Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

(2) QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT

QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT
Lý thuyết và kinh nghiệm các nước đang phát triển châu Á[1]
 b) Quan hệ giữa tăng trưởng nóng và lạm phát hay hiện tượng lạm phát do tăng trưởng nhanh
Tăng trưởng kinh tế nóng đã từng diễn ra phổ biến tại nhiều nước công nghiệp phát triển từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, sau đó tiếp tục xảy ra với tần xuất thấp hơn trong khoảng hai thập kỷ gần đây. Tăng trưởng kinh tế nóng cũng đã diễn ra tại nhiều nước đang phát triển ở châu Á trong gần nửa thế kỷ vừa qua. Đặc điểm chung là các quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nóng đều gặp phải tình trạng tăng giá liên tục, dù nhanh hay chậm, tức là lạm phát diễn ra thường xuyên.
Hai hiện tượng tăng trưởng kinh tế nóng và lạm phát có mối quan hệ dương theo lập luận của trường phái kinh tế Keynes. Theo trường phái này, tăng trưởng nóng có nguồn gốc từ tăng cầu. Khi kích thích làm cầu tăng cao, các hoạt động kinh tế sẽ trở nên sôi động hơn song nhiều phi cân bằng xuất hiện và ngày càng trầm trọng, đặt nền kinh tế trước những giới hạn tăng trưởng trong khi tổng cầu tiếp tục tăng lên. Lạm phát xảy ra do cầu hàng hóa và dịch vụ tăng lên vượt quá so với khả năng của cung.


Tình trạng mất cân đối cung cầu này vừa dẫn tới làm cạn kiệt các đầu vào và nguồn ngoại tệ dự trữ để nhập khẩu, vừa tạo ra và nuôi dưỡng quá trình tăng giá không thể đảo ngược được đối với hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Tình hình sẽ càng nghiêm trọng nếu các phi cân bằng cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện do luồng vốn nước ngoài đảo chiều, thay vì đưa vào thì lại tháo chạy ra nước ngoài... Như vậy, lạm phát là một trong những hậu quả của chính sách tăng trưởng kinh tế nóng.
Một số nhà kinh tế Keynes và hậu Keynes cho rằng tăng trưởng kinh tế nóng chỉ là hiện tượng nhất thời và có thể giải quyết được thông qua các chính sách điều chỉnh kinh tế. Khi hiện tượng tăng trưởng kinh tế nóng xuất hiện, có thể sử dụng các chính sách tài chính, tiền tệ, ngoại thương... để hạ dần tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời kìm hãm quá trình tăng giá. Quá trình điều chỉnh kinh tế được thực hiện từng bước sẽ cho phép ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế và đưa tốc độ lạm phát về mức hợp lý.
Thực tiễn đã cho thấy nhiều nền kinh tế, nhất là nhiều nền kinh tế trong khu vực Đông á, đã đạt  được tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao trong khi tỷ lệ lạm phát thường xuyên khá thấp và ổn định. Đây cũng là hiện tượng đã xảy ra ở nước ta trong hơn một thập kỷ vừa qua. Vì thế, nếu như trong các nghiên cứu trước, người ta thường tập trung phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng, đồng thời biến tăng trưởng kinh tế không tham gia vào phương trình xác định lạm phát, thì trong nghiên cứu này, chúng tôi lại tiếp cận theo chiều ngược lại để phân tích ảnh hưởng của quá trình tăng trưởng kinh tế (nhanh hoặc nóng) tới sự ổn định của mặt bằng giá chung.
2) Các phương pháp và mô hình phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Có nhiều phương pháp phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế tới lạm phát hoặc quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, trong đó ba phương pháp thông dụng nhất là: (i) Sử dụng quan hệ tương quan trực tiếp giữa hai biến; (ii) Phân tích nhân quả theo tiếp cận Granger; (iii) Sử dụng các mô hình hồi quy bội. Do khuôn khổ giới hạn của bài viết, dưới đây xin trình bày kết quả nghiên cứu theo các phương pháp (i) và (iii).
a) Sử dụng các hàm hồi quy trực tiếp giữa hai biến tăng trưởng và lạm phát:
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Mô hình truyền thống là phương trình hồi quy tuyến tính trực tiếp giữa tỷ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Về mặt toán học, lạm phát được xác định như sau:
p  =   a * g   +  c  +  u                                        (2)
trong đó p là tỷ lệ lạm phát hàng năm; g là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm; a và c là các tham số cố định; u là biến sai số ngẫu nhiên.
Mô hình này chỉ ra một quan hệ rất đơn giản và trực tiếp giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm. Theo kinh nghiệm quản lý kinh tế, chúng ta hy vọng hệ số a dương; tức là sự tăng lên của tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo sự tăng lên của tỷ lệ lạm phát. Mô hình giả thiết hai biến đồng nhất ở cấp 0. Ngoài mô hình quan hệ trực tiếp này, người ta cũng có thể sử dụng các mô hình khác như hồi quy quan hệ giữa các chỉ số giá và GDP, giữa biến động của tỷ lệ lạm phát và biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế...
Cơ sở lý thuyết của quan hệ này là đường cong Philip và luật Okun. Cụ thể, đường cong Philip (hình 1) thiết lập một quan hệ âm giữa thất nghiệp và lạm phát để cung cấp cho Chính phủ những lựa chọn chính sách khác nhau. Việc ưu tiên đấu tranh chống thất nghiệp (điểm A) ngầm ẩn phải chấp nhận tỷ lệ lạm phát tăng lên; ngược lại, tập trung chống lạm phát (điểm B) sẽ phải chấp nhận tỷ lệ thất nghiệp leo thang...
Quan hệ này được mô hình hoá bằng phương trình đơn giản sau :
p = f(u)                                                            (3)
Luật Okin kết hợp những biến động của GDP (y) theo giá cố định xung quanh trục tăng trưởng xu thế của nó (y*) với những biến động theo hướng ngược lại của tỷ lệ thất nghiệp (u) xung quanh tỷ lệ cân bằng của nó (u*).

Hình 1: Đường cong Philip               Hình 2: Luật Okun

Lạm phát                                                    Thất nghiệp
 


                A
                 *

                                              B
                                                 *
 

                   Thất nghiệp                                                       GDP theo xu thế
Quan hệ này có thể được mô hình hoá như sau:
u  -  u*  =  - g (y - y*)                                       (4)
Luật Okin cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên trong pha suy thoái kinh tế và giảm xuống trong pha tăng trưởng mở rộng. Kết hợp các mô hình (3) và (4), chúng ta thu được quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng kinh tế (g) và lạm phát (p) như đã trình bày ở mô hình (2). Burda M. et Wyplosz[1] đã xây dựng đường quan hệ giữa tổng cung và lạm phát như sau (hình 3).

Hình 3:  Tổng cung và lạm phát (%)
                                      Lạm phát
 








                                                                             Sản xuất
b) Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát qua mô hình hồi quy bội.
Để ngắn gọn và thuận tiện, dưới đây chúng tôi sẽ tiếp cận phương pháp này bằng một mô hình hỗn hợp, trong đó mô hình chứa đựng tất cả các nguyên nhân có thể của hiện tượng lạm phát theo phân tích các trường phái lý thuyết kinh tế chính.
(1) Các nguyên nhân của lạm phát theo lý thuyết Keynes và hậu Keynes:
Các nhà kinh tế Keynes và hậu Keynes đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của lạm phát, nhưng về thực chất, chỉ có hai nguyên nhân cơ bản là lạm phát do cầu và lạm phát do chi phí.
- Lạm phát do cầu, ví dụ như tăng chi tiêu chính phủ hoặc tăng cung tiền tệ danh nghĩa đều dẫn đến tăng cầu và gây ra lạm phát. Theo quan điểm của Keynes, chi tiêu ngân sách có những tác động trái chiều tới tiến triển của mặt bằng giá chung. Một mặt, tăng chi tiêu chính phủ sẽ làm tăng năng suất lao động ngắn hạn nhờ ảnh hưởng tích cực của nó tới các hoạt động kinh tế, từ đó là giảm tỷ lệ lạm phát. Mặt khác, áp lực mạnh mẽ lên tổng cầu và áp lực tăng thuế để bù đắp chi tiêu ngân sách lại có thể làm phát sinh các đòi hỏi phải tăng lương, đồng thời tác động bất lợi tới năng suất lao động. Kết hợp chung, áp lực về khả năng mở rộng sản xuất và tăng lương là nguồn gốc làm gia tăng lạm phát[2].
- Lạm phát do chi phí, ví dụ như tăng lương hoặc tăng giá các đầu vào. Nhìn chung, hai nhóm nhân tố này kết hợp với nhau tạo ra quá trình động của lạm phát. Ví dụ một lạm phát phát sinh do cầu sẽ làm cho người lao động đòi hỏi phải tăng lương để bù đắp, từ đó dẫn tới chi phí tăng và mở ra một vòng xoáy lạm phát mới...
Do vậy, mô hình giải thích lạm phát của lý thuyết Keynes và hậu Keynes có thể được đơn giản hóa như sau:
                                            (5)
                    +  +   +  +   +
trong đó dấu dương (+) dưới mỗi biến được dùng để chỉ quan hệ cùng chiều giữa biến đó và tỷ lệ lạm phát (nếu dấu âm thì quan hệ là ngược chiều); p là tỷ lệ lạm phát; w là tốc độ tăng trưởng tiền lương danh nghĩa; pi là tốc độ thay đổi giá nhập khẩu, tính bằng nội tệ; D là tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP (%); m là tốc độ tăng trưởng khối lượng tiền tệ trong lưu thông; ký hiệu -1 là chỉ số của năm trước, phản ánh tác động trễ của biến đó.
(2) Các nguyên nhân của lạm phát theo lý thuyết cổ điển và tân cổ điển:
Theo M. Friedman, nguyên nhân trực tiếp của lạm phát là sự tăng lên quá mức của khối lượng tiền tệ; nguyên nhân sâu xa là thâm hụt ngân sách và những kỳ vọng sẽ tiếp tục lạm phát (tâm lý lạm phát). Theo trường phái này, quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát phụ thuộc vào phương thức tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Trên thực tế, thâm hụt ngân sách có thể được tài trợ bằng một trong hai cách (chưa tính đến vay nước ngoài): Hoặc phát hành trái phiếu chính phủ và các loại giấy tờ có giá tương tự; hoặc phát hành tiền tệ. Giải pháp thứ nhất chính là trường hợp nghiên cứu của Ricardo với kết luận là không gây tác động tới tăng giá. Ngược lại, giải pháp thứ hai sẽ gây tác động làm tăng giá; khi đó thâm hụt ngân sách sẽ là nguồn gốc của quá trình lạm phát. Trong trường hợp thứ ba, nếu chính phủ áp dụng đồng thời cả hai giải pháp bù đắp nêu trên, ảnh hưởng lạm phát sẽ tuỳ thuộc vào phần phát hành tiền tệ để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Mặt khác, các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng người dân luôn luôn có những kỳ vọng có lý trong thời buổi lạm phát và họ tin rằng tăng trưởng tiền tệ đồng nghĩa với tăng giá. Vì vậy, lạm phát sẽ tiếp tục tồn tại dai dẳng do tâm lý lạm phát của người dân.
Do vậy, mô hình giải thích lạm phát của lý thuyết cổ điển và tân cổ điển có thể được thể hiện như sau:
                                                p = s(m)                                                               (6)
                                      m = m1 + m2                                                                   (7)
                                       m1 = t(D)                                                              (8)
                                       m2 = k(g)                                                                              (9)
trong đó m1 và m2 lần lượt là tốc độ tăng trưởng tiền tệ để tài trợ cho thâm hụt ngân sách và để thoả mãn nhu cầu tiền tệ tăng thêm trong quá trình tăng trưởng kinh tế; g là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giải mô hình này, chúng ta sẽ thu được phương trình mô tả nguyên nhân của lạm phát theo lý thuyết cổ điển và tân cổ điển như sau:
p = p(D, g)                                                        (10)
                                               +  +/- 
Vì chưa rõ tốc độ tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng dương hay âm tới lạm phát nên dấu của biến g trong phương trình (10) được ghi theo cả hai khả năng là dương hoặc âm (+/-).
(3) Các nguyên nhân của lạm phát theo lý thuyết trọng cơ cấu, một nhánh của lý thuyết hậu Keynes thường được áp dụng cho trường hợp các nước đang phát triển:
Theo phân tích của trường phái trọng cơ cấu, nền kinh tế cần được chia làm 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và các đầu vào nhập khẩu; trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của những nhân tố cơ cấu trong mỗi khu vực tới tiến triển của mặt bằng giá. Một trong những mô hình tiêu biểu nhất của trường phái này là mô hình của Hagger. Mô hình Hagger gồm 8 phương trình sau:
                                                                       (11-18)
trong đó p1, p2, p3 lần lượt là biến động của giá các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và nhập khẩu; S1, S2, S3 là các biến đại diện cho nhân tố cơ cấu trong mỗi khu vực; là tỷ lệ tăng trưởng thu nhập đầu người và sản xuất đầu người của khu vực công nghiệp; u là tỷ lệ thất nghiệp; ga là tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp.
Vì năng suất lao động được giả định tỷ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế trong khi tỷ lệ thất nghiệp là hàm giảm của cung tiền tệ và hàm tăng của tốc độ tăng trưởng nguồn lao động, nên có thể bổ sung các quan hệ này vào mô hình, từ đó giải mô hình để rút ra phương trình xác định giá của thuyết trọng cơ cấu như sau:
                                      p = p(g, l, p3, m-1)                                       (19)
                                           +  -  +    +
trong đó l là tốc độ tăng trưởng nguồn lao động.
Vì p3 = pi.e với pi là biến động của giá nhập khẩu tính theo ngoại tệ, e là tỷ giá giữa nội tệ và ngoại tệ, nên phương trình xác định giá nêu trên có thể được viết lại như sau:
p = p(g,  l,  pi,  e,  m-1)                                (20)
           +  -  +    +   +     
(4) Mô hình giữ lại để nghiên cứu:
Trên cơ sở các nguyên nhân lạm phát và các mô hình giải thích lạm phát của các lý thuyết kinh tế nêu trên, có thể kết hợp chúng thành một mô hình hỗn hợp để giải thích nguyên nhân lạm phát tại các nước đang phát triển châu Á. Phương trình cuối cùng được chọn như sau:
p  =  p (g, l, D, w, pi,  m, m-1,  e, p-1)                             (21)
                                        +  -  +   +  +    +    +    +   +
Mặc dù mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát trong quá trình dài hạn và chúng ta cần số liệu của nhiều năm. Tuy nhiên, nguồn số liệu duy nhất hiện có thể sử dụng được để tính toán là từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF, ABD), Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động thế giới... đều bắt đầu từ những năm 1960 đến nay, trong đó một số năm không có đủ các số liệu cần thiết. Do vậy, nghiên cứu này sẽ thực hiện với các chuỗi số liệu sớm nhất bắt đầu từ những năm 1960; đây cũng là giai đoạn đánh dấu sự tăng lên của tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tại các nước đang phát triển châu Á. Với lý do cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á đã ảnh hưởng đến quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại khu vực này trong giai đoạn 1997-2000 nên cần phải loại bỏ số liệu của giai đoạn này, chúng tôi chỉ sử dụng số liệu đến năm 1996. Mô hình được ước lượng cho 19 nước đang phát triển châu Á.
3) Kiểm tra tính dừng của các chuỗi số:
Theo nguyên lý của khoa học kinh tế lượng, việc sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu nguyên gốc để ước lượng các phương trình trên chỉ có thể chấp nhận được nếu các biến trong mô hình đảm bảo tính dừng (stationnarity). Cấp dừng có thể kiểm tra dễ dàng nhờ kiểm định Augmented Dickey and Fuller (ADF) trong phần mềm EVIEWS. Kết quả kiểm định cho thấy đối với hầu hết các nước đang phát triển châu Á, các chuỗi số về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát đều thoả mãn tính dừng ở cấp 0, tối thiểu cũng ở ngưỡng 10%; do đó có thể áp dụng trực tiếp phương pháp bình phương cực tiểu nguyên gốc để ước lượng các phương trình trên.
Đối với nhóm các nước có chuỗi số liệu chưa đảm bảo tính dừng ở cấp 0 (Fiji, Hồng Kông, Miến Điện, Samoa), chúng tôi đã kiểm tra tính dừng ở cấp 1 và nhận thấy các chuỗi số liệu đều đảm bảo tính dừng ở cấp này. Do vậy, để đơn giản, chúng tôi thay phương trình hồi quy nguyên gốc bằng phương trình hồi quy theo sai phân cấp 1.
4) Kết quả ước lượng kinh tế lượng về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại các nước đang phát triển châu Á:
a) Theo mô hình tuyến tính đơn giản
(1) Đối với từng nước riêng biệt:
Các kết quả hồi quy theo mô hình (2) đối với từng nước cho 19 nước nghiên cứu được trình bày trong bảng 3 dưới đây. Kết quả cho thấy dường như không tồn tại quan hệ mâu thuẫn giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu ổn định giá tại đa số các nước đang phát triển châu Á xung quanh nước ta. Đặc biệt, không thấy hiện tượng tăng trưởng kinh tế cao tự động kéo theo một tỷ lệ lạm phát cao. Tuy nhiên, ngoài nhận xét chung trên, còn có thể rút ra một số nhận xét chi tiết hơn như sau:
Thứ nhất, chỉ có khoảng một nửa số nước (10/19) có hệ số hồi quy của biến "tăng trưởng kinh tế" là dương, tức là tăng trưởng kinh tế có đi kèm với lạm phát; đối với các trường hợp khác (9/19), hệ số hồi quy âm chứng tỏ tăng trưởng kinh tế không đi kèm với lạm phát mà ngược lại, đã đi kèm với giảm phát.
Bảng 3: Kết quả hồi quy theo mô hình tương quan đơn
No
Nước
Hằng số
g
R2
SE
DW
F-statis
Quan sát
1
Bangladesh
5,344
(4,261)
1,292
(0,783)
0,119
10,42
1,223
2,721

1974-1995

2
Brunây
9,101
(2,378)
-0,146
(0,364)
0,005
9,843
0,928
0,160
1960-1993
3
Trung Quốc
3,680
(4,983)
0,415
(0,500)
0,041
7,060
0,901
0,688
1977-1994
4
Fiji
7,657
(0,876)
-0,187
(0,121)
0,087
3,711
0,681
2,399
1966-1993
5
Hồng Kông
8,888
(2,022)
-0,111
(0,254)
0,023
3,523
0,665
0,191
1981-1990
6
Ấn Độ
7,967
(1,664)
0,036
(0,304)
0,000
6,010
1,457
0,014
1961-1994
7
Inđônêxia
3,129
(5,438)
1,419
(0,775)
0,123
7,998
1,076
3,353
1969-1994
8
Miến Điện
14,882
(2,958)
-0,466
(0,418)
0,045
12,41
0,635
1,240
1968-1995
9
Hàn Quốc
14,339
(2,913)
-0,342
(0,306)
0,035
7,450
0,834
1,244
1960-1995
10
Malaixia
2,101
(1,895)
0,339
(0,241)
0,082
3,588
1,111
1,964
1971-1994
11
Nê pan
7,619
(1,666)
0,396
(0,360)
0,043
6,028
2,055
1,208
1965-1993
12
Pakistan
7,752
(1,900)
0,044
(0,316)
0,001
6,108
0,757
0,019
1960-1994
13
Guine
6,860
(1,084)
0,019
(0,140)
0,001
4,477
1,416
0,019
1972-1993
14
Philippines
17,266
(2,146)
-1,478
(0,412)
0,274
8,314
1,499
12,85
1960-1995
15
Singapour
2,647
(2,120)
0,076
(0,227)
0,003
5,059
1,018
0,112
1961-1994
16
Srilanka
7,291
(2,482)
0,199
(0,442)
0,006
6,822
0,712
0,204
1960-1993
17
Thái Lan
7,599
(3,278)
-0,294
(0,407)
0,015
5,502
0,924
0,522
1960-1994
18
Vanuature
8,107
(2,091)
-0,156
(0,379)
0,014
7,001
1,759
0,170
1980-1993
19
Samoa
9,982
(1,257)
-0,730
(0,218)
0,287
6,690
1,091
11,26
1962-1992
 Ghi chú: Số trong ngoặc dưới mỗi hệ số hồi quy là sai số chuẩn của hệ số tương ứng.
Nếu loại bỏ 4 nước có tối thiểu 1 trong 2 chuỗi số tăng trưởng kinh tế và lạm phát không dừng ở cấp 0, thì có tới 10/15 nước hệ số hồi quy của biến "tăng trưởng kinh tế" là dương. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, hệ số của các biến này đều thấp dưới 0,4 tức là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1% (ví dụ từ 7% lên 8%) thì tỷ lệ lạm phát chỉ tăng lên 0,4%; một mức tăng rất thấp và không gây ra những chấn động trong nền kinh tế. Một số trường hợp hệ số này cao là Bangladesh (1,29), Indonêxia (1,42), tại đó lạm phát đã đi kèm tăng trưởng kinh tế, hoặc âm là Philippines (-1,48) và Samoa (-0,754), tại đó tăng trưởng kinh tế đã góp phần hạ thấp tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, nếu so sánh với tình hình biến động của lạm phát trên thế giới và mức độ khi trở thành nguy hiểm (hàng chục hoặc hàng trăm phần trăm), thì tỷ lệ lạm phát kèm theo tăng trưởng kinh tế nêu trên vẫn rất thấp. Do vậy, tăng trưởng kinh tế cao không thực sự kèm theo nguy cơ lạm phát cao.
Thứ hai, sai số chuẩn của hệ số (a) trong tất cả các phương trình ước lượng nêu trên đều rất lớn; điều này chứng tỏ hệ số này không có ý nghĩa thống kê, tức là biến "tăng trưởng kinh tế" không có ý nghĩa trong việc giải thích biến động của lạm phát dù hệ số hồi quy của nó dương hay âm, lớn hay bé.
Thứ ba, nếu quan sát các hệ số xác định R2 thì có thể thấy 15/19 trường hợp hệ số này nhỏ hơn hoặc chỉ khoảng 0,1. Các trường hợp khác có hệ số xác định lớn hơn 1 cũng không đáng kể như Bangladesh (0,119), Indonêxia (0,123), Philippines (0,274) và Samoa (0,287). Điều này cho thấy vai trò của biến tốc độ tăng trưởng kinh tế trong việc giải thích biến động của tỷ lệ lạm phát hầu như bị loại trừ.
Đối với 4 nước có chuỗi số liệu không đảm bảo tính dừng ở cấp 0 song đảm bảo tính dừng ở cấp 1, chúng tôi đã sử dụng mô hình với biến sai phân như sau để ước lượng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát:
Dp  =   a * Dg  +  c  +  u                                                    (22)
Kết quả hồi quy được thể hiện trong bảng 4 cho các nhận xét hoàn toàn tương tự như trường hợp trên. Do vậy, có thể kết luận chung là không tồn tại mối quan hệ trực tiếp, đáng tin cậy giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Bảng 4: Kết quả hồi quy theo mô hình tương quan đơn

No
Nước
Hằng số
g
R2
SE
DW
F-statis
Quan sát
1
Fiji
0,278
(0,623)
-0,164
(0,071)
0,189
3,114
1,983
0,030
1974-1995

2
Hồng Kông
-0,377
(0,874)
-0,099
(0,137)
0,069
2,603
0,760
0,524
1960-1993
3
Miến Điện
0,844
(1,856)
-0,052
(0,283)
0,001
9,645
2,424
0,034
1977-1994
4
Samoa
-0,129
(1,351)
-0,703
(0,191)
0,344
7,125
2,782
13,625
1966-1993
(2) Đối với tất cả các nước (croiss countries)
Sử dụng phương pháp nghiên cứu xuyên quốc gia, tức là hồi quy 528 số liệu quan sát của tất cả 19 nước trong khoảng thời kỳ tương đối giống nhau theo mô hình tuyến tính đơn giản nêu trên với có và không có biến trễ, chúng tôi thu được các phương trình tiêu biểu sau đây:
p =   9,638   -    0,213 . g         
                                            (0,514)     (0,073)                (trong ngoặc là sai số chuẩn)
     R2 = 0,0159      SE  =  7,6698        DW  =  0,9224    F = 8,522      SMPL  = 528 quan sát.
                                    p = 9,954 - 0,237 . g + 0,072 . g(-1) - 0,082 . g(-2)
                                         (0,638)  (0,078)     (0,079)           (0,076)
      R2 = 0,023       SE  =  7,4028        DW  =  0,9550     F = 3,947      SMPL  = 528 quan sát.
Các phương trình trên cũng cho thấy không tồn tại quan hệ trực tiếp giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát vì hệ số xác định R2 của chúng hầu như bằng 0 mặc dù hệ số của biến "tăng trưởng kinh tế" có ý nghĩa về mặt thống kê. Mặt khác, dấu của hệ số của biến này âm, tức là nếu tồn tại quan hệ giữa hai biến tăng trưởng kinh tế và lạm phát thì việc tăng lên của tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ kéo theo việc giảm tỷ lệ lạm phát mặc dù mức độ giảm không đáng kể.
Như vậy, kinh nghiệm thực tiễn của các nước đang phát triển châu Á xung quanh nước ta trong thời kỳ 1960-1995 không khẳng định tồn tại mối quan hệ trực tiếp và dương giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát theo nghĩa tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ tự động kéo theo hiện tăng tỷ lệ lạm phát tăng lên.
b) Theo mô hình hồi quy bội
(1) Đối với trường hợp từng nước riêng lẻ:
Bảng 5 dưới đây mô tả kết quả hồi quy dựa theo mô hình (21) cho 17 nước đang phát triển châu Á xung quanh nước ta (riêng 2 trường hợp Brunây và Malaixia, đã không ước lượng được phương trình khả dĩ chấp nhận được). Đây là những kết quả hồi quy có chất lượng cao nhất theo tiêu chuẩn T-student để kiểm định ý nghĩa của các biến tham gia giải thích biến động của tỷ lệ lạm phát, theo tiêu chuẩn R2 để kiểm định khả năng giải thích lạm phát của tất cả các biến trong mô hình và theo tiêu chuẩn F để giải thích tỷ lệ biến động của phương sai.
Bảng 5: Quan hệ tăng trưởng và lạm phát tại các nước
đang phát triển châu Á (trong ngoặc là T-student)
Biến giải thích
Bangla-
desh
Trung Quốc
Fiji
Hồng-
Kông
Ấn Độ
Indo
nêxia
Miến Điện
Hàn Quốc
Nêpan
g
-1,395
(-5,874)
-0,352
(-1,42)
-0,040
(-0,42)
0,480
(24,55)
-0,670
(-5,48)
0,207
(0,314)
-0,359
(-1,35)
-0,294
(-2,46)
-0,216
(-0,69)
l
2,130
(2,757)

1,185
(1,715)
-2,37**
(25,66)

-3,218
(-1,41)



D





0,576
(9,262)
0,831
(3,600)

2,029
(3,366)

1,124
(2,891)
w
0,090
(3,147)
0,567
(2,758)

0,104*
(9,540)

0,228*
(1,771)

0,364
(5,560)

pi
0,310
(3,267)
0,36***
(2,611)
0,134
(3,553)


0,403
(2,041)

0,215
(4,808)
0,157
(2,507)
m2
0,236
(2,642)



0,306
(3,780)
0,316
(1,794)
0,414
(3,740)

0,231
(1,858)
m2(-1)


0,199
(2,233)







e
0,416
(7,244)

0,211
(2,150)

0,160
(3,044)


0,312
(3,351)

p-1



0,432
(2,481)
1,182
(49,85)

0,311
(2,000)
0,383
(3,674)
0,283
(2,835)

R2
0,887
0,866
0,729
0,998
0,783
0,761
0,807
0,866
0,435
R2 điều chỉnh
0,793
0,799
0,656
0,996
0,740
0,669
0,775
0,842
0,330
DW
2,251
1,739
2,263
2,378
1,321
1,494
2,073
1,981
1,581
F-Statis
11,70
12,95
10,79
520,47
18,03
8,29
25,11
35,67
4,15
Số quan sát
15
13
20
10
19
19
22
27
20
* : Biến gốc trong mô hình được thay bằng biến trễ;
**: Biến gốc được thay bằng biến tỷ lệ thất nghiệp;
***: w-1 : Biến gốc được thay bằng tỷ lệ tăng trưởng tiền lương năm trước.
Bảng 5: Quan hệ tăng trưởng và lạm phát tại
các nước đang phát triển châu Á (tiếp theo)

Biến giải thích
Pakistan
Guine
Philip-
pines
Singapore
Srilanka
Thái Lan
Vanu
ature
Samoa
g
0,272
(1,526)
-0,342
(-1,944)
-1,391
(-4,246)
-0,505
(-5,219)
-1,771
(-3,240)
-0,310
(-1,935)
-0,643
(-1,856)
-0,584
(-2,658)
l

2,281
(4,520)
3,610*
(3,198)





D

0,560
(3,015


0,707
(3,152)
0,511
(2,594)


w
0,172
(4,643)


0,207
(3,617)
0,448***
(1,878)



pi
0,203
(5,542)
0,128*
(2,086)
0,415
(6,647)
0,247
(12,580)
0,148
(3,513)
0,366
(10,323)

0,176
(2,061)
m2


0,290
(2,095)


0,231
(2,680)

0,243
(2,892)
m2(-1)

0,087
(2,100)


0,259
(5,474)
0,400
(3,165)

0,154
(2,163)

e


0,265
(2,430)



0,685
(3,550)

p-1
0,430
(4,839)





0,459
(2,300)

R2
0,860
0,735
0,888
0,939
0,775
0,900
0,481
0,641
R2 điều chỉnh
0,832
0,618
0,856
0,927
0,714
0,881
0,325
0,574
DW
2,108
3,170
2,776
2,084
1,517
1,553
2,252
1,661
F-Statis
30,72
6,25
27,85
81,722
12,881
47,993
3,085
9,519
Số quan sát
19
14
19
20
20
20
14
20
* : Biến gốc trong mô hình được thay bằng D(-1) là tỷ lệ thâm hụt ngân sách năm trước.
Kết quả cho thấy chỉ có ít trường hợp hệ số của biến "tăng trưởng kinh tế (g)" có ý nghĩa về mặt thống kê để giải thích biến động của lạm phát, song ngay trong các trường hợp này, hệ số ước lượng của biến này lại có dấu âm, tức là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên thì sẽ tạo ra quá trình giảm phát dài hạn. Ngoài ra, có ba trường hợp hệ số hồi quy của biến tăng trưởng kinh tế dương; đó là Indonêxia, Pakistan et Hồng Kông, nhưng đối với hai trường hợp đầu, hệ số quan hệ không có ý nghĩa. Trong trường hợp Hồng Kông, phương trình ước lượng rất tốt song kết luận chưa thực sự chắc chắn vì độ dài của chuỗi số liệu chưa thật đảm bảo.
Như vậy, nhìn chung với kết quả ước lượng như trên, chúng ta chỉ có thể nói rằng biến "tăng trưởng kinh tế" có thể có ảnh hưởng tích cực song yếu tới quá trình giảm phát trong trường hợp các nước đang phát triển châu Á, nơi có tỷ lệ lạm phát thấp. Mặc dù vậy, kết luận này vẫn chưa thực sự tin cậy và cần phải có những nghiên cứu bổ sung. Ngoài ra, kết quả ước lượng còn cho thấy ảnh hưởng rất khác nhau của các nhân tố khác ngoài nhân tố tốc độ tăng trưởng kinh tế tới lạm phát tại các nước đang phát triển châu Á.
(2) Đối với trường hợp nhiều nước:
Các kết quả hồi quy được trình bày trong các bảng 6, 7 và 8, trong đó bảng 6 thể hiện kết quả hồi quy xuyên quốc gia cho tất cả 19 nước; bảng 7 thể hiện kết quả hồi quy xuyên quốc gia cho 9 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm cao hơn 5%; bảng 8 thể hiện kết quả hồi quy xuyên quốc gia cho 10 nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm thấp dưới 5%.
Trong trường hợp hồi quy cho cả 19 nước, biến "tăng trưởng kinh tế" có ý nghĩa rất cao ở tất cả các phương trình hồi quy. Hệ số của biến này dao động từ -0,37 đến -0,53 tức là rất khác 0. Hệ số tương quan "R2 điều chỉnh" dao động từ 0,498 đến 0,547 là mức chấp nhận được đối với các nghiên cứu hồi quy xuyên quốc gia. Do vậy, như kết luận bước đầu đối với trường hợp từng nước riêng lẻ, tồn tại một quan hệ âm giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát theo nghĩa tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực tới chống lạm phát. Kết quả hồi quy cũng cho thấy khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1% thì tỷ lệ lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 0,4-0,5%.
Tuy nhiên nếu chia 19 nước này thành hai nhóm nhỏ hơn, có thể thấy trong trường hợp các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (hơn 5%), biến "tăng trưởng kinh tế" không tham gia giải thích biến động của lạm phát vì hai lý do: Một mặt, các thống kê T-student của biến "tăng trưởng kinh tế" cho biết biến này không có ý nghĩa trong việc giải thích các biến động của lạm phát. Mặt khác, giá trị hệ số của biến này rất thấp, tức là nếu có tham gia giải thích biến động của lạm phát thì mức độ cũng không đáng kể.
Trong trường hợp phương trình 2 (bảng 7), mặc dù biến "tăng trưởng kinh tế" đã đạt tới ngưỡng bắt đầu có ý nghĩa giải thích biến động của lạm phát, nhưng nhiều biến khác như tiền lương, cung tiền tệ và tỷ giá lại không có ý nghĩa. Do vậy, phương trình này không có ý nghĩa trong việc giải thích biến động của lạm phát. Ngược lại, trong tất cả các phương trình liệt kê trong bảng 7, các biến khác như "tốc độ tăng trưởng nguồn lao động", "thâm hụt ngân sách", "giá nhập khẩu tính theo ngoại tệ", "tốc độ tăng trưởng tiền tệ trễ 1 năm", "tỷ giá", và "giá trễ" đều đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích biến động của lạm phát.
Đối với trường hợp các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (dưới 5%), biến "tăng trưởng kinh tế" rất có ý nghĩa trong việc giải thích biến động của lạm phát. Các hệ số của biến này trong tất cả các phương trình đều ổn định. Hệ số xác định điều chỉnh R2 thoả mãn điều kiện thống kê. Trong số 7 phương trình, phương trình thứ 3 là phương trình tốt nhất. Như vậy, đối với nhóm nước này, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên có tác dụng làm giảm mức độ lạm phát. Kết luận này cũng phù hợp với thực tiễn quản lý kinh tế vì kinh nghiệm đã cho thấy khi nâng được tốc độ tăng trưởng kinh tế lên trên mức tối thiểu so với nhu cầu tại các nước nghèo thì sẽ góp phần rất quan trọng vào việc giảm bớt các phi cân bằng kinh tế vĩ mô và các phi cân bằng trên thị trường hàng hoá và dịch vụ, từ đó làm giảm áp lực lạm phát, tức là làm cho tỷ lệ lạm phát giảm dần. Kết quả hồi quy cũng cho thấy khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thêm 1% thì có thể làm giảm tỷ lệ lạm phát xuống thêm khoảng 0,6%.
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu xuyên quốc gia cho thấy trong trường hợp các nước đang phát triển châu Á, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cực tới giảm tỷ lệ lạm phát; nhưng điều này chỉ xảy ra đối với nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (dưới 5%). Đối với các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (hơn 5%), quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát không xảy ra.
Kết luận chung:
Lý thuyết kinh tế vĩ mô và kinh nghiệm thực tế trên thế giới đều không đưa ra những khẳng định có tính thuyết phục về mối quan hệ tích cực hay tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Trong nghiên cứu này đối với trường hợp các nước đang phát triển châu Á xung quanh nước ta,  chúng tôi thấy rằng không thể khẳng định một cách đơn giản tăng trưởng kinh tế là một trong những nguyên nhân của lạm phát vì không có bất kỳ quan hệ trực tiếp nào được tìm thấy giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Mặt khác, cũng không thể khẳng định khi tỷ lệ lạm phát tăng lên thì nền kinh tế sẽ được tăng trưởng nhanh hơn. Các kết quả kinh tế lượng trong trường hợp sử dụng mô hình hồi quy đơn cho thấy những biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế không tham gia vào giải thích chuyển động của tỷ lệ lạm phát và cũng không thấy quan hệ trực tiếp giữa hai chỉ tiêu này. Do vậy, để phân tích quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát, cần phải nghiên cứu các quan hệ phức tạp hơn.
Theo các mô hình phức tạp hơn với nhiều biến giải thích được xây dựng từ các lý thuyết kinh tế khác nhau, quan hệ âm giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã được tìm thấy, song chỉ đối với trường hợp các nước đang phát triển châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp (dưới 5%/năm). Trong trường hợp các nước đang phát triển châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%/năm), quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát không tồn tại.
Như vậy, với cơ sở lý thuyết và các thông tin đã biết trên thế giới và từ kết quả nghiên cứu này, bước đầu có thể kết luận về dài hạn, vẫn có thể hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao đi đôi với ổn định giá; tức là không lo ngại lạm phát bùng lên ngoài tầm kiểm soát trong bối cảnh triển khai thực hiện chính sách tăng trưởng kinh tế nhanh. Do vậy, về dài hạn, luôn luôn phải đề cao vai trò của chính sách thúc đẩy tăng trưởng thay vì theo đuổi chính sách ổn định, trì trệ.
Bảng 6: Hồi quy xuyên quốc gia cho 19 nước (trong ngoặc là T-student)
Các biến giải thích
Phương trình 1
Phương trình 2
Phương trình 3
Phương trình 4
Phương trình 5
Phương trình 6
Phương trình 7
g
-0,529
(-5,421)
-0,546
(-5,923)
-0,566
(-5,732)
-0,423
(-5,087)
-0,417
(-5,346)
-0,407
(-5,146)
-0,368
(-5,599)
l
-0,227
(-0,558)

-0,844
(-1,369)
-0,731
(-1,446)

-0,723
(-1,527)

D
0,128
(1,337)
0,117
(1,258)

0,140
(1,747)
0,137
(1,807)


w
0,056
(2,293)
0,056
(2,042)
0,055
(2,008)




pi
0,193
(7,521)
0,191
(7,574)
0,196
(7,600)
0,183
(8,353)
0,179
(8,247)
0,181
(8,394)
0,178
(8,884)
m2
0,265
(4,816)
0,261
(4,852)
0,254
(4,559)
0,186
(4,667)
0,189
(5,142)
0,186
(4,758)
0,164
(5,178)
m2(-1)
0,104
(1,949)
0,097
(1,874)
0,089
(1,641)
0,121
(3,220)
0,130
(3,609)
0,114
(3,075)
0,080
(2,596)
e
0,102
(2,499)
0,099
(2,476)
0,110
(2,777)
0,135
(3,971)
0,131
(3,860)
0,148
(4,473)
0,120
(4,581)
p-1
0,313
(6,214)
0,307
(6,317)
0,311
(6,172)
0,322
(7,166)
0,336
(7,830)
0,330
(7,456)
0,339
(8,235)
Hằng số



2,096
(1,471)

2,505
(1,894)
1,714
(2,363)
R2
0,562
0,562
0,558
0,532
0,523
0,524
0,507
R2 ajust
0,545
0,547
0,541
0,519
0,512
0,513
0,498
DW
1,958
1,965
1,942
1,875
1,890
1,844
1,922
F-Statis
32,74
37,96
32,78
38,86
50,91
45,63
59,38
Số quan sát
213
215
217
283
286
298
354

Bảng 7: Hồi quy xuyên quốc gia cho 9 nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm cao hơn 5%

Các biến giải thích
Phương trình 1
Phương trình 2
Phương trình 3
Phương trình 4
Phương trình 5
Phương trình 6
Phương trình 7
g
 -0,085
 (-0,545)
 -0,259
(-1,944)
  -0,155
 (-1,020)
 -0,036
(-0,285)
 -0,165
(-1,502)
 -0,042
(-0,342)
 -0,058
(-0,677)
l
 -0,973
(-2,103)

  -0,714
 (-1,577)
 -1,134
(-3,147)

 -0,735
(-2,173) 

D
  0,238
 (2,483)
  0,193
 (2,044)

  0,231
 (2,936)
  0,140
 (1,869)


w
  0,043
 (1,253)
  0,040
 (1,155)
  0,042
 (1,217)
 



pi
  0,213
 (7,534)
  0,201
 (7,188)
  0,214
 (7,475)
  0,211
 (8,642)
  0,199
 (8,049)
  0,210
 (8,462)
  0,205
 (8,755)
m2
  0,068
 (0,974)
  0,075
 (1,069)
  0,075
 (1,068)
  0,056
 (1,075)
  0,048
 (0,900)
  0,066
 (1,254)
  0,021
 (0,498)
m2(-1)
  0,188
 (3,055)
  0,168
 (2,734)
  0,190
 (3,040)
  0,188
 (4,032)
  0,171
 (3,588)
  0,183
 (3,863)
  0,146
 (3,614)
e
  0,091
 (2,008)
  0,077
 (1,696)
  0,122
 (2,760)
  0,122
 (3,300)
  0,116
 (3,071)
  0,143
 (3,914)
  0,111
 (3,784)
p-1
  0,350
 (5,341)
  0,334
 (5,024)
  0,301
 (5,840)
  0,372
 (6,575)
  0,351
 (6,119)
  0,395
 (6,959)
  0,417
 (8,267)
Hằng số
  không có


 



   R2
 0,641
  0,629
  0,627
   0,652
  0,630
  0,636
  0,622
 R2 ajust
 0,618
  0,608
  0,606
   0,636
  0,616
  0,622
  0,611
  DW
 1,920
  1,818
  1,904
  1,859
  1,729
  1,839
  1,899
  F-Statis
  26,83
  29,57
  29,51
  40,76
  43,79
  45,48
  59,16
Số quan sát
  129
   130
    131
   160
   161
    163
   186
* : Trung Quốc, Indonexia, Malaixia, Hàn Quốc, Hong Kong, Pakistan, Singapore, Srilanka và Thái Lan.

Bảng 8: Hồi quy xuyên quốc gia cho 10 nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm thấp dưới 5%

Các biến giải thích
Phương trình 1
Phương trình 2
Phương trình 3
Phương trình 4
Phương trình 5
Phương trình 6
Phương trình 7
g
 -0,636
 (-4,508)
 -0,658
(-4,861)
  -0,621
 (-4,779)
 -0,558
(-4,629)
 -0,537
(-4,787)
 -0,448
(-4,398)
 -0,423
(-4,655)
l
 -0,610
(-0,678)

 
 -0,630
(-0,835)

 -0,606
(-0,907) 

D
  0,070
 (0,291)
  0,046
 (0,209)

  0,163
 (0,868)
  0,210
 (1,177)


w
  0,083
 (1,903)
  0,077
 (1,833)
  0,078
 (1,942)
 



pi
  0,172
 (3,696)
  0,167
 (3,734)
  0,170
 (3,930)
  0,152
 (4,057)
  0,154
 (4,087)
  0,144
 (3,997)
  0,146
 (4,596)
m2
  0,444
 (4,821)
  0,420
 (7,326)
  0,402
 (7,750)
  0,244
 (3,904)
  0,259
 (4,843)
  0,257
 (4,284)
  0,287
 (6,945)
m2(-1)
  0,008
 (0,087)
 

  0,073
 (1,242)
  0,096
 (1,748)
  0,074
 (1,296)
  0,078
 (1,742)
e
  0,199
 (2,567)
  0,177
 (2,547)
  0,211
 (3,631)
  0,182
 (2,984)
  0,167
 (2,761)
  0,186
 (3,186)
  0,184
 (4,099)
p-1
  0,314
 (3,841)
  0,283
 (4,477)
  0,289
 (4,905)
  0,296
 (4,118)
  0,335
 (5,056)
  0,301
 (4,312)
  0,329
 (5,653)
Hằng số



 



   R2
 0,559
  0,563
  0,549
   0,456
  0,436
  0,444
  0,446
 R2 ajust
 0,512
  0,530
  0,525
   0,423
  0,407
  0,418
  0,429
  DW
 2,056
  2,051
  1,971
  2,026
  2,058
  1,918
  1,976
  F-Statis
  11,87
  16,96
  22,65
  13,79
  15,20
  17,01
  26,08
Số quan sát
   84
    86
    99
   123
   125
    135
   168
* : Bangladesh, Fiji, Ấn Độ, Miến Điện, Philippines, Brunây, Nêpal, Guine, Vanuature, Samoa.




[1] Burda Michael et Wyplosz Charles (1993), "Macroộconomie, une perspective europienne", Prộmisses, De Boeck Universitộ, p293.
[2] Le Page J.M.(1991), "Economie monétaire", Editions Cujas, p156

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét