Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

(3) CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD

CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD
       B) Cân đối Ngân sách Nhà nước:
Trong các mô hình kinh tế lượng vĩ mô, bao giờ cũng phải có phần nghiên cứu riêng dành cho tài chính công vì vai trò ngày càng quan trọng của chính phủ trong hệ thống kinh tế, xã hội và do tính chất đặc thù của các hoạt động của Chính phủ.
Hoạt động ngân sách của chính phủ rất phức tạp, chúng ta không bàn luận ở đây. Nhưng những yếu tố cần biết khi chuẩn bị các mô hình kinh tế lượng là các chỉ tiêu gộp của tài chính công, gồm thu chi ngân sách và bù đắp thâm hụt ngân sách.
1) Các chỉ tiêu ngân sách nhà nước gộp
a) Thu ngân sách:
Có nhiều cách phân loại thu ngân sách, từ gộp đến chi tiết. Việc sử dụng cách phân loại nào phụ thuộc vào mục tiêu xây dựng mô hình và mức độ chi tiết của mô hình phân tích và dự báo.
Ví dụ có các cách phân loại của Bộ Tài chính Việt Nam, cách phân loại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế... Dưới đây là một cách phân loại được sử dụng phổ biến trong các nước đang phát triển:

Bảng 9: Thu ngân sách nhà nước trung ương, giá hiện hành (tỷ đồng)
Tên chỉ tiêu
1986
1987
...
2010
Thu ngân sách




   Thu thuế




       Thuế thu nhập và lợi tức




            Riêng thu từ dầu mỏ




       Đóng góp an ninh xã hội




       Thuế vào tiền lương




       Thuế ruộng đất




       Thuế hàng hoá và dịch vụ




             Thuế doanh thu và VAT




             Thuế tiêu thụ




             Thuế khác




       Thuế ngoại thương




             Thuế xuất khẩu




             Thuế nhập khẩu




             Thuế ngoại thương khác




   Thu ngoài thuế




        Thu từ khai thác tài nguyên




        Các thu ngoài thuế khác




  Thu khác




Viện trợ không hoàn lại




Tổng thu gồm thu thuế và thu viện trợ





Tại Việt Nam, hiện đang sử dụng bảng thu ngân sách sau:
    Bảng 10: Thu ngân sách nhà nước, giá hiện hành (tỷ đồng)
Tên chỉ tiêu
1986
1987
...
2010
Tổng thu cân đối ngân sách




   Thu nội địa




       Thuế từ doanh nghiệp Nhà nước




       Thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài




       Thu thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh




       Thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao




        Thu từ nhà đất




  Thu từ dầu thô




  Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu




  Thu từ viện trợ không hoàn lại





Trong các bảng trên, viện trợ không hoàn lại gồm tiền, hiện vật cho không của các khu vực kinh tế khác tặng cho ngân sách chính phủ, và viện trợ không hoàn lại của nước ngoài, các tổ chức quốc tế cho không chính phủ.
b) Chi ngân sách
Chi ngân sách là tất cả các khoản giải ngân do các cơ quan chính phủ thực hiện nhưng không được thanh toán trở lại, ví dụ như chi mua sắm các hàng hoá và dịch vụ, chi phát triển kết cấu hạ tầng... Ngoài ra, chi ngân sách còn bao gồm một số khoản giải ngân tiền ngân sách để cho vay có thu hồi lại toàn bộ hoặc một phần vốn  nhằm triển khai thực hiện các chính sách của chính phủ và không nhằm tạo ra thu nhập cho chính phủ.
Có nhiều cách phân loại chi ngân sách. Việc sử dụng cách phân loại nào phụ thuộc vào mục tiêu xây dựng mô hình và mức độ chi tiết của mô hình.
Ví dụ có các cách phân loại của Bộ Tài chính Việt Nam, cách phân loại của Quỹ Tiền tệ Quốc tế... Dưới đây là một cách phân loại được sử dụng phổ biến trong các nước đang phát triển:
Bảng 11: Chi ngân sách nhà nước trung ương, giá hiện hành (tỷ đồng)
Tên chỉ tiêu
1986
1987
...
2010
Chi thường xuyên




   Chi lương




   Chi mua hàng hoá và dịch vụ




   Chi trả lãi cho các khoản vay của chính phủ




       Trả lãi nợ nước ngoài




       Trả lãi nợ trong nước




   Trợ cấp và các khoản chuyển giao khác




       Trợ cấp cho tiêu dùng




       Trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước




       Trợ cấp cho các hộ gia đình




Chi vốn




   Đầu tư trực tiếp




   Chuyển giao vốn và góp vốn




   Chi các loại vốn khác




Tổng chi ngân sách





Tại Việt Nam, hiện đang sử dụng bảng chi ngân sách sau:
    Bảng 12: Chi ngân sách nhà nước, giá hiện hành (tỷ đồng)
Tên chỉ tiêu
1986
1987
...
2010
Tổng chi cân đối ngân sách




    Chi đầu tư phát triển




         Riêng chi xây dựng cơ bản




    Chi trả nợ và viện trợ




         Chi trả nợ trong nước




        Chi trả nợ nước ngoài




         Chi viện trợ




   Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội




         Các loại chi thường xuyên




         Chi tinh giảm biên chế




         Chi cải cách tiền lương




         Chi bổ sung dự trữ nhà nước




         Chi dự phòng





c) Tài chính cho thâm hụt ngân sách
Về nguyên tắc, tổng đại số của tất cả các hoạt động thu chi ngân sách phải bằng 0. Tuy nhiên, theo một cách nhìn khác, có thể tách ra phần thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách bằng cách xem xét riêng phần huy động để cân đối ngân sách.
Hiện nay vẫn tồn tại một số cách phân tích khác nhau về thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách. Việc phân tích chỉ tiêu thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách có ý nghĩa rất quan trọng vì nó cho biết đóng góp của Chính phủ vào tổng tiết kiệm quốc gia và do đó tới tăng trưởng kinh tế.
Thông thường, thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách thường xuyên hay tiết kiệm của Chính phủ được đo bằng chênh lệch giữa thu ngân sách thường xuyên và chi ngân sách cộng với các khoản cho vay ròng, nghĩa là:

Thu ngân sách thường xuyên
-
Chi ngân sách cộng với các khoản cho vay ròng
=
Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách

Lưu ý thu ngân sách thường xuyên chỉ gồm thu thuế và thu ngoài thuế. Thu ngoài thuế gồm thu không thuế từ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, thu phí hành chính, thu từ các khoản phạt, thu từ đóng góp của các cơ quan nhà nước vào quỹ hưu trí và bảo hiểm xã hội phục vụ cho đối tượng cán bộ công chức và những người tương tự...
Ngoài thu ngân sách thường xuyên còn có thu ngân sách từ vốn, gồm thu từ bán hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, từ bán các tài sản tồn kho, từ bán đất đai và cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp lớn...
Trong một số trường hợp, để đảm bảo tính ổn định tương đối của thu ngân sách, người ta không đưa tiền thu được từ bán hoặc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vào thu ngân sách vốn, mà đưa vào mục bù đắp thâm hụt ngân sách. Đây cũng là quan điểm của Quỹ Tiền tệ quốc tế.
Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách ban đầu là một chỉ tiêu hữu ích để đánh giá tình trạng thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách trong một thời kỳ, không tính đến ảnh hưởng của thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách trong các thời kỳ trước. Để tính chỉ tiêu này, người ta loại bỏ khỏi cân đối các khoản trả lãi:

Thu ngân sách và viện trợ không hoàn lại

-
Chi ngân sách cộng với các khoản cho vay ròng, nhưng không tính trả lãi

=
Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách ban đầu

Thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách hoạt động là khái niệm thường được dùng trong tình hình lạm phát cao. Chỉ tiêu này không tính đến phần chi ngân sách để trả lãi cho người giữ trái phiếu chính phủ để bù vào phần mất giá do lạm phát (phần chi trả lãi do lạm phát). Trong cân đối, phần khấu hao nợ sẽ phải tăng thêm giá trị đúng bằng phần chi ngân sách tăng thêm để trả lãi phát sinh do lạm phát. Do vậy, thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách hoạt động được định nghĩa là thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách ban đầu cộng với thành phần thực (không tính đến lạm phát) của các khoản lãi phải trả. Công thức như sau:

Thu ngân sách và viện trợ không hoàn lại

-
Chi ngân sách cộng với các khoản cho vay ròng, nhưng trừ phần thanh toán lãi tăng do lạm phát

=
Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách hoạt động

hay:

Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách hoạt động

-
Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách ban đầu

=
Thành phần thực của các khoản lãi phải trả

Phân tích tình hình thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách có ý nghĩa rất quan trọng; nó cho phép chỉ ra việc sử dụng chi tiêu ngân sách có cho phép Chính phủ đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế đề ra hay không ? Hoặc nó chỉ ra Chính phủ phải sử dụng bao nhiêu ngân sách đã tích luỹ được trong quá khứ hoặc qua phát hành trái phiếu... để đạt được các mục tiêu đó.
Cân đối thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách cũng cho biết ảnh hưởng của các hoạt động của Chính phủ tới toàn nền kinh tế thông qua phản ứng của các tác nhân kinh tế đối với hoạt động thu chi và bù đắp thâm hụt ngân sách.
Trong bảng cân đối ngân sách, có một đường rất quan trọng phân chia hai loại hoạt động của chính phủ; đó là đường chia đôi, trong đó phía trên là các hoạt động xác định mức thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách, phía dưới là các hoạt động bù đắp thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách. Các hoạt động xác định mức thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách là tất cả các hoạt động không phải trả lại (thu ngân sách, viện trợ không hoàn lại, chi ngân sách) và các khoản cho vay ròng (cho vay trừ đi nhận thanh toán nợ cũ). Ngược lại, các hoạt động bù đắp thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách đều là hoạt động có trả lại, trừ khoản cho vay ròng (gồm các hoạt động tài chính bên trong và tài chính bên ngoài).
Với các khái niệm trên, chúng ta có thể công thức hoá chúng như sau:
            Thu + Viện trợ không hoàn lại - Chi - Cho vay ròng +
             +  Tài chính bên trong + Tài chính bên ngoài   =   0
Do vậy, khái niệm thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách tổng quát có thể được định nghĩa như sau:



Thu ngân sách và viện trợ không hoàn lại

-
Chi ngân sách cộng với các khoản cho vay ròng

=
Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách
và:
Thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách

=
Tài chính bên trong

=
Tài chính bên ngoài

Các khái niệm trên có thể được minh hoạ bằng ba ví dụ sau:
(1)  Tính toán thặng dư hoặc thâm hụt ngân sách:

Bảng 13: Ví dụ về cân đối thâm hụt ngân sách

Năm

n
Thu
+100
Viện trợ
+20
Chi
-140
Cho vay trừ nhận lại
-5
Thặng dự hoặc thâm hụt ngân sách
-25
Tài chính
+25
Cân đối:
0

(2) Xử lý thu từ viện trợ trong cân đối ngân sách:
           
          Bảng 14: Ví dụ về cân đối thâm hụt ngân sách

Năm
n
Thu
+100
Chi
-140
Cho vay trừ nhận lại
-5
Thâm hụt ngân sách chưa tính viện trợ
-45
Viện trợ
+20
Thâm hụt ngân sách đã tính viện trợ
-25
Tài chính
+25
Cân đối:
0

Trong trường hợp này, người ta tách phần thu từ viện trợ riêng để từ đó đánh giá được ảnh hưởng của các chính sách ngân sách tới hoạt động kinh tế và thu chi ngân sách (vì trên thực tế phần thu từ viện trợ không hoàn lại không phụ thuộc vào các chính sách kinh tế, ngân sách. Do vậy, trong bảng trên, người ta đã tính cả hai loại thâm hụt ngân sách.
(3) Xử lý khi có các khoản thu thuế chậm:
Nếu chúng ta có các số liệu tính theo các cam kết nộp ngân sách trong khi chưa không có các số liệu về số tiền nộp, và nếu các tác nhân kinh tế không phải bao giờ cũng nộp thuế đúng hạn... thì sẽ phát sinh các khoản thuế nộp muốn. Trong trường hợp này, cần tính hai loại thâm hụt, trước và sau các khoản thuế muộn này.
Bảng dưới đây là ví dụ cho trường hợp các khoản chi được hạch toán trên cơ sở các cam kết và tổng của các cam kết năm n không được thực hiện trong năm n mà được thực hiện trong năm n+1. Khi đó, tài chính cho thâm hụt ngân sách sẽ bị ảnh hưởng tuỳ theo mức độ của tích luỹ hay giảm khoản nộp trễ.
           
          Bảng 15: Ví dụ về cân đối thâm hụt ngân sách

Năm
n
n+1
Thu
+100
+100
Viện trợ
+20
+20
Chi (cơ sở cam kết)
-140
-140
Cho vay trừ nhận lại
-5
-5
Thâm hụt ngân sách (cơ sở cam kết)
-25
-25
Biến động của các khoản trễ
+10
-10
Thâm hụt ngân sách (cơ sở thu được)
-15
-35
Tài chính
+15
+35
Cân đối:
0
0
Trong ví dụ này, đã giả sử số liệu các chỉ tiêu gộp năm n và n+1 giống nhau

Để biết được tình hình và khả năng cân đối thâm hụt ngân sách, người ta thường lập bảng phân tích sau:

    Bảng 16: Cân đối các nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước,
                      giá hiện hành (tỷ đồng)

Tên chỉ tiêu
1986
1987
...
2010
Tổng thu cân đối ngân sách

3524


Tổng chi cân đối ngân sách

4179


Thâm hụt ngân sách tổng thể


-655







Tài chính bù đắp thâm hụt ngân sách tổng thể

655


   Tài chính bên ngoài




       Tại các thể chế tài chính quốc tế




           Phát hành giấy tờ có giá




           Trả nợ




       Tại các chính phủ nước ngoài




           Phát hành giấy tờ có giá




           Trả nợ




       Các khoản vay bên ngoài khác




       Biến động của tài khoản, cổ phiếu, trái phiếu nước ngoài đang giữ trong công tác quản lý tiền vãng lai




   Tài chính trong nước




       Vay các tổ chức hành chính khác*      




       Vay ngân hàng Trung ương




       Vay các ngân hàng thương mại




       Vay dân (phát hành trái phiếu, tín phiếu...)




   Điều chỉnh, chuyển nguồn sang năm sau




   (*) : Ví dụ ngân sách trung ương vay ngân sách địa phương...

Như vậy, trong bảng trên, chúng ta thấy nếu ngân sách thâm hụt thì có các cách bù đắp như sau:
+ Vay trong nước: Vay dân, vay hệ thống ngân hàng thương mại.
+ Vay ngoài nước: Vay từ viện trợ, vay từ phát hành trái phiếu ra nước ngoài.
Hai khoản vay đầu này thông thường không ảnh hưởng tới làm phát. Tuy nhiên, khi mức độ vay trở nên quá cao và hàng năm ngân sách phải chi một khoản lớn để trả nợ đến hạn và lãi thì sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính của chính phủ khi thực hiện các chính sách, đồng thời chính phủ có thể lâm vào tình trạng vỡ nợ, gây khủng hoảng tài chính tiền tệ.
+ Vay ngân hàng trung ương, thực chất là phát hành tiền tệ để chi tiêu. đây là nguồn chủ yếu gây ra lạm phát tại các nước đang phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét