Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

(5) CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD

Phát bực vì đưa lên mạng khó khăn quá. Đưa dài một chút là blogspot từ chối không đăng. Phải chia nhỏ, mong bạn đọc thông cảm nhé.
CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD
      C) Cân đối tiền tệ (tiếp theo):
5) Các ngân hàng thương mại (ngân hàng tạo tiền):
a) Định nghĩa và vai trò của các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại là các trung gian tài chính mà các cam kết của chúng chủ yếu được thể hiện dưới dạng tiền gửi có thể chuyển nhượng qua séc hoặc có thể sử dụng để thanh toán. Chính do định nghĩa này nên các ngân hàng thương mại có vai trò rất lớn trọng việc tạo ra tiền dưới dạng tiền gửi.
Như tất cả các trung gian tài chính khác, các ngân hàng thương mại có chức năng chính là cầu nối giữa người tiết kiệm và nhà đầu tư. Để thực hiện chức năng này, các ngân hàng thương mại cũng thực hiện thay đổi kỳ hạn các tài sản tài chính. Khi thực hiện các khoản cho vay, các ngân hàng thương mại sẽ thoả thuận với người vay một thời hạn thanh toán nào đó; thời hạn trở thành một cam kết có tính pháp lý.

Mặt khác, khác với các thể chế tài chính trực tiếp, các cam kết của ngân hàng thương mại dưới dạng tiền gửi có thể hoạt động như một phương tiện thanh toán, theo nghĩa chúng có thể được sử dụng để thanh toán các khoản nợ của người gửi tiền.
Do những đặc tính trên, hành vi của các ngân hàng thương mại, nhất là chính sách huy động tiền gửi và thực hiện các khoản cho vay, có ảnh hưởng rất lớn tới khối lượng tiền lưu thông và tiền mặt. Thực tế chúng ta đều biết hành vi của các ngân hàng thương mại là một yếu tố quan trọng trong quá trình truyền tải chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương tới nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại chấp nhận chuyển đổi một khoản nợ (tiền gửi tại ngân hàng mình) thành tiền mặt hoặc tiền gửi tại các ngân hàng khác. Các khoản tiền gửi không kỳ hạn có thể được chuyển đổi ngay lập tức thành tiền mặt. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác kém tính thanh khoản hơn chỉ có thể được chuyển đổi sau một thời hạn nào đó. Tuy nhiên ít có khả năng tất cả những người gửi tiền quyết định chuyển đổi hoặc chuyển nhượng toàn bộ số tiền gửi của họ vào cùng một thời điểm. Do vậy, các ngân hàng thương mại chỉ dự trữ một lượng tiền cần thiết tại Ngân hàng Trung ương để đảm bảo khả năng thực hiện các cam kết của mình đối với người gửi tiền.
Tổng số tiền mà ngân hàng thương mại phải gửi tại Ngân hàng Trung ương theo quy định của chính sách tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ được gọi là dự trữ bắt buộc.
Nếu các ngân hàng thương mại dự trữ tiền vượt quá mức quy định của dự trữ bắt buộc thì số vượt đó được gọi là dự trữ vượt mức. Một hệ thống ngân hàng có tính chất này thì được gọi là hệ thống dự trữ phân nhỏ.
Khi các ngân hàng tiền gửi chỉ có thể dự trữ để đảm bảo được một phần các cam kết tiền tệ của chúng thì một sự mở rộng hay thu hẹp cam kết của chúng có thể làm cho quỹ dự trữ biến động rất mạnh. Ngược lại, khi hệ thống đang trong tình trạng dư thừa dự trữ thì ảnh hưởng của việc mở rộng hay thu hẹp cam kết không lớn lắm. Tuy nhiên, do các khoản dự trữ không sinh lời nên các ngân hàng đều cố gắng giảm tối đa loại dự trữ này. Chính vì vậy mà dự trữ ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trọng quá trình điều tiết cung tiền tệ; đồng thời cầu dự trữ của các ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cơ sở tiền tệ và khối lượng tiền tệ.
Nhân tử tiền tệ:
Nhân tử tiền tệ là tỷ lệ giữa tổng khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế và cơ sở tiền tệ hay cam kết tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Công thức xác định như sau:
Nhân tử tiền tệ
=
Cung tiền tệ
/
Cơ sở tiền tệ
Chỉ tiêu này đặc biệt hữu ích trong điều hành chính sách tiền tệ nếu nó ổn định hoặc có thể dự báo được vì nó phản ảnh mối quan hệ trực tiếp giữa chuyển động của chỉ tiêu tiền tệ quan trọng nhất của nền kinh tế (tổng lượng tiền tệ) và chuyển động của một chỉ tiêu kiểm soát được của Ngân hàng Trung ương là cơ sở tiền tệ.
Trong công thức trên, cơ sở tiền tệ do Ngân hàng Trung ương điều chỉnh trong khi nhân tử tiền tệ phụ thuộc vào hoạt động của các ngân hàng thương mại, dân cư phi ngân hàng và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Kinh nghiệm thực tế của các nước trên thế giới cho thấy:
- Nếu nhân tử tiền tệ trên ổn định, thông qua công thức quan hệ, sẽ có thể dự báo khá tốt ảnh hưởng của thay đổi cơ sở tiền tệ tới các hoạt động ngân hàng, tín dụng, giá cả và qua đó tới toàn nền kinh tế.
- Sự ổn định của cơ sở tiền tệ phụ thuộc vào một loạt nhân tố, trong đó quan trọng nhất là:
+ Sự ổn định của phần thu nhập mà dân chúng muốn giữ dưới dạng tiền mặt;
+ Sự ổn định của tỷ lệ mà các ngân hàng thương mại muốn giữ giữa các khoản nợ (cam kết) và dự trữ của chúng;
+ ...

b) Bảng cân đối tiền tệ của các ngân hàng thương mại
Cân đối tiền tệ của các ngân hàng thương mại gồm các yếu tố trong bảng dưới đây:
           Bảng 19: Cân đối phân tích tài sản của các ngân hàng thương mại

Tài sản có
Tài sản nợ
Tài sản ngoại tệ ròng
Tiền gửi
   Tài sản ngoại tệ
   Tiền gửi không kỳ hạn
   trừ nợ ngoại tệ
   Tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm
Dự trữ
    Dự trữ bắt buộc
    Tiền gửi bằng ngoại tệ
    Dự trữ vượt mức
Nợ đối với Ngân hàng Trung ương
Tín dụng nội địa
Các khoản cam kết kém thanh khoản khác
   Tín dụng ròng cho Chính phủ
Các khoản khác ròng
   Tín dụng cho các khu vực kinh tế
   Qũy riêng và các cam kết khác

   trừ bất động sản và các tài sản khác

Dưới đây là ví dụ minh hoạ một bảng cân đối tiền tệ của hệ thống các ngân hàng thương mại:
Bảng 20: Tài sản có và nợ của các ngân hàng thương mại (tỷ đồng, cuối kỳ)
Tên chỉ tiêu
1986
1987
...
2010
Dự trữ

130


     Trong quỹ

42


     Tại Ngân hàng Trung ương

88


Tài sản ngoại tệ

514


Cho Nhà nước vay

793


     Trái phiếu công trình

668


     Trái phiếu kho bạc

119


     Trái phiếu quốc gia




     Cho vay khác

6


Tín dụng cho nền kinh tế

5847


     Tín dụng theo nguồn ban đầu

4950


     Tín dụng theo nguồn đặc biệt

698


     Đầu tư cổ phiếu

199


   Tổng tài sản có

7285







   Tổng các cam kết

7285


Tiền gửi không kỳ hạn

1401


Của các tổ chức tài chính

7


Của các tổ chức phi tài chính (doanh nghiệp)

394


Của dân cư

1000


Các cam kết gần giống tiền tệ

2845


   Của các tổ chức tài chính

78


Của các tổ chức phi tài chính (doanh nghiệp)

767


Của dân cư

2000


      Tiền gửi có kỳ hạn




      Chứng chỉ tiền gửi




      Tiền gửi tiết kiệm đặc biệt




      Các loại tiền gửi tiết kiệm khác




      Tiền gửi bằng ngoại tệ




      Tiền gửi khác




Các cam kết tiền tệ dài hạn

351


Các cam kết với nước ngoài

425


Các nguồn đặc biệt

736


       Vay bên ngoài dài hạn

329


    Quỹ đối trọng

3


    Quỹ công thực hiện các khoản cho vay

405


Vay của Ngân hàng Trung ương

1021


Tài khoản vốn

710


Các mục còn lại ròng

-204



Nguyên tắc xác định của chỉ tiêu chính trong bảng trên như sau:
(1) Tài sản ngoại tệ ròng :
Tài sản ngoại tệ ròng tập hợp tất cả các khoản ngân hàng thương mại cho người không thường trú vay ròng, tức là cho vay trừ đi số các ngân hàng nợ người không thường trú (ví dụ như tiền gửi của người không thường trú), bất kể các khoản cho vay và nợ đó được tính bằng đồng tiền nào.
Về nguyên tắc, các ngân hàng thương mại giữ các tài sản ngoại tệ vì chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấp tài chính cho hoạt động thương mại với nước ngoài. Tuy nhiên, một số nước đưa cả số tài sản này vào dự trữ quốc tế ròng của đất nước; điều này trở nên khá nguy hiểm nếu các nhà lãnh đạo tiền tệ không biết cách quản lý và sử dụng chúng.
(2) Dự trữ:
Dự trữ của các ngân hàng thương mại gồm tiền trong quỹ của bản thân các ngân hàng và tiền các ngân hàng gửi Ngân hàng Trung ương. Dự trữ cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện được quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Trung ương áp đặt, đồng thời cũng cho phép chúng thanh toán với các ngân hàng khác qua cơ chế liên ngân hàng và thoả mãn nhu cầu rút tiền của người gửi.
(3) Tín dụng nội địa:
Tín dụng nội địa bao gồm tiền cho Chính phủ vay ròng (cho vay trừ trả nợ) và tiền cho các người thường trú vay.
Trong sách Thống kê tài chính quốc tế của IMF, số tiền các ngân hàng thương mại thực hiện tái chiết khấu tại Ngân hàng Trung ương được tập hợp trong mục tín dụng nội địa.
(4) Tiền gửi:
Tiền gửi trong tài sản nợ của hệ thống ngân hàng thương mại gồm tiền gửi của người thường trú, không kể Nhà nước và Ngân hàng Trung ương.
Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi có thể được sử dụng trực tiếp làm phương tiện thanh toán. Bên cạnh các loại tiền gửi có thể chuyển thành tiền mặt, séc thanh toán..., cần phải tính cả séc du lịch và một số loại giấy tờ chứng nhận tiền gửi khác trong mục tiền gửi này.
(5) Nợ đối với Ngân hàng Trung ương:
Đây là các khoản ngân hàng thương mại vay Ngân hàng Trung ương, kể các qua hoạt động tái chiết khấu. Chỉ tiêu gộp này giống hệt chỉ tiêu tín dụng cấp cho các ngân hàng thương mại được ghi trong bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Trung ương.
(6) Các cam kết kém thanh khoản khác:
Tài khoản này gồm các khoản nợ dài hạn của ngân hàng thương mại; đây là những khoản không có đặc tính tiền tệ.
6) Tình hình tiền tệ:
  Tình hình tiền tệ là cân đối tiền tệ của cả hệ thống ngân hàng, nó tích hợp cân đối tiền tệ của các ngân hàng thương mại và cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Mục tiêu của phân tích tình hình tiền tệ là xem xét tiến triển của tín dụng, tiền tệ trong mối quan hệ tổng thể của cả hệ thống ngân hàng để giúp các nhà lãnh đạo tiền tệ theo dõi chặt tình hình tiền tệ, từ đó kịp thời điều chỉnh lại chính sách tiền tệ khi cần.
           Bảng 21: Bảng phân tích tình hình tiền tệ

Tài sản có
Tài sản nợ
Tài sản ngoại tệ ròng (AEN)
Tiền tệ theo nghĩa rộng (M2)
   Tài sản ngoại tệ
   Tiền tệ theo nghĩa hẹp (M1)
   trừ nợ ngoại tệ
       Tiền mặt (MF)
Tín dụng nội địa (CIR)
       Tiền gửi không kỳ hạn (DV)
   Tín dụng ròng cho Chính phủ (CNE)
Tiền gần giống tiền (QM)
   Tín dụng cho khu vực tư nhân (CSP)
        Tiền gửi có kỳ hạn

        Tiền tiết kiệm

        Tiền gửi bằng ngoại tệ

Các khoản cam kết khác (APN):

Dưới đây là ví dụ minh hoạ một bảng cân đối tình hình tiền tệ của hệ thống ngân hàng:
Bảng 22: Tài sản có và nợ của Ngân hàng Trung ương (tỷ đồng, cuối kỳ)
Tên chỉ tiêu
1986
1987
...
2010
Tài sản ngoại tệ ròng




    Tài sản có




    Tài sản nợ




Tín dụng nội địa




   Tín dụng ròng cho Chính phủ




         Tín dụng do Ngân hàng Trung ương cấp




         Tín dụng do các ngân hàng thương mại cấp




         Tín dụng do Qũy tiết kiệm bưu điện cấp




   Tín dụng cho nền kinh tế




         Tín dụng do Ngân hàng Trung ương cấp




         Tín dụng do các ngân hàng thương mại cấp




Tiền và loại gần như tiền (M2)




   Tiền (M1)




         Tiền mặt trong lưu thông




         Tiền gửi không kỳ hạn




              Của các tổ chức tài chính




           Của các tổ chức phi tài chính (doanh nghiệp)




           Của dân cư




Tiền gần như tiền (QM)




             Của các tổ chức tài chính




          Của các tổ chức phi tài chính (doanh nghiệp)




          Của dân cư




Tiền gửi dài hạn




Các tài khoản khác (ròng)




      Tài khoản vốn




      Nguồn đặc biệt




      Khác




Lưu ý:




   Vòng quay tiền tệ (GDP/M2)




   Nhân tử tiền tệ (M2/MB cơ sở tiền tệ)





Nguyên tắc xác định của chỉ tiêu chính trong bảng trên như sau:
(1) Tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa:
Tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa nằm trong tài sản nợ của hệ thống ngân hàng. Tiền tệ ở đây được hiểu theo nghĩa phương tiện thanh toán được tất cả thừa nhận, mặc dù nó cũng có đầy đủ các chức năng khác như các giấy tờ có giá, đó là phương tiện dự trữ, phương tiện kế toán...
Theo nghĩa hẹp, tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa chỉ bao gồm tiền mặt (tiền giấy và tiền kim loại đang lưu thông MF) và tiền gửi không kỳ hạn tại hệ thống ngân hàng (DV):
M1 (theo nghĩa chặt) = Tiền mặt (MF) + Tiền gửi không kỳ hạn (DV)
Định nghĩa khối lượng tiền tệ rộng hơn bao gồm cả loại tiền gần như tiền (QM), tức là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm tại hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, người ta còn tính cả tiền gửi bằng ngoại tệ của người thường trú. Như vậy, khái niệm tiền tệ M2 này bao gồm tất cả những khoản nợ (cam kết) chính của hệ thống ngân hàng. Công thức xác định M2 như sau:
            M2 (theo nghĩa rộng) = M1 + Tiền gần như tiền (QM)
hay:    M2  =  MF  +  DV  +  QM
Để đảm bảo cân đối trong hệ thống ngân hàng, khối lượng tiền tệ theo nghĩa rộng phải bằng với tổng các thành phần đối trọng của M2, bao gồm tài sản ngoại tệ ròng (AEN) tính theo nội tệ và tín dụng nội địa (CIR), trừ đi các mục khác ròng (APN), tức là:
            M2 = AEN + CIR - APN
trong đó AEN và APN thường là biến ngoại sinh. CIR là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định trong tính toán M2.
Dưới dạng biến động trong kỳ, chúng ta có:
            DM2 = DAEN + DCIR - DAPN
Ngoài ra, cần lưu ý lại điểm đã nêu ở trên là tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa          bằng tích của nhân tử tiền tệ và cơ sở tiền tệ, tức là:
                               M2 = m * BM
với m là nhân tử tiền tệ.
Ngoài khái niệm tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa theo nghĩa M1 và M2 được sử dụng phổ biến nêu trên, tại nhiều nước còn có nhiều tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng phát hành các loại tài sản, chứng từ có giá có lãi suất và có thể chuyển đổi được thành séc để trở thành phương tiện trao đổi. Các công cụ tài chính mới này làm cho sự phân biệt giữa các tài sản tiền tệ và các loại gần như chúng trở nên ngày càng hẹp, gây ra nhiều tranh luận về chọn lựa nên đưa những loại tài sản tài chính nào vào chỉ tiêu tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa và không nên đưa những loại chỉ tiêu nào. Quá trình tranh luận đã đi đến thoả hiệp theo hướng tạo ra một loạt các chỉ tiêu định nghĩa tiền tệ đi từ các loại tiền có tính thanh khoản cao nhất đến các loại tiền có tính thanh khoản kém nhất. điều này cũng có nghĩa là không tồn tại một tập hợp duy nhất các tài sản tài chính tạo thành các yếu tố của tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa và các định nghĩa hiện nay của tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa sẽ còn thay đổi trong tương lai theo đà phát triển của các kỹ thuật tài chính.
Hiện nay, đang tồn tại một số định nghĩa tổng khối lượng tiền tệ danh nghĩa như sau:
M3 = M2 + chứng nhận tiền gửi và các hợp đồng mua lại giấy tờ có giá;
M4 = M3 + tiền gửi các quỹ chung đầu tư lấy lãi và tiền gửi tại các thể chế phi ngân hàng.
L  =  M4  + các loại tài sản tài chính khác kém tính thanh khoản hơn, như tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ.
Việc lựa chọn định nghĩa nào để phản ánh chỉ tiêu tiền tệ nhằm theo dõi biến động tiền tệ và điều hành chính sách tiền tệ phụ thuộc vào sự ổn định và tính có thể dự báo của mối quan hệ giữa chỉ tiêu tiền tệ đó với tổng cầu tiền tệ danh nghĩa trong nền kinh tế và khả năng kiểm soát chỉ tiêu tiền tệ đó của Ngân hàng Trung ương.
(2) Tài sản ngoại tệ ròng
Tài sản ngoại tệ ròng của hệ thống ngân hàng gồm tài sản ngoại tệ ròng của các nhà lãnh đạo tiền tệ và tài sản ngoại tệ ròng của các ngân hàng tạo tiền. Các tài sản này chủ yếu là vàng, dự trữ ngoại tệ (không tính các ngoại tệ không có hoặc kém khả năng chuyển đổi), tiền gửi của hệ thống ngân hàng trong nước ở nước ngoài, tiền thu hồi do cho vay...
Mỗi hoạt động thay đổi tài sản ngoại tệ ròng của hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra những thay đổi tương ứng trong cán cân thanh toán quốc tế, hoặc trên cán cân vãng lai, hoặc trên cán cân vốn, hoặc trên bù đắp thâm hụt (thặng dư) cán cân thanh toán quốc tế. Do vậy, những thay đổi của dự trữ quốc tế trong biểu tình hình tiền tệ sẽ tương ứng với những thay đổi của dự trữ trong cán cân thanh toán quốc tế.
(3) Tín dụng nội địa (CIR)
Tín dụng nội địa trong cân bằng tiền tệ chung là tổng tín dụng nội địa của khu vực lãnh đạo ngân hàng và khu vực ngân hàng thương mại. Nó thường được chia làm tín dụng cho Nhà nước (kể cả DNNN) và tín dụng cho nền kinh tế (khu vực tư nhân). Cách phân loại  này cho phép xem xét ảnh hưởng của việc cấp tín dụng cho Nhà nước có ảnh hưởng gì tới tổng cung tiền tệ của nền kinh tế, và tới các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Ở Việt Nam, Ngân hàng Trung ương dùng chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay toàn nền kinh tế, trong đó gồm có 3 mục: cho vay bằng tiền Việt (ngắn hạn, dài hạn), cho vay bằng ngoại tệ (ngắn hạn, dài hạn), và nợ xấu. Riêng nợ xấu lại được chia ra làm nợ quá hạn, nợ chờ xử lý và nợ được phép khoanh lại.
(4) Các tài sản ròng khác:
Trong bảng tổng hợp tình hình tiền tệ, các tài khoản ròng khác được tính bằng kết dư của các tài khoản ròng khác của ngân hàng Trung ương và các tài khoản ròng khác của hệ thống các ngân hàng thương mại,. Tài khoản này chủ yếu gồm những yếu tố chưa được phân loại ngoài các phần tử đã được phân loại của phần có và phần nợ trong bảng cân đối tiền tệ, ví dụ như bất động sản và vốn riêng.
Người ta cũng thường điều chỉnh giá trị của tài khoản này để phản ánh được những thay đổi sau:
- Tác động của thay đổi tỷ giá giữa cuối kỳ trước và cuối kỳ này.
-  Chênh lệch giữa tỷ giá trung bình để chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ khi đưa vào tài khoản trong thời kỳ xem xét và tỷ giá cuối kỳ được sử dụng để xây dựng bảng cân đối.
Công thức xác định mức độ điều chỉnh giá trị như sau:
            Vajt = AENDt-1 (TCFt - TCFt-1) + DAENDt (TCFt - TCMt)
Từ đây suy ra:
            AENt  = AENt-1 + DAENDt * TCMt + Vajt
trong đó:
Vajt là mức độ điều chỉnh giá trị của tổng tích luỹ tài sản ngoại tệ ròng cho thời kỳ t;
AEN là giá trị của tài sản ngoại tệ ròng tính bằng nội tệ vào cuối  thời kỳ t;
AENDt là giá trị của tài sản ngoại tệ ròng tính bằng ngoại tệ vào cuối  thời kỳ t; DAENDt là biến động trong năm t, tức là dòng tài sản ngoại tệ ròng ghi trong cán cân thanh toán quốc tế.
TCFt là tỷ giá vào cuối thời kỳ t;
TCMt là tỷ giá trung bình của thời kỳ t.
(5) Tăng trưởng khối lượng tiền tệ và các đối trọng:
Theo cùng cách phân tích như đối với cân đối tiền tệ của các nhà lãnh đạo tiền tệ, có thể phân rã tăng trưởng tiền tệ M2 theo đóng góp tương ứng của các đối trọng của nó và diễn đạt nó theo trung bình trọng số của tỷ lệ tăng trưởng của các đối trọng. Cách làm như sau:
Xuất phát từ định nghĩa:
            DM2 = DAEN + DCNE + DCSP - DAPN

Chia cả hai vế cho M2(t-1), ta có:

Thêm các thành phần tỷ trọng, ta có:
Theo công thức trên, tỷ lệ tăng trưởng tiền tệ bằng trung bình trọng số của tỷ lệ tăng trưởng của các yếu tố thành phần. Do đó, để xác định quan hệ lâu dài giữa tăng trưởng tiền tệ với tăng trưởng của những thành phần chính của nó, có thể xây dựng các phương trình đại loại như:
  gM2 = a * gAEN + b * gCNE + c*CSP + e*APN + d
hay:    gM2 = a * gAEN + b * gCNE + c
  .......
trong đó g là ký hiệu chỉ tỷ lệ tăng trưởng.       
Ngoài quan hệ trên, còn có thể tính toán tốc độ tăng trưởng tiền tệ thực bằng cách so sánh với tiến triển của tỷ lệ lạm phát. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng để đo lường tiến triển của sức mua của khối lượng tiền tệ dân chúng đang giữ.
Do vậy, người ta đo sức mua của khối lượng tiền tệ (còn được gọi là tích luỹ tiền tệ thực) bằng cách chia khối lượng tiền tệ danh nghĩa cho chỉ số giá chung, tức là:
Tích luỹ tiền tệ thực
=
Khối lượng tiền tệ danh nghĩa
/
Chỉ số giá chung
Từ đây suy ra tỷ lệ tăng trưởng của khối lượng tiền tệ thực (grm) bằng hiệu của tốc độ tăng trưởng của khối lượng tiền tệ danh nghĩa (gm) và tỷ lệ lạm phát (p) chia cho mặt bằng giá mới (1+p):
                     grm  =  (gm  -  p) / (1+p)
Ví dụ trong năm, khối lượng tiền tệ danh nghĩa tăng 20% và mặt bằng giá tăng 10%, thì khối lượng tiền tệ thực tăng 9%:
            (0,2 - 0,1) / (1 + 0,1) = 0,09  = 9%
Ngoài các quan hệ trên, còn có một số quan hệ khác sau:
....
 (sẽ đưa ví dụ trực tiếp trên máy tính trong quá trình giảng bài).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét