Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Thời bác Nhân: Giáo dục Việt Nam thua cả Campuchia

Chỉ có dưới thời lãnh đạo của bác Nguyễn Thiện Nhân. May mà Lào và Myanmar không được WEF xếp hạng, chứ có khi Việt Nam còn kém cả hai nước này.
Giáo dục Việt Nam thua cả Campuchia
(NLĐO) - Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được xếp hạng, theo Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) được công bố vào đầu tháng 9.
Học sinh TP HCM háo hức bước vào năm học 2013-2014. Ảnh: TẤN THẠNH
Về giáo dục, WEF ghi nhận Singapore, Malaysia và Brunei Darussalam lần lượt đứng đầu trong khi Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7 và Thái Lan ở cuối bảng. Lào và Myanmar không được WEF xếp hạng.
Báo cáo cũng khẳng định rằng tài chính không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích hợp.

Phần liên quan đến giáo dục được WEF xếp vào tiêu chí thứ 4 (sức khỏe và giáo dục cơ sở) và 5 (chất lượng giáo dục và đào tạo cấp cao) trong số 12 tiêu chí then chốt giúp hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế.

Báo cáo hằng năm về Tính Cạnh tranh Toàn cầu của WEF được khởi xướng từ năm 2004 xếp hạng về hiệu quả cạnh tranh của 148 nền kinh tế.
Tr. Lâm (Theo Bangkok Post, weforum.org)

  • Ngoại hạng
    410Thích  
    06/09/2013 16:34
    Gì không biết chứ nếu xét về chuyện hô khẩu hiệu + đánh trống "ếch" rộn ràng và hứa quyết tâm thì giáo dục VN không có đối thủ!
  • balo
    210Thích  
    06/09/2013 16:38
    Mới tiểu học mà đã dạy cho trẻ con enzym nào làm nhiệm vụ gì , trong khi cách qua đường cho đúng luật thì không thấy dạy , hay có dạy cũng toàn trên giấy
  • dan lao dong
    185Thích  
    06/09/2013 16:40
    WEF thế nào cũng bị Bộ GD-ĐT phản đối và mang cái phao huy chương toán , vật lý quốc tế ra dọa. Bộ xài phao thì trò cũng xài phao trách sao được.
  • Sa Tang
    99Thích  
    06/09/2013 16:42
    Sao mình thua được. Các em "bị" mặc đồng phục rất đẹp mà.
  • Gái quê
    272Thích  
    06/09/2013 16:43
    Báo cáo của WEF không đúng bởi nếu không hiệu quả thì làm sao tỉ lệ điểm thi tốt nghiệp và tiến sĩ cao nhất trên thế giới!!!
  • Robert
    144Thích  
    06/09/2013 16:49
    Hám thành tích cho lắm vào rồi tự cao tự đại giờ thì tự tiêu. Thua luôn cả nền giáo dục của Cambodge mới được vực dậy sau thảm họa diệt chủng, đọc xong tự nhiên thấy buồn quá.
  • Anh Quân
    130Thích  
    06/09/2013 16:49
    Lấy học phí ra đo xem ai đứng nhất?
  • PKT
    60Thích  
    06/09/2013 16:49
    "Ăn" Thái Lan cơ à? Vậy còn gỡ gạc chút thể diện, chứ cái chi chi ta cũng thua họ, quê chết đi được!
  • cuti
    72Thích  
    06/09/2013 16:51
    VN hay có những tối kiến lắm! chỉ lòng vòng bên ngòai thôi đã thấy đầy rẫy tối kiến rồi chưa chạm đến nên giáo dục VN nha! Khỏi nói giáo dục ở VN thường có những cái cải lùi, rồi lòng vòng tới lui hết thời gian, toàn đem dân ra thử nghiệm...
  • tinhlasuongkhoi
    82Thích  
    06/09/2013 16:51
    Buồn thay cho giáo dục VN,càng cải cách càng thụt lùi, ít lần cải cách nữa là khỏi được xếp hạng luôn.
  • bé sáu
    55Thích  
    06/09/2013 16:55
    Nẫu cả ruột. Khỏi cần đọc các kết luận khác về y tế, giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm..VN còn nhập vài chục tấn thịt chuột từ Campuchia mỗi ngày mà làm gì có kiểm dịch.
  • Hai Cù Nèo
    32Thích  
    06/09/2013 16:58
    8 nước mà mình đứng thứ 7 luôn, thua rồi.
  • Người Dân VN
    47Thích  
    06/09/2013 17:01
    Tôi thấy cái vụ ngày khai giảng thôi cũng bó tay rồi, con tôi rất háo hức chờ ngày khai giảng, ấy thế mà đến ngày ấy được nghỉ học ở nhà, lý do nhà trường đất chật người đông.
  • A Chảy Saigon
    36Thích  
    06/09/2013 17:01
    Việt Nam đoạt nhiều giải thưởng quốc tế mà xếp hạng thua Campuchia. Chắc chắn là bảng xếp hạng này "có vấn đề với nền giáo dục nước nhà" rồi!
  • Mekong
    61Thích  
    06/09/2013 17:09
    Giáo dục là quốc sách hàng đầu, những người hoạch định làm cho nền giáo dục tụt hậu phải chịu trách nhiệm trước tương lai của đất nước. Cháu tôi thuộc loại giỏi năm nay đã vào lớp 8, thế mà hỏi định lý Pythago, tam giác, lũy thừa, các góc đồng vị, so le, đối đỉnh.... nó chẳng biết tí gì thật là khủng khiếp!
  • Phi Dũng
    257Thích  
    06/09/2013 17:11
    Tôi kiên quyết bác bỏ kết quả này vì Việt Nam là quốc gia đào tạo ra nhiều tiến sĩ và thạc sĩ nhất trong khu vực Đông Nam Á mà. Học sinh tiểu học của Việt Nam mà học còn nhiều hơn học sinh trung học của các nước khác lân cận mà. Nền giáo dục của Việt Nam là số 1 .....!!!!!!!
  • Chí mè Phủ
    31Thích  
    06/09/2013 17:15
    Chúng ta nên "ăn mừng" vì đứng trên cả Thái Lan, và phải vô cùng hãnh diện vì còn có hạng để xếp, chứng tỏ chúng ta văn minh hơn cả Lào và Myanmar không được WEF xếp hạng.
  • Thanh
    28Thích  
    06/09/2013 17:17
    Kết quả bình chọn này hình như ít thấy ai phản đối, ối trời ơi thua luôn cả Cam Pu Chia.
  • Quan Trung
    19Thích  
    06/09/2013 17:23
    Một không, hai không rồi cái gì cũng không nốt.
  • Anh Dũng
    76Thích  
    06/09/2013 17:28
    Ai làm cho nền giáo dục VN tụt hậu như vậy? Chắc chắn ko phải người dân rồi.
  • Tôn Thất Học
    98Thích  
    06/09/2013 17:29
    Tầm bậy! Sao giáo dục của ta lại thua CAM được. Cuối năm 90% Học sinh giỏi, trên 98% đậu tốt nghiệp, Thạc sĩ, Tiến sĩ nhiều hà rầm. CAM có được thế không.
  • trần khánh
    123Thích  
    06/09/2013 17:30
    VN mình tính toán là nhất. Bộ đồ ngoài bán 100k thì trong trường bán 200k.
  • Tiến sỹ phổ cập
    44Thích  
    06/09/2013 17:34
    Định nghĩa về ngày khai giảng : Ngày khai giảng là ngày mà học sinh đến trường như các ngày học hè khác trong suốt mùa hè để sắp hàng nghe tuyên bố vào năm học mới.
  • Tiến sỹ phổ cập
    90Thích  
    06/09/2013 17:37
    Học thêm suốt mùa hè, học thêm cả ngày cả tối, cả thứ 7 Chủ nhật mà quốc gia vẫn đứng cuối bảng xếp hạng là sao vậy hả trời... !
  • Khanh
    22Thích  
    06/09/2013 17:38
    Hơn Thái Lan ? Lạ
  • CU COI
    63Thích  
    06/09/2013 17:40
    Các loại danh hiệu, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ , các loại giải, trong nước và quốc tế gào thét, đánh trống, khua chiêng khoe thành tích. Năm nào cũng thấy tăng học phí, đổi mới giáo dục Nay thành tích đã rõ. Thật xấu hổ cho ngành giáo dục nước nhà. Những người làm quản lý giáo dục nghĩ gì?
  • tèo xe ôm
    18Thích  
    06/09/2013 17:40
    Nhầm lẫn thế nào đó chứ,sao mình đứng áp chót được ????
  • hai Nhách
    60Thích  
    06/09/2013 17:43
    Chúng ta còn thua Campuchia nhiều thứ lắm và còn thua nữa, chứ không riêng gì giáo dục đâu.
  • hai Nhách
    69Thích  
    06/09/2013 17:43
    Chúng ta thua Campuchia nhiều thứ lắm và còn thua nữa,chứ không riêng gì giáo dục đâu.
  • Kim
    6Thích  
    06/09/2013 17:58
    Thái Lan mà đứng cuối bảng thì chúng ta cũng đừng nên tin vào những bản đánh giá như thế này.
  • nam nguyễn
    28Thích  
    06/09/2013 18:02
    Tui thấy đến giờ này mà cháu học lớp 1 còn phải mang cặp nặng ước chừng vài ký. Hỏi cô thầy vì sao phải vậy ? Ú ớ ! Có lẽ sức nặng biểu diễn cho sự nghiệp giáo dục chăng !
  • Huy
    19Thích  
    06/09/2013 18:11
    Huy chương các giải mang về chất như núi, sao thua đc? hàng đầu Châu Á mới phải chứ nhỉ? Thương thay những con gà chọi!!!!
  • Thanh
    139Thích  
    06/09/2013 18:13
    Cháu tôi học tiểu học, cô giáo cho đề bài kể về gia đình hạnh phúc của mình. Cháu kể rất trung thực nào là ông cháu có nước da đen, ông cháu làm ruộng và ông cháu hay la rầy bà cháu, ba cháu là công nhân, mẹ cháu là công nhân may và gia đình cháu nghèo. Ấy thế mà cô giáo la cháu và bảo không được kể như vậy, phải kể là gia đình cháu rất hạnh phúc, ông cháu râu tóc bạc phơ, mắt sáng ngời và rất yêu trẻ con; ba cháu là Bác sĩ giỏi còn mẹ cháu là cô giáo hiền và rất giỏi. Trời tôi nghe mà muốn "té ghế" luôn.
  • kim thanh
    140Thích  
    06/09/2013 18:19
    Tôi phản đối cách đánh giá xếp hạng của WEF, nền GD nước ta rất hoành tráng, ở bậc tiểu học, các em được học bán trú, đóng tiền le lưỡi luôn, các em được học tiếng Anh suốt bậc học (học cho có vậy thôi) chớ các em có biết gì đâu? Các em có cả dtdđ rất bảnh. Bậc THCS các em biết đánh nhau bằng đao, kiếm, biết chạy xe phân khối lớn đánh võng rất sành điệu, lên đến bậc Đại học, các em ra trường và đa số thất nghiệp dài dài, ngoài ra còn có hệ đào tạo rất đặc biệt, trên thế giới hiếm có: hệ tại chức và chuyên tu, hệ này cho ra lò những ông quan,trời thần đất lở... không giống ai,làm khổ bá tánh. Vậy mà mấy ông WEF lại giá như thế, không sợ bác Bộ buồn à?
  • khaile
    73Thích  
    06/09/2013 18:24
    Chỉ giỏi nhất là bắt SV đại học mặc đồng phục, học sinh TH may veston Hàn Quốc, đóng tiền mua TV đầu máy...
  • Cao Vô Tình
    77Thích  
    06/09/2013 18:32
    - Cái này đã được dự báo trước nhưng các nhà làm giáo dục không thấy thôi..., giờ có lẽ đã tỉnh ngủ say rồi, không thua mới lạ... 1. Chưa gì dạy học sinh nói dối từ thuở lên ba (mẫu giáo). 2. Gom học sinh học cả tháng rồi mới khai giảng có nơi dạy gần hết chương trình lớp 12 luôn. 3. Thi cao học 30 người thì đậu hết 30 người ở một ngành, một chuyên khoa 4. Thi tốt nghiệp đậu càng cao thì bị kỷ luật 5. Sáng đưa quyết định chiếu hủy bỏ (việc cộng điểm mẹ VNAH thi đại học) 6. Học thạc sĩ /chuyên khoa phải đi học thêm phụ đạo vi tính, tiếng anh của bộ môn đó... không thì mừ sẽ bị rớt. 7. Tốt nghiệp thủ khoa mà không xin được việc làm..., phải nhờ cậy người khác. Các cái vô lý trên cho thầy nền giào dục xuống cấp cỡ nào rồi..., ngành giáo dục cần nhìn lại mình khi đọc bài báo này nhá.
  • 5 kháng
    122Thích  
    06/09/2013 18:34
    Không sao cả! Muốn xếp hạng nào cũng chẳng sao cả, vì con cháu của các bác đều đã đi học ở nước ngoài cả rồi!
  • Trần Trung
    41Thích  
    06/09/2013 18:41
    Tôi đã từng sang Campuchia công tác thấy họ hơn ta nhiều thứ lắm. Cụ thể như ý thức người dân trong tham gia giao thông, nơi công cộng, an ninh đường phố... Cứ thế này sợ ta tụt hậu so với tất cả các nươc, trừ thể thao.
  • Robert
    36Thích  
    06/09/2013 18:43
    @kim thanh ơi! Tôi cũng đang buồn như bạn vậy nhưng đào tạo chuyên tu tại chức nó là nguồn thu nhập của các trường đào tạo Y khoa rồi. Đào tạo mấy thằng y sỹ học trường Y ra còn có cơ may hy vọng còn đào tạo mấy thằng điều dưỡng học thứ 7, CN xong 6 tháng sau ra y sỹ rồi đi chuyên tu nó mới ngán, chưa kể mấy người học trường dạy lái xe liên kết đào tạo nữa nó mới kinh!.
  • lean
    15Thích  
    06/09/2013 18:54
    Dear các bác còm: sao các bác cứ thích chê VN mình nhể. Mình còn hơn cả Là và Myanmar mà. Năm sau mình không được xếp thì mình mới rầu chứ. Vui đi, chưa chi đã buồn!
  • troioi
    34Thích  
    06/09/2013 18:59
    WEF có xếp nhầm không chứ giáo dục VN mà sao còn hơn được 3 nước?
  • ok_ngon
    28Thích  
    06/09/2013 19:17
    Tự khen, tự sướng nhiều quá nên vậy !!
  • Mill Hoang
    36Thích  
    06/09/2013 19:20
    Vậy thì càng tốt mai mốt du học qua Cambôt càng rẻ tiền khỏi phaỉ đi xa.
  • vuaviet.com
    6Thích  
    06/09/2013 19:25
    Thua thì có sao đâu?
  • justin
    13Thích  
    06/09/2013 19:34
    Chừng nào còn áp dụng việc giáo dục theo kiểu giáo dục hình thức, giáo dục giáo điều (xa rời thực tế)thì chừng đó dân ta còn than thở dài dài. Eo ơi, một lớp học tới 30-40 học sinh thì thế nào mà đủ thời gian để giáo huấn chứ. Thêm nữa dạy và học theo kiểu thụ động thì làm sao con chữ nó đi vào đầu.muốn hiệu quả trong công tác giảng dạy thì nên khơi mỡ cái sự "nói" của học trò, tức là tạo cho học trò có thói quen làm việc phản xạ và có khả năng hùng biện dạn dĩ.Mà hình như cái môn hùng biện này thì đại đa phần học trò Việt đều kém. Đấy cái kém là chỗ ấy, mở miệng không ra, không dám hỏi không dám phản biện thì làm sao mà bới hết được vấn đề.Tôi mong rằng, trong mỗi tiết học ở nhà trường sẽ là mỗi tiết học mở, và khoảng cách giữa thầy và trò càng ngắn lại.chỉ có tranh luận mới làm con người ta tư duy đa chiều nhất,và chỉ có tranh luận mới đem lại hiệu quả tốt nhất. ĐỂ làm được điều này hãy dạy cho trẻ sự dạn dĩ ngay từ lúc còn mầm non và bồi dưỡng chúng trong suốt quá trình theo học.
  • Nguyễn Văn Dũng
    33Thích  
    06/09/2013 19:35
    Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) không nhìn cả một quá trình đào tạo của Việt Nam ta. Họ đâu có biết: Từ khi chập chững đi học cho tới khi ra trường, học trò của ta đã có thang xếp hạng về kiến thức, đánh giá về đạo đức. Các em đó đều đạt chuẩn cả - Lên lớp gần hết, đạo đức không có gì đáng chê. Do hoàn cảnh xô đẩy nên quá trình học lên Cao đẳng, Đại học và cao hơn đã buộc các em phải mua điểm, phải trí trá trong học tập. Bởi vậy cái hạng 7 là thuộc “Công đoạn nào” trong giáo dục. Không thể đánh giá cả một quá trình được. Tất nhiên phụ huynh chạy trường, chạy điểm là làm gương cho các em sau này biết chạy chức, đỡ cho ngành giáo dục rồi. Số các phụ huynh “chạy” cho con có bao nhiêu người đâu. Các vị đầu ngành giáo dục đã có ai bạc đầu đâu.
  • Phạm Trí
    11Thích  
    06/09/2013 19:41
    Nêú đảo ngược cái danh sách này thì giống như mong ước của các vị trong ngành giáo dục. Chỉ tại thực tế nó hơi éo le đó mà. Khỏi công bố thì những ai có tâm huyết hoặc để ý tới nền giáo dục nước nhà cũng biết cái kết quả đáng phấn khích này.
  • Nhân
    24Thích  
    06/09/2013 19:51
    Do họ xếp bị sai chứ nền giáo dục của mình là "đỉnh cao trí tuệ" của nhân loại mà!
  • Nguyễn cao sơn
    10Thích  
    06/09/2013 19:51
    Bảng xếp hạng đó đánh giá đúng nền giáo dục Việt Nam hiện nay,quá tệ!
  • Quốc Khánh
    0Thích  
    06/09/2013 19:51
    Campuchia đứng thứ 6, Việt Nam thứ 7 và Thái Lan ở cuối bảng ? Báo cáo hằng năm về Tính Cạnh tranh Toàn cầu của WEF cần xem lại vì ai cũng biết VN là nơi đào tạo cán bộ cho CPC. WEF đúng là tào lao!
  • Nhân
    10Thích  
    06/09/2013 20:02
    Học sinh tiểu học không lên lớp thì cuối năm cho thi lại lần 1,lần 2 và lần thứ n khi nào đủ điểm thì mới thôi.Giáo viên tức quá cho thi lần 3 thì làm thay để cho học sinh đủ điểm để cho khỏi bị làm phiền thi đi thi lại nhiều lần.
  • Nhân
    10Thích  
    06/09/2013 20:06
    Bộ giáo dục nên triển khai thêm một cái "không" nữa là không có hạng.Cái nhục này không trốn vào đâu được
  • anh chàng nói thẳng nói thật
    14Thích  
    06/09/2013 20:50
    Ngay cả trường ĐH Bách khoa tphcm, trường thuộc top đầu VN mà giảng viên còn không  chu đáo với sinh viên. Giảng viên khi lên lớp thì toàn kể chuyện đâu đâu, có cảm giác giảng viên của trường chỉ mong cho sớm hết thời gian để về hoặc chạy xô các trường khác. Khi hướng dẫn luận văn thì hướng dẫn không đến nơi đến chốn, bỏ mặc sinh viên. Nhưng đến lúc phản biện thì đặt những câu hỏi rất ư là tào lao. Nhưng khi học viên nộp học phí không đúng thời hạn thì bị hủy môn học và cấm thi. Nản toàn tập.
  • anh năm
    23Thích  
    06/09/2013 20:59
    Năm nào ngành giáo dục cũng ngập bằng khen và tiền thưởng vì thành tích dạt được,thế mới hiểu sự thành thật và đạo đức mới là quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nước nhà.
  • Hoàng Thiên
    4Thích  
    06/09/2013 21:00
    Việt Nam vẫn chạy qua Thái Lam học tập đấy thôi
  • HỌA MI
    15Thích  
    06/09/2013 21:48
    Chắc chắn sẽ được tăng hạng, lên hạng... 8.
  • Năm Ngạn
    12Thích  
    06/09/2013 21:52
    Buồn quá. Lỗi này tại ai? Nghe bình luận đánh tenis, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bơi lội thì người ta (nước ngoài) bình luận chuyên môn, còn ta thì bình luận bằng giáo huấn, chỉ đạo trên tivi cho các cầu thủ nghe mà nực cười. Rõ ràng đều do giáo dục cả thôi, cái kiểu cho mang máy ghi hình vào phòng thi, bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học được cộng điểm, phản ánh tiêu cực thi cử phải xin ý kiến cơ quan lãnh đạo, hàng nghìn điểm sử bị điểm không là chuyện bình thường... thì giáo dục chỉ có đi xuống thôi mà. 
  • minh ha
    15Thích  
    06/09/2013 22:27
    Không phải là không biết sai nhưng không ai dám sửa cả. "Chúng ta cùng quyết thi đua/tiến lên phía trước tiến lên hàng đầu/Hàng đầu rồi tiến đi đâu?". Cứ nhắm mắt mà cố 100% đi rồi có ngày sẽ thua cả Lào nữa đó, không xa đâu.
  • Hoan
    19Thích  
    06/09/2013 22:35
    Vậy là hơn hẳn môn bóng đá rồi. Bao nhiêu năm vẫn mơ đứng ngang hàng với Thái Lan mà chưa được. Các sếp thể thao qua luyện thi cấp tốc với các sếp giáo dục đi nào!
  • Bình dân
    10Thích  
    06/09/2013 22:57
    Bạn Balo ơi. HS các cháu rất có ý thức khi tham gia cộng đồng đặc biệt là lĩnh vực giao thông, tuy nhiên người lớn thường vi phạm thì sao dậy được các cháu (như leo lề, rú ga, lạng lách, vượt ẩu tín hiệu, ....}. Tôi đồng ý GD mình lý thuyết quá nhiều xa rời thực tế nên thua kém lè đương nhiên.
  • Danh
    3Thích  
    06/09/2013 23:22
    Lo gì? Sang năm phấn đấu.
  • Cua Càng
    0Thích  
    07/09/2013 00:29
    Thôi thì ai có thân người ấy lo.
  • Người dân
    7Thích  
    07/09/2013 02:26
    Có cái gì sai, xấu thì đổ tại là hám thành tích, đến bao giờ thoát ra được.
  • Râu cụp
    29Thích  
    07/09/2013 04:02
    CÁC QUAN NGÀNH GIÁO DỤC THẤY CÓ "ĐẸP MẶT " KHÔNG KHI GIÁO DỤC CỦA VN TA XẾP SAU CAMPUCHIA !!???
  • Tư Cafe
    11Thích  
    07/09/2013 05:38
    Lãnh dạo ngành Giáo dục Việt Nam trong mấy chục năm nay luôn hô to "đổi mới", "cải cách" mà sao thua Campuchia được (?)
  • LƯƠNG PHÚ LONG
    22Thích  
    07/09/2013 05:46
    Khỏi công bố danh sách thì ai cũng biết Giáo dục Việt Nam đứng hàng thứ mấy rồi. Sắp tới, 70 ngàn tỉ để thay sách nữa kìa. Lúc đó chắc tuột xuống hàng bét luôn.
  • Khánh Q.6
    17Thích  
    07/09/2013 07:17
    WEF xếp hạng bị lộn rồi, tất cả các công dân VN nhất là phụ huynh cũng đã biết: trường điểm, chất lượng giảng dạy, thiết bị giáo dục, môi trường lớp học cũng đạt chuẩn quốc tế. Cuối năm cũng đạt kết quả 100% không em nào dưới trung bình, thậm chí ở Đồng Tháp có em học được lên lớp tám mà chưa biết đánh vần mà cũng lên lớp mỗi năm. 
  • thanh loan
    28Thích  
    07/09/2013 07:32
    Ta có nhiều cái nhất trong giáo dục lắm: thu phí nhiều nhất, học thêm nhiều nhất, chạy trường nhiều nhất, bạo lực nhà trường nhiều nhất, nhiều tiến sĩ nhất, học sinh đỗ tốt nghiệp cao nhất, nhà vệ sinh "khủng" nhất, chi phí cho nhà vệ sinh cao nhất..... Toàn là nhất nhưng chất lượng thực lại phải xếp từ dưới lên. Xã hội, nhất là ngành giáo dục đừng hô khẩu hiệu nữa! hãy nhìn vào thực chất của ngành giáo dục hiện nay để thấy cần và nên làm gì!
  • kyky
    7Thích  
    07/09/2013 08:08
    Tui thấy nhục nhã quá các bác ơi.
  • Nguyễn Thị Hằng
    6Thích  
    07/09/2013 08:08
    Đáng buồn. Không biết những người đứng đầu Bộ GD-ĐT nghĩ sao. Là những người dân bình thường mà còn xấu hổ thế này thì những người luôn hô hào khẩu hiệu cải cách sẽ thấy thế nào đây.
  • QUÊ 4 MÙA
    8Thích  
    07/09/2013 08:11
    Kể cũng lạ, đã mấy mươi năm chúng tôi không gặp nhau thế mà khi gặp nhau mấy đứa bạn của tôi đều khoe đứa nào cũng học lên đến Đại học, hồi còn ở nhà tôi và bạn tôi chỉ học hết cấp 2 (lớp 7/10), sau đó ở nhà làm ruộng được 3 năm thì đi bộ đội, tôi còn nhớ hồi học cấp 1, 2 tụi tôi chỉ học ở mức trung bình (nói cho đúng thì học lực cũng chỉ trung bình yếu). Tôi thì vẫn vậy mà sao bạn tôi đã thoát ly cũng đều khoe rằng đã học lên Đại học, lại có chức, có quyền, đứa thì trưởng phòng, phó phòng … Kể cũng lạ.
  • NNLT
    7Thích  
    07/09/2013 08:16
    Bao quanh bởi sa mạc nhưng nhà nước Do Thái vẫn phát triển và có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới. Mỗi người dân, mỗi gia đình khg nên trông chờ vào sự đột phá gì đó ở Bộ GD-ĐT mà phải tự thay đổi cách tư duy, cách học tập.
  • Khả Dĩ
    11Thích  
    07/09/2013 08:17
    Tất cả bởi lẽ nhiều chục năm qua ta sống mãi trong hào quang tưởng tượng nhiều quá. 
  • Tải Hào Kiệt
    1Thích  
    07/09/2013 08:17
    Trình độ dân trí thể hiện VN ta đâu hề thua kém ai đâu. Chắc báo cáo có vấn đề thôi các bác ơi.
  • sống lâu
    6Thích  
    07/09/2013 08:28
    Thua Campuchia thì đúng rồi nhưng hơn Thái Lan thì không biết có xếp lộn không? Mặc dầu Thái Lan không có nhân vật kiệt xuất nhưng nền giáo dục này rất chính quy và nề nếp.
  • quang trung
    5Thích  
    07/09/2013 08:29
    Phải chấn chỉnh lại cái bộ này.
  • Quang101
    8Thích  
    07/09/2013 08:42
    Chỉ cần nghe mấy bác Giáo dục mình hô hào là biết ngay nền giáo dục VN về đâu....
  • Nguyễn Lộc
    9Thích  
    07/09/2013 08:43
    Báo cáo và xếp hạng trên dựa vào tiêu chí nào? Cần phải có cơ sở để đánh giá và xếp hạng, đề nghị WEF cho cân cặp của học sinh, cặp nào nặng hơn sẽ được xếp hạng cao hơn.
  • Nguyễn Thị Bích Nga
    5Thích  
    07/09/2013 08:56
    Con tôi, lớp 2 Trường Phan Chu Trinh còn không được đi khai giảng chỉ vì sân trường không đủ sức chứa các em đây nè.
  • Tôn Thất Học
    6Thích  
    07/09/2013 09:21
    Hậu quả nhản tiền của bệnh "Thành tích": Chỉ biết bằng khen, huân chương và những con số ảo! Ngành giáo dục phải tỉnh giấc đi thôi, đừng có mà nằm mơ nữa!!!
  • Đinh Văn Hoan
    13Thích  
    07/09/2013 09:31
    Giáo đục và đào tạo, tôi thấy ở phổ thông cần tăng giáo dục thì lại bị coi nhẹ, cấp cao đẳng, đại học và học nghề cần nhiều đào tạo thì lại bị coi nhẹ nặng về giáo dục
  • Thanh Liêm
    7Thích  
    07/09/2013 09:32
    Ở xóm tôi, trẻ học lớp lá đã đi học thêm thế mà thua Campuchia mới tức chứ !!!
  • Tôn Thất Đức
    11Thích  
    07/09/2013 09:36
    Theo tôi,WEF chưa cập nhật thông tin nên có sự nhầm lẫn: Ở VN có rất nhiều trường chuyên,trường điểm. Ai muốn cho con vào thì phải mất từ 2000 đến 4000 USD. Làm sao mà Giáo dục VN xếp sau CAMPUCHIA được???
  • phó thường dân
    5Thích  
    07/09/2013 09:47
    Nói ra thì thiệt ......là đauuuuuu lòng.
  • Tiến sỹ phổ cập
    9Thích  
    07/09/2013 09:48
    Tôi đã từng ở Cambodia, ở xứ đó không "hiếu học" bằng xứ mình, không có phong trào lập hội cha mẹ phụ huynh rồi hội trưởng "thay mặt" đứng ra kêu gọi góp nhiều khoản tiền lớn để "cùng với nhà trường nâng cấp cơ sở vật chất và điều kiện học tập" cho học sinh như ở xứ mình, quái lạ sao vẫn xếp cao hơn mình được chứ !
  • Tiến sỹ phổ cập
    7Thích  
    07/09/2013 09:49
    Thử hỏi xứ Cambodia đó có bao nhiêu tiến sĩ, bao nhiêu thạc sĩ trên một đầu người mà đòi xếp hạng cao hơn xứ mình chứ !
  • Tiến sỹ phổ cập
    10Thích  
    07/09/2013 09:56
    Không có cô giáo nào dám cả gan không cho con hội trưởng phụ huynh điểm giỏi, không có cô giáo nào không cho con hội trưởng phụ huynh xếp loại giỏi, ít có phụ huynh nào dám chống lại lời "kêu gọi tự nguyện" quyên góp của hội trưởng phụ huynh ! Cái thứ "hội phụ huynh" quỷ quái đó giờ đã chính thức trở thành nỗi lo của xã hội....
  • culi
    10Thích  
    07/09/2013 10:03
    Giáo dục cái gì mà các giám thị bắt mặc đồng phục mà không biết học sinh có đủ khả năng không? Chưa nói đến cắt dép đuổi về nhà mà không biết các em sẽ phải đi chân không về nhà vì nghèo. Hệ thống giáo dục gì mà kì vậy?không dạy các em tấm lòng thông cảm và thấu hiểu cuộc sống của mọi thành phần, cứ bám theo khẩu hiệu phong trào rồi so sánh với các nước láng giềng mà quên đi bản thân mình người dân mình khởi đầu thế nào và những mục tiêu mà họ đang tìm đến.
  • Steven
    5Thích  
    07/09/2013 10:06
    Riêng bài này, tui thống kê không xuể, những ý kiến ta thán về ngành giáo dục trồng người của VN ta đâu nhé... Buồn quá.. Buồn quá..
  • Tiến sỹ phổ cập
    7Thích  
    07/09/2013 10:24
    Thử hỏi ở xứ Cambodia, học sinh mẫu giáo có được học trước chương trình lớp 1 và viêt vở ô li như ở ta không mà đòi xếp hạng cao hơn ?
  • Nguyễn Phước
    12Thích  
    07/09/2013 10:55
    Đây là người ta chỉ tính đến tính hiệu quả thôi, tức là học xong làm được gì. Còn tính về học thuật xem, ta lại không nhất thế giới ấy chứ. Chúng ta đào tạo các nhà bách khoa toàn thư, không cần đào tạo kỹ năng, kể cả kỹ năng sống thường ngày. Ở một đất nước nơi đâu cũng có sông nước mà có được bao nhiêu % học sinh biết bơi?
  • có gì lạ
    5Thích  
    07/09/2013 10:57
    Ai đã từng đi học, chắc không ngạc nhiên với kết quả nầy.
  • Bolero
    6Thích  
    07/09/2013 11:05
    Chỉ mới bắt đầu và chỉ "mới" giật mình phát giác, chứ thật sự còn "thua" rất nhiều.
  • Nguyễn Trần Thông
    4Thích  
    07/09/2013 11:07
    Các vị xếp hạng sao chứ bây giờ cứ ra đề học thuộc lòng không cho mở tài liệu thử xem nước nào làm bài "điểm cao hơn".
  • Thu Huệ
    2Thích  
    07/09/2013 11:09
    Bộ Giáo dục cũng có thể tự hào về thành tích TOP SEVEN của VN mình đấy chứ. Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ta vẫn nên lạc quan kiểu BGD để tự hào.
  • NHỤC QUÁ!
    12Thích  
    07/09/2013 11:11
    Trời ơi, đây là kết quả của mấy chục năm cải cách giáo dục sao???. Ai phải chịu trách nhiệm vì việc chạy đua thành tích mà chẳng nâng cao được trình độ mọi mặt của học sinh. Đau lòng quá, nhục mặt quá...
  • bùi minh sơn
    14Thích  
    07/09/2013 11:29
    Nhục quá, sao chưa thấy các quan chức Bộ Giáo dục lên tiếng hay là đang bận "sáng tác" khẩu hiệu năm học ?
  • Tư Cafe
    9Thích  
    07/09/2013 11:50
    Chất lượng giáo dục thi thua Campuchia nhưng lãnh dạo ngành giáo dục Việt Nam thì luôn đi đầu để ...hô khẩu hiệu.
  • Một bạn đọc
    9Thích  
    07/09/2013 12:03
    Tui dừng xe sát lề đường để chờ đám tang đi qua. Đứa cháu ngồi sau tui nhắc: Sao ông không ngả mũ chào? Tui nói: Lâu lắm rồi không thấy ai làm vậy nên vô tình khiến ông quên luôn!
  • Lép Nhép
    17Thích  
    07/09/2013 12:13
    Giáo dục VN thắng hay thua Campuchia, cứ hỏi thầy hiệu trưởng Sầm Đức Xương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét