Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

(3) HỒI KÝ KHRUSEV

HỒI KÝ KHRUSEV
Nhà xuất bản “VAGRIUS”, 1997 
Nguyễn Học (dịch từ bản tiếng Nga) 
Sau đó xuất hiện những tài liệu, theo tôi có một bức thư gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản toàn Nga (b) Liên Xô. Trong thư này mô tả cuộc đấu tranh với kẻ thù nhân dân, là sự kiện quái gở, cuộc đấu tranh này, như người nói, kẻ thù nhân dân leo cao vào cơ quan Cheka và đã giết nhiều cán bộ trung thành. Giờ đây tất cả đều rối beng, và khó được biết đâu là đúng sai. Điều chủ yếu đối với tôi là ở chỗ chính Stalin đã làm cho tất cả rối rắm.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn trong vụ cán bộ quân sự cao cấp, ông quả là “tin” rằng những quân nhân - kẻ thù nhân dân, bị Đức lôi kéo, những người này được Hittler chuẩn bị để phản bội tổ quốc, khi quân đội Hittler tấn công Liên Xô. Ca ngợi và gán cho công lao của Stalin rằng ông có khả năng vạch ra điều này. Sau đó quả là người ta tưởng tượng một cách hết sức đơn giản. 


Phương pháp này từng được biết trong lịch sử: người ta lén vứt tài liệu cho tài liệu kẻ thù của mình, kể tên những nhân vật dường như liên quan với tình báo nước ngoài, dùng bàn tay kẻ thù trấn áp những lãnh đạo tài năng nhất của quân đội. Bằng phương pháp thanh trừng tương tự nói chung tình báo được sử dụng rộng rãi. Tình báo chúng ta cũng dùng phương pháp này chống lại kẻ thù. Phương pháp như thế rất có tác dụng. Giống hệt tình báo Hittler quẳng tài liệu cho Stalin (qua Benes - tổng thống Tiệp khắc). Thế là đủ để những người vô tội bị xử tử.

Thế là họp toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ở đó tranh luận những phương pháp thành trừng của NKVD và thông qua một cách giải quyết thích ứng: ngừng! Phiên họp toàn thể kết thúc, người ta nghiên cứu cách giải quyết tại chỗ, còn những phương pháp vẫn như cũ, các điều kiện vẫn như cũ “bộ ba” khét tiếng. Không có toà án và điều tra, người ta cứ bắt giam mọi người, rồi hỏi cung, rồi kết án một trong những người này. Công tố viên cũng làm những việc hèn mạt. Ông ta không có một chút ảnh hưởng và không thể theo dõi tính hợp pháp thủ tục tố tụng, việc bắt giam v.v… Tình hình là như thế, cái đó cho phép Beria kế tục cái điều mà trước nó Yezov đã làm.

Chính Beria sau này thường nói rằng dưới sự cầm quyền của ông ta, những việc đàn áp vô căn cứ được tạm ngừng:

- Tôi thông báo với đồng chí Stalin và nói: Ở đây chúng ta dừng được không? Bao nhiêu cán bộ đảng, cán bộ kinh tế, cán bộ quân sự đã bị giết.

Nhưng sau đó Beria tiếp tục như trước không phải trong diện nhỏ như trước đây. Đúng là không có sự bức thiết nào cả, vì rằng trước đó Stalin tràn đầy, bão hoà bằng sự chuyên quyền của mình và bản thân ông, hình như có chút khiếp sợ hậu quả. Ông bây giờ muốn kìm lại sự đàn áp và tiến hành một số biện pháp. Nhưng ông không thể dừng lại được, vì rằng ông sợ kẻ thù, do chính ông tự nghĩ ra. Tôi nói “tự nghĩ ra”, nhưng họ có thể tìm những người ti toe và nói:

- Gì thế, không có kẻ thù sao?

Không, kẻ thù có chứ. Chúng tôi chiến đấu với chúng và tiêu diệt kẻ thù. Nhưng điều này phải làm bằng điều tra, bằng phương pháp nhà nước, bằng toà án, và bằng xét hỏi trung thực, không phải đơn thuần xông vào nhà, tóm cổ người ta và đẩy người ta vào nhà giam, rồi ở đó đánh đập, đánh cho kỳ ra chứng cớ và, dựa vào những chứng cớ như thế, chẳng có được xác nhận tí nào nào cả, kết án người ta. Đấy là sự chuyên quyền. Tôi kiên quyết chống điều này.

Tôi nhớ những ngày đầu tiên của cách mạng. Sự thật tôi đã sống ở những nơi không hề xuất hiện phản cách mạng, nếu không tính đến lời phát biểu của thủ lĩnh người Kazak sông Don Kalednin Ở đó rất đơn giản được phân loại, ai là bạn, ai là kẻ thù. Sự làm hại, có thể có, và tồn tại, nhưng không đáng kể. Vâng không có nó thì cũng như vậy thôi, trong tư tưởng đã nứt vỡ. Sau đó - nội chiến. Nó cũng phân hoá mọi người và đơn giản hoá cuộc đấu tranh. Ai đấu tranh với ai, ai là bạch vệ, ai là Hồng quân, lập tức rõ ngay. Chính cuộc sống tiến hành phân chia giai cấp. Có kẻ thù vào phía sau và đấu tranh với chúng. Đấu tranh, cần thiết để bảo vệ thành quả cách mạng bảo vệ nhà nước vô sản cách mạng.

Và bỗng nhiên trong thời kỳ, khi Đảng uỷ công nghiệp kết thúc, và tiến hành tập thể hoá, thì thậm chí biến mất sự đối lập trong Đảng và đánh dấu­ sự duy nhất độc quyền hoàn toàn của hàng ngũ Đảng và nhân dân lao động Liên Xô, khi đó bắt đầu chính xác sự thảm sát. Điều này không phải sự tiếp cận giai cấp. Nhan danh giai cấp, nhân danh thắng lợi và sự củng cố thắng lợi vô sản người ta chặt đầu, cả ai nữa? công nhân, nông dân và trí thức lao động.

Từ khi Beria nắm quyền Dân uỷ nội vụ và loại bỏ Yezov, đầu tiên trút tội bắt bớ hàng loạt và tử hình lên đầu Yezov. Nhưng cái gì trước đây được làm được làm ở Gruzia? Khi tôi đi đến Gruzia sau khi Stalin qua đời, thì những cán bộ Gruzia mà tôi quen năm 1934 ở Tbilisi, không còn ai cả, theo tôi, thậm chí không còn sống nữa. Sau khi bắt Beria năm 1953, một người Gruzin nào đấy gửi một bức thư tới Ban chấp hành Trung ương Đảng, đề tên tôi. Ông mô tả rằng Beria đã giết cán bộ ở Gruzi và hắn bước qua xác đồng đội để vào chính quyền. Beria - đây là kẻ thù nguy hiểm, tạo ta sự tín nhiệm tuyệt đối với Stalin. Tôi không biết bằng cách nào hắn quyến rũ Stalin. Có thể là cùng dân tộc?

Tôi khó giải thích mọi hoàn động của Stalin, động cơ của ông. Thỉnh thoảng ông cũng nói những phân tích tỉnh táo về những vụ bắt bớ và đôi lần phân tích chúng trong những cuộc nói chuyện với tôi. Nhưng ông không hiểu một cái gì cả. Và ông giết chết những người bị bắt này để làm gì? Ông đã giết các cán bộ trung thành với ông, và đưa những kẻ hám quyền, hám lợi kiểu Beria vào chỗ của họ. Chẳng có lẽ họ là những người tin cậy hơn? Ông giết Sergo Ordzonikidze, bạn thân của ông để làm gì? Dù Stalin đã giết nhiều cán bộ Dân uỷ công nghiệp nặng dưới quyền Sergo Ordzonikidze, một cán bộ mà Sergo rất tin. Tử hình anh ruột Sergo, sau đó nghi ngờ cả Sergo và đẩy ông ta tự sát.

Hơn nữa, theo mắt tôi thấy, Alesa Svanidze, em vợ của Stalin là một người kín đáo và điềm đạm, một trí thức Gruzia, ông em trai người vợ đầu của Stalin, đã chết từ lâu. Tôi không biết bà, tất nhiên. Alesa thường có mặt ở chỗ Stalin, tôi thấy ông ở đó không phải một lần. Có thể nhận thấy là Stalin rất thích chuyện trò với Alesa. Họ thường nói về Gruzia, về lịch sử, văn hoá của nó. Tôi không nhớ, Svanidze học hành thế nào nhưng ông là một người có văn hoá, uyên thâm, và là một người bạn của các con của Stalin. Chú Alesa, như bọn trẻ thường gọi, ông thường qua đêm ở chỗ Stalin. Và bỗng nhiên Alesa trở thành kẻ thù nhân dân, nghĩa là, thành kẻ thù của Stalin. Chính là Stalin và nhân dân - không tách rời nhau. Khi tôi biết về việc bắt Svanidze, thì trong nháy mắt. Sao thế? Một người không gây ra ngờ vực nào, thế mà ông cũng có thể là kẻ thù nhân dân? Nhưng Svanidze đã trở thành kẻ thù nhân dân trong mắt Stalin và bị bắt. Điều tra kết thúc, ông bị kết án và bị bắn. Stalin dù sao chăng nữa cũng dao động. Stalin khó nhận ra vì sao Alesa Svanidze kết bạn với ông từng ấy năm và bỗng nhiên thành kẻ thù của Stalin, kẻ thù của Đảng, kẻ thù nhân dân? Stalin sau này thường quay lại chủ đề này: sao lại thế, Alesa bỗng nhiên là gián điệp? (người ta gán cho ông, hình như, gián điệp Anh). Beria tuỳ ý muốn làm gì thì làm, giả thiết như thế cũng lởn vởn. Ở Stalin xuất hiện ngờ vực vô căn cứ. Ông hỏi Beria:

- Trong các tài liệu trình tôi người ta viết là chính Alesa thú nhận rằng hắn là gián điệp phải đầu độc tôi. Nhưng hắn có thể làm điều này hoàn toàn không vội vàng. Nhiều lần hắn có cơ hội này, hắn ngủ ở chỗ tôi không ít lần. Thế sao hắn không làm điều này? Liệu có thể, hắn không phải gián điệp?

Beria giải thích:

- Đồng chí Stalin, gián điệp có nhiều dạng, có nhiệm vụ khác nhau. Có những gián điệp, nhiều năm nằm im, tạo ra sự tín nhiệm và sống quanh mọi người, mà hắn ta phải giết ở một thời Đảng nhất định. Alesa Svanidze - chính xác là điệp viên như thế, người cần không thể hiện bản thân, mà, ngược lại, giữ yên lặng. Khi hắn nhận tín hiệu, lúc ấy mới thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tất nhiên, về nguyên tắc, có những điệp viên như thế, vì rằng chiến thuật tình báo muôn hình muôn vẻ. Tình báo sử dụng tất cả các phương pháp có được để làm hại kẻ đối địch của mình. Nhưng khuôn mẫu này, rõ ràng không khớp nhau với vụ Svanidze. Stalin cuối cùng đồng ý xử tử Alasa. Và dù sao chăng nữa Stalin, hình như vẫn còn ngờ vực nào đấy. Ông nói Beria:

- Anh thay mặt tôi nói nếu hắn sám hối và kể hết thì hắn sẽ được hắn.

Sau một thời gian Beria báo cáo là Svanidze bị bắn; người ta nói lại cho Svanidze lời Stalin, ông nghe và trả lời:

- Tôi không ân hận về điều này. Tôi có thể ân hận ở chỗ, nếu tôi một người trung thực, không làm gì chống Đảng, chống nhân dân, chống Stalin? Đơn giản là tôi không thấy, tôi phải ân hận.

Họ bắn ông. Stalin sau này nói:

- Alesa thế đấy, hãy nhìn đi! Một trí thức, nhu nhược, lại thể hiện sự cứng rắn như thế. Thậm chí không muốn tận dụng khả năng còn lại giữ mạng với điều kiện ­ân hận. Hắn không ân hận, ân hận. Một con người như thế.

Stalin có thật chân thành hay không, tôi không biết. Svanidze là một người thông minh và hiểu rõ rằng nếu ông sám hối, thì cũng chờ chết, nhưng sau một thời gian, và ông đơn giản không muốn bôi nhọ thanh danh của một người cộng sản.

Lakoba, một người rất gần Stalin, kính trọng Stalin là lãnh tụ Đảng của nhân dân Abkhaziс. Stalin hoàn toàn tin ông. Lakoba, khi về Moskva, luôn luôn ở chỗ Stalin, hoặc tại căn hộ, hoặc ở nhà nghỉ cuối tuần. Khi Stalin đi Sochi, thì Lakoba, sống không phải ở Sukhumi, Gagr mà ở Sochi, cạnh của Stalin. Lakoba một tay bi-a khá. Ông đi mang theo gậy bi-a, được xếp ở chỗ Stalin, như nhà mình, và chơi không thua. Đó là một người ốm yếu, điếc. Tôi không đứng về phía Lakoba, nhưng chúng tôi cũng có những quan hệ tốt với ông. Tôi thậm chí tôi nhớ, có lần nghỉ lúc ở Gagr, lúc ở Sochi, ông mời tôi, và tôi đến nhà nghỉ của ông, còn ông đáp lễ đến tôi mang theo vợ và con trai. Sau đó ông chết. Chết và chết. Tất cả mọi người có thể chết, không loại trừ. Nhưng đây mới là đáng quan tâm: sau này tôi biết khi người ta trình Stalin rằng Lakoba chết, thì ông cũng thương tiếc, nhưng không đặc biệt. Cái chết của ông không làm đau lòng những người thân nhất.

Sau một thời gian bỗng nhiên Beria tạo ra vụ về Lakoba: dường như người này là người mưu phản. Tôi bây giờ không nhớ cụ thể những sự kiện nào dẫn đến bằng chứng ông là người mưu phản mặc dù ông đã chết, nhưng thương ông ta làm gì. Thế là Beria làm điều này? Ông ta ra lệnh đào xác Lakoba, thiêu xác ông và vứt tro đi: đối với kẻ thù nhân dân không có chỗ thậm chí ở đất Abkhazi! Sau chiến tranh tôi biết rõ thêm Beria, tôi nghĩ rằng Beria đào xác Lakoba, không phải vì sự căm thù với ông. Ông cất giấu bí mật, có lẽ sợ rằng Stalin có thể nảy ra ý định ra lệnh đào xác và làm phân tích để biết vì cớ gì Lakoba chết? Có thể ông bị đầu độc? Tôi nghĩ rằng Beria sợ điều này, mặc dù Beria, và Yezov rất giỏi lái các vụ việc như thế. Họ có các bác sỹ, những người theo yêu cầu thay thế các cơ quan cơ thể con người và tạo những cơ quan này bị đầu độc, hoặc nếu cần - không bị đầu độc, để chứng minh một điều mong muốn: với người này quả là bị người ta đầu độc, trình việc như người ấy chết tự nhiên. Lúc ấy họ thừa khae năng không kinh nghiệm để làm. Và thế là Beria gây tội ác và làm những điều đê tiện: con trai Lakoba, cũng bị bắn theo lệnh Beria. Cái gì thúc đẩy Beria thanh toán Lakoba? Lakoba là người rất gần với Stalin, gần hơn Beria, và có thể nói về các vụ việc ở Gruzia, có thể nói hết về hoạt động Beria ở Gruzia. Nhưng Beria không muốn điều ấy. Beria muốn chính ông là kênh duy nhất thông tin về tình hình ở Gruzia. Thế là Lakoba là nạn nhân. Đây là sự kết án riêng của tôi. Tôi có thể chỉ xây dựng giả thuyết trên cơ sở linh cảm, chứ tôi không có bằng chứng tang vật bằng chứng nào cả.

Với vụ Zemchuzina. Zemchuzina (vợ Molotov), nhưng được biết không phải vì là vợ Molotov, mà là một người dễ nhận ra. Bây giờ bà còn sống, nhưng về hưu. Bà là một phụ nữ trẻ, và chăm chỉ, là một đảng viên tích cực, lãnh đạo công nghiệp mỹ phẩm. Sau đó bà trở thành Dân uỷ viên công nghiệp cá. Một phụ nữ khí phách. Tôi tiếp xúc với bà nhiều lần, khi còn làm bí thư thành phố Moskva. Bà gây cho tôi ấn tượng một công nhân tốt và đồng chí tốt. Một điều dễ chịu là - không bao giờ cho người ta cảm thấy bà chỉ là một đảng viên thuần tuý, mà còn là vợ Molotov. Bà chiếm được vị trí nổi bật trong tổ chức Đảng Moskva bằng những hoạt động đặc biệt về Đảng và nhà nước. Stalin kính trọng bà rất cao. Tôi thấy điều này khi chúng tôi gặp nhau. Đôi lần Stalin, Molotov, Zemchuzina và tôi cùng nhau ở Nhà hát lớn, ở lô giành cho Chính phủ. Đối với Zemchuzina có một kết luận: vợ một uỷ viên Bộ chính trị khác hiếm khi có mặt ở lô Chính phủ, cạnh với Stalin. Thật ra đôi khi cũng ở đó Ekaerina Dadyvovna (vợ Vorosilov), nhưng hiếm hơn Zemchuzina. Trên ngực Zemchuzina đầy huân chương, nhưng tất cả đều chính đáng và không gây ra một sự đàm tiếu.

Bỗng nhiên, tôi và bây giờ không thể nào giải thích tại sao Stalin lại thịnh nộ với Zemchuzina. Tôi không nhớ, người ta buộc bà tội gì. Tôi chỉ nhớ tại phiên họp toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng (tôi thời ấy còn làm việc tại Ukraina) đã nêu vấn đề Zemchuzina. Người phát biểu buộc tội cụ thể bà là Skiryatov - Chủ tịch Hội đồng kiểm tra Đảng thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản toàn Nga (b). Skiryatov - lão thành bolsevich, nhưng Stalin đã biến ông thành chiếc dùi cui của mình. Ông chột, chính vì chột, ông làm mọi cái theo Stalin nói, và ông như điều tra viên, điều tra vụ Chubaria, bằng sự quỷ quyệt của mình đã lôi ra những lời thú nhận về những tội không tồn tại. Đôi lúc Stalin cần Ban kiểm tra Đảng và quả là sau này đã loại ra khỏi Đảng những người buộc tội, khi xác nhận là có sự nghi ngờ. Sau này không đủ tóc trên đầu để đếm hết việc Skiryatov đã làm. Nhưng ở đó việc khủng bố đã được giải quyết. Và bao nhiêu trường hợp như thế! Chết hàng nghìn người!

Zemchuzina phát biểu tại phiên họp toàn thể tự bảo vệ mình. Tôi khâm phục bà trong thâm tâm, mặc dù thời ấy tôi tin Stalin đúng, và đứng ở phía của Stalin. Nhưng bà bảo vệ một cách dũng cảm phẩm chất Đảng và thể hiện cá tính rất mạnh… Người ta bỏ phiếu loại bà ra khỏi Hội đồng trung ương khu Đảng cộng sản toàn Nga (b), và uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương. Và mọi người, tất nhiên, thông qua quyết định, mà những người báo cáo đã làm. Chỉ có một mình Molotov bỏ phiếu trắng. Sau này tôi thường đã nghe người ta quở trách Molotov và trực tiếp trước mặt, và sau lưng: là uỷ viên Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương, mà không thoát khỏi quan hệ gia đình, giữ chức vụ cao chẳng Đảng mà không thể phán xét sai lầm của người thân của mình.

Vụ này vẫn chưa kết thúc kết thúc. Stalin dùng cách hèn hạ, nhằm xúc phạm lòng tự ái của Molotov. Nhân viên Cheka, bịa ra mối quan hệ của Zemchuzina với tay giám đốc thân với Molotov. Ông này có mặt tại căn hộ Molotov. Lôi ra ánh sáng những quan hệ trên giường, và Stalin gửi những tư liệu này cho các uỷ viên Bộ chính trị, ông muốn làm nhục Zemchuzina và châm chọc, đụng vào lòng tự ái của Molotov. Molotov thể hiện sự vững vàng, không bị nghiêng ngã với sự khiêu khích và nói:

- Tôi không tôi tin điều này, đây là điều vu cáo.

“Tác phẩm” này được viết bởi cơ quan NKVD, Molotov biết rõ hơn người khác, hình như ông được thông tin, vì thế hoàn toàn tin rằng đó tài liệu được sản xuất. Tôi nói ở đây về điều này để chỉ ra rằng thậm chí những biện pháp như thế được sử dụng. Tóm lại, có tất cả các phương tiện để đạt được mục đích, trong trường hợp đã nêu - để loại bỏ Zemchuzina. Sau chiến tranh người ta lại đàn áp bà, về điều này tôi sẽ kể sau. Nhưng đây là vấn đề khác, mà tôi cũng có nhiều thông tin.

Để chân dung của của Stalin được rõ thêm, tôi muốn kể thêm về Nicolai Aleksseevich Filatov, Đảng viên từ 1912 hoặc 1914. Chúng tôi quen nhau, khi tôi làm việc ở Moskva là bí thư Quận uỷ Bauman Đảng cộng sản toàn Nga (b), còn ông là bí thư, theo tôi, Quận uỷ Lenin. Khi tôi lên làm bí thư đảng bộ thành phố, Filatov về làm Bí thư Đảng tỉnh. Tôi biết ông khá rõ. Đó là một người đàn ông cao, đẹp trai, có bộ râu Pháp. Chúng tôi gặp nhau không những về công việc, mà còn từng sống ở nhà nghỉ cuối tuần, cùng trong một ngôi nhà Ogarev: tôi - tầng trên. Kolkov (bí thư đảng bộ thành phố) - ở chỗ cầu thang, Bulganin - nhìn xuống, đối diện Bulganin - Filatov.

Stalin có quan hệ tốt với Filatov. Filatov có tính ẻo lả, như chúng tôi thời ấy cho là thế, luôn luôn mang theo máy ảnh. Trong thời gian diễu hành ở Quảng trường Đỏ ông nhất thiết xuất hiện cùng máy ảnh và chụp cuộc diễu hành uỷ viên Bộ chính trị, thành viên Chính phủ và, tất nhiên, cả Stalin. Stalin, đôi khi, đùa:

- Filatov đến đấy, bây giờ bắt đầu chụp.

Filatov cười và bây giờ bắt đầu chụp. Mọi người đã quen với điều này. Sau đó ông được cử về Rostov làm toàn quyền Hội đồng kiểm tra vùng Bắc Kavkaz. Đó là một rất chức vụ lớn thời ấy, nhưng bỗng nhiên Filatov bị bắt và mất tích… Tất cả những người, mà Stalin biết là có quan hệ với Filatov, là những người tốt và tin Filatov - bỗng nhiên bị bị giết! Nguyên nhân gì đây? Chẳng có lẽ Filatov trở thành kẻ thù nhân dân? Động cơ nào? Đây là một người vô sản Moskva tham gia hoạt động bí mật trước cách mạng, sau đó tham gia nội chiến, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, được đưa lên chức vụ khá cao của Đảng. Có thể nói tính nhu nhược riêng của ông, hoặc cẩn thận? Vị tất. Sự thôi thúc nào khiến ông nảy sinh sự thay đổi? Không có sự thôi thúc nào cả, cớ gì Filatov chết, như hàng trăm, hàng nghìn người khác? Nguyên nhân chỉ có một. Suy nghĩ của mình về điều này tôi nói sau.

Có thể, thời ấy năm 1939 hoặc cuối 1938. Tôi về Donbass. Tôi về vùng đất quê hương, nơi tôi sống thời thơ ấu và thanh niên. Muốn gặp cũng bạn của mình, với những người cùng tôi làm việc ở nhà máy Bossе, ở các mỏ đá: Uspensky, Podsolkovе, Gorskovsk, Pastykhov, mỏ số 11, số 31, Voznesenk. Thời thơ ấu của tôi trả qua ở đó. Năm tôi 16 tuổi, bố tôi đưa tôi rời làng vào Donbass. Tuổi thơ ấu và, và thanh niên của tôi ở Donbass. Tôi vào hầm lò, nhớ lại quá khứ, gặp thợ chế biến, nói chuyện với thợ gương lò, nghe cạcc họp của họ, sau đó ra khỏi hầm lò, và nhân viên Cheka cùng với tôi, kết thúc. Một người trong họ (quên họ tên của ông), làm ở vùng Stalin, để lại ấn tượng một người thông minh, có học thức. Ông và báo cáo cho tôi về mọi vấn đề.

Cùng với tôi ở đó có Sherbakov, sau đó được điều về Donbass, rồi sau nữa về Moskva, sau khi người ta bắt Bí thư đảng tỉnh Moskva và đảng uỷ thành phố - Ugarov về Moskva thay thế tôi, khi tôi về Ukraina. Trước đây, Ugarov là người Leningrad, là bí thư đảng uỷ ở Leningad, từng làm việc với Kirov, còn sau đó với Zdanov. Ugarov gây cho tôi ấn tượng rất tốt. Khi tôi làm việc ở Moskva, chúng tôi thi đấu với nhau. Thi đấu thuần thuý hữu nghị. Tôi thích ông, Ugarov cũng quý tôi. Mọi việc tốt đẹp, người ta chọn Ugarov về thủ đô, bỗng nhiên Stalin gọi tôi:

- Về ngay Moskva, chúng ta không yên ổn với Moskva.

Tôi về. Ông nói với tôi rằng Ugarov là kẻ thù nhân dân, kinh tế ở Moskva bị bỏ hoang, Moskva (đã là mùa thu) không có khoai tây khoai tây, không có hoa quả. Khi tôi là người lãnh đạo Moskva, chúng tôi giải quyết thành công vấn đề này và Moskva đảm bảo đủ khoai tây, bắp cải, và các hoa quả khác. Sự thật không phải nhiều mặt hàng, nhưng theo mức thời đấy những thực phẩm thiết yếu chúng tôi đảm bảo.

Chủ tịch Mossoviet thời ấy, theo tôi, Sidorov. Khi tôi là người lãnh đạo các cơ quan Moskva, ông làm việc giám đốc một liên hợp sữa và sản phẩm động vật. Sidorov là người không xấu, nhưng đây là nhận xét ba phải, cần cho tôi hồi tưởng. Stalin nói với tôi:

- Bỏ tất cả lại Ukraina, không xảy ra gì ở đấy đâu, chỗ chúng ta tại Moskva trong tình thế tuyệt vọng. Anh sẽ được bổ nhiệm toàn quyền Ban chấp hành Trung ương Đảng về vấn đề Moskva, đừng đi khỏi đó chừng nào chưa có đủ dự trữ khoai tây và hoa quả cho mùa đông thủ đô.

Lạ lùng thật, một cuộc nói chuyện. Nhưng lạ lùng khi tôi gọi cho Molotov, ông hỏi tôi:

- Khi anh đi khỏi Moskva, anh có duy trì mối liên lạc với hắn không?

Tôi trả lời:

- Không, chẳng có liên lạc gì cả.

- Nhưng vì sao?

- Chúng tôi có một quy tắc thế này: nếu đi khỏi chỗ cũ, thì mọi liên lạc với nó bị ngừng hẳn để không quấy nhiễu sự lãnh đạo mới. Sự liên lạc cần được duy trì không phải với từng cá nhân, mà với Ban chấp hành Trung ương.

- Ugarov là kẻ thù nhân dân. Nếu anh có liên quan với Moskva, thì, có thể, chúng tôi nhanh chóng biết vạch mặt hắn.

- Tôi, từ Kiev vạch mặt khó hơn ở Moskva, gần các đồng chí.

Nếu quả là nói điều này, người cần phải chịu trách nhiệm là trong các uỷ viên Bộ chính trị, thì chính thức ghi nhận rằng người chịụ trách nhiệm là Zdanov. Ông là bí thư tỉnh uỷ, Leningrad, bí thư Ban chấp hành Trung ương. Ông còn là bí thư thành uỷ Leningrad. Tôi cho rằng những than phiền về tôi là không có cơ sở.

Ừ cũng là sự tiếp cận hay ho, cần tìm người có tội, người này giả thiết rằng Ugarov trở thành kẻ thù nhân dân, mặc dù ông không phải là kẻ thù nhân dân như thế, đúng, không thể như thế.

Sau cuộc gọi của Stalin, tôi về công tác ở chỗ trước đây thành uỷ và bắt đầu làm tất cả để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Tôi có nhiều kinh nghiệm: tôi biết rõ Ukraina, Ukraina nơi cung cấp lớn nhất hoa quả. Ngoài ra, tôi biết các cán bộ Moskva. Chúng tôi đảm bảo chở đến hoa quả, tôi ngồi ở Moskva thời ấy khoảng nửa tháng. Chúng tôi tổ chức phiên họp toàn thể tỉnh uỷ. Stalin nói:

- Anh tiến hành phiên họp toàn thể và loại Ugarov khỏi chức vụ của hắn (Ugarov vẫn còn chưa bị bắt).

Tôi đặt vấn đề:

- Chọn ai?

Stalin suy nghĩ lâu, đi đi lại lại, lập luận đọc to thành tiếng, kêu:

- Sherbakov.

Trước đây Sherbakov lãnh đạo ở Siberi, trong tỉnh uỷ. Khi tôi về Ukraina, ông về Donbass, để tăng cường.

- Làm đi - Stalin nói - chọn Sherbakov ở chỗ anh.

- Nếu cần, đồng chí cứ lấy. Cũng có những chứng cớ về Sherbakov đấy. Người ta chỉ Sherbakov là kẻ thù nhân dân: chứng cớ như thế, liệu có đáng tin tưởng. Ông nghĩ thế nào với ông ấy.

Stalin lại đi đi lại lại, suy nghĩ, sau đó nói:

- Thôi thế này. Dù sao chăng nữa, cứ lấy Sherbakov, nhưng phải cử một bí thư thứ hai người Moskva kèm Sherbakov, người đó chúng ta phải biết rõ, và phải nói với ông ta rằng rằng có những tư liệu nói là Sherbakov liên quan với kẻ thù nhân dân, cảnh báo để ông ta theo dõi Sherbakov. Nếu có cái gì tỏ ra nghi ngờ, hãy nói cho Ban chấp hành Trung ương.

Nhưng ai là người thứ hai? Người ta hỏi Malenkov. Malenkov trả lời:

- Popop.

Khi Popop làm việc ở chỗ Malenkov, Ban tổ chức, hình như là phó của Malenkov. Tôi quen Popop, nói với ông một cách tin tưởng bảo là, ông về tỉnh uỷ Moskva. Ban chấp hành Trung ương tin tưởng ông, còn ông, mặt khác, phải là con mắt của Ban chấp hành Trung ương, quan sát Sherbakov. Sherbakov từng làm việc ở Moskva trước đây: từng là bí thư thứ nhất Hội nhà văn Liên Xô trong thời Maxim Gorky. Có va chạm gì đó giữa ông với Gorky. Gorky chống Sherbakov, vì rằng Sherbakov can thiệp vào công việc cụ thể các nhà văn, và ông phải về Leningrad, sau đó về Sibiri và Donesk. Phiên họp toàn thể diễn ra tốt. Người ta chọn Sherbakov. Nhưng tại Donbass, theo tôi, chúng tôi đưa một người địa phương từng làm việc ở chỗ Sherbakov, làm Bí thư thứ hai tỉnh uỷ.

Trở lại Donbass, tôi đến các hầm mỏ và nhà máy, với các cán bộ, đi khắp các vùng cũ, nhớ lại quá khứ, khi tôi ở đó là công nhân và sau này là cán bộ Đảng. Tôi quyết định đi về Gorlovk. Người ta nói cho tôi, Gorlovk không yên ổn với bí thư Quận uỷ. Tôi nói với thủ trưởng NKVD địa phương: tôi đến đó và tôi xem xét, thảo luận với người ấy. Tôi đến. Tôi không quen Bí thư Quận uỷ. “Tài liệu” về ông ta, có. Người ta cũng cho tôi xem, và thủ trưởng NKVD không nghi ngờ, đó kẻ thù chưa chết, vẫn còn những tổ chức mưu phản. Người ta bắt ông ta khi tôi đến Gorlovk (quy mô chiến dịch rất lớn). Sau một vài giờ, có biên bản hỏi cung đầu tiên, và người này thú nhận: chỉ cái này… cái kia, người này lôi kéo ông… người kia cùng với ông… v.v… Lúc đó trong ban lãnh đạo có 3 Bí thư Quận uỷ: bí thư thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Bí thư thứ nhất khai là bí thư thứ hai và ba cũng bị lôi kéo về phía sông ta.

- Việc như thế ư? - tôi hỏi thủ trưởng NKVD.

- Vâng, biết, như thế… như thế…

Bắt cả Bí thư thứ hai. Sau một thời gian người ta đọc cho tôi nghe biên bản hỏi cung. Tôi chú ý đến việc giải nghĩa sự thừa nhận của Bí thư thứ nhất và thứ hai trong việc phạm tội, nó giống nhau đến từng chữ, và được ghi bởi cùng một điều tra viên. Tôi nói:

- Sao có thể giống nhau đến từng chữ như thế? Liệu điều tra viên thẩm vấn họ riêng rẽ?

- Ông cũng biết, việc này chỉ có một người và một điều tra viên, viết theo mẫu.

Đối với tôi, điều này tỏ ra có những chỗ khuất tắt gây ngờ vực. Vả lại, có vấn đề giấy tờ, lập biên bản, theo thực chất, tôi tin rằng người ta thú nhận ra. Cả hai người đều chỉ ông Bí thư thứ ba - Gaevoi. Tôi xem tiểu sử ông: công nhân địa phương, mọi người biết ông. Tôi nói:

- Triệu tập đảng uỷ.

Phiên họp khu uỷ tiến hành. Thành phần khu uỷ có những người tuổi tương đối đáng kính trọng. Tôi nói:

- Thưa các đồng chí, bí thư thứ nhất và bí thư thứ hai (thủ trưởng NKVD có thể trình bày tỷ mỷ hơn) tỏ ra có liên quan với kẻ thù nhân dân.

Bí thư thứ nhất là như thế này… Một tổ chức thù địch với đất nước dường như do ông hình thành ra. Trước đó ông bị bắt. Và khi đó những uỷ viên khu uỷ, những người cao tuổi, phát biểu như thế này:

- Đồng chí Khrusev, chúng tôi không biết họ, họ là những người từ đâu đến, được cử đến chỗ chúng tôi, nhưng Gaevoi lớn lên ở làng này. Chúng tôi biết ông ta từ khi đó, khi ông mặc quần thủng đít, và chúng tôi biết thân sinh ông. Đây là người của chúng tôi, và chúng tôi bảo đảm cho ông ấy.

Tôi nói:

- Được. Lần này các ông bảo đảm, thì thủ trưởng NKVD, có mặt ở đây, còn kiểm tra một lần nữa, và đừng ai làm hỏng Gaevoi, dưới sự đảm bảo của các ông.

Gaevoi được thả tự do. Sau một thời gian ông được điều làm Bí thư thứ hai tỉnh uỷ Stalin, còn sau đó, hình như, thậm chí bí thư thứ nhất. Có thể bây giờ tôi không tiếp tục trình bày tất cả và trường hợp Gaevoi xảy ra từ trước khi Sherbakov đến, vì rằng, theo tôi, chính Sherbakov đưa Gaevoi làm Bí thư tỉnh uỷ. Nhưng việc không phải ở chỗ là đồng nghiệp của ông. Bằng phương pháp như thế, “kẻ thù nhân dân” được tạo ra. Và những tổ chức Đảng cao cấp, và những người lãnh đạo cao cấp thậm chí như tôi, có địa vị tương đối cao (tôi trong thời gian ấy là uỷ viên Bộ chính trị) tỏ ra có quyền lực hoàn toàn, cũng có những tài liệu, được các nhân viên NKVD đưa ra, mà những nhân viên NKVD quyết định số phận và của người này người khác Đảng viên hoặc không Đảng viên.

Khi đó tại Donbass tôi đụng phải việc một số giáo viên Viện mỏ mang tên Artem (tôi tốt nghiệp khoa lao động của trường này năm 1925), những người, mà tôi rất kính trọng, cũng là “kẻ thù nhân dân”.

Trong số kỹ sư mỏ, có Gerchikov, người Do Thái, nhà toán học rất giỏi và rất khoẻ mạnh, nhân thể nói thêm, nhà điền kinh. Sau đó ông làm việc ở công nghiệp than và là một kỹ sư mỏ. Bỗng dưng ông cũng rơi vào nhóm những người làm hại, nhưng không phải trong thời kỳ chiến dịch khám phá người làm hại, mà là trong thời kỳ vạch mặt “kẻ thù nhân dân”.

Dân uỷ viên công nghiệp nặng là Kaganovich đến Donbass, làm một bài phát biểu lớn, kể ra hàng chục kẻ thù nhân dân bị vạch mặt và đọc tên những người này, trong số đó có cả Gerchikov. Tôi đau lòng nhận ra rằng Gerchikov, người mà tôi biết rõ và kính trọng, cũng là kẻ thù nhân dân. Tôi về Donbass cuối năm 1938 và ngẫu nhiên gặp Gerchikov. Tuy nhiên đây không còn là Gerchikov như trước nữa, chỉ còn bóng dáng ông. Tôi hỏi:

- Ông khoẻ không?

Ông trông có vẻ buồn bã, kín đáo. Ông lầm rầm rằng ốm yếu, rằng bị bắt. Sau đó người ta kể rằng ông bị đánh đập tàn tệ, cướp đi sức khoẻ của ông, chẳng bao lâu thì ông chết.

Nói chung chuyến đi về Donbass được giải thích rằng ở đó không còn những người lãnh đạo công nghiệp than và chỉ còn những người phó. Phải đưa ra người mới. Kaganovich đưa ra những người tốt và lương thiện, nhưng ít được đào tạo, chưa được học hành tử tế. Người ta đưa cả Nikita Izotov, một công nhân rất tốt, một người lao động tiên tiến. Nhưng để là người lãnh đạo công nghiệp than, tất nhiên, ông không thích hợp. Và Dyuakov cũng được đưa ra, nhưng cũng hoàn toàn không thích hợp. Người ta phàn nàn với tôi về Dyuakov:

- Đồng chí Khrusev, Dyuakov gọi một kỹ sư. Người kỹ sư báo cáo với ông. Và nếu một điều gì đó ông không vừa ý hoặc ông không hiểu, ông ta chỉ có một luận cứ như thế này: “Anh nhìn đi, tôi… phát vào mông anh đấy”. Và mỗi người chúng tôi, kỹ sư, hai lần trong một ngày đêm đến chỗ ông, để ông phát nó.

Tôi nói cho Stalin rằng không thể cất nhắc như thế. Chúng tôi có các kỹ sư, họ hoàn toàn có thể lãnh đạo. Stalin đồng ý với tôi. Người ta đưa Zasiadko vào loên hợp than Stalin. Sau chiến tranh ông trở thành phó chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, bây giờ đã chết. Một người có nhược điểm lớn: ông uống rượu suốt ngày, một người đáng thương. Nhưng là một người quản lý hành chính và người tổ chức rất tốt, biết nghề mỏ một cách tuyệt vời. Lúc ấy, theo tôi, tại Donbass có một liên hợp trong ngành than và luyện kim, đứng đầu là các các kỹ sư mới. Tôi không tính đến và không nhớ tên tuổi của mọi người, lãnh đạo liên hợp hoặc đã chết trong thời gian ấy.

Dần dần tình thế trong nông nghiệp và trong công nghiệp bắt đầu đầu ổn định. Công nghiệp bắt đầu thực hiện những kế hoạch, cả than, cả luyện kim, và chế tạo máy. Nông nghiệp cũng bắt đầu lấy lại sức lực. Những cán bộ mới được bênh vực, sự đàn áp có yếu đi. Các vụ bắt bớ cũng không tràn lan, dường như chỉ lựa chọn những ai bị nhắc đến trong các biên bản đấu tranh khi bắt và hành quyết “kẻ thù nhân dân”.

Nông nghiệp tăng dần. Một hôm, Dân uỷ tài chính Zverev gọi tôi:

- Ông bán ít bánh mỳ trắng, đặc biệt bánh mỳ gối và bánh sừng bò.

Vấn đề là ở chỗ những thực phẩm này được bán theo giá cao như hàng hoá của bộ tài chính, doanh thu từ việc bán này đưa vào tích luỹ để công nghiệp hoá. Tôi cũng nhớ lại củ cải đường khi đó cũng chỉnh đốn tình hình. Và ngũ cốc cũng thế: luá mỳ thu mua­ hơn 400 triệu pud (đơn vị đo lường cũ của Nga, chừng 16 kg). Trong thời gian đó là một con số lớn đối với Ukraina. Sau chiến tranh vệ quốc, khi tôi trở lại công tác tại Ukraina, người ta cung cấp khoảng 700 triệu pud bánh mỳ. Nhưng đấy là thời gian khác. Nhưng vào thập niên 1930 Ukraina quả là người nuôi sống Liên Xô theo cách nghĩ ngũ cốc, đường và nói thậm chí không cần nói thêm nữa. Ngoài ra, còn trồng nhiều hoa quả, thuốc lá, hướng dương.

Khi tôi về Ukraina và khởi đầu cương vị của mình Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina, có lần viện sỹ Ukraina Paton gọi tôi. Trước đây tôi đã nghe về ông, nhưng chưa bao giờ gặp ông. Người ta thông báo cho tôi rằng đây là một người rất hay, nhà chế tạo máy giỏi, say mê vấn đề cấu trúc hàn cầu. Ông đề nghị tôi tiếp ông, và tôi tiếp ông. Một người rắn chắc, đã có tuổi, trọng lượng trung bình, tráng kiện, mặt như sư tử, mắt sắc. Chào hỏi xong, ông lôi từ trong túi một mẩu kim loại và đặt lên bàn:

- Đây, hãy xem, đồng chí Khrusev, viện chúng tôi có thể làm được cái gì. Đây là sắt viên (có lẽ độ dầy chừng 10 mm), và tôi hàn nó như thế này.

Tôi nhìn mối hàn. Bởi vì chính tôi là thợ luyện kim, tôi thường gặp các mối hàn. Đây là một mối hàn lý tưởng, vẻ bề ngoài nhẵn như tờ giấy. Ông nói:

- Đây là hàn trong chất lỏng phù trợ.

Từ “chất lỏng phù trợ” khi đó tôi nghe lần đầu tiên. Và Paton còn có những phát minh khác. Ông kể, những khả năng mối hàn làm tan dưới chất lỏng phù trợ, đem lại lợi ích như thế nào, giảm nhẹ sức lao động ra sao, nâng cao hiệu suất làm việc và chất lượng hàn và nói chung, đặc biệt là độ tin cậy của chúng. Ông say mê ý tưởng hàn tất cả các cấu trúc sắt từ kim loại đen - cầu, vì kèo để làm mái nhà và v.v…, và chứng minh, chúng làm thuận lợi việc hàn không cần keo, vẽ ra trước mắt tôi một bức tranh, что chẳng bao lâu ông chế tạo máy hàn tự động dùng để hàn tàu thuỷ. Mắt của ông sáng lên, lời nói của ông đầy vẻ tự tin, ông buộc những người khác tin vào ý tưởng của ông. Ông biết cách để đạt được kết quả của mình cho những người không phải là người chuyên mô tin chúng theo đúng chứng cứ của mình.

Tôi bị quyến rũ bởi cuộc gặp và nói chuyện với Paton, những tiến bộ của ông, ý tưởng cách mạng kỹ thuật. Bây giờ có thể nói rằng Evgeni Oskarovich - cha đẻ của hàn công nghiệp của Liên Xô. Con trai ông - bây giờ là Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Ukraina, hoàn toàn xứng đáng với người cha của mình. Sau cái chết của Paton (bố) tôi nhiều lần gặp gỡ với Boris Evgenievich nhiều lần nghe ông, ông cho tôi xem những mẫu mới đạt được trong lĩnh vực hàn. Một loạt công trình này vượt xa giới hạn của viện, chúng được đưa vào rộng rãi trong sản xuất. Tại cuộc gặp mặt đầu tiên, Paton (bố) nói:

- Tôi có điều phàn nàn về giám đốc nhà máy kiến trúc kim loại Dneprо-Petrovsk tại Kiev. Tôi mời ông ta tới viện xem công việc của chúng tôi. Tôi muốn biểu diễn việc hàn kết cấu kim loại để đưa vào nhà máy của ông ta, trước hết là hàn tự động dưới chất lỏng trợ lực. Ông ta không dành thời gian đến với tôi mà lại bỏ về Dnepropetrovsk. Thế đấy, những người xô viết thuộc về những người mới. Sự áp dụng hàn tự động đem lại sự tiết kiệm kim loại, đẩy nhanh xây dựng và nâng cao năng suất lao động.

Tôi trả lời:

- Cám ơn anh đã nói cho tôi. Ông giám đốc nhà máy sáng mai sẽ có mặt ở chỗ ông.

Ngay lúc có mặt ông tôi gọi Zadionchenko bí thư tỉnh uỷ Dneprо-Petrovsk. Ông là người rất hành động, hiểu ngay bản chất công việc và trả lời:

- Bây giờ tôi sẽ gọi ông ta, sáng mai ông ấy sẽ có mặt ở Paton.

Hôm sau giám đốc lại bay đến Kiev. Paton hài lòng gọi cho tôi và nói rằng ông giám đốc này đang ở chỗ ông, và họ tìm thấy tiếng nói chung.

Cuộc nói chuyện với Paton gây cho tôi những ấn tượng mạnh. Tôi viết thư cho Stalin, trong đó nói hết tất cả cái gì mà viện sỹ kể cho tôi và cái gì mà chính mắt tôi nhìn thấy, khi tới thăm viện của ông ta, tiếp xúc với công nhân của ông. Trong thư, tôi rất khen ngợi Paton, phấn khởi về công việc của ông và viết triển vọng lớn trong tương lai sử dụng phương pháp hàn này, nhấn mạnh, nhấn mạnh rằng phải đẩy mạnh рcông việc của Paton để nhanh chóng đưa chúng vào thực tế ở nhà máy chúng tôi.

Một thời gian ngắn sau, Stalin gọi tôi và đề nghị tôi về Moskva. Bây giờ tôi còn đi tàu hoả. Lúc đó uỷ viên Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng không đi máy bay, có lệnh cấm. Lệnh cấm ấy xuất hiện một cách thú vị. Mikoyan đã kể cho tôi có lần ông đi đến Belorussia, phi công đề nghị ông đi máy bay. Ông đồng ý bay. Điều này sau đó được viết trên báo. Stalin đọc, biết Mikoyan bay bằng máy bay và phi công khi ấy thực hiện những cú nhào lộn dành cho phi công hạng cao, đề nghị tuyên án khiển trách Mikoyan vì những liều lĩnh không cần thiết. Rồi ra một biên bản cấm các uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản toàn Nga (b) và Bí thư nước cộng hoà Ban chấp hành Trung ương bay, điều này được coi là khá nguy hiểm. Chúng tôi chỉ bay trong thời gian chiến tranh.

Tôi rất thích máy bay và thường bay, khi có điều kiện mà không làm Stalin lo ngại. Tôi thường bay, khi làm việc tại Kiev những năm 1928-1929. Ở đó phi công Deych phục vụ. Tôi đi đến Rzinsev, và phi công Deych “đãi” lần đầu tiên trong đời bằng chuyến bay. Điều này gây cho tôi ấn tượng mạnh. Sau đó tôi thường bay trên “Junkers“.

Trên “Junkers” khi đó thường chở tư lệnh không quân Liên Xô Baranov. Về sau này ông chết thảm khốc. Đó là một người tuyệt vời, bạn thân của Yakir. Khi ông bay đến Kiev, cho phép tôi bay trên máy bay của ông. Như vậy tôi cũng đã là “con sói trên không“. Nhưng khi là bí thư Thành uỷ Moskva, tôi thậm chí đã bay trên máy bay thí nghiệm “Stal-2” cùng với Dân uỷ viên hàng không dân sự. Tôi bay cả trên khinh khí cầu cũng với Dân uỷ viên hàng không dân sự. Mặc dù cũng đã bay nhiều, bây giờ lại bị cấm, vì thế tôi từ Kiev về Moskva chỉ bằng tầu hoả.

Về Moskva, tôi gặp Stalin, một lần nữa kể về Paton. Ông cướp lời tôi:

- Tôi gọi anh đến về vấn đề này. Tôi đọc thư và tôi rất thích nó. Tôi hoàn toàn đồng ý với ông đánh giá công trình này và muốn nói chuyện với ông, còn sau đó đưa vấn đề này cho Ban chấp hành Trung ương và viết quyết định đưa vào sản xuất. Nhưng Paton là người thế nào? Ý nguyện của ông ta thế nào? Ông ta còn khoẻ không, nếu chúng tôi cho ông làm Hội đồng Dân uỷ toàn quyền và cho ông thư uỷ nhiệm không hạn chế về việc áp dụng phương pháp hàn trong sản xuất. Ông ấy có thể ép những người quan liêu phải đưa việc hàn vào sản xuất?

Tôi trả lời:

- Chừng mực nào tôi biết Paton, nếu trao cho ông thư uỷ nhiệm như thế, những người quan liêu sẽ không còn gì bấu víu. Ông ấy sẽ không cho họ lẩn tránh. Ông ấy là người ý chí kiên trì lắm.

Lúc ấy Stalin bảo tôi không quay về Kiev, để gọi Paton lên nhận quyết định, cho phép ông toàn quyền tổ chức áp dụng trong sản xuất phương pháp hàn mới. Khi Paton đến, Stalin trao cho ông một số vấn đề và làm quen với ông. Ông cũng gây một ấn tượng lớn, rất tốt đối với Stalin: Paton là người có ý chí, có tổ chức, biểu thị rõ ràng và khúc chiết ý nghĩ của mình, mặt mũi có khí phách và sắc bén, con mắt nhìn thấu suốt. Ông buộc người ta phải coi trọng ông và ông có ảnh hưởng đến những người gặp ông. Điều này làm cho Stalin thích thú. Paton nhận thư uỷ nhiệm, và lúc ấy tôi mới quay về Kiev.

Tôi hỏi tỷ mỷ Paton về khả năng hàn, tôi nảy ra ý nghĩ dùng phương pháp này để hàn thân xe tăng hàng loạt. Tôi hỏi ông:

- Liệu có thể hàn thép xe tăng?

Ông suy nghĩ:

- Phải nghiên cứu. Tôi không thể bây giờ trả lời ông được. Nhưng thép bọc có độ dày bao nhiêu?

- Hình như gần 100 mm.

- Khó đấy, nhưng chúng tôi sẽ thử. Tôi nghĩ, làm được.

Tôi lại một lần nữa gặp Paton để biết thép nào, chi tiết nào, kim loại nào và độ dầy nào ông có thể hàn bằng phương pháp của mình. Tôi hy vọng, phương pháp của ông có thể có ích để hàn thân xe tăng. Chiến tranh đang đến gần.

Khi tôi lại đặt vấn đề này, Paton nói cần biết thành phần. Tôi đề nghị ông đến nhà máy xe tăng Kharkov. Ban đầu đây là nhà máy, hình như, Gartman, còn sau đó được gọi là KhPZ (nhà máy sản xuất đầu tầu hoả Kharkov mang tên Quốc tế cộng sản), nhưng ở đó sản xuất cả những sản phẩm mới - xe tăng thành phẩm và động cơ diesel. Tôi nói:

- Tôi đề nghị giám đốc nhà máy và bí thư Đảng uỷ (giám đốc là Maksaev, còn Đảng uỷ - Episev (bây giờ Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội và hải quân Liên Xô), để ông tiếp xúc với sản xuất và các nhà thiết kế. Ông tự nghiên cứu sản xuất và sau đó nói cho tôi suy nghĩ của mình.

Paton đến Kharkov, làm quen với sản xuất xe tăng, sau đó nói cần một thời gian suy nghĩ, nhưng tin rằng có thể tổ chức hàn tự động vỏ xe tăng dưới dung dịch trợ lực. Tôi nói với ông:

- Đây là một thắng lợi to lớn đối với đất nước và đối với quân đội. Một công việc lớn.

Paton làm việc cùng với các nhà thiết kế xe tăng và các đốc công của nhà máy, những người chịu trách nhiệm những chi tiết xe tăng mà họ hàn. Tôi muốn kết thúc kể về Paton và sự tham gia của ông trong sản xuất xe tăng, về đóng góp lớn của ông trong chiến thắng của Hồng quân, vì rằng xe tăng quả là bắt đầu được hàn, như miếng bánh tráng của lò do sự giúp đỡ của Paton. Khi chiến tranh lan rộng và những sự kiện dồn ép bất lợi cho chúng tôi, Hồng quân phải rút lui, nói riêng, Kharkov, chúng tôi bắt buộc phải sơ tán công nghiệp Kharkov về phía đông. Sản xuất xe tăng từ Kharkov chuyển đến Ural. Đảng uỷ thiết kế cũng đến đó. Cả Paton cũng đến đó. Ở đó nhanh chóng thu xếp sản xuất xe tăng ở chỗ mới. Paton đóng góp lớn vào tổ chức sản xuất xe quân sự. Đó là một người rất hay, lúc ấy không còn trẻ nữa và như đã nói, là sản phẩm của chế độ cũ về ý thức, được giáo dục trong thời Nga hoàng.

Năm 1943 Stalin gọi tôi bay về Moskva. Stalin thường gọi tôi từ mặt trận về để nói chuyện. Thời kỳ này Paton ở Moskva. Ông đề nghị gặp tôi. Tôi tiếp ông, nghe, và ông trao cho tôi một bức thư cho Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông viết rằng cha ông phục vụ cho Nga hoàng, làm lãnh sự ở Italy, có lẽ ở Genue.

“Khi cách mạng thành công - ông viết - tôi cũng đã trưởng thành và, đương nhiên, thuộc về cách mạng một cách không nghiêm túc. Tôi cho rằng điều này không lợi đất nước ta, vì đã chống lại cách mạng tháng Mười. Nhưng tôi không có một hành động chống đối và không tham gia vào bất kỳ các tổ chức nào chống xô viết. Nếu có thể được biểu thị như thế, tôi chờ đợi rằng chính quyền này không tồn tại lâu lâu, nó sẽ bị tan rã, vì rằng nó không có tương lai và không vững chắc. Thời gian trôi đi. Tôi thấy thời gian đã thử thách chính quyền và chính quyền vẫn tồn tại. Sau đó chính quyền trở nên vững chắc, tỏ rõ khả năng tổ chức của mình, tỏ rõ hướng hoạt động, cái đó làm tôi làm hài lòng. Tôi hài lòng về những gì mà chính quyền xô viết đã làm. Với hàng năm sự hoạt động hấp dẫn chính quyền Xô viết lớn dần và tràn ngập lòng tôi. Tôi bắt đầu làm việc tốt hơn và trở thành hoà nhập với thực chất, được chính quyền xô viết xây dựng. Nhưng dù sao chăng nữa tôi không quên, tôi và chính quyền xô viết trong những ngày đầu tiên cách mạng, và vì thế tôi cho rằng tôi không có quyền có sự ủng hộ nào từ phía chính quyền Xô viết hoặc sự tín nhiệm đặc biệt với tôi. Tôi tiếp tục làm việc trung thực ở mảnh đất nơi tôi làm việc. Lúc ấy chiến tranh bắt đầu, và tôi được đưa đến chế tạo xe tăng. Tôi cho rằng tôi có đóng góp lớn vào sự phòng thủ đất nước ta, tổ chức sản xuất hàng loạt vỏ xe tăng, đưa máy hàn tự động dưới dung dịch trợ giúp theo khả năng của mình. Từ lâu, tôi đứng về chính quyền xô viết. Giờ đây tôi cảm thấy rằng tôi có quyền về mặt tinh thần gửi tới Đảng đề nghị nhận tôi vào hàng ngũ của mình. Vì thế tôi viết bức thư này và chuyển nó đến Ban chấp hành Trung ương tuyên bố về chấp nhận tôi vào Đảng. Tôi đề nghị ủng hộ tôi, tôi ước gì ngay bây giờ là một Đảng viên”.

Bức thư này làm tôi sung sướng, vì rằng Paton là người kiệm lời. Tôi cảm thấy lòng chân thật sâu sắc của ông thừa nhận chính quyền Xô viết là chính quyền nhân dân, thừa nhận Đảng cộng sản là nhà tổ chức chiến thắng kẻ thù. Tôi rất sung sướng về mong muốn của Paton- đăng ký chính trị để tham gia cuộc chiến tranh chống phát xít Đức, trở thành Đảng viên. Tôi nhận thư của ông và nói rằng tin tưởng ông sẽ được chấp nhận vào hàng ngũ Đảng cộng sản toàn Nga (b).

- Tôi trình đồng chí Stalin, và ông sẽ biết quyết định của Ban chấp hành Trung ương.

Tôi không nhớ, bao lâu sau, tôi gặp Stalin, kể hết tất cả với ông ta và trao cho ông bức thư này. Stalin cũng xúc động - ông hiếm khi thể hiện ý nguyện của mình - và nói:

- Ừ được, cứ giải quyết cho Paton, ông xứng đáng được kính trọng.

Và bây giờ tôi trình để ra quyết định:

- Chấp nhận đồng chí Paton vào đảng không tính đến thời gian thử thách.

Trong thời gian, chờ chấp nhận Paton vào Đảng, phải qua thủ tục, theo đó những người thành phần tư sản hoặc trí thức, nhất thiết phải qua thời gian thử thách kéo dài hai hoặc ba năm. Nhưng với Paton, thủ tục đó không cần, không được áp dụng. Có lẽ do công lao đặc biệt của ông trước tổ quốc và Đảng, ông được chấp nhận vào Đảng ngay lập tức. Tôi rất hài lòng. Thứ nhất, tôi vui mừng vì Paton và vì đất nước, vì công việc mà Paton đã cống hiến cho đất nước và quân đội. Thứ hai, tôi hài lòng rằng bằng trách nhiêkm của mình, tôi làm quen với ông, hiểu vai trò của ông và tuyển mộ một công việc lớn như thế: sản xuất xe tăng. Sau chiến tranh Paton quay về chúng tôi tại Viện hàn lâm Ukraina, trở thành phó chủ tịch Viện hàn lâm và tiếp tục công việc của mình một cách vững vàng như đã làm trong thời gian chiến tranh và trước chiến tranh.

Khi chúng tôi gặp bất hạnh, bất hạnh cả đối với Ukraina, và đối với khoa học - chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Ukraina Bogomoles từ trần, ông được mọi người rất kính trọng, với đặt ra là sẽ là chủ tịch Viện hàn lâm? Người ta nói với rôi rằng các nhà khoa học Ukraina băn khoăn. Điều này là do nhiều người trong số họ nghĩ rằng Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina sẽ giới thiệu chính Paton. Họ biết tôi kính trọng Paton, nghĩ rằng ứng cử viên này, không còn nghi ngờ gì nữa, được nêu ra. Lúc ấy cần nói rằng trong Viện hàn lâm khoa học Ukraina có nhiều ý kiến khác nhau về Paton. Tôi cho rằng đa số tuyệt đối các nhà khoa học kính trọng ông rất cao như một nhà bác học. Nhưng mọi người rất sợ tính cách của ông và vì thế sợ rằng ông trở thành chủ tịch Viện hàn lâm. Mọi người biết suy nghĩ của ông, không chịu nổi tính ba hoa khoác lác, cụ thể trong công việc. Ông có ý chí kiên trì rất cao. Tin đồn đến tai tôi là nếu chủ tịch Viện hàn lâm là Paton, là do Khrusev ủng hộ ông, và ông sẽ đuổi người thứ hai, thứ ba… và biến Viện hàn lâm khoa học thành một xưởng thực nghiệm cao cấp. Nghĩa là buộc tội ông theo chủ nghĩa thực hành. Vâng, đây chính là một con người biết đặt kiến thức khoa học vào phục vụ sự nghiệp. Ông không chịu đựng nổi những cuộc bàn luận trừu tượng và những cãi vã vô bổ dưới mác học thuật. Quả là, với những người như thế, ông có thể là mối đe doạ.

Chúng tôi biết tất cả những quan hệ như thế vớiông, và vì thế chúng tôi không nảy ra ý tưởng giới thiệu ông vào chức vụ chủ tịch Viện hàn lâm. Nếu phải “gây sức ép” khi bỏ phiếu, thì sẽ gặp những điều không tốt. Chính Paton cũng không thiên về điều này. Ông say mê công việc của mình và của viện mà ông lãnh đạo. Bây giờ viện này nổi tiếng không những ở nước ta, mà viện còn chiếm một vị trí tương đối cao trên thế giới về hàn kim loại. Sau khi Paton chết, lãnh đạo viện là con trai ông, Boris, bây giờ là chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Ukraina.

Khi Paton chết, Tại Kiev, một chiếc cầu mới được xây xong qua sông Dnepr. Đó là chiếc cầu lớn nhất ở Kiev. Nó được hàn toàn bộ. Paton cố đạt được điều này, và tôi ủng hộ ông, để áp dụng cấu trúc hàn toàn bộ. Ông là nhà kỹ thuật, là người lãnh đạo hàn cầu. Trong thời gian tôi về công tác ở Ukraina. người Ukraina có ý định tặng tên tooi cho chiếc cầu. Điều này làm tôi ngạc nhiên, đặc biệt vì rằng trước đó chúng tôi đã quyết định cấm phong các xí nghiệp, cơ quan, nông trang và v.v… mang tên các nhà lãnh đạo Đảng và Chính phủ khi còn đang sống. Và thậm chí hàng loạt tên tặng thưởng được trước đây, chúng tôi bằng quyết định đặc biệt đã bỏ đi. Như tôi nói đùa, người ta tước đoạt hết quyền và vị thế của những người “khoắng” về mình những xí nghiệp, nhà máy và thành phố. Cuộc thi đấu như thế thậm chí là không lành mạnh, tên của họ được tặng cho một lượng lớn xí nghiệp và nông trang. Điều này là dã man! Khi Lenin còn sống điều này, theo tôi, chưa hề có. Sau đó có lúc tặng tên của Budienyi còn sống (anh hùng nội chiến). Cũng tặng tên những người đã chết để tưởng nhớ sự nghiệp mà họ thực hiện đối với Đảng và nhân dân.

Tôi hỏi người Ukraina:

- Vì cái gì các anh muốn tặng tên tôi cho chiếc cầu? Điều này vi phạm trắng trợn quyết định của Ban chấp hành Trung ương. Tôi chống, hơn nữa điều này vì chính tôi là người khởi xướng quyết định như thế. Các anh không hiểu đặt tôi vào tình thế như thế này? Tôi đề nghị các anh không mang cái đề nghị ấy đi đâu cả. Và chẳng cần tìm kiếm lâu ai xứng đáng hơn, để của nó được thưởng cho chiếc cầu này? Chẳng hạn, viện sỹ Paton. Tôi đề nghị, hãy đưa những đề nghị như thế, và Chính phủ chuẩn y nó.

Thế là chiếc cầu mang tên Paton. Và bây giờ chiếc cầu này, như người ta nói, sống và khoẻ mạnh, còn mọi người đi lại qua nó. Tôi nhớ đến lời của người xây dựng nó - viện sỹ Paton.
Năm 1941 khó khăn



Chiến tranh kề sát chúng tôi. Không phải chúng tôi gây ra chiến tranh, mà là nó kéo đến chúng tôi. Chúng tôi đã nói về điều này và người ta đã làm tất cả để kẻ thù làm chúng tôi bất ngờ, để quân ta ở mức cao về tổ chức, trang vị và khả năng chiến đấu, công nghiệp chúng tôi có mức tương xứng phát triển, đảm bảo mọi nhu cầu cần thiết trang bị và phương tiện quân sự, nếu nổ ra chiến tranh, nếu kẻ thù tấn công chúng tôi. Và thế là chiến tranh không thương xót ập đến chúng tôi. Cái gì được làm trong quân đội, cụ thể không thể nói được, vì rằng tôi không biết. Tôi không biết ai trong số các uỷ viên Bộ chính trị biết tình hình cụ thể, biết tình hình quân đội chúng tôi, vũ khí và công nghiệp quốc phòng. Tôi nghĩ rằng hoàn toàn, hình như không ai biết, trừ Stalin. Hoặc chỉ một số người trong vòng rất hẹp biết, vâng, và không phải biết tất cả các vấn đề. Sự điều động cán bộ, những người có hiểu biết nhiều để chuẩn bị chiến tranh, cũng do Stalin làm.

Giữ “ghế” Ban tổ chức là Sadenko, một người, nổi tiếng với tính cách của mình. Ông là người có tính hung dữ trong quan hệ với mọi người. Sau đó “ngồi” ở Ban tổ chức là Golikov, từ tình báo chuyển về. Bây giờ chính xác không thể nhớ lại, nhưng ông cũng gần Stalin và tham gia những vấn đề này. Mekhlns có ảnh hưởng rất mạnh đến, nhưng chủ yếu trong vấn đề công việc chính trị. Ông là thủ trưởng Tổng cục chính trị, tuy nhiên ông thường vượt ra khỏi khuôn khổ chức năng của mình, vì rằng với tính kiên trì của mình, mà Stalin rất thích. Ông nhiều lần cho Stalin những lời khuyên, và ông được xem là Stalin. Hình như điều này không có lợi cho quân đội.

Trước chiến tranh vệ quốc không lâu, Timosenko trở thành Dân uỷ viên quốc phòng. Tôi không biết, Timosenko triển khai công việc mới của mình ra sao, nhưng tôi nghĩ rằng công việc được tổ chức tốt hơn trước khi ông đến. Tôi không nói về Vorosilov biết công việc quân sự sâu đến chừng mực nào. Nhưng người ta nói ông là một người thích làm mẫu trước ống kính máy ảnh máy quay phim ở hoạ sỹ lão làng Gerasimov hơn là lãnh đạo vấn đề chiến tranh. Vì thế ông thường tham gia nhà hát opera và các diễn viên nghệ thuật, đặc biệt opera, và ông chiếm được vinh quang người am hiểu opera và cho ca sỹ nào đó những đặc tính độc đoán. Thậm chí vợ ông cũng nói điều này. Có lần tôi nghe thấy nói về một nghệ sỹ. Bà không ngẩng mắt và nói:

- Kliment Efremovich không có ý đặc biệt cao về ca sỹ này.

Điều này xem như là kết luận cuối cùng. Ông ta có những dữ liệu nào cho điều này và vì sao xuất hiện những phàn nàn như thế, khó giải thích. Sự thật Kliment Efremovich thích hát và đến những ngày cuối cùng của mình, khi tôi còn gặp ông, ông luôn luôn hát, mặc dù cũng đã khó nghe. Ông hát khá. Ông kể cho tôi, ông đã học trường dạy hát: cũng như Stalin, trong đời đã hát trong dàn đồng ca nhà thờ.



[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/Vorosilov4.jpg[/IMG]



Năm 1940, tại Ukraina, Zukov chỉ huy quân đoàn Quân khu đặc biệt Kiev. Đầu 1941 người ta chuyển Zukov đi, và bổ nhiệm Kirponos. Theo tôi, trước Zukov và trước Mereskov, Tham mưu trưởng là Boris Mikhailovich Saponikov. Điều này - tuyệt đối uy tín đối với một quân nhân cao cấp. Trong thời gian ấy làm việc trong Bộ tổng tham mưu có cả Sokolovsky và Vasilevsky, hai nhà chuyên môn có năng lực. Nhưng thời ấy trong quân đội có tin đồn họ cựu sĩ quan quân đội cũ, và không tin tưởng họ. Trong thời gian đó, tôi còn chưa biết Sokolovsky, Vasilevsky và vì thế tôi không có ý kiến của mình về họ, nhưng lắng nghe những lời tốt đẹp về họ của các lão thành hồng quân, những người tham gia nội chiến cũng có lòng tin với họ. Từ khi chính tôi biết họ trong thời gian chiến tranh, tôi có sự không tin cậy về mặt chính trị đối với những người này, tất nhiên, và không bao giờ nảy sinh. Tôi rất tốt với Vasilevsky, và với Sokolovsky.

Với Vasilevsky và tôi có xảy ra, tuy nhiên, một trường hợp năm 1942, không thể bị xoá nhoà khỏi óc tôi. Điều này liên quan tới chiến dịch, mà chúng tôi tiến hành đầu năm 1942 ở Kharkov, ở Barvenkovo. Tôi (sẽ nói riêng chiến dịch này) hoàn toàn không đả động cuộc nói chuyện của mình với Vasilevsky. Ông gây cho tôi thời ấy một ấn tượng rất nặng nề. Tôi cho rằng thảm hoạ, nổ ở Barvenkovo, lẽ ra có thể tránh được, nếu Vasilevsky giữ giữ vị trí, mà ông cần giữ. Ông có thể chiếm vị trí khác. Nhưng ông chiếm nó và chính điều này dẫn đến cái chết một nghìn chiến sĩ Hồng quân trong chiến dịch Kharkov.

Về tướng Kirponos - Tư lệnh quân đoàn Quân khu đặc biệt Kiev, tôi hoàn toàn không biết ông ta trước khi ông được bổ nhiệm. Khi ông đến nhận việc, tôi với ông, tất nhiên, làm quen, vì rằng ông là uỷ viên hội đồng quân sự Quân khu đặc biệt Kiev. Nhưng tôi không thể nói một điều gì cả về ông, tốt hay xấu. Chỉ một điều làm tôi lo ngại - làm sao khi Timosenko ra đi, công việc quân đội không yếu đi. Tôi đánh giá rất cao những hoạt động của Timosenko, tư lệnh quân đoàn Quân khu đặc biệt Kiev. Ông là người có khí phách và có uy tín trong số các quân nhân có tính cách cứng rắn cần cho một một chỉ huy, đặc biệt là chỉ huy quân đội. Uy tín của ông rất lớn: anh hùng nội chiến, chỉ huy một trong những sư đoàn quân kỵ binh thứ nhất, lập vinh quang và có công trạng.

Sau Timosenko, Zukov đến. Tôi hài lòng, thậm chí rất hài lòng với Zukov. Ông làm tôi vui bằng tài năng và kỹ xảo của mình giải quyết các vấn đề. Điều này tôi yên tâm: một chỉ huy giỏi, như tôi cảm nhận. Chiến tranh đã xác nhận rằng ông quả là một chỉ huy giỏi. Tôi cũng xem như thế, dù những bất đồng mạnh với ông trong thời kỳ sau này, khi ông trở thành Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô, mà tôi hết sức vất vả và cố gắng để bổ nhiệm ông. Nhưng ông không hiểu đúng vai trò của mình, và chúng tôi bắt buộc phải cách chức Bộ trưởng của ông và khép tội những âm mưu của ông, mà ông hoàn toàn có và chúng tôi chặn đứng chúng. Tuy nhiên là một người lãnh đạo chiến tranh, tôi đánh giá ông rất cao và bây giờ không thể phủ nhận sự đánh giá này. Tôi nói về điều này cho Stalin cả trong thời gian chiến tranh, cả sau chiến tranh, khi Stalin thay đổi mối quan hệ của mình với Zukov, khi Zukov bị thất sủng.

Trước chiến tranh vệ quốc, tôi ở Moskva, rất lâu bị giữ ở đấy, đúng là bị hành hạ, nhưng đành chịu. Stalin luôn gợi ý tôi:

- Anh còn phải ở lại, anh định bỏ chạy đấy à? Phải ở đây!

Nhưng tôi thấy không có ý muốn ở Moskva: tôi cũng không nghe điều gì mới từ Stalin. Nhưng sau này lại ăn trưa, ăn tối, uống rượu… Các thứ đó với tôi đơn giản không có ích. Tuy nhiên tôi không thể làm được một cái gì cả. Tôi quan sát Stalin và ông gây cho tôi một ấn tượng xấu. Ông ở trạng thái không có sự tinh anh và tin tưởng rằng quân ta đường hoàng gặp quân thù. Ông có lần buông tay sau khi Pháp thua, và Hittler chiếm Pháp. Tôi ở chỗ ông trong thời gian Pháp đầu hàng. Lúc đó ông chửi rủa thậm tệ, bằng tiếng Nga: “Thấy chưa, người ta đụng chạm trước mặt chúng ta, Hittler thò tay ở phương Tây“. Ông không nói điều này trực tiếp, nhưng chúng tôi hiểu.

Chúng tôi cũng hiểu cả tính cáu kỉnh của ông. Stalin biết rõ hơn chúng tôi tình trạng của Hồng quân và, hình như, ông đã kết luận rằng chúng tôi chưa chuẩn bị chiến tranh “lớn”. Cuộc chiến tranh “nhỏ” của chúng tôi với Phần Lan đã chứng minh điều này.

Chiến tranh là rất đẫm máu, rất nặng nề đối với chúng tôi. Chúng tôi khó khăn mới đánh tan Phần Lan và cũng bị thiệt hại nặng. Tôi nói “khó khăn”. Điều đó, tất nhiên, ước lệ. Dù là nguồn dự trữ của chúng tôi ở mức nào đó không thể ngang với Phần Lan. Nhưng tôi cũng đánh giá như thế vì rằng nếu lấy Liên Xô và Phần Lan để so sánh số người chết, mà chúng tôi chịu trong cuộc chiến tranh ấy, điều này, tất nhiên, có thể gây ra chỉ do sự không thành thạo và thiếu chuẩn bị tổ chức hoạt động quân sự. Chúng tôi khó đánh tan Phần Lan, đưa ra số lượng người lớn. Nhưng chúng tôi lẽ ra, nếu quả là chiến đấu, giết những người Phần Lan và như thế biểu thị khả năng chiến đấu quân đội chúng tôi. Nhưng chúng tôi lại biểu thị vừa vặn ngược lại: khả năng nhỏ và tính nhu nhược của lực lượng đánh trả của chúng tôi…

Tôi kiên trì cố đạt được quyết định ra đi, về Kiev và cuối cùng tôi trực tiếp nói với Stalin:

- Vì sao mà tôi ngồi ở đây, đồng chí Stalin? Chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ giờ nào và sẽ rất dở, nếu tôi sẽ còn ngồi ở Moskva hoặc thậm chí trên đường. Tôi phải đi, tôi phải ở Kiev.

Và ông đồng ý:

- Đúng, đúng thế, anh đi đi!

Câu trả lời như thế chứng minh rằng chính Stalin không biết, vì sao tôi bị bị giữ lại. Ông hiểu rằng tôi làm một cái gì đó, rằng chỗ của tôi ở Kiev, rằng tôi ở đó cần hơn ở đây - Moskva. Tựa như ông hoàn toàn đồng ý. Nhưng, ông hỏi ai giữ tôi? Điều này rằng ông cầm sự có mặt nhiều người trong số những người quanh mình. Nhu cầu về người thời ấy là như thế.

Tôi bây giờ lợi dụng sự đồng ý của Stalin và đi về Kiev. Mùa hè nóng bức. Tôi đi đến Kiev buổi sáng, như thường lệ. Đó là ngày thứ bẩy. Lập tức tôi đến Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina, báo cho cán bộ về tình hình công việc và buổi chiều đi về nhà. Bỗng nhiên 10 hoặc 11 giờ đêm, ban tham mưu Quân khu đặc biệt Kiev gọi tôi đến Ban chấp hành Trung ương, vì có tài liệu từ Moskva gửi đến. Kèm với điều này là tài liệu này để Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina Khrusev biết. Tôi lại đi đến Ban chấp hành Trung ương. Đến đấy, tôi không nhớ chính xác ai: hoặc thủ trưởng ban tham mưu Quân khu đặc biệt Kiev Pukaev, hoặc phó của ông. Tôi tiếp xúc với Pukaev trong thời gian ở Kiev, vì rằng chỉ huy quân đoàn vài ngày trước đây dọn đến điểm chỉ huy ở Tarnopol. Ở đó bắt đầu xây dựng chỉ huy sở, và, mặc dù đó chưa phải là kết thúc, những phải rời đi, vì rằng cảm thấy chiến tranh sắp bùng nổ. Ở đó có cả bộ phận tham mưu ban tham mưu, thủ trưởng bộ phận tham mưu Bagramian và Tư lệnh quân đoàn Kirponos.

Pukaev (hoặc phó của ông) đọc tài liệu. Tài liệu nói rằng, phải chờ đợi sự bắt đầu chiến tranh đúng ngày, người có thể là đúng giờ. Bây giờ chính xác tôi không nhớ nội dung tài liệu, tôi nhớ chỉ có một thứ - sự băn khoăn nội dung và sự cảnh báo. Lúc đó xem xét: tất cả những gì cần làm, chuẩn bị lực lượng, được làm. Cho đến lúc Tư lệnh ra về với bộ phận tham mưu về ban tham mưu. Tiếp theo, chúng tôi chuẩn bị chiến đấu. Sau đó người ta gọi từ ban tham mưu Tarnopol và nói rằng ở hướng của chúng tôi có một người lính Đức chạy sang. Người này nói rằng ông là một người cộng sản, và bây giờ cũng xem mình như một người cộng sản, rằng ông là người chống phát xit, что ông chống cuộc phiêu lưu chiến tranh, mà Hittler gây ra, và cảnh báo rằng sáng mai vào lúc 3 giờ sáng bắt đầu cuộc tấn công quân Đức. Điều này trùng với những bằng chứng, vừa mới được Moskva thông báo ở tài liệu nhắc đến. Tôi không nhớ gọi ngày, giờ. Hình như có gọi. Tóm lại, đây không phải là cái gì mới, chỉ là xác nhận nó một cách cụ thể.

Người lính chạy từ phía tiền duyên. Người ta thẩm vấn anh ta, và tất cả những dấu hiệu mà anh ta chỉ ra, dựa bào nó mà ông ta nói rằng sáng mai lúc 3 giờ giờ bắt đầu cuộc tấn công, được mô tả logic và đáng tin. Thứ nhất, vì sao chính sáng mai? Người lính nói rằng họ nhận khẩu phần lương khô 3 ngày. Nhưng vì sao chính vào lúc 3 giờ? Vì rằng quân Đức luôn luôn chọn giờ sớm trong những trường hợp như thế này. Tôi không nhớ, ông nói cái gì liên quan đến giờ sáng, hoặc họ biết điều này theo “radio của lính”, cái đó luôn luôn rất chính xác xác định bắt đầu cuộc tấn công. Chúng tôi phải làm gì? Tư lệnh ở Tarnopolе, ban tham mưu cũng nằm ở đó. Bộ đội ở tại chỗ, sẵn sàng bắn quân thù. Chúng tôi xuất phát từ điều này. Tôi không về nhà và ở lại Ban chấp hành Trung ương đến giờ.

Và quả là, từ hửng sáng, khoảng 3 giờ, chúng tôi đã nhận thông báo, lính Đức nổ pháo và tiến hành những hành động tấn công, vượt qua tuyến phòng thủ phân giới thuỷ và bẻ gãy sự chống cự của chúng tôi. Bộ đội chúng tôi đánh lại và cản chúng. Tôi không nhớ, vào lúc nào, nhưng khi trời sáng, bỗng nhiên từ ban tham mưu Quân khu đặc biệt Kiev nói rằng máy bay Đức tiến gần Kiev. Lát sau, chúng trên bầu trời Kiev và ném bom xuống sân bay thành phố. Bom rơi vào hăngga, các đám cháy bắt đầu. Trong hăngga này có một số một số máy bay U-2.

Sau đó trong thời gian chiến tranh máy bay U-2 được sử dụng làm máy bay liên lạc, còn thời ấy - dùng cho nông nghiệp. Máy bay chiến đấu trên sân bay không có, chúng được đưa đến biên giới, được phân tán và nguỵ trang.

Quân Đức bằng những đợt bay đầu tiên không đạt được mục đích không thể loại ra khỏi đội ngũ sân bay và máy bay chúng tôi, không thể phá huỷ chúng. Máy bay của chúng tôi và xe tăng hoàn toàn không bị tiêu diệt từ đòn đánh đầu tiên. Tại Quân khu đặc biệt Kiev (mặc dù, có thể là, một họ còn che giấu một cái gì đó từ tôi, nhưng những báo cáo cho tôi thời ấy, nhưng tôi tin và bây giờ tôi tin, đó là thông tin đúng) ở các nơi quân Đức không thể hoàn toàn dùng sự bất ngờ để giáng đòn vào máy bay, xe tăng, pháo, kho tàng, vũ khí quân sự khác. Sau này người ta nói cho chúng tôi rằng không quân Đức ném bom Odessa, Sevastopol, và những thành phố phía nam nào đấy.

Khi chúng tôi đã có những bằng chứng rằng quân Đức nổ súng, từ Moskva đưa ra chỉ dẫn không bắn trả. Đây là chỉ dẫn lạ lùng, người ta giải thích nó như thế này: có thể, đây là sự phá hoại nào đấy của chỉ huy địa phương quân Đức hoặc là một sự khiêu khích không thực hiện chỉ thị Hittler. Điều này nói rằng Stalin sợ chiến tranh đến đỗi kiềm chế bộ đội chúng tôi họ không bắn trả kẻ thù. Ông không tin Hittler bắt đầu chiến tranh, mặc dù bản thân ông không ít lần nói rằng Hittler, tất nhiên, sử dụng tình hình phức tạp ở phương Tây, và có thể tấn công chúng tôi. Điều này chứng minh Stalin không muốn chiến tranh và vì thế tự trấn an Hittler giữ lời và không tấn công Liên Xô. Khi chúng tôi nói cho Stalin rằng kẻ thù đã ném bom Kiev, Sevastopol và Odessa, rằng điều này không thể nói là vụ khiêu khích địa phương của quân Đức trong một vùng hẹp nào đó, rằng đây quả là bắt đầu chiến tranh, ngay lúc ấy đã nói:

- Đúng, đây là chiến tranh, và quân đội phải chấp nhận biện pháp thích ứng.

Vâng, nói khác đi, nhưng lần này quân ta bắt buộc bắn trả.

Bắt đầu chiến tranh. Nhưng vẫn không có một tuyên bố nào của Chính phủ xô viết hoặc của đích thân của Stalin. Điều này tạo ra một ấn tượng xấu. Sau đó ngày chủ nhật, Molotov phát biểu. Ông tuyên bố chiến tranh bắt đầu, rằng Hittler tấn công Liên Xô. Nói về lời phát biểu này bây giờ chưa chắc cần, vì rằng tất cả đã được ghi lại và mọi người có thể làm quen với sự kiện trên báo chí thời ấy. Molotov phát biểu, sao không phải là Stalin phát biểu, vì sao có chuyện như thế? Stalin thời ấy không phát biểu. Ông hoàn toàn bị tê liệt trong những hoạt động của mình và đầu óc lung tung. Sau đó, sau chiến tranh, tôi biết rằng khi nổ ra chiến tranh, Stalin vẫn ở Kreml. Beria và Malenkov đã nói với tôi điều này.

Beria kể: “Khi chiến tranh bắt đầu, các uỷ viên Bộ chính trị ở tụ tập ở Stalin. Tôi không biết, tất cả hoặc chỉ có một nhóm thường xuyên tụ họp ở chỗ Stalin. Stalin tinh thần hoàn toàn bị ức chế và tuyên bố như thế này:

- Chiến tranh bắt đầu, nó phát triển một cách thảm hoạ. Lenin bỏ lại cho chúng tôi nhà nước Xô viết vô sản, còn chúng tôi… - Ngay đúng chỗ ấy ông biểu hiện. - Tôi từ bỏ khỏi vị trí lãnh đạo…

Và ông bỏ đi. Ông ngồi vào xe và đi về một nhà nghỉ “gần”.

- Chúng tôi - Beria kể - vẫn còn ở lại. Làm cái gì tiếp đây? Sau khi Stalin thể hiện mình như thế, qua một thời gian nào đấy, chúng tôi thảo luận với Molotov, Kaganovich, Vorosilov (mặc dù Vorosilov ở đấy, tôi không biết, vì rằng trong thời gian ông thất sủng ở Stalin do thất bại trong chiến dịch chống Phần Lan). Chúng tôi bàn bạc và quyết định chạy đến chỗ Stalin, kéo ông quay về hoạt động, dùng tên ông và khả năng để tổ chức phòng thủ đất nước. Khi chúng tôi đi đến gặp ông ở nhà nghỉ, thì tôi nhìn mặt ông thấy rằng Stalin rất khiếp sợ. Tôi cho rằng Stalin nghĩ, liệu chúng tôi đến bắt ông vì rằng ông từ chối vai trò của mình và không làm một cái gì cả để tổ chức chặn cuộc xâm lăng của Đức? Chúng tôi thuyết phục ông rằng chúng ta là một nước lớn, chúng ta có khả năng tổ chức, cơ động nền công nghiệp và mọi người, kêu gọi nhân dân đấu tranh, ngắn gọn, làm tất cả để nâng tinh thần chống Hittler. Stalin tựa như hồi tỉnh một chút. Chúng tôi chia nhau, ai làm gì, nhận gì để tổ chức phòng thủ, công nghiệp quốc phòng và v.v…

Tôi không nghi ngờ rằng lời trên đây là đúng. Tất nhiên tôi không có năng hỏi Stalin có phải như thế không. Nhưng không có lý do gì để không tin điều này, vì rằng tôi thấy Stalin ngay trước lúc bắt đầu chiến tranh. Ông ở trạng thái sốc.

Ở Quân khu đặc biệt Kiev trong những ngày đầu tiên chiến tranh tình hình rất nặng nề, nhưng hoàn toàn không phải tình thế thảm hoạ. Chúng tôi trong nguồn dự trữ có hai quân đoàn xe tăng, còn quân Konev cần phải bắt đầu chuyển đi. Theo chỉ dẫn của Tổng hành dinh chúng tôi quyết định phản kích quân Đức đang tấn công, tung vào đấy một quân đoàn cơ giới của chúng tôi. Tôi không biết, nhưng chúng tôi biết người chỉ huy quân đoàn xe tăng Đức, nhưng chúng tôi cho rằng quân đoàn cơ giới của chúng tôi ăn mừng với chúng và chúng tôi phục hồi tình thế. Trong thời gian này Konev bắt đầu chuyển đi. Tôi gọi cho Stalin để ông quyết định cho chúng tôi tuyển mộ bộ đội Konev tấn công vùng đất này. Ban đầu ông đồng ý, nhưng sau này gọi lại và ra lệnh:

- Ngay lập tức chở quân Konev và chở thẳng đến Belorussia.

Những quân đoàn cơ giới chúng tôi bị tiêu diệt và cả bộ đội nữa. Quân Đức có khả năng tiến vào Kiev, còn ban tham mưu chúng tôi lại đóng ở Tarnopolе. Stalin gọi chúng tôi và nói rằng ban tham mưu nên bỏ vị trí và rút lui. Phía sau có một hầm bê tông cho tư lệnh quân đoàn, nằm sau đường biên giới cũ của chúng tôi. Hầm này, có lẽ, do Yakir xây. Chúng tôi tới làng này gần Kamenes-Podosk khi hửng sáng và ở đó nhận chỉ thị: không xáo tung ban tham mưu, nhưng rút lui đến Kiev, ban tham mưu quay về Kiev và tổ chức phòng thủ. Chúng tôi ngạc nhiên: sao lại phải lập tức quay về Kiev? Nhưng lại lên đường. Vâng chúng tôi cũng không thể khi đó nói rằng nhanh chóng quét bọn Đức, chúng tôi không có bộ đội cần thiết.

Trong khi rút lui chúng tôi về Kiev, thì quân Đức ngốn số bộ đội còn lại của quân chúng tôi. Chúng tôi mất pháo và xe tăng, chúng tôi cũng không còn súng máy. Lực lượng chính của chúng tôi - hai quân đoàn cơ giới - bị tiêu diệt chủ yếu bởi máy bay. Quân Đức bay mà không bị đánh trả, và chúng tôi không còn cái gì có thể được bảo vệ. Bộ đội của sư đoàn tập đoàn quân №6 và №12 khi bị quân Đức đuổi đằng sau, đã tháo chạy. Quân Đức luôn giữ họ một nửa sau, và họ không có tính cơ động. Nhưng đó lại là cái quan trọng nhất đối với bộ đội. Nhưng những tập đoàn quân này, tất nhiên, chưa bị tan rã. Họ tự bảo vệ và thậm chí còn tập kích địch theo hướng Broda. Họ rút lui về phía nam Kiev, vùng nam Umani. Họ đóng vây quanh chỗ đó. Gộp hai ban tham mưu: Ponedenin và tư lệnh tập đoàn quân №6. Người chỉ huy tập đoàn quân №12 bị thương. Khi quân Đức tiến gần, Ponedenin nhẩy ra khỏi vị trí và đầu hàng làm tù binh. Khi đó chúng tôi vẫn chưa biết phát xít và luôn luôn cố gắng tiến hành chiến tranh “bằng mọi cách”.

Tất nhiên, thật là ngu ngốc, khởi xướng bỏ mặt khi sử dụng bộ đội theo sự xem xét này. Sự can thiệp của Bộ tổng tham mưu nhận được như thế như ở một người lính can đảm Sveyk: tất cả đều tốt, chừng nào Bộ tổng tham mưu không can thiệp. Bộ đội chúng tôi chết như thế đấy. Từng người một đi ra từ những người xung quanh ông tướng. Popel đến. Vlasov khét tiếng với cái roi đến, không có bộ đội. Popel quay về sau 2, 3 tuần lễ. Ông qua khu rừng Polesia, ở đó vẫn chưa có bọn Đức, họ đi bằng con đường lớn. Popel thậm chí còn chở một trung tá bị thương và dẫn một lượng nhỏ bộ đội rút khỏi vòng vây.

Tháng bẩy hoặc tháng tám (có lẽ, tháng tám) tôi được gọi về Moskva. Tình thế ở mặt trận rất nặng nề. Tôi không thể thêm một cái gì nữa vào cái điều mà Stalin, Chính phủ và Bộ tổng tham mưu biết. Khi tôi đến, người ta nói cho tôi, rằng Stalin - đang ở Tổng hành dinh. Tổng hành dinh khi đó nằm ở ga xe điện ngầm cổng Kirovsky. Tôi đến đó. Có một chiếc đi văng. Stalin ngồi một mình trên đi văng. Tôi lại gần và chào ông. Ông hoàn toàn thay đổi. Ông trông có vẻ hờ hững, uể oải. Nhưng mắt ông, tiều tuỵ, van lơn. Tôi phác hoạ cho ông tình hình phức tạp ở chỗ chúng tôi. Nhân dân chịu đựng những việc đã xảy ra như thế nào, thiếu thốn những gì. Không đủ vũ khí, thậm chí không có cả súng trường, còn quân Đức tấn công chúng tôi. Dưới Kiev chúng tôi kìm chân bọn Đức. Tin tưởng rằng chúng tôi sẽ kìm được, tuy nhiên, cũng khó, vì rằng chúng tôi không có vũ khí, không còn cả bộ đội. Chúng tôi góp nhặt, như người ta nói, chổi cùn rế rách, thu nhặt mọi người, súng trường và tổ chức phòng thủ rất yếu ớt. Còn quân Đức, khi tiến đến Kiev, cũng đã yếu, và điều này giúp đỡ chúng tôi. Quân Đức dường như trao cho chúng tôi thời gian, chúng tôi sử dụng nó và cứ mỗi ngày lại mở rộng phòng thủ thành phố. Quân Đức còn không thể lấy chiếm được Kiev, mặc dù cũng tiến hành âm mưu khá năng động để chiếm nó.

Tôi nhớ, khi đó tính cách của Stalin gây cho tôi một ấn tượng cực kỳ khó chịu. Tôi đứng, còn ông nhìn tôi và nói:

- Hừ, sự tháo vát người Nga ở đâu? Người ta đã nói về sự tháo vát người Nga. Nhưng nó bây giờ ở đâu trong cuộc chiến tranh này?

Tôi không nhớ, tôi trả lời ông hay không. Có thể trả lời thế nào vấn đề này trong tình hình như thế? Khi chiến tranh bắt đầu, người ta gửi đến chúng tôi những công nhân nhà máy “Những người thợ rèn Lenin” và những người của các nhà máy khác, đề nghị cho họ vũ khí. Họ muốn ra mặt trận, giúp đỡ Hồng quân. Chúng tôi không thể cho họ một cái gì cả. Tôi lại được gọi về Moskva. Người duy nhất, mà tôi khi đó có thể trao đổi, là Malenkov. Tôi gọi cho Malenkov:

- Hãy nói cho tôi nhận súng trường ở đâu? Công nhân cần súng trường và muốn tham gia Hồng quân, đánh nhau chống quân Đức.

Ông trả lời:

- Tôi không thể nói với anh một điều gì cả. Ở đây hỗn loạn đến mức không thể thu xếp một cái gì cả. Tôi có thể nói với anh chỉ một điều rằng súng trường, có ở Moskva ở chỗ Osoaviakhima (nhưng đây là súng trường ổ đạn khoan, đã bị hư hỏng), chúng tôi ra lệnh làm lại thành súng chiến đấu, người ta đang gia công lỗ, và tất cả số súng trường này sẽ gửi đến Leningrad. Anh không thể nhận một cái gì đâu.

Thế là rõ: súng trường - không, súng máy - không, máy bay hoàn toàn không còn. Chúng tôi còn không có cả pháo. Malenkov nói:

- Theo chỉ thị, tự rèn vũ khí, làm giáo mác, làm dao. Đánh nhau với xe tăng bằng chai lọ, chai xăng, quăng chúng và thiêu huỷ xe tăng.

Và tình hình như thế diễn ra một số tuần lễ! Chúng tôi không có vũ khí. Nếu khi đó nói điều này cho nhân dân, thì tôi không biết, ông phản ứng ra sao. Nhưng nhân dân không biết, tất nhiên, chúng tôi đang ở tình thế như vậy, mặc dù theo tình hình thực tế họ cũng đoán được. Hồng quân không đủ súng máy và pháo cần thiết, thậm chí không có cả súng trường. Đúng là, nói riêng, tình hình phức tạp như thế trong những tuần lễ đầu tiên của chiến tranh. Bây giờ tôi kể tỷ mỷ hơn.

Tôi không nhớ, một hôm trong những ngày đầu chiến tranh, Stalin gọi tôi. Ông nói:

- Zukov sẽ bay đến chỗ anh, và anh đi theo cùng với Zukov đến ban tham mưu.

Tôi trả lời:

- Được, tôi chờ Zukov.

Zukov bay ngày hôm đó hoặc hôm sau. Tôi, tất nhiên, rất vui lòng. Tôi biết Zukov và rất tin tưởng tài năng quân sự của ông. Tôi quen ông, khi ông là tư lệnh quân đoàn Quân khu đặc biệt Kiev, và tôi hài lòng, ông đến. Khi ông bay đến Kiev, chúng tôi và ông quyết định, làm thế nào tốt hơn để đến ban tham mưu. Bay đến bằng máy bay? (không thể đi bằng tàu hoả vì máy bay Đức hoành hành). Hay là đi bằng ô tô? Và cách nào cũng cũng không an toàn, vì máy bay chúng tôi bay đúng tầm đạn và máy bay địch hoạt động tích cực. Tàu hoả - rất chậm, mà địch ném bom và diệt nó. Cách này, nói chung, bỏ qua. Ô tô? Khi đó rất nhiều đã nói rằng xung quanh đó lính dù địch đang hoạt động, rằng kẻ địch ùa ra, như thú dữ, và cắt nát mọi giao thông, liên lạc. Điều nguy hiểm chúng tôi có thể trở thành nạn nhân của bọn lính dù.

Nhưng đường lại xa. Từ Kiev đến Tarnopol mất một số giờ đi vất vả. Trong lúc thời vụ, luá mỳ và luá mạch mọc cao, kẻ địch trên cánh đồng dễ dàng ẩn nấp, vì thế lính dù và bọn khủng bố có thể, lợi cho chúng bao nhiêu, khi lợi dụng các lùm cây. Hơn nữa chúng tôi phải đi từ biên giới cũ đến Tarnopol, đi quanh khu vực về tay chúng tôi năm 1939 sau khi Ba Lan thất bại. Dân địa phương bị nhồi sọ nặng bởi những người Ukraina dân tộc chủ nghĩa, những người này đã cộng tác với Đức. Chúng tôi cũng biết điều này. Nhưng không còn sự lựa chọn khác, vì thế quyết định di bằng ô tô. Chúng tôi lên đường. Nhiều báo động, khi chúng tôi trên đường đi, chúng tôi dừng lại để nhận thông tin về tình hình công việc. Cuối cùng vào buổi chiều chúng tôi đến ban tham mưu. Nó nằm ở tây bắc Tarnopol, nhưng gần một làng nhỏ. Tôi nhìn, có phải đây là ban tham mưu? Nhiều hố lớn đã được đào và được phủ đầy đất. Không thể làm được gì nhiều hơn nữa. Các cán bộ ban tham mưu và văn phòng sống ở nhà nông dân. Người chỉ huy quân đoàn Quân khu đặc biệt Kiev nương thân trong một cái lán nhỏ. Ở đó có phương tiện liên lạc, mọi người kéo đến và báo cáo.

Tình thế khi đó ở mặt trận là như sau. Hiện chưa phải là thảm hoạ! Nếu theo hướng Peremysl và phía nam, thì tình thế thậm chí lại là tốt. Nam Peremysl kẻ địch không tiến hành một cái gì cả. Ở đó trải dài biên giới với Hungary, tạm thời vẫn yên tĩnh. Nhưng chính tại Peremysl, địch tiến hành tán công tương đối kiên trì, nhưng bộ đội chúng tôi (ở đó có sư đoàn №99) đang chống cự, đánh bật kẻ địch khỏi những khu vực, mà địch đã chiếm do đòn phủ đầu, và chiếm những vị trí khác trong thành phố. Về sư đoàn này, sau này người ta đã viết nhiều, và vinh danh. Nó là sư đoàn đầu tiên trong số các sư đoàn tham chiến và được nhận huân chương Cờ Đỏ, vào đúng những ngày đầu tiên của chiến tranh. Tôi không thể im lặng và nói rằng người chỉ huy sư đoàn này trước khi chiến tranh là Vlasov, sau này ông trở thành kẻ bán nước, kẻ phản bội tổ quốc. Ông là một chỉ huy rất có khả năng. Trong các cuộc thi đấu quân sự, binh đoàn Hồng quân của sư đoàn của ông chiếm vị trí đầu tiên, còn từ trước chiến tranh Vlasov đã nhận quân đoàn, chỉ huy quân đoàn, còn ban tham mưu trao sư đoàn cho thủ trưởng của mình. Dưới sự chỉ huy của ông, sư đoàn cũng thể hiện chủ nghĩa anh hùng của mình và đi vào lịch sử chiến tranh là một sư đoàn chiến đấu giỏi nhất.

Các trận đánh dằng dai dọc xa lộ hướng về Broda. Như bây giờ đã được biết theo các tài liệu của bộ chỉ huy Hittler, đây là hướng đánh chính của tập đoàn quân Đức nhóm “Nam”.

Trên hướng này, quân Đức bà xuyên qua tới Kiev. Không thể nói rằng quân Hittler trong những cuộc chạm trán đầu tiên đã đánh tan bộ đội chúng tôi và dồn họ phải tháo chạy. Hoàn toàn không! Bộ đội chúng tôi kiên trì chiến đấu và bẻ gẫy nhiều cuộc tấn công. Tôi rất mừng khi chúng tôi đến đó. Zukov lập tức nhận “về mình” tin tức từ bộ đội và những báo cáo của lãnh đạo, rồi đưa ra những chỉ dẫn. Thật thú vị nhìn thấy ông đã khéo léo và có kiến thức công việc để thực hiện tất cả. Tình thế ấy, chúng tôi khi đó đánh giá thậm chí là tốt hơn cho rằng chúng tôi có thể đưa ra sự chống cự cần thiết với quân Đức.

Tôi không nhớ, bao nhiêu lần Zukov có mặt ở chỗ chúng tôi: một, hai, hoặc ba ngày. Sau đó có chuông điện thoại từ Moskva. Zukov nói với tôi rằng Stalin gọi cho ông:

- Ra lệnh cho tất cả dừng lại và cấp tốc chuyển về Moskva.

Stalin đã cho chúng tôi những lời khuyên đúng. Cần phải nói rằng trong những ngày ấy, bộ dạng của Stalin khoẻ mạnh, tự tin. Ông còn nói với tôi khi đó, rằng người chỉ huy quân đoàn chỗ tôi là yếu kém. “Làm gì đây làm? Không có tốt hơn. Phải ủng hộ ông ta”.

Tôi nói với ông một cách cởi mở:

- Tôi rất tiếc rằng anh bỏ đi (chúng tôi với nhau xưng “anh”). Bây giờ tôi không biết, công việc chỗ tôi ra sao ở tình thế như thế này và sự chỉ huy như thế. Nhưng không còn lối thoát khác.

Chúng tôi từ biẹt và ông đi.

Chẳng bao lâu, chỗ chúng tôi có những sự kiện rất nặng nề, lại ở trong vùng Broda. Ở đó xe tăng Hittler tấn công. Ở hướng này chúng tôi điều động ngoài bộ đội, đóng ở đó từ trước chiến tranh, một quân đoàn cơ giới, do chỉ huy Riabysev. Tôi không nhớ số hiệu của nó. Riabysev có một quân đoàn tốt và những xe tăng mới KV, một số chiếc, và cũng có một số chiếc xe tăng T-34. Và còn thêm một quân đoàn cơ giới, mà tôi quên họ tên người chỉ huy quân đoàn này. Trong chiến đấu, ông bị thương, và tôi không biết, sau này ông có tham gia chiến đấu nữa không. Đó cũng là một chỉ huy quân đoàn tốt gương mẫu. Chúng tôi đưa đến đó hai quân đoàn cơ giới, cho rằng đủ sức bẻ gãy cuộc tấn công của địch và cản trở ngại đường di chuyển tiếp theo của chúng. Chúng tôi không biết sự tập trung thực sự của quân địch, không biết rằng đòn tấn công chính của địch ở miền nam, mặc dù nó tấn công ở đây bằng một số lực lượng nhỏ hơn so với trung tâm tiền tuyến ở Moskva. Điều này là đương nhiên. Quân khu đặc biệt Belarussia và bộ đội chúng tôi là lớn hơn ở Kiev. Đã xác định đúng là hướng chính, sự nguy hiểm chính - dọc con đường qua Minsk đến Moskva, mặc dù Stalin nghĩ khác.

Quân Đức tập trung nhiều quân dù sao chăng nữa vào hướng Kiev. Chủ yếu, chúng khởi xướng. Tại hướng này chúng tôi đã đã có một tập đoàn quân dự trữ. Chỉ huy nó là Konev. Riêng tôi không biết ông, nhưng trước chiến tranh có một lần tôi gặp ông ở Moskva. Trước đây Konev phục vụ đâu đó ở ở Siberi. Giữa ông và Bí thư tỉnh uỷ địa phương có những quan hệ xấu. Quan hệ này căng thẳng đến mức Stalin gọi cả hai người về gặp mình và chính ông dàn xếp xung đột này, phát sinh bởi một vấn đề nào đó trong sinh hoạt. Lúc đó tôi cũng nhìn thấy Konev lần đầu tiên trong đời.

Konev đến Quân khu đặc biệt Kiev, quân đội của ông được bố trí, chúng tôi rất vui lòng nhận nguồn dự trữ. Chúng tôi chĩa tập đoàn quân này vào hướng Broda. Nhưng, ngay khi quân đội chúng tôi gặp địch, lại có chuông điện thoại từ Stalin:

- Nhanh chóng đưa tập đoàn quân Konev và tiến hành gửi cấp tốc những đoàn tầu này theo lệnh Moskva.

Lúc ấy tôi phải vật nài để lại tập đoàn quân Konev ở lại cho chúng tôi - tình thế thật nặng nề - và tôi nói:

- Nếu quân Konev ở lại, thì chúng tôi có lòng tin rằng chúng tôi ổn định tình thế theo hướng Broda và chủ yếu sẽ chặn quân địch đi đến phòng thủ. Nhưng có thể chúng tôi đánh tan được bọn địch.

Đúng, chúng tôi tưởng tượng là chẳng bao lâu sẽ đánh tan bọn Đức. Đây là không phải là mong úoc đơn thuần, chúng tôi đã tin vào điều này mặc dù tương quan lực lượng ở vùng này và sự có mặt của tập đoàn quân Konev, hình như dù sao chăng nữa, vẫn có lợi cho kẻ địch. Stalin lắng nghe tôi và trả lời:

- Được, chúng tôi để lại một tập đoàn quân dự trữ, nhưng chúng tôi để lại chính là để làm đòn tấn công.

Nhưng sau một thời gian - lại có chuông gọi từ Stalin:

- Chở ngay tập đoàn quân Konev.

Tập đoàn quân đã vào chiến dịch, nhưng lệnh đã đưa ra, và nó phải đi.

Chúng tôi, như thế, còn lại cái gì còn ở mình như khi bắt đầu chiến tranh. Nhưng cán cân rõ ràng có lợi cho địch, nảy ra mối đe doạ nặng nề vào hướng Brodaы và Rovno. Nhưng điều này nghĩa là - vào hướng Kiev. Như thế, sườn trái của chúng tôi còn lại phía sau quân thù. Thấy rõ quân Đức bị xé ra bởi mũi thọc sâu theo hướng nam, hướng Kiev, bằng cách bỏ lại nhóm Karpat đằng sau không đánh nhau với nó. Ở đó có tập đoàn quân №6, còn chiếm Karpat, hình như, tập đoàn quân №12. Vẫn còn lơ lửng mối đe doạ bao vây của kẻ thù đối với đội quân này. Nhưng tôi, về vấn đề này, không muốn phát biểu, tôi muốn làm rõ những tình tiết khó chịu đối với chúng tôi, xảy ra với một uỷ viên hội đồng quân sự Quân khu đặc biệt Kiev.

Khi chúng tôi gặp điều kiện nặng nề trong vùng Brodaы, chúng tôi và tư lệnh quân đoàn áp dụng các biện pháp để tái tổ chức bộ đội và khẳng định hướng đánh trả kẻ địch tấn công vào Broda. Để lệnh này được trao kịp thời cho người chỉ huy quân đoàn cơ giới Riabysev và một chỉ huy quân đoàn khác, tôi quên họ tên của người này, chúng tôi quyết định cử một uỷ viên hội đồng quân sự Quân khu đặc biệt Kiev để tự tay ông trao lệnh, trong đó có trình bày hướng đánh. Ông uỷ viên hội đồng quân sự đến quân đoàn. Tôi ít biết người này. Ông đến với chúng tôi từ Leningrad trước chiến tranh và gây ấn tượng tốt, đúng thế, vẻ ngoài của ông biết nói thế nào nhỉ: một người còn trẻ, dáng thẳng, lịch sự, ăn mặc chải chuốt và thu hút sự chú ý. Và tính cách của ông có. Các quân nhân đã nói với tôi rằng ông là con người có điều tiếng. Người ta kể rằng ông đánh giá thấp tư lệnh quân đoàn Quân khu đặc biệt Kiev và cho rằng bản thân ông giỏi hơn ông tư lệnh và có thể có lợi hơn người đang giữ chức tư lệnh. Tất nhiên chưa chắc ông đã nói với ai đấy về điều này. Đây là sự kết tội của những người làm việc ở ban tham mưu. Đây chỉ là ý kiến cá nhân. Nhưng đương thời ông làm công việc của mình. Tôi xem xét ông: ông là con người không ngốc, vì thế tôi không có điều gì xấu chống ông ta, và không thể có.

Trước chuyến đi vào quân đoàn cơ giới ông rẽ vào chỗ tôi vào một buổi chiều. Bởi vì chỗ chúng tôi ở rất dở, chỗ làm việc và chỗ sinh hoạt chỉ ở một phòng, cùng với chỗ sĩ quan trực nhật. Chúng tôi ngủ trong lúc làm việc hoặc ngồi. Chúng tôi làm việc không theo lịch trình hàng ngày, chúng tôi vẫn còn không bị cuốn vào bầu không khí chiến tranh. Và khi ông uỷ viên hội đồng quân sự rẽ vào chỗ tôi, rồi đề nghị tôi ra ngoài, bởi vì khác đi không thể tiến hành cuộc nói chuyện tin cậy. Tôi ra ngoài. Ông nói với tôi:

- Tôi xem rằng ông phải nhanh chóng viết cho đồng chí Stalin rằng cần phải thay tư lệnh quân đoàn quân khu Kiev. Kirponos hoàn toàn vô dụng với chức năng tư lệnh.

Tôi kinh ngạc. Chiến tranh mới bắt đầu, mà một uỷ viên hội đồng quân sự, một chuyên gia quân sự, đặt vấn đề thay thế tư lệnh. Tôi trả lời:

- Không thấy cơ sở để thay thế, hơn nữa chiến tranh mới được bắt đầu.

- Ông ta yếu kém.

Tôi nói:

- Tính nhu nhược và sức lực được mọi người kiểm tra ở công việc. Vì thế tôi giả thiết rằng phải kiểm tra xem ông ta có yếu không”.

Tôi cũng biết viên tư lệnh không nhiều hơn ông uỷ viên hội đồng quân sự. Biết họ tên và mặt mũi, nhưng về chất lượng công việc không thấy có biểu hiện gì. Một người mới đến và giữ một chức vụ lớn như vậy. Nhưng tôi không muốn ngay lập tức ở lần gặp đầu tiên lại đề cập việc thay đổi thành phần chỉ huy. Tôi nói tiếp:

- Điều này gây ấn tượng rất xấu, tôi cũng không thấy có cơ sở, tôi không đồng ý.

Sau đó tôi hỏi:

- Ông xem ai làm tốt hơn? Ai có thể được bổ nhiệm thay thế Kirponos?

Ông trả lời:

- Tham mưu trưởng, tướng Pukaev.

Tôi có ý nghĩ rất tốt về Pukaev, tuy nhiên tôi nói:

- Tôi kính trọng Pukaev và tôi đánh giá cao, nhưng tôi không thấy có gì thay đổi, nếu chúng tôi thay Kirponos bằng Pukaev. Để lãnh đạo chiến đấu, cũng chẳng cần thêm một cái gì đấy, vì rằng Pukaev - tham mưu trưởng và cũng tham gia bàn bạc những quyết định được chấp nhận (tôi nhớ rằng tham mưu trưởng cũng nằm trong hội đồng quân sự Quân khu đặc biệt Kiev). Kiến thức và kinh nghiệm của tướng Pukaev chúng tôi cũng hoàn toàn dùng và sẽ dùng tiếp tục. Tôi không đồng ý.

Ông uỷ viên hội đồng quân sự chạy về đơn vị, nhưng quay lại vào sáng sớm và gặp tôi. Bộ dạng ông xúc động một cách lạ lùng, một điều gì đó làm ông vô cùng to lớn xúc động. Ông đến đúng lúc, trong phòng không có ai cả, tất cả đã đi ra ngoài và ông nói với tôi rằng ông quyết định tự tử. Tôi nói:

- Ông làm sao thế? Ông nói những điều ngốc nghếch ấy để làm gì?

- Tôi có lỗi ở chỗ đã đưa một chỉ dẫn không đúng cho ban chỉ huy quân đoàn cơ giới. Tôi không muốn sống.

Tôi tiếp tục:

- Cái gì xảy ra thế? Ông trao mệnh lệnh cơ mà?

- Đúng, tôi trao.

- Chính là trong mệnh lệnh đã nói cách họ hoạt động và sử dụng quân đoàn cơ giới. Nhưng ông liên quan gì đến việc đó?

- Không, tôi cho họ sau đó những chỉ thị miệng, mà cái đó ngược với mệnh lệnh này.

Tôi nói:

- Ông không có quyền làm điều này. Nhưng nếu ông cũng đã cho chỉ thị như thế, đằng nào cũng thế, ban chỉ huy quân đoàn không có quyền theo nó, mà cần phải thực hiện chỉ dẫn, được nêu trong mệnh lệnh và được ký bởi tư lệnh mặt trận và tất cả các uỷ viên hội đồng quân sự. Những chỉ thị khác không còn hiệu lực đối với ban chỉ huy quân đoàn.

- Không, tôi ở đó…

Ngắn gọn, tôi thấy rằng ông gây với tôi một cuộc tranh cãi, chẳng có chút gì lập luận, còn bản thân ông - trong trạng thái sốc. Tôi nghĩ rằng nếu không khuyên nhủ người này, mà xử lý với ông ta nghiêm khắc hơn, thì sẽ kéo ông ra khỏi trạng thái sốc, ông tìm thấy nội lực và quay về trạng thái bình thường. Vì thế tôi nói:

- Ông nói cái gì ngu ngốc thế? Nếu quyết định tự bắn mình, thì còn chần chừ gì nữa?

Tôi muốn kìm lại những lời nói xẵng của ông để ông cảm thấy rằng ông can dự tính tội ác trong quan hệ bản thân. Nhưng ông bỗng nhiên rút súng lục ra (chúng tôi và ông ta hai người đứng đối diện nhau), đặt vào thái dương của mình bóp cò và ngã xuống. Tôi bỏ chạy ra ngoài. Lính bảo vệ vây quanh nhà. Tôi gọi lính bảo vệ, ra lệnh lấy xe và chở ông ta vào bệnh viện. Ông vẫn còn có dấu hiệu sự sống. Người ta chở ông vào bệnh viện, nhưng chẳng bao lâu ông chết ở đó.

Sau đó đã được nghe kể từ trợ lý của ông ta và những người, cùng với ông đến quân đoàn: khi quay về từ tiền tuyến, thì ông rất xúc động, không nghỉ, thường chạy vào nhà vệ sinh. Tôi giả thiết rằng ông làm điều này không phải do nhu cầu sinh hoạt, mà, hình như muốn tự sát ở đó. Có trời mà biết. Tôi không thể bấy giờ xác định sự lãng mạn của ông. Rõ ràng là ông luống cuống. Sau đó đến với tôi và tự bắn mình. Tuy nhiên trước đó, ông nói chuyện với những người, trực tiếp tiếp xúc với ông, và họ đã nghe lời ông nói. Ông cho rằng tất cả sẽ chết, chúng tôi rút lui, tất cả sẽ xảy ra như ở Pháp. “Chúng tôi chết!” - đó là nguyên văn lời ông ta. Tôi giả thiết rằng điều này cũng dãn ông vào ngõ cụt, và lối thoát duy nhất mà ông nhìn thấy - kết liễu cuộc sống bằng tự sát. Ông cũng xử sự như thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét