Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Đừng mua đồ cổ nữa bạn ơi

Đừng mua đồ cổ nữa bạn ơi
Lại Trần Mai. Hôm nay tôi liệt kê một số bài liên quan đến đồ cổ và những tai họa do đồ cổ mang lại để bạn đọc Blog tham khảo. Số là tôi có một cô bạn khá thân, thường chát với nhau, nhưng tôi không thân với chồng cô ấy. Gần đây ông chồng sinh bệnh nghiện mua sắm đồ cổ, cứ thứ bảy chủ nhật là phóng ô tô hàng trăm km đến các chợ cũ để lùng mua. Gọi là đồ cổ, nhưng thực ra là đồ trang trí cũ bằng gỗ, sứ, sắt, thủy tinh... nom rất đẹp, bán với giá rẻ như cho tại nhan nhản các chợ trời. Chủ nhật trước đến nhà anh ấy, tôi phát hoảng vì thấy phòng nào cũng đầy đồ "cổ" dạng này, không chỉ trong phòng khách mà cả trong phòng ngủ của trẻ nhỏ.
Không biết nói sao với vợ chồng cô bạn nên tôi viết bài này hy vọng họ đọc được sẽ ngẫm nghĩ xem có nên tiếp tục sưu tầm các món đồ cổ, đồ cũ giả cổ, đồ trang trí cũ không rõ nguồn gốc... về trưng bày ở nhà mình không.

Từ lâu tôi đã quan niệm dính đến đồ cổ là tai họa. Chỉ những người mang trong mình đủ nguồn năng lượng thâm hậu huyền bí, ví dụ năng lượng BOVIS, mới có thể chơi được đồ cổ. Với những người này, đồ cổ còn có tác dụng tăng cường sức khỏe, đổi mới tâm hồn, mở rộng khả năng sáng tạo... Nhưng đối với đa số người thường chúng ta, do "vía" chúng ta không át được năng lượng của đồ cổ nên chơi đồ cổ sẽ mang họa cho chính mình. Đặc biệt những đồ cổ mang vong âm hay có chỉ số BOVIS thấp đều rất nguy hiểm cho người chơi và con cái trong nhà.

Nhìn chung cổ vật đều trôi nổi qua nhiều đời, nhiều thế hệ và được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Có khi được sử dụng làm đồ tùy táng, tức là chôn theo người chết, sau đó được bới ra và sử dụng trở lại. Có khi do con người tham lam lấy từ những nơi đền miếu đình chùa thờ cúng về và đem ra chợ trời bán. Những đồng tiền cổ được lấy từ những nơi yểm của thầy bùa. Rất nhiều chóe đồng, cốc vàng, thủy tinh, gốm đã được dùng để người ốm kéo dài nhổ đờm hoặc đi vệ sinh vào đó…


Mấy ngày Tết, xưởng sản xuất tạm nghỉ nhưng “Hải đồ cổ” vẫn miệt mài làm việc.
Đại tỷ phú một thời, nhiều lần đứng trước vành móng ngựa, “Hải đồ cổ” có vẻ như một “ông trùm” lọc lõi, hợm đời. Nhưng trò chuyện cùng ông mới hiểu, mọi thứ không nên vội vàng phán xét.

Ngay đối với những đồ cổ chỉ xuất hiện cách đây 2-3 đời, thậm chí của người vừa mới mất, ảnh hưởng của chúng cũng không nhỏ như trong mấy bài tôi vừa lưu trong Blog đã viết. 

Thông thường, đồ cổ, đồ dạng cổ trang trí trong nhà đều là thứ yêu quý của gia chủ, được lưu giữ từ nhiều năm, được gia chủ ngắm nghía hết ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khác. Tâm trí của gia chủ nhiều khi đặt hết vào những ưu vật này của mình.

Chủ nhân của những thứ đồ cổ, đồ trang trí trên thường là người già, hay tưởng nhớ về thời xa xưa, quá khứ, lại đã về hưu hoặc gần đến tuổi về hưu nên nhàn rỗi, hàng ngày đều dành thời gian chăm chút, lau chùi, ôm ấp... Khi họ chết đi, con cái chẳng biết dùng những đồ này làm gì, cũng chẳng có kỷ niệm, cảm tình với chúng, rồi cần dọn dẹp lấy chỗ đặt những đồ yêu thích của chúng. Khi đó, những thứ đồ cổ, đồ trang trí của thế hệ trước sẽ được thế hệ sau mang ra chợ trời bán với giá nào cũng chấp nhận.

Nhà nghiên cứu kiêm sưu tầm đồ 
cổ Trần Đình Sơn viết: "Nhưng gặp lúc không may, thời thế đổi thay, vị trí xã hội hoặc chức tước của họ trong triều đình bị xóa bỏ, gia đình lâm cảnh ly tán, túng thiếu, đành phải đem những đồ cổ mình cưng quý lâu nay ra bán đổ bán tháo để đắp đổi qua ngày. Lâm vào tình cảnh như thế, lòng tiếc thương đồ cổ quý giá của mình khi bị mất đi sẽ tạo ra một luồng "nhân điện” tác động đến vật đã vuột khỏi tầm tay. Khi người ấy chết đi, tâm tưởng luyến nhớ vật kia vẫn không tan mất, nên cứ tìm đến vật ấy theo một lực tương tác vô hình".

Chúng ta đều biết sau khi chết con người thường vẫn lưu luyến với nhiều thứ ở trần gian, nên phải có những lễ cúng 49 hay 100 ngày để mong họ thôi nhớ tới cuộc sống trần gian mà siêu thoát, đầu thai sang kiếp khác. Một trong những thứ người chết lưu luyến nhất chính là những đồ vật yêu hàng ngày ngắm nghía, hàng ngày sử dụng. Vì thế dù họ chết đi, nhưng linh hồn họ vẫn thường xuyên theo dõi, theo bám món đồ thân yêu của mình, ghen tỵ, căm ghét người chủ mới đang sử dụng, và nếu có cơ hội thì gây tai họa cho người chủ mới.

Về trường hợp liên quan đến cái chết tại Paris của một nhân vật cự phách trong giới mua bán đồ cổ ở miền Nam vào nửa thế kỷ trước đây, nhà nghiên cứu kiêm sưu tầm đồ 
cổ Trần Đình Sơn viết: "Nếu bảo đồ cổ có ma thì trường hợp của ông Ch. là trường hợp của "ma nhân quả”, vì ông đã ôm vào người quá nhiều món đồ mà chủ sở hữu phải bán đi trong luyến tiếc, hoặc mất mát vì trộm cướp, vì loạn lạc, vì thời thế đổi thay, chắc hẳn linh hồn của họ vẫn theo ông để được nhìn những gì mình yêu quý trôi dạt về trời Tây!”

Như vậy hậu quả của việc mua đồ cổ, đồ cũ giả cổ, đồ trang trí cũ không rõ nguồn gốc... thật khôn lường.

Một số người cho rằng linh hồn người chết chỉ bám theo những đồ cổ, đồ giả cổ bằng gỗ, gốm, đất, đá, sắt, vàng bạc và các kim loại khác; còn đối với đồ bằng thủy tinh, sứ... thì nguy cơ ít. Theo tôi cũng không phải. Mỗi người đều có một sở thích riêng; người này thích đồ gỗ, gốm, vàng bạc; người khác thích đồ thủy tinh, đồ sứ. Dù là đồ gì, nhưng đã là vật yêu quý thì sau khi chết, linh hồn của họ vẫn theo bám đến khi họ được đầu thai sang kiếp khác.


Khi đặt đồ cổ trong căn phòng khách hiện đại ta chỉ nghĩ đơn giản là làm đẹp phòng khách, cho nó có chiều sâu thời gian, và để khoe khoang, hãnh diện với bạn bè, mà không hề nghĩ đến những tác hại rất lớn của nó đối với cả gia đình chủ sở hữu.

Nếu đặt đồ cổ lên bàn thờ thì rủi ro thường xảy ra liên tiếp với nhiều người trong họ, anh chị em ruột thịt, đặc biệt càng nguy hiểm khi người đó là trưởng họ hay con trưởng.

Nếu đặt đồ cổ trong phòng ngủ thì sức khỏe suy sụp, tâm trí bất an, dần dần trở lên bệnh tật, hoảng loạn. Nếu là phòng ngủ của con cái thì không chỉ sức khỏe mà cả đường học tập, làm ăn của chúng cũng sẽ sa sút.

Vô cớ 
đưa vào nhà, đưa lên bàn thờ càng nhiều đồ vật cổ thì càng thêm nhiều khả năng mang họa vào thân.

Nếu phòng nào cũng đầy đồ cổ thì sống trong đó cảm tưởng như đang sống trong một bảo tàng hay ngôi mộ. Âm khí tràn ngập, có mở toang hết cửa sổ cũng không lại được.

Có thể lúc đầu mới chơi đồ "cổ" gia chủ chưa gặp chuyện gì vì lúc đó những âm hồn bám theo đồ vật cũ của mình còn chưa tích lũy đủ lực âm để tác yêu tác quái (âm hồn vất vưởng càng lâu thì âm khí càng mạnh). Mặt khác sức khỏe gia chủ lúc đó còn tốt, thậm chí đang giai đoạn sung mãn. Tuy nhiên dần dần theo thời gian, tình thế sẽ thay đổi, sự ghen tỵ, căm giận của người âm sẽ tăng lên, trong khi sức khỏe của gia chủ sẽ giảm dần theo tuổi tác. Khi đó, hậu quả thật khó lường.

Vậy xin chân thành khuyên vợ chồng chị bạn tôi và các bạn đọc Blog này khi muốn đặt đồ cổ trong nhà phải hết sức thận trọng. Nếu không am tường, ta sẽ vô tình rước nguồn năng lượng xấu về, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thịnh vượng của cả gia đình, dòng họ…



Nằm ngủ ở những nơi thế này sẽ tổn thọ

Lưu ý: 

Những điều trên viết về đồ cổ không rõ nguồn gốc mua ở chợ trời hoặc những đồ cổ thực nhưng của ai đó trao tặng. Còn đối với những đồ cổ của dòng họ được di chúc giao lại cho mình tiếp tục bảo quản, thờ cúng hay những đồ mới sản xuất giả cổ (tủ, bàn ghế, gường...) do mình mua, đặt làm thì sử dụng chúng không có tác hại gì. Sở dĩ như vậy vì chủ trước của chúng cũng hài lòng khi thấy đồ đạc thân yêu của mình được gửi gắm cho những người mình tin tưởng nên âm hồn của họ không bám theo, quấy nhiễu. Hoặc những đồ đạc mới làm thì trước là vô chủ, chưa tích tụ âm khí... nên mình mang về sử dụng cũng vô hại.

Trong Blog này đã có lần tôi kể chuyện đi xem bói xem tướng. Nói chung, tôi chưa thấy ai xem bói xem tướng cho tôi đúng cả, dù tôi cũng tin vào chuyện đời có số. Điều đặc biệt là tôi đã gặp 2 ông thầy can đảm nói thật. Họ bảo "vía" của họ không át được "vía" của tôi nên họ không đọc được quá khứ và tương lai của tôi, và xin không xem bói xem tướng cho tôi. Điều này để nói rằng có lẽ vía là có thật, cũng như linh hồn là có thật, và chúng còn tồn tại rất lâu sau khi chết...

Khi mà "vía" của bạn còn át được "vía" của các âm hồn bám theo đồ vật thì bạn còn cảm thấy an toàn, bình thường. Trong trường hợp ngược lại, mỗi ngày trôi qua là thêm một ngày bạn thấy cuộc sống thật bất an, đen đủi.  

Chúc các bạn có ngày chủ nhật nghỉ ngơi vui vẻ.

Xem thêm:


6 nhận xét:

  1. Cám ơn chủ Blog đã viết một bài hay. Cháu mong bác viết thêm nhiều bài như thế nữa.

    Trả lờiXóa
  2. Đọc xong bài viết của chú chắc những ai đang sưu tầm đồ cổ phải suy nghĩ lại rồi, tự nhiên bỏ thật nhiều tiền để rước họa vào thân. Cám ơn bài viết của chú.

    Trả lờiXóa
  3. Hôm nay mới đọc. Hay và có lý nhưng ko dám báo cho ông ấy đọc đâu. Vừa đọc vừa sợ. Thôi. Sợ lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Còn em phải mặt nặng mày nhẹ mà chưa ăn thua. anh không vào phòng kính mà xem của mọi người chất ngất ấy. vào mới thấy kinh khủng, mà tháng 7 vừa đóng xong

    Trả lờiXóa