứu tại sao nền kinh tế lại phát triển nhanh hay chậm như vậy, và đề ra các chính sách để cải thiện tình hình.
1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, GDP được tính theo giá so sánh (là giá bình quân của một năm được chọn làm gốc). Công thức tính tốc độ tăng trưởng như sau:
           GDP t, 0  - GDP t-1, 0
g =      -----------------------
               GDP t-1, 0
Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng
          GDP t, 0 là tổng sản phẩm trong nước năm t theo giá so sánh 
        GDP t-1, 0 là tổng sản phẩm trong nước năm t-1 theo giá so sánh
1.3. Tính chỉ số phát triển GDP
Chỉ số phát triển GDP là một khái niệm tương tự như chỉ số giá, nó phản ánh tiến triển của GDP theo thời gian so với một năm gốc được chọn làm năm cơ sở. Năm cơ sở thường là năm đầu tiên khi bắt đầu dãy số liệu. Để tính chỉ số phát triển GDP, chỉ cần lần lượt chia số liệu GDP theo giá so sánh của tất cả các năm cho GDP năm cơ sở rồi nhân kết quả với 100.
Ví dụ GDP năm 1996 là 213833, năm 1997 là 231264, năm 1998 là... Để tính chỉ số phát triển GDP theo năm gốc là năm 1996, lần lượt chia tất cả các số này cho 213833 rồi nhân kết quả với 100, sẽ có chỉ số phát triển GDP qua các năm thời kỳ 1996-1999 lần lượt là 100; 108,15; 114,39 và 119,85.
1.4. GDP bình quân đầu người theo đồng Việt Nam
Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá tổng hợp trình độ phát triển và mức sống hay thu nhập bình quân của dân cư một nước. Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ số giữa GDP tính theo giá hiện hành với tổng số dân cư thường trú. Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong so sánh quốc tế, song chỉ tiêu này cũng có một số mặt hạn chế. Một mặt, đo lường dân cư và GDP của các nước thường chưa chính xác do nguồn thông tin hạn chế, nhất là đối với các nước đang phát triển. Mặc khác, khi chuyển đổi GDP tính theo nội tệ sang một đơn vị tiền chung để so sánh quốc tế, thường là sang đồng đô la Mỹ, có vấn đề về lựa chọn tỷ giá nào cho phù hợp. Những khó khăn này đến này vẫn chưa có phương pháp xử lý hiệu quả.
GDP bình quân đầu người theo đồng Việt Nam được tính bằng cách lấy GDP theo giá thực tế chia cho dân số bình quân năm (hoặc dân số tại thời điểm 1/7 hàng năm).
     GDP                        GDP năm nghiên cứu theo giá thực tế
 bình quân  =
 đầu người                 Dân số bình quân trong năm nghiên cứu
1.5. GDP bình quân đầu người theo đô la Mỹ
GDP bình quân đầu người theo đô la Mỹ được xác định bằng cách lấy GDP bình quân đầu người theo đồng Việt Nam chia cho tỷ giá bình quân năm giữa đồng tiền Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Vì tỷ giá có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau, trong đó có tỷ giá theo giá thị trường (NER) và tỷ giá theo so sánh sức mua tương đương (PPP) nên cũng có thể có nhiều con số khác nhau về GDP bình quân đầu người theo đô la Mỹ.
Theo Niên giám thống kê 2006 của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu người năm 2005 của Việt Nam theo tỷ giá bình quân là 639 USD, trong khi của Singapore là 26.881 USD, Brunây 25.751 USD, Malaixia 5.009 USD, Thái Lan 2.721 USD, Indonexia 1.279 USD, Philippin 1.155 USD, Lào 480 USD, Campuchia 404 USD và Mianma 199 USD.
Nếu tính theo tỷ giá sức mua tương đương, GDP bình quân đầu người năm 2005 của Việt Nam theo tỷ giá bình quân là 3.112 USD, trong khi của Singapore là 28.428 USD, Brunây 24.946 USD, Malaixia 11.126 USD, Thái Lan 8.563 USD, Indonexia 4.446 USD, Philippin 4.865 USD, Lào 2.095 USD, Campuchia 2.254 USD và Mianma 1.539 USD.
2. Cơ cấu kinh tế
Phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô giữa các ngành lớn, thay đổi cơ cấu trong nội bộ từng ngành và thay đổi tầm quan trọng tương đối của từng loại cây trồng, vật nuôi và các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ trong nội bộ từng ngành và toàn bộ nền kinh tế. Phân tích chuyển dịch cơ cấu có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích kinh tế vì cơ cấu là yếu tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Qua phân tích tiến triển cơ cấu kinh tế, sẽ hiểu rõ xu hướng, độ lớn và tốc độ thay đổi cơ cấu cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế; từ đó lựa chọn những chính sách phù hợp để hướng quá trình dịch chuyển cơ cấu theo hướng tăng hiệu quả kinh tế chung và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phương pháp đo lường cơ cấu kinh tế rất đơn giản: Chia giá trị của từng thành phần cho tổng thể. Ví dụ tính toán cơ cấu GDP được thực hiện như sau:
Tính theo giá thực tế đóng góp của các ngành trong GDP:    
Tỷ trọng GDP nông,
lâm , thủy sản
=
GDP nông nghiệp
x 100

GDP


Tỷ trọng GDP
công nghiệp, xây dựng
=
GDP công nghiệp, xây dựng
x 100

GDP
Tỷ trọng GDP dịch vụ
=
GDP dịch vụ
x 100

GDP

Trong phân tích kinh tế, để loại trừ yếu tố ngẫu nhiên, người ta thường tính trung bình trượt GDP và các thành phần của nó cho ba năm đầu và cho ba năm cuối, rồi dùng kết quả đó để tính cơ cấu GDP cho năm gốc và năm cuối. Ví dụ để phân tích thay đổi cơ cấu thời kỳ 1986-2007, cần tính cơ cấu trung bình trượt các năm 1986-1988 để làm năm gốc, và tính cơ cấu trung bình trượt cho các năm 2005-2007 làm năm cuối.
Sau khi đã tính được cơ cấu, người ta thường trình bày kết quả bằng các biểu đồ, thông dụng nhất là biểu đồ cột thành phần hoặc biểu đồ hình tròn.
3. Huy động và sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển
3.1. Tỷ lệ tích lũy: Là giá trị tổng quỹ tích luỹ (bao gồm tích luỹ tài sản cố định và thay đổi tồn kho) so với GDP.
Tỷ lệ                                Tích luỹ
tích luỹ     =                                                               x 100
              so với GDP                  GDP theo giá thực tế       
3.2. Tổng nguồn vốn huy động hàng năm từ các khu vực kinh tế
(1) Để đánh giá tổng nguồn vốn huy động hàng năm từ các khu vực kinh tế có thể dùng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển, được hiểu là vốn bỏ ra làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài sản trí tuệ, nguồn nhân lực, nâng cao mức sống dân cư và mặt bằng dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái trong thời gian nhất định, thường là một năm. Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư phát triển có thể phân theo nguồn vốn, theo thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế, theo cấp quản lý và phân theo khoản mục đầu tư.
Vốn đầu tư        Vốn đầu tư xây dựng cơ bản          Vốn lưu động          Vốn đầu tư
phát triển     =    và Vốn sửa chữa lớn                 +    bổ sung            +    phát triển khác
                                            tài sản cố định 
(2) Về cơ cấu, hiện tại nước ta đang cân đối nguồn lực theo 6 nguồn vốn như sau:
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước;
- Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu từ nguồn khấu hao cơ bản, trích lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi đã nộp các khoản thuế, nguồn tự huy động của các doanh nghiệp (không kể vay từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước), các khoản vay khác của doanh nghiệp nhà nước...
- Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân cư và tư nhân;
- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài;
- Các nguồn vốn khác: Công trái, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, trái phiếu đầu tư...
(3) Căn cứ xây dựng kế hoạch vốn đầu tư phát triển hàng năm gồm :
- Các báo cáo kế hoạch do các Bộ ngành và địa phương xây dựng. Trên cơ sở các báo cáo này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp thành kế hoạch chung về đầu tư phát triển, trong đó có nhu cầu vốn đầu tư phát triển.
- Căn cứ vào những cân đối lớn của nền kinh tế, khả năng thu hút và thực hiện nguồn vốn ngoài nước, xác định khả năng nguồn vốn đầu tư chung, trong đó có khả năng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Sau khi ước tính tổng mức vốn đầu tư phát triển của toàn nền kinh tế từ hai nguồn trên, có thể kiểm tra lại thông qua các chỉ số:
+ Hệ số vốn đầu tư (ICOR);
+ Tỷ lệ vốn đầu tư so với tổng số GDP, tính theo giá hiện hành.
+ Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư (so với một số năm trước).
+ Khả năng huy động từng nguồn vốn cụ thể, có so sánh với các năm trước và xem xét về tỷ trọng; so sánh với các nước khác trong cùng điều kiện hoặc điều kiện tương tự.
3.3. Tổng số kinh phí Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo thu hút được
Tổng số kinh phí là tổng số tiền đã thu được để sử dụng cho việc thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Nhìn chung có 4 khoản nên công thức tính như sau:
Tổng số kinh phí Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và Xoá đói giảm nghèo thu hút được = Tổng cộng số tiền từ (1) ngân sách Nhà nước, (2) ngân sách địa phương, (3) đóng góp của người dân, (4) các tổ chức quốc tế tài trợ.
4. Tỷ trọng lao động của các khu vực kinh tế
Tỷ trọng lao động của các khu vực kinh tế là tỷ lệ giữa số lao động đang làm việc trong từng khu vực kinh tế tương ứng so với tổng số lao động đang làm việc trong toàn nền kinh tế và được tính bằng số phần trăm.
Tỷ trọng           Số lao động đang làm việc trong khu vực I
lao động   =                                                                                          x 100
khu vực I         Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế  

Tỷ trọng           Số lao động đang làm việc trong khu vực II
lao động  =                                                                                           x 100
khu vực II         Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

Tỷ trọng           Số lao động đang làm việc trong khu vực III
lao động  =                                                                                              x 100
Khu vực III       Tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Tình trạng thất nghiệp:
Theo quan niệm chung, tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng tỷ số phần trăm giữa tổng số người thất nghiệp (chưa có việc làm và đang trong giai đoạn tìm việc làm) và tổng lực lượng lao động xã hội có nhu cầu việc làm.
Số người thất nghiệp được quan niệm là tổng số người trong độ tuổi lao động, muốn lao động, đang tìm việc làm và chưa có việc làm. Những người có khả năng lao động, trong độ tuổi lao động nhưng không có nhu cầu tìm việc làm thì không tính vào số người thất nghiệp. Lực lượng lao động gồm số người đang có công ăn việc làm và số thất nghiệp đang tìm việc làm.
5. Tính toán hệ số ICOR
Mục tiêu của tính toán này là đo lường một chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn vốn quốc gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Chỉ tiêu này đo lường ảnh hưởng của tăng vốn đầu tư tài sản cố định tới tăng trưởng GDP và được gọi là ICOR (incremental capital output ratio).
Phương pháp tính toán hệ số ICOR hàng năm và trung bình cho nhiều năm: Công thức xác định ICOR hàng năm được viết như sau:
              ICOR = Tổng vốn đầu tư / GDP tăng thêm
hay                 =  I / DGDP                                                                              
Tử số của công thức trên lẽ ra phải là mức gia tăng của tài sản cố định, song trên thực tế, rất khó kiếm được thông tin chính xác về chỉ tiêu này nên người ta sử dụng chỉ tiêu tổng vốn đầu tư để thay thế. Tử số và mẫu số được tính theo giá trị nhiều năm nên phải đảm bảo tính đồng nhất. Hai đại lượng này cũng phải được tính theo giá cố định.
Hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố khác tới GDP: Trong tính toán hệ số ICOR nêu trên, đã giả thiết rằng chỉ có vốn đầu tư ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP, còn các nhân tố khác không có ảnh hưởng gì. Đây là một giả thiết rất mạnh. Do vậy cần hạn chế bớt cấp độ của giả thiết này bằng cách dùng dãy số là trung bình động 3 năm của vốn đầu tư và của GDP để giảm tác động của những yếu tố ngẫu nhiên hoặc những nhân tố khác ngoài vốn đầu tư.
ICOR với tác động trễ của vốn đầu tư: Trên thực tế, vốn đầu tư mới thường có tác động tới GDP sau một số năm, tháng chứ không phải ngay lập tức. Khoảng thời gian từ khi bắt đầu đầu tư tới khi vốn đầu tư phát huy tác dụng được gọi là thời gian trễ. Độ trễ thời gian nàyphụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là loại đầu tư thực hiện: Nếu mua sắm máy móc thay thế thì độ trễ rất ngắn, nhưng nếu xây dựng cơ sở hạ tầng thì độ trễ rất cao. Độ trễ đối với các nền kinh tế khác nhau thì cũng rất khác nhau.
Có nhiều phương pháp toán để xác định khoảng thời gian trễ này. Tuy nhiên, giả thiết được áp dụng rộng rãi trên thế giới là vốn đầu tư có thời gian trễ 1 năm, tức là đầu tư năm t sẽ tác động tới GDP năm t+1. Công thức tính ICOR trên được thay bằng công thức sau:
                                      ICOR = It-1 / DGDPt                                                  
từ đây ta có:                DGDPt = (1 / ICOR) * It-1
hay                               DGDPt = b * It-1
Đây là một hàm tuyến tính với hệ số a = 0, hệ số b = 1/ICOR. Ước lượng phương trình này sẽ tìm ra hệ số b, rồi tính ngược ra ICOR theo công thức: ICOR = 1 / b                                 
Hệ số ICOR tính theo phương pháp trên cho phép đánh giá tổng hợp hiệu quả đầu tư của nền kinh tế. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng kết quả này. Sau khi tính toán, cần phân tích xem có đúng là hiệu quả kinh tế giảm sút do giảm sút hiệu quả đầu tư hay do những nhân tố khác. Ví dụ trong sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết, giá cả nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế...
6. Chỉ số lạm phát và chỉ số giá GDP
Trong kinh tế thị trường, có hai chỉ tiêu chính thường được sử dụng để đo lường mức độ thay đổi giá cả hay mức lạm phát trong nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI) và chỉ số giá GDP, còn được gọi là giá GDP (GDP Deflator).
Chỉ số giá tiêu dùng CPI đo lường mức độ thay đổi chung của giá cả tất cả các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng qua những khoảng thời gian như tháng, quý, năm. Nó được định nghĩa là trung bình trọng số của giá cả một giỏ tiêu biểu các hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng được người tiêu dùng mua. Các trọng số là tỷ trọng của chi tiêu của hộ gia đình trong tổng giá trị chi tiêu của họ. Do đó, khi giá cả mỗi loại hàng hoá hoặc cơ cấu trọng số thay đổi thì giá trị giỏ hàng hoá cũng thay đổi theo. Về mặt toán học, có thể viết:
              CPIt = å Pti * Si
trong đó CPIt là chỉ số giá tiêu dùng chung cả nước năm t, Pti  là chỉ số giá tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ i năm t, và Si là tỷ trọng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ i trong tổng giá trị tiêu dùng của năm gốc.
Ví dụ trong bảng dưới đây, lấy năm 1993 làm năm gốc, thì chỉ số giá tiêu dùng năm 1994 là 114,4; năm 1995 là 128,93... Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng năm 1994 là 14,4% và tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng năm 1995 là 12,7% (128,93/114,4).
Chỉ số giá GDP chỉ mới phản ánh thay đổi giá nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong nền kinh tế. Thực vậy, nền kinh tế còn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác mà sự thay đổi giá của chúng không được phản ánh trong chỉ số giá tiêu dùng CPI, ví dụ các hàng hoá tư liệu sản xuất như sắt thép, xi măng, máy móc thiết bị... Chính vì vậy, để đo lường đầy đủ sự thay đổi giá cả toàn nền kinh tế, người ta còn dùng khái niệm chỉ số giá GDP, tính qua trung gian hệ số giá GDP. Hệ số giá GDP được đo bằng tỷ số giữa GDP tính theo giá hiện hành và GDP tính theo giá so sánh của một năm nào đó được chọn làm năm gốc để so sánh, tức là
                          GDPdef = GDPghh / GDPgss
Hệ số giá GDP tính theo công thức trên không chỉ được áp dụng cho tính giá GDP mà còn để tính thay đổi giá hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác khi các chỉ tiêu này được tính theo hai loại giá là giá hiện hành và cố định, ví dụ như giá trị gia tăng của các ngành, tiêu dùng cá nhân và chính phủ, tích luỹ, đầu tư, xuất nhập khẩu...
Từ hệ số giá GDP và các hệ số giá khác tính theo công thức trên, có thể tính dãy chỉ số giá GDP và dãy chỉ số giá các chỉ tiêu tổng hợp khác bằng cách chọn một năm nào đó làm năm gốc và so sánh các hệ số giá GDP và các chỉ tiêu khác ở các thời điểm khác nhau với giá trị của chúng tại năm gốc, tương tự như cách tính chỉ số giá tiêu dùng.
Ví dụ cách tính: Kết quả tính toán trong bảng dưới đây được rút ra từ số liệu GDP của Việt Nam theo giá 2 loại giá: giá hiện hành và giá so sánh năm 1994. Theo công thức trên, chúng ta tính được hệ số giá GDP (dòng 3). Sau đó lấy năm 1994 làm gốc, nhân các hệ số giá GDP với tỷ lệ % sẽ có dãy chỉ số giá GDP (dòng 4).
Chỉ tiêu
1994
1995
1996
1997
1998
1/ GDP, giá hiện hành
178534
228892
272036
313623
361468
2/ GDP, giá cố định (so sánh)
178534
195567
213833
231264
244676
3/ Hệ số giá GDP
1
1,1704
1,2722
1,3561
1,4773
4/ Chỉ số giá GDP
100
117,04
127,22
135,61
147,73
5/ Tỷ lệ tăng giá GDP
20,15
17,04
8,70
6,60
8,94
6/ Tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng
14,40
12,70
4,50
3,60
9,20
Ngoài việc tính chỉ số giá GDP theo một năm gốc, còn phải so sánh mức độ tăng giá GDP của năm sau so năm trước, bằng cách chia chỉ số giá GDP năm sau cho chỉ số giá GDP năm trước rồi trừ đi 1 và nhân với 100%. Kết quả được trình bày ở dòng 5 trong bảng trên. Trong phân tích kinh tế, người ta thường so sánh thay đổi của giá GDP và tỷ lệ lạm phát (dòng 6). Ở nước ta, các kết quả tính trong bảng trên cho thấy mức tăng giá chung của toàn nền kinh tế tính theo giá GDP trong các năm 1994-1997 cao hơn mức tăng giá của riêng nhóm hàng tiêu dùng.
Lưu ý: Các chỉ tiêu về giá này ở các địa phương thường không giống với toàn quốc.
7. Đánh giá sự phát triển khu vực kinh tế đối ngoại
Mục tiêu của phần này là đánh giá kết quả hoạt động và thay đổi cơ cấu của khu vực kinh tế đối ngoại. Phân tích khu vực kinh tế đối ngoại có ý nghĩa rất quan trọng trong phân tích chính sách. Đặc biệt, phân tích cán cân đối ngoại (xuất khẩu trừ nhập khẩu) có tầm quan trọng hàng đầu trong xây dựng chiến lược phát triển dài hạn vì nó cho phép dự báo khả năng xuất khẩu của nền kinh tế và đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng kinh tế. Đối với các nước đang phát triển, xuất khẩu là động lực của quá trình phát triển nên tầm quan trọng của phân tích kinh tế đối ngoại càng lớn.
Kết quả hoạt động kinh tế đối ngoại phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong và ngoài nước, trong đó quan trọng nhất là các chính sách kinh tế nội địa và một số sốc từ bên ngoài. Khi nghiên cứu các chỉ tiêu chủ yếu về ngoại thương như tỷ lệ tăng trưởng, xu thế, cơ cấu... và so sánh chúng với thời kỳ trước hoặc với nước ngoài, chúng ta sẽ tự đặt ra những câu hỏi tại sao tình hình ngoại thương lại phát triển như vậy, các nhân tố nào đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển hoặc làm mất cân bằng xuất nhập khẩu, từ đó nghiên cứ các giải pháp để cải thiện tình hình.
7.1) Cơ cấu xuất khẩu:
Cơ cấu xuất khẩu là tỷ trọng của từng loại hàng hoá, từng loại sản phẩm xuất khẩu chính, trong tổng giá trị xuất khẩu của một nước. Công thức tính như vậy rất đơn giản. Mặc dù phương pháp tính đơn giản song nó lại cho những kết quả hết sức thú vị, vì nó cho phép theo dõi thay đổi cơ cấu các thành phần xuất khẩu qua các thời kỳ, nhất là hiện tượng giảm dần tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản trong khi tăng dần tỷ trọng xuất khẩu công nghiệp và dịch vụ. Các tính toán được tiến hành theo giá hiện hành.
Tương tự, chúng ta cũng tính cơ cấu nhập khẩu bằng cách chia giá trị nhập khẩu các nhóm hàng hoặc các mặt hàng nhập khẩu chính cho tổng giá trị nhập khẩu.
7.2) Chỉ số tập trung trong xuất khẩu:
Chỉ số tập trung trong xuất khẩu thực chất là cơ cấu xuất khẩu một số loại sản phẩm chính. Phương pháp tính như sau: Chọn ra 4-5 sản phẩm xuất khẩu chính rồi tính tổng tỷ trọng của chúng trong tổng giá trị xuất khẩu.
Chỉ số tập trung trong xuất khẩu cho phép phân tích vai trò của một số ít sản phẩm chính tới xuất khẩu, tức là mức độ phụ thuộc của xuất khẩu tại 1 nước vào một vài sản phẩm xuất khẩu. Khi tính chỉ số này cho nhiều năm, sẽ phân tích được thay đổi mức độ phụ thuộc này theo thời gian. Khi chỉ số này càng cao thì mức độ phụ thuộc càng lớn, và xuất khẩu cũng như toàn nền kinh tế sẽ rất biến động thường xuyên theo biến động của thị trường quốc tế đối với những sản phẩm này. Đây là điều không tốt. Trong thực tế, chúng ta phải cố gắng đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, tức là giảm chỉ số này.
Phương pháp tương tự cũng được áp dụng để tính toán mức độ tập trung trong nhập khẩu. Thông qua phân tích chỉ số này, có thể đánh giá thành tựu của một nước trong quá trình theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu. Chỉ số càng thấp thì mức độ thay thế nhập khẩu càng cao vì nền kinh tế đã tự cung, tự cấp được phần lớn các loại sản phẩm; ví dụ lương thực là loại sản phẩm nhập khẩu chính song nếu nhập khẩu lương thực chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng giá trị nhập khẩu thì nước đó đã tiến dần tới tự đảm bảo nhu cầu lương thực.
7.3) Chỉ số giá ngoại thương:
Chỉ số giá ngoại thương được đo bằng tỷ số giữa chỉ số giá xuất và chỉ số giá nhập. Khi chỉ số giá ngoại thương giảm thì nước liên quan sẽ thu được ít tiền hơn từ xuất khẩu sản phẩm trong khi lại phải trả nhiều hơn cho hàng nhập khẩu. Nhiều nước đã rơi vào khủng hoảng kinh tế do chỉ số giá ngoại thương giảm quá mạnh và kéo dài, nhất là đối với các nước chỉ xuất khẩu một, hai sản phẩm chính là dầu mỏ, hoặc cà phê, ca cao, cao su...
7.4) Đánh giá thiệt hại do sốc trên thị trường thế giới:
Mỗi cuộc giảm mạnh giá xuất khẩu hoặc tăng mạnh giá nhập khẩu đều có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước, do đó phải ước tính thiệt hại do chung gây ra để nghiên cứu, điều chỉnh chính sách đối phó và làm giảm nhẹ hậu quả của chúng đối với nền kinh tế và xã hội. Để đạt mục đích này, người ta thường sử dụng công thức sau:
                          B =  DPe * E / GDP
trong đó B là thiệt (hoặc lợi) do sốc bên ngoài, DPe là mức thay đổi giá xuất (nhập), E là tổng giá trị xuất khẩu, GDP là tổng sản phẩm trong nước. Các chỉ tiêu trên được tính đồng nhất theo giá thực tế. Công thức trên cho biết mức độ thiệt hoặc lợi của xuất so với GDP. Tương tự, có thể xây dựng công thức đánh giá mức độ ảnh hưởng của sốc bên ngoài tới nhập khẩu.
8. Những chỉ tiêu phản ánh các quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân:
  (1) Tiêu dùng cuối cùng / GDP, ta: khoảng 65%
  (2) Tích luỹ tài sản / GDP: 35%
              Tích luỹ tài sản / Tiêu dùng cuối cùng
              Tích luỹ tài sản / Tổng Tích luỹ và Tiêu dùng cuối cùng
  (3) Xuất khẩu / GDP
  (4) Nhập khẩu / GDP
  (5) Chênh lệch xuất nhập khẩu / GDP
  (6) Xuất / Nhập
  (7) Thâm hụt ngân sách / GDP
  (8) Thâm hụt cán cân vãng lai / GDP
  (9) Nợ trung hạn và nợ dài hạn / GDP
  (10) Nợ ngắn hạn / GDP
  (11) Dự trữ ngoại tệ / GDP
  (12) Vốn trong nước / GDP
  (13) Vốn nước ngoài / GDP
  (14) Vốn FDI / Tổng vốn
9. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất xã hội
Các chỉ tiêu dưới đây được tính cho toàn nền KTQD, từng ngành và từng địa phương.
9.1) Năng suất lao động xã hội:
Năng suất lao động được tính bằng cách so sánh hai chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước và lao động trung bình trong năm của tất cả các ngành của nền kinh tế theo công thức sau:
  NSLD = Tổng GDP / Tổng số lao động
Sau khi tính năng suất lao động trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương qua từng giai đoạn, có thể phân tích xem năng suất lao động đã phù hợp chưa, xu hướng phát triển ra sao...
9.2) Hiệu quả đồng vốn:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của một đồng vốn sản xuất nói chung hoặc một đồng vốn cố định nói riêng để tạo ra tổng sản phẩm quốc nội GDP:
  HQDV = GDP năm nghiên cứu / Tổng số vốn sản xuất năm nghiên cứu
9.3) Hiệu quả của một đồng chi phí
Chỉ tiêu này chỉ đánh giá hiệu quả của một đồng chi phí trung gian tới kết quả sản xuất. Nó có thể được xác định theo ba công thức:
  - So sánh với giá trị sản xuất:
  HQCP = Giá trị sản xuất / Chi phí trung gian
  - So sánh với giá trị tăng thêm:
  HQCP = Giá trị tăng thêm / Chi phí trung gian
  - So sánh với lợi nhuận:
  HQCP = Lợi nhuận / Chi phí trung gian.
9.4) Thu nhập bình quân một lao động
Thu nhập bình quân một lao động là tỷ lệ giữa tổng số thu nhập của tất cả mọi người lao động chi cho tổng số lao động trung bình của năm. Công thức như sau:
  TNNLĐ = Tổng thu nhập của người lao động / Số lao động bình quân năm
9.5) Hệ số ICOR
Nội dung, phương pháp tính hệ số này đã được trình bày ở trên. Chỉ tiêu này khái quát mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Hệ số ICOR cho biết muốn tăng thêm 1 đồng GDP thì cần phải đầu tư bao nhiều đồng vốn. ICOR cũng có thể được đo bằng tỷ lệ giữa tỷ lệ tích lũy trên GDP với tốc độ tăng trưởng GDP. Giả sử tỷ lệ tích luỹ trên GDP của ta bằng 32%, tốc độ tăng trưởng GDP là 8%, thì hệ số ICOR = 32/8 = 4.
9.6) Tỷ lệ động viên tài chính vào ngân sách
Tỷ lệ động viên tài chính vào ngân sách là tỷ lệ giữa tổng thu ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm trong nước GDP.
  ĐVNS = Tổng thu ngân sách từ trong nước / GDP
Vì thuế và lệ phí chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng thu ngân sách, nên thường người ta tính cả chỉ tiêu Tổng thu thuế và phí / GDP.
10. Những chỉ tiêu so sánh về sản xuất và đời sống giữa trong nước với quốc tế hoặc giữa các địa phương trong nước:
10.1) So sánh giữa các vùng, lãnh thổ trong nước:
(1) GDP bình quân đầu người =  GDP / Dân số bình quân trong năm
(2) Tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người =  Tiêu dùng cuối cùng / Dân số
(3) Thu nhập bình quân một lao động: Đã có công thức ở trên.
Khi tính toán, phân tích và so sánh các chỉ tiêu nói trên, cần tính theo giá so sánh để loại trừ ảnh hưởng của biến động giá cả giữa các vùng.
10.2) So sánh trong nước với quốc tế, các tỉnh của ta với quốc tế:
Để so sánh quốc tế được, cần phải sử dụng một tỷ giá để chuyển đổi thu nhập từ nội tệ sang ngoại tệ. Thông thường, người ta sử dụng tỷ giá chính thức do Ngân hàng nhà nước công bố. Trong tính toán kế hoạch, cũng sử dụng tỷ giá này. Cách chuyển đổi là lấy chỉ tiêu theo tiền Việt chia cho tỷ giá chính thức. Các chỉ tiêu so sánh chủ yếu là:
(1) GDP bình quân đầu người       =  GDP tính theo USD / Dân số trung bình năm
(2) Tiêu dùng cuối cùng bình quân đầu người:
              Tiêu dùng cuối cùng tính theo USD / Dân số trung bình năm.
  (3) Thu nhập bình quân người lao động:
              Thu nhập của người lao động theo USD / Lao động bình quân năm.
Hiện nay đang có xu hướng sử dụng tỷ giá so sánh sức mua PPP.
B. CÁC CHỈ TIÊU  VỀ XÃ HỘI VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO.
1. Xóa đói giảm nghèo
1.1. Tỷ lệ nghèo chung theo chuẩn quốc tế
a. Khái niệm: Chuẩn nghèo chung tại mỗi khu vực được xác định bằng mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng tính theo thời giá đủ để mua được một lượng lương thực, thực phẩm thiết yếu bảo đảm khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người/ngày là 2100 Kcal cộng với mức chi tối thiểu các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm như nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập, y tế, văn hoá, giải trí, đi lại, thông tin liên lạc...
b. Phương pháp tính toán
(1) Theo Tổng cục thống kê: Tỷ lệ hộ nghèo chung được tính bằng cách so sánh số hộ có mức thu nhập bình quân một người một tháng dưới chuẩn nghèo chung với tổng số hộ gia đình.
Sau khi xác định được chuẩn nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chung được tính bằng công thức:
                                                     Tổng số hộ nghèo điều tra ở nông thôn
                                                   (hộ có thu nhập dưới đường nghèo chung
          cho khu vực nông thôn)
- Tỷ lệ hộ nghèo chung        =         ------------------------------------------        x  100
   khu vực nông thôn   (%)            Tổng số hộ điều tra ở khu vực nông thôn

                                                     Tổng số hộ nghèo điều tra ở thành thị
                                            (hộ có thu nhập dưới đường nghèo chung cho khu vực thành thị)
- Tỷ lệ hộ nghèo chung        =         ----------------------------------------------    x 100
   khu vực thành thị  (%)                  Tổng số hộ điều tra ở khu vực thành thị
                                               
                                                Tổng số hộ nghèo điều tra ở hai khu vực
                                                              nông thôn và thành thị
- Tỷ lệ hộ nghèo chung (%)   =             ----------------------------------------------     x 100
   ở 2 khu vực                                          Tổng số hộ điều tra ở hai khu vực            
(2) Theo Ngân hàng thế giới: Tỷ lệ người nghèo chung được tính bằng cách so sánh chi tiêu bình quân đầu người một năm với chuẩn nghèo chung.
Sau khi xác định được chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo chung được tính bằng công thức sau: 
                                                       Tổng số người nghèo
 Tỷ lệ nghèo chung (%)   =   ____________________________  x 100
        (có sử dụng quyền số suy rộng)              Tổng số người được điều tra      
1.2. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia
a. Khái niệm: Số hộ nghèo theo chuẩn quốc gia là số hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng thấp hơn chuẩn nghèo (không mua đủ một lượng gạo nhất định bình quân 1 người 1 tháng) so với tổng số hộ gia đình. Chuẩn nghèo được tính theo gạo hoặc tiền.
b. Phương pháp tính toán: Vào thời điểm tháng 5/1997, chuẩn nghèo là các mức thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo 3 vùng như sau:
- 15 kg gạo, tương đương với 55.000 đồng ở nông thôn miền núi, hải đảo.
- 20 kg gạo, tương đương với 70.000 đồng ở nông thôn đồng bằng, trung du.
- 25 kg gạo, tương đương với 90.000 đồng ở vùng thành thị.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB-XH còn có quy định về hộ đói là những hộ có thu nhập bình quân đầu người một tháng dưới 13 kg gạo, tương được với 45.000 đồng (cho tất cả các vùng).
Từ năm 2000, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nâng chuẩn nghèo lên 1,5 lần theo Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 1/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, theo đó đường nghèo mới là các mức thu nhập bình quân đầu người như sau:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo. 80.000 đồng/tháng, 960.000 đồng/năm
- Vùng nông thôn đồng bằng. 100.000 đồng/tháng, 1.200.000 đồng/năm
- Vùng thành thị. 150.000 đồng/tháng, 1.800.000 đồng/năm
Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người một tháng thấp hơn chuẩn nghèo trên được xác định là hộ nghèo.
Tỷ lệ hộ nghèo được xác định bằng công thức:
                                             Tổng số hộ nghèo
 Tỷ lệ hộ nghèo (%)   =            ----------------         x 100
                                                        Tổng số hộ gia đình         
Tháng 8/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, trong đó quy định:
- Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo;
- Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng, (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
1.3. Tỷ lệ tiêu dùng của 20% nghèo nhất/tổng tiêu dùng xã hội
a. Khái niệm: Tỷ lệ này đo giá trị tiêu dùng của nhóm 20% số người nghèo nhất so với tổng tiêu dùng xã hội.
Có thể xác định 20% số người nghèo nhất theo 2 cách: theo nhóm thu nhập hoặc nhóm chi tiêu như sau: Tổng số người được chia thành 5 nhóm thu nhập/chi tiêu với số người bằng nhau (mỗi nhóm chiếm 20% tổng số người) dựa trên danh sách người có thu nhập/chi tiêu bình quân đầu người được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ thấp đến cao. Nhóm 20% nghèo nhất là nhóm đầu tiên gồm những người có thu nhập/chi tiêu bình quân đầu người thấp nhất trong 5 nhóm thu nhập/chi tiêu.
b. Phương pháp tính toán.
                                                            Trị giá tiêu dùng của nhóm 20%
Tỷ lệ tiêu dùng của                                   số người nghèo nhất
nhóm 20% nghèo nhất trong =       -----------------------------------------    x 100
tổng tiêu dùng xã hội(%)                  Tổng trị giá tiêu dùng của cả 5 nhóm
1.4. Tỷ lệ hộ nghèo về lương thực, thực phẩm theo chuẩn quốc tế
a. Khái niệm.
- Tổng cục Thống kê. Số hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người một tháng thấp hơn chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm so với tổng số hộ gia đình chia theo 2 khu vực thành thị và nông thôn.
- Ngân hàng thế giới. Số người có mức chi tiêu bình quân đầu người một năm thấp hơn chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm so với tổng số người.
b. Phương pháp tính toán.
- Tổng cục Thống kê.
Cách tính chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được trình bày như trong Chỉ tiêu 1.1.
                                                      Tổng số hộ nghèo LT-TP ở nông thôn
                                              (hộ có thu nhập dưới chuẩn nghèo LT-TP cho khu vực nông thôn)
  Tỷ lệ hộ nghèo LT-TP    =            ----------------------------------------         x  100
  khu vực nông thôn   (%)           Tổng số hộ điều tra ở khu vực nông thôn

                                                       Tổng số hộ nghèo LT-TP ở thành thị
                                           (hộ có thu nhập dưới chuẩn nghèo LT-TP cho khu vực thành thị)
  Tỷ lệ hộ nghèo LT-TP  =   _____________________________________     x 100
  khu vực thành thị  (%)                Tổng số hộ điều tra ở khu vực thành thị
                                               
                                                          Tổng số hộ nghèo ở hai khu vực
 Tỷ lệ hộ nghèo  (%)        =    ____________________________________    x 100
 LT-TP                                                          Tổng số hộ điều tra         
  - Ngân hàng thế giới.
Cách tính chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được trình bày như trong Chỉ tiêu 1.1
                                                           Tổng số người nghèo
                                                (người có chi tiêu/năm dưới chuẩn nghèo LT-TP)
  Tỷ lệ nghèo LT-TP(%)   =     ___________________________________  x 100
                                                                     Tổng số hộ điều tra         
2. Phổ cập và cải thiện chất lượng giáo dục
2.1. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học
a.  Khái niệm: Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp tiểu học là tỷ lệ phần trăm trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học (cấp I), tức là những em 6-10 tuổi, học cấp tiểu học trong tổng số trẻ em trong độ tuổi cấp tiểu học của dân số.
b. Phương pháp tính toán.
                                                       Số học sinh cấp tiểu học
Tỷ lệ  đi học    đúng tuổi             từ 6-10 tuổi trong năm xác định
cấp tiểu học (cấp I)(%)          =                                                        x 100
                                                        Dân số trong độ tuổi cấp tiểu học
                                                                 từ 6-10 tuổi trong cùng năm
2.2. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở
a.  Khái niệm: Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở biểu thị số phần trăm trẻ em trong độ tuổi cấp trung học (cấp II), tức là những em 11-14 tuổi, học cấp trung học cơ sở trong tổng số trẻ em trong độ tuổi cấp trung học của dân số.
b. Phương pháp tính toán.
                                                  Số học sinh cấp trung học cơ sở
Tỷ lệ     đi học đúng tuổi             từ 11-14 tuổi trong năm xác định
cấp trung học cơ sở             =                                                          x 100
  (cấp II)(%)                                    Dân số trong độ tuổi cấp trung học
                                                        cơ sở từ 11-14 tuổi trong cùng năm
2.3. Tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo trong độ tuổi 3-5
a. Khái niệm: Trẻ em đi học mẫu giáo trong độ tuổi 3-5 bao gồm trẻ em từ 3 đến 5 tuổi học các lớp mẫu giáo của các trường. mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo ở các nhà trẻ (nếu có).
Tỷ lệ trẻ em đi học mẫu giáo trong độ tuổi 3-5 là số phần trăm giữa số trẻ em trong độ tuổi 3-5 đi học mẫu giáo so với dân số trong độ tuổi từ 3 đến 5.
b. Phương pháp tính toán
                                            Số trẻ em đi học mẫu giáo trong
Tỷ lệ đi học mẫu         độ tuổi 3-5 trong năm xác định

giáo trong độ         =                                                                              x 100
tuổi 3-5(%)                         Dân số trong độ tuổi
                                     từ 3 đến 5 tuổi trong cùng năm
2.4. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp tiểu học
a. Khái niệm: Là tỷ lệ phần trăm học sinh sau khi dự kỳ thi tốt nghiệp tiểu học được hội đồng chấm thi công nhận là tốt nghiệp (kể cả số học sinh đỗ đặc cách và đỗ vớt) so với tổng số học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp đó.
b. Phương pháp tính toán.
  Tỷ lệ học sinh tốt                     Số học sinh tốt nghiệp
  nghiệp tiểu học(%)              =                                       x 100
                                                        Số học sinh dự thi
2.5. Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở
               Tổng số xã, phường, thị trấn
Tỷ lệ xã, phường, thị trấn                đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở
đạt chuẩn phổ cập trung       =        --------------------------------------   x 100
học cơ sở (%)                                                   Tổng số xã, phường, thị trấn

         Tổng số quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh
Tỷ lệ quận, huyện, thị xã                đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở

trực thuộc tỉnh                      =                                                                       x 100
đạt chuẩn phổ cập                             Tổng số quận, huyện, thị xã
trung học cơ sở (%)                                        trực thuộc tỉnh 

Tổng số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Tỷ lệ tỉnh, thành phố                        đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở
trực thuộc Trung ương          =        ----------------------------------------     x 100
đạt chuẩn phổ cập                                    Tổng số tỉnh, thành phố
  trung học cơ sở (%)                                    trực thuộc trung ương
2.6. Tỷ lệ biết chữ của dân số 10 tuổi trở lên
a. Khái niệm: Tỷ lệ biết chữ là số phần trăm những người 10 tuổi trở lên có thể đọc, viết và hiểu được những câu đơn giản của tiếng Việt, tiếng dân tộc nào đó họăc tiếng nước ngoài.
b. Phương pháp tính toán.
                                           Số người 10 tuổi trở lên biết
Tỷ lệ biết chữ                    chữ trong năm xác định
của dân số 10         =                                                                x 100
  tuổi trở lên(%)                          Tổng số dân 10 tuổi trở lên
                                                    trong cùng năm
2.7. Tỷ lệ phụ nữ biết chữ ở độ tuổi dưới 40
a. Khái niệm: Là tỷ lệ phần trăm giữa số phụ nữ biết chữ ở độ tuổi từ 10 đến 39 tuổi (tròn năm) và tổng số phụ nữ từ 10 đến 39 (tuổi tròn)
b. Phương pháp tính toán. 
  Tỷ lệ phụ nữ              Số phụ nữ biết chữ ở tuổi 10- 39 (tròn tuổi)
biết chữ ở độ tuổi  =            ----------------------------------------         x 100    
dưới 40 tuổi                           Số phụ nữ ở tuổi 10-39 (tròn tuổi)
a. Khái niệm: Số phần trăm của thay đổi dân số do sự chênh lệch giữa số sinh và số chết, so với dân số gốc. Đây chính là chênh lệch giữa tỷ lệ sinh thô và tỷ lệ chết thô.
b. Phương pháp tính toán.
  Tỷ suất                      Số sinh trong năm t - Số chết trong năm t
  tăng tự           =                                                                              x 1000
  nhiên (%o)                                  Dân số giữa năm t
hoặc:                Tỉ suất tăng tự nhiên = Tỉ suất sinh thô   Tỉ suất chết thô
  3.2. Tỷ lệ phát triển dân số hàng năm
  a. Khái niệm:            Tỷ lệ phát triển dân số hàng năm là số phần trăm dân số tăng (hoặc giảm) trong một năm xác định do tăng tự nhiên hay di chuyển thuần túy, so với dân số tại thời điểm đầu năm.
b. Phương pháp tính toán:
+ Tính cho 1 năm.
                Pt - Pt-1
  r  =                      x 100
                    Pt
              Trong đó: Pt là dân số năm t ; Pt-1là dân số năm (t-1).
  + Tính cho nhiều năm:

              r  =  ( Pt2 / Pt1 ) ^(1/(t2-t1))  -  1
  Trong đó: Pt1 là dân số năm t1; Pt2 là dân số năm t2; t1 là năm đầu của thời kỳ; t2 là năm cuối của thời kỳ
a. Khái niệm: Số phần trăm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 đến 49) có chồng đang sử dụng, hoặc chồng họ đang sử dụng một biện pháp tránh thai nào đó trong tổng số phụ nữ 15 đến 49 tuổi có chồng. Chỉ tiêu này phản ánh thành quả của chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai càng cao thì lệ sinh và tỷ lệ phát triển dân số càng thấp.
  b. Phương pháp tính toán.
                                           Số phụ nữ 15 đến 49 tuổi có chồng
                                           (hoặc chồng của họ) đang sử dụng
Tỷ lệ sử dụng                 biện pháp tránh thai trong năm xác định
biện pháp tránh      =       ------------                                                x 100
thai (%)                              Số phụ nữ 15 đến 49 tuổi có chồng
a. Khái niệm: Số chết của trẻ em dưới 1 tuổi tính bình quân trên 1000 trẻ em sinh ra sống trong một năm xác định. Đây là một chỉ tiêu phản ánh tốt tình trạng sức khỏe ở một khu vực hoặc một dân số xác định, vì nó phản ánh những điều kiện kinh tế-xã hội của dân cư
b.Phương pháp tính toán.
                                          Số chết của trẻ em dưới 1 tuổi
Tỷ suất chết                           trong năm xác định
trẻ em dưới       =          ----------                                        x 1000     
1 tuổi    (%o)           Tổng số trẻ em sinh ra sống trong cùng năm
3.5. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
                                         Số chết trẻ em dưới 5 tuổi
Tỷ lệ tử vong                     trong năm xác định
trẻ em dưới       =             -------                               x 1000
5 tuổi    (%o)             Số trẻ em sinh ra sống trong cùng năm
3.6. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
                                                       Số trẻ em dưới 60 tháng tuổi
  Tỷ lệ trẻ em                          suy dinh dưỡng (độ I + độ II + độ III)
  dưới 5 tuổi               =                                                             x 100
  suy dinh dưỡng(%)           Số trẻ em dưới 60 tháng tuổi được cân
4. Sức khỏe sinh sản của các bà mẹ
Chỉ tiêu: Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ liên quan đến thai sản
a.  Khái niệm: Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ liên quan đến thai sản là tỷ lệ phụ nữ tử vong trong thời kỳ mang thai đến 42 ngày sau khi sinh do bất kỳ một nguyên nhân nào, bất kì vị trí nào có liên quan hoặc nặng lên do thai nghén và các điều trị, ngoại trừ chết do những nguyên nhân tình cờ như tai nạn, ngộ độc, và tự tử tính trên 100.000 trẻ sinh ra sống trong cùng năm.
Tỷ lệ này phản ảnh tình trạng dinh dưỡng, nhận thức của các bà mẹ về sức khỏe sinh sản cũng như những ảnh hưởng của môi trường xã hội và các chương trình, dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ.
b. Phương pháp tính toán .
                                   Tổng số bà mẹ chết do thai nghén, sinh đẻ
Tỷ lệ tử vong              thuộc một khu vực trong năm xác định
của các bà mẹ    =                                                                                             x 100.000                    Số trẻ em sinh ra sống của khu vực đó trong cùng năm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét