Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

(13) HỒI KÝ KHRUSEV

HỒI KÝ KHRUSEV 
Nhà xuất bản “VAGRIUS”, 1997 
Nguyễn Học (dịch từ bản tiếng Nga) 
Con tàu là đáng được khâm phục so với những con tàu trước đó. Vì thế chúng tôi quyết định xây dựng hạm đội tàu ngầm, chế tạo nó trên dây chuyền. Mục tiêu - xây dựng hạm đội hùng mạnh, để đe doạ kẻ địch trên biển. Kẻ địch chính - Mỹ. Mỹ gặp khó khăn chịu một khoảng cách lớn để đến châu Âu, chở lính đổ bộ, bổ sung vũ khí và bộ đội. Tiếp theo, chưa ra được khỏi vùng biển. Hạm đội tàu ngầm đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi.
Hạm đội nổi để duy trì cần một khoản tiền chi phí, cần tầu hộ tống, tàu phóng lôi và tàu phóng tên lửa bắn xa hàng chục kilomet. Lúc đó chúng tôi nghĩ tới tàu sân bay. Có nó là thì tốt, nhưng nó tỏ ra không phải là vũ khí. Tốt nhất là không bơi. Tàu sân bay chúng tôi có thể có một chiếc, trong lúc địch có hàng chục chiếc. 
Hơn nữa, đất nước chúng tôi chủ yếu là lục địa, không được quên bộ binh, tên lửa mặt đất, máy bay chiến lược, tên lửa xuyên lục địa tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Tôi cũng không che giấu rằng chính chính tôi cũng chịu gánh nặng đấu tranh, ủng hộ những lực lượng trẻ trong Hải quân chống những người già và tỏ ra chống đối.


Khi sản xuất tầu ngầm hàng loạt, chúng tôi đặc biệt chú ý tập trung xây dựng động cơ hạt nhân đảm bảo tàu ngầm bơi độc lập. Sau đó từ báo chí tôi biết rằng trong việc này chúng tôi đạt được những kết quả tốt. Tôi cho rằng điều này xảy ra do đúng cách giải quyết thời tôi công tác.

Có thể hỏi:

- Việc tấn công thì sao?

Chính sách hoà bình của chúng tôi không dại gì sao bản phương tiện chiến tranh của Mỹ. Sự thật có thể dùng máy bay thay tầu thuỷ chở hàng. Máy bay bây giờ mang hàng trăm người và trong thời hạn tương đối ngắn có thể tập trung những lực lượng lớn, nếu làm chủ được vùng lãnh thổ lính đổ bộ. Nhưng chúng tôi không có mục đích đổ bộ lính vào nước khác mà tập trung phòng thủ với khả năng giáng trả kẻ địch bằng tên lửa chiến lược, đấy là cách an toàn nhất tránh khỏi kẻ địch khôn ngoan. Còn kẻ địch? Ai tấn công Liên Xô hoặc các nước đồng minh của Liên Xô, thì chính họ cam chịu thất bại bởi đòn hạt nhân-tên lửa. Chiến lược này là đúng đắn và là yếu tố chính kiềm chế bọn xâm lược.

Khi thảo luận chương trình xây dựng Hải quân phát sinh vấn đề, tàu tuần dương xử lý ra sao? Đây là tình thế bế tắc. Một số tàu còn lại từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, những tàu chạy chậm, hầu như không có vai trò gì trong chiến đấu. Nhưng trước khi Stalin qua đời, cũng đặt đóng một số tàu mới. Công việc đóng tầu chiếm hầu hết công suất công nghiệp chúng ta. Quyết định đóng những tàu này, đã tiêu tốn một khoản tiền lớn của nhân dân trong khi giá trị chiến đấu của chúng là con số không? Chúng chỉ đẹp để hải quân diễu binh ở Leningad, Sevastopolе và Vladivostokе. Cảnh tượng đẹp và ấn tượng. Nhưng tiền chi cho Hải quân không phải để nó tham gia diễu binh. Các nước phương Tây cho những tàu cũ làm sắt vụn và đem nấu chảy ở lò Mác tanh hoặc neo chúng ở bến để khi cần có thể mang ra sử dụng. Chúng tôi quyết định vứt bỏ những tàu cũ. Nhưng còn 3 chiếc tàu tuần dương chưa kịp đóng. Nếu như chúng được hạ thuỷ, thì cũng chẳng khuấy đục được đại dương nào cả, đối phương của chúng ta cũng chẳng khiếp sợ thế mà nó là nguồn gốc tàn phá túi tiền của dân.

Tôi không muốn chịu trách nhiệm về chúng, tham khảo những nhà chuyên môn, tôi đề nghị Bộ trưởng tự thảo luận vấn đề. Thảo luận kéo dài lâu. Sokolovsky báo cáo kết quả cho tôi:

- Chúng tôi đi đến cách giải quyết duy nhất đúng - những con tàu này không đáng đóng nốt. Mặc dù vẫn còn tiêu một số tiền lớn để đưa chúng vào đội ngũ chiến đấu, nhưng vấn đề nằm ở chỗ phương tiện không dính với nội dung. Nó chỉ làm nặng đến ngân sách.

Thật khó chấp nhận một quyết định như vậy. Bao nhiêu triệu đồng đã bỏ ra và bỗng nhiên mất trắng!

Và tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ quốc phòng, tư lệnh hải quân, vận tải biển và những người lãnh đạo hạm đội đánh cá nghĩ xem liệu cuộc sống thể sử dụng chúng được không. Có thể cải hoán thành tàu chở khách? Họ bác bỏ ý nghĩ này: không lợi về kinh tế và không hiệu quả cho công việc

- Hay dùng chúng cho đánh cá? - tôi lo lắng.

Người ta nghiên cứu vấn đề và lại bác bỏ: té ra là làm tầu mới còn rẻ hơn.

- Hay làm để nó làm chỗ du lịch?

Vượt qua mọi phương án, kết quả vẫn y nguyên.

Sự thật một số tàu tuần dương cũ chúng tôi trang bị lại, bỏ pháo cũ, và đặt tên lửa. Nhưng điều này cũng tỏ ra không hợp lý, vì rằng tàu không đảm bảo chất lượng cần thiết. Và chúng tôi bán chúng đi, tàu vớt mìn và tàu cảnh vệ. Một chiếc tàu tuần dương bán cho Indonesia. Đây là quốc đảo nên họ cần trang bị như vậy. 


Sau đó là vấn đề máy bay ném bom, trang bị tên lửa hạng “không đối biển”, vũ khí đánh ven biển hoạt động trên một khoảng cách lớn. Tất nhiên máy bay mang tên lửa không thể xuyên thủng qua đạn cao xạ dày đặc. Chúng tôi còn vấn đề biển Bắc Băng Dương, nhưng vào biển Bắc, chưa nói đến Đại Tây Dương, là nguy hiểm. Ở Thái Bình Dương chúng tôi cũng có thể hoạt động chỉ gần bờ. Không có máy bay bảo vệ đi kèm, máy bay ném bom trong trường hợp chiến tranh phải chịu chết. Tôi nói:

- Bay thấp được không?

Cũng có nhược điểm. Đã có pháo cao xạ tầm thấp. Bay thấp không đi xa được vì tốn nhiều nhiên liệu. Tuy thế, máy bay mang tên lửa được dành để chủ yếu để bảo vệ biên giới.

Có thể, ngày mai khoa học có cách khắc phục những chỗ yếu của máy bay ném bom tầm xa. Tôi nói quan điểm khả năng kỹ thuật ngày nay. Cuộc sống tự điều chỉnh thí dụ như đối với pháo cao xạ. Té ra chúng thọ đến một thế kỷ, đặc biệt đạn cỡ nhỏ và tốc độ bắn. Giờ đây rõ ràng là nó là phương tiện duy nhất chống máy bay bay thấp. Người Mỹ, từng bỏ cao xạ đạn nhỏ, bây giờ quay lại nó, mặc dù hiểu rằng trong tương lai chỉ còn tên lửa tự hành.

Tôi đã kể chúng tôi đã nhượng bộ chính bản thân mình như thế nào khi xây dựng một số tàu tuần dương hiện đại, trang bị tên lửa: cả xung kích - đối với tấn công, và cao xạ - để bảo vệ. hải quân chịu đựng tuyệt vọng sự thật chúng tôi tước đoạtnhững tàu tuần dương của họ, khi tôi phát biểu ý kiến, rằng chỉ làm làm một số chiếc trong phòng khi đại diện Liên Xô đi ra nước ngoài thăm thú. Nhưng cứ để những con tàu như thế đáp ứng những yêu cầu của khoa học và kỹ thuật. Sau đó quyết định tàu vớt mìn mang tên lửa và đổi tên chúng thành tàu tuần dương. Chúng tôi thử chúng ở Bạch hải. Chúng tôi và Malinovsky, Gorskov, và những chuyên gia khác ra biển và quan sát sự thử nghiệm.

Chiếc tàu đầu tiên gây ấn tượng tốt về hành trình và vũ khí, nhưng không bọc thép dày, bởi vì giới quân sự nhất trí bỏ nó đi, vì rằng lớp vỏ dầy không thể đọ được với đầu đạn sức nổ lớn và chỉ làm tầu thêm nặng, làm giảm tốc độ và tính cơ động. Nhưng giá trị chiến đấu? Thời tiết tuyệt đẹp, mọi người trên tàu trong tâm trạng phấn khởi. Trong lúc vui, tôi hỏi Gorskov:

- Ông đánh giá con tàu này thế nào? Chúng ta có thể làm bao nhiêu chiếc như thế này, cần bao nhiêu. Nhưng nếu kẻ địch cũng có tàu như thế này, thì các ông có gặp khó khăn gì không?

- Không - Gorskov trả lời - nó ngay lập tức bị bắn chìm đến đáy. Chúng tôi bắn chìm nó bằng tên lửa hoặc tàu ngầm. Nếu nó công kích vào bờ, chúng tôi sẽ cho ngư lôi tên lửa bắn.

Những con tàu này trong chiến đấu cũng không được tin tưởng. Tất nhiên chẳng vũ khí nào tuyệt đối tin tưởng. Có vũ khí thì cũng có vũ khí khác chống lại. Thậm chí tên lửa xuyên lục địa với đầu đạn hạt nhân có thể bị tên lửa khác bắn hạ. Có thể cả vệ tinh cũng bị bắn hạ. Nhưng việc tiêu diệt những con tàu như thế không phải là khó đối với những nước phương tiện hiện đại tấn công và bảo vệ. Chúng tôi có bốn chiếc tàu tương tự. Nhưng chúng tôi hỏi hải quân:

- Cái này chỉ có đưa khách đi chơi trên biển thôi.

Một chiếc ở Baltic, chiếc thứ hai ở Hắc hải, thứ ba ở Vladivostok, thứ tư ở biển Bắc. Bây giờ xem báo đưa tin Đoàn đại biểu quân sự nước ta đi thăm hữu nghị các nước khác nhau, tôi gặp đúng tên những chiếc tàu vừa kể. Theo cơ quan báo chí, các nước khác cũng có những công nghiệp tàu mang ý nghĩa này.

Những năm hoạt động cuối cùng của tôi, có vấn đề: liệu đã đến lúc hải quân phải có tàu sân bay, cũng như tàu mẹ mang tên lửa? Các quân nhân không ủng hộ ý tưởng, và tôi làm chậm xây dựng chúng. Lúc đó nảy ra vấn đề có mặt hạm đội nước ngoài tại các lục địa. Вот người Mỹ thường xuyên duy trì hạm đội 6 và hạm đội 7 ở châu Phi và châu Á. Nhưng liệu chúng tôi có nên gửi đến đó hạm đội của mình để kiềm chế các lực lượng xâm lược Chúng tôi trao nhiệm vụ cho Bộ tham mưu lo thành phần hạm đội và xác định giá cả. Malinovsky sau này phát biểu chống điều này. Té ra là chi phí xây dựng hạm đội là không đúng. Nếu như chúng tôi chạy đua với Mỹ lĩnh vực này, chúng tôi tốn nhiều tỷ hầu như vô bổ. Tốt nhất, cứ để kệ đó, mặc dù và giới quân nhân vẫn còn bị cám dỗ.

Nếu không kiểm soát giới quân nhân và cho họ khả năng quay về thoả mãn riêng, thì họ làm rỗng ngân sách nước ta. Đừng để bụi rơi bào mắt họ. Họ cố gắng lấy sức mạnh địch để doạ Chính phủ. Và không những ở nước ta. Ở Mỹ và các nước phương Tây khác cũng thấy bức tranh như vậy. Chính phủ Mỹ cũng theo con đường của chúng ta. Tàu ngầm của họ sẵn sàng phóng tên lửa từ dưới nước đến khoảng cách xa.

Liệu chiến tranh thế giới mới có dùng vũ khí hạt nhân không? Câu hỏi này tôi thường xuyên được hỏi khi tại chức. Tôi nghĩ rằng không thể. Nếu nó quả là chính trị thế giới. Khi hạt nhân cường quốc tham gia chiến tranh, thì mó như chết đuối vớ phải cọng rơm và nhấn nút hạt nhân. Vì thế phải làm tất cả để không xảy ra thảm hoạ cho nhân loại. Chúng tôi cũng thử những phương án tương tự trong thời gian khủng hoảng Caribe và thoát ra một cách bình yên từ sợ hãi chung. Mặc dù tên lửa tầm gần trước đó chúng tôi có nhiều đủ để đánh Pháp, Tây Đức, Pháp, Tây Ban Nha và các nước Tây Âu. Nhưng Liên Xô và Mỹ khi đó công nhận khả năng bằng nhau trong chiến tranh hạt nhân. Xảy ra sự kiện lịch sử, cần phải là bài học cho tương lai.

Vấn đề xe tăng. Có nên đẩy mạnh làm xe tăng, khi những viên đạn chống tăng xuyên thủng nó như hạt dẻ? Nhưng không làm nghĩa là hy vọng chỉ ở những người lính. Bây giờ tôi không thể xác định quan điểm của mình, khi nhiều lần tôi phát biểu phát triển xe tăng, Còn pháo binh gần như được thay bằng tên lửa, trong số này và cả pháo đánh gần, kèm bộ đội. Xu hướng thế được bảo toàn đến bây giờ, loại trừ khả năng thua trên không. Người Mỹ khi đó có pháo bắn đầu đạn nguyên tử. Quân đội chúng tôi nhận được từ chính phủ đơn đặt hàng súng cối và pháo khi chứng minh rằng bắn trúng bộ binh kẻ địch.

Tôi ngờ vực. Đây là cố pháo rất nặng, khó vận chuyển. Một khó khăn vô cùng phức tạp là đầu đạn nguyên tử. Đòi hỏi một lượng lớn nhiên liệu nguyên tử. Các nhà khoa học đã nói rằng đầu đạn nguyên tử nhỏ cần thể tích nhỏ, ngược lại, một lượng lớn nhiên liệu hạt nhân để có được công suất nổ đặt ra. Từ một đầu đạn дcho pháo có thể về nguyên tắc làm được đầu đạn công suất lớn gấp đôi ba lần. Tuy nhiên chúng tôi cũng chế tạo những pháo như thế. Nhưng sau này thực tế là vô dụng. Tại những khoảng cách xa, làm tên lửa dễ hơn. Tuy bắn không chính xác đích kém hơn, nhưng đối với đầu đạn nguyên tử thì trúng đích cũng không đòi hỏi.

Tôi quyết định nói chuyện với Vanikov, người có nhiều kinh nghiệm sản xuất pháo và súng thông dụng. Chúng tôi mang pháo nguyên tử tham gia diễu binh ở Quảng trường Đỏ. Công chúng được họ gây ấn tượng mạnh. Những nhà chuyên môn thì chê loại pháo này: khó nguỵ trang, bắn ở khoảng cách tương đối gân. Cuối cùng chính các pháo thủ cũng thú nhận rằng vũ khí đó không đúng tiêu tiền cho nó. Và chúng tôi ngừng sản xuất nó, mặc dù các pháo thủ thở dài buồn rầu. Nhưng không phải chỉ pháo nguyên tử mà nói chung pháo dần dần được tên lửa thay thế. Việc chế tạo tên lửa đánh dấu bước ngoặt nhảy vọt để xây dựng dạng mới của vũ khí: tên lửa xuyên lục địa, tên lửa chiến lược và tên lửa chiến thuật với đầu đạn đa dạng và công suất khác nhau.

Không phải là không có sự cố. Nguyên soái Grechko kiên trì đòi tên lửa có đầu đạn nhỏ. Tôi hiểu rằng sẽ tốt, nếu bộ đội tin tưởng hơn khi tấn công xã hội tên lửa như thế. Nhưng không thể đòi hỏi đầu đạn hạt nhân trang bị đến tiểu đoàn. Chúng tôi không có đủ nhiên liệu nguyên tử, và pháo với đầu đạn hạt nhân nhỏ không phải là bỏ túi. Hơn nữa chúng tôi không muốn đối địch với kẻ thù ở cánh đồng, mà mục tiêu chủ yếu của chúng tôi: thành phố, công nghiệp, và toàn bộ lãnh thổ của họ.

Những vấn đề quân sự và hoà bình
Như đã biết, chúng tôi tiến hành cắt giảm lính trong quân đội. Đó là cũng là một trong những vấn đề đâu đầu. Sinh thời, Stalin cho rằng chúng tôi ở ngưỡng cửa cuộc tấn công từ phía Mỹ. Liên Xô phải sẵn sàng chiến đấu. Và quân đội chúng ta rất lớn, hơn 5 triệu người. Rất tốn kém trong thời gian hoà bình có quân đội như thế. Nhưng không thể chiến đấu dù cắt giảm vũ khí, có một quân đội đông đảo. Không ai có thể tin lời đó được. Và không thể giữ bí mật quân đội, khi đó tình báo cũng biết bây giờ cũng biết quân đội của cả hai bên. Người Mỹ nói chung không giữ bí mật những số liệu cơ bản, bằng cách đưa trên trên báo chí. Chúng tôi che giấu, nhưng kết quả. Khi tôi đọc tóm tắt của báo nước ngoài hoặc tư liệu mật, thấy người Mỹ biết chính xác quân đội chúng tôi, và vũ khí của nó và thậm chí dạng vũ khí mới. Tôi có lần hỏi Malinovsky:

- Cái gì thế này? Điệp viên nước ngoài nằm trong bộ tổng tham mưu của chúng ta? Làm sao kẻ địch biết nhanh chóng tất cả tin tức của chúng ta?

Malinovsky ưỡn ngực:

- Có lẽ do công lao của trinh sát trên không và phương tiện kỹ thuật khác.

Chúng tôi muốn cho các nước đồng minh trước đây tin rằng cần từ bỏ chiến tranh như một áp lực chính trị và sự can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác, kêu gọi cắt giảm quân đội, còn sau đó và giải trừ quân bị toàn diện. Quyết định biểu thị ý định hoà bình của mình, tôi cho dỡ bỏ căn cứ quân đội ở Phần Lan và rút quân đội từ Trung Quốc. Sau đó nghĩ tới cắt giảm số người trong quân đội. Chúng tôi tích luỹ một số đơn vị vũ khí hạt nhân và tên lửa mang công suất nổ tăng gấp nhiều lần. Nhưng sức mạnh quân đội không phải là số lượng lính: chính sức mạnh của vũ khí sẽ đánh bại kẻ địch. Vì thế chúng tôi cho rằng chẳng có gì là liều lĩnh cả. Ngược lại, cắt giảm quân đội, làm giầu ngân sách và có khả năng sử dụng tài nguyên để phát triển sản xuất và nâng cao mức sống nhân dân. Đặc biệt vấn đề gay cấn về nhà ở. Đòi hỏi số tiền khổng lồ để xây dựng nhà ở, xoá bỏ sự thiếu thốn nhà ở và điều kiện sống cực khổ của nhân dân.

Kết luận là có thể cắt giảm quân đội xô viết, chúng tôi giảm bớt thậm chí số quân đóng ở CHDC Đức. Bản thân Đông Đức có khi đó quân đội không lớn. Nói chung chúng tôi giữ số lượng quân không quá 2,5 triệu. Quân đội Mỹ trong thời gian đó cũng khoảng chừng như thế, Tây Đức ban đầu có lực lượng nhỏ, sau đó tăng lên và bây giờ có tất cả các loại vũ khí, trừ vũ khí hạt nhân. Dù chúng tôi đã làm gương, nhưng các nước đồng minh cũ của chúng tôi vẫn từ chối một hiệp định nghiêm túc.

Người Mỹ đề nghị kiểm soát song song trên không tất cả các nước. Chúng tôi lúc đó không thể đồng ý, vì lực lượng vũ trang còn yếu hơn Mỹ và đồng minh của họ, và không muốn phơi bày điều này. Cho phép kiểm soát mình nghĩa là cho phép kẻ địch mạnh hơn thăm dò chúng tôi đóng quân và cân nhắc lực lượng hai bên có thể phát động chiến tranh. Chúng tôi chỉ có nhượng bộ cho kiểm soát một phần biên giới. Nếu ở khu vực biên giới có kiểm soát sâu, nó cho phép biết trước các tấn công bất ngờ của quân đội thường trực, và nói chung loại bỏ sự tấn công bất ngờ vào các nước láng giềng. Chúng tôi đồng ý thiết lập kiểm soát qua lại các sân bay có khả năng tập kết bộ đội theo hướng cần. Nhưng điều này cũng không đạt tới sự hiểu biết, hiệp định không đạt được.

Liên Xô còn một lối thoát duy nhất: tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ và phát triển vũ khí. Nhưng phát triển một cách hợp lý. Nhưng vũ khí nhanh chóng lạc hậu, sau đó phải chế tạo mới, tiêu thêm khoản tiền mới, và như thế không bao giờ kết thúc. Chạy đua vũ trang dẫn đến kiệt quệ đất nước và giảm mức sống của nhân dân. Tất nhiên giới quân nhân luôn luôn phát biểu phải tái vũ trang. Nhưng phát sinh vấn đề. Một người mà tôi rất kính trọng là Varensov, năm 1961 là nguyên soái pháo binh. Đường công danh của Varensov chấm dứt vì sự phản bội của viên trung tướng thân cận của mình Penkovsky, chỉ huy tình báo. Varensov đau lòng chịu đựng việc chuyển từ pháo sang tên lửa. Ông có câu nói nổi tiếng về điều này: “Tiếng pháo là bản nhạc, tiếng tên lửa là chói tai”.

Tất nhiên Varensov bực tức chống cắt giảm pháo. Vụ việc phức tạp ở chỗ các giới quân sự tranh cãi đã lâu, phương tiện chuyên chở tên lửa là bánh xích hay bánh hơi? Đây không phải vấn đề tào lao, mà là tầm đi xa, thời hạn phục vụ, tốc độ di chuyển. Các khoa học và các nhà thiết kế quyết định đúng, dùng bánh hơi. Nhưng đối với bộ binh, thì cần không những xe chở hàng, mà còn cả xe chở quân được bọc thép. Tuy nhiên nó làm phương tiện nặng nề, bù lại nó tạo bảo vệ chiến sĩ về tinh thần và thân thể. Chẳng cần phải cãi nhau. Tranh luận chỉ xích hay lốp chỉ là cớ. Còn nhiều xe bánh hơi chất lượng cao. Sau đó đặt vấn đề vận tải hàng không lượng lớn và tải lớn. Rồi máy bay lên thẳng. Nhà thiết kế Mil thiết kế họ máy bay lên thẳng độ bền cao, tin cậy và chở tải nặng. Trong các cuộc nói chuyện với ông tôi hướng Phòng thiết kế máy bay lên thẳng vào mục đích hoà bình, đặc biệt để khai thác đường dẫn dầu và khí đốt, tại những nơi khí hậu khắc nghiệt. Và cả những máy móc bổ xung vận tải hậu cần, vũ khí, phương tiện và bộ đội.

Ngoài Mil, trong lĩnh vực này còn có Kamov, nhà thiết kế thử nghiệm lão thành. Khi sang thăm Mỹ, tổng thống Mỹ Eisenhower và tôi cùng bay từ Washington đến Camp-Davide, đề nghị ông tác động để mua hai máy bay lên thẳng cho Chính phủ Liên Xô. Chúng tôi mua hai chiếc. Vì tôi muốn các nhà khoa học thiết kế chúng tôi học hỏi tốt kỹ thuật Mỹ, phải mua máy bay. Tôi không ít lần bay trên những chiếc máy bay lên thẳng sản xuất trong nước. Tuy nhiên độ bảo vệ khuyên tôi không nên dùng nhiều, vì thỉnh thoảng xảy ra tai nạn. Tôi sẽ không so sánh các máy bay lên thẳng khác nhau thuần tuý về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, khi bán máy bay lên thẳng cho Ấn độ, chúng tôi tổ chức ở đó thử các loại máy bay lên thẳng Liên Xô, Mỹ, và các mác khác. Máy bay của chúng ta chiếm vị trí số 1, sau đó Ấn Độ trở thành bạn hàng chính. Sau đó tại Krym và Kavkaz tổ chức đi tham quan bằng trực thăng tại các khu nghỉ mát. Trong những năm tôi lãnh đạo, không xảy ra một tai nạn trực thăng tại Liên Xô. Phi công, và phục vụ kỹ thuật ở mức tốt.

Nedelin phụ trách vấn đề xây dựng bộ đội tên lửa, rồi sau cũng phụ trách vấn đề chống tên lửa. Sau khi Nedelin chết, Moskalenko lên thay, rồi sau đó Krylov thay ông. Bởi vì sử dụng tên lửa, đương nhiên phát sinh vấn đề tên lửa chống tên lửa. Đây là việc phức tạp và đắt tiền. Nhưng chúng tôi bắt buộc bắt đầu công việc và xây dựng các Phòng thiết kế đứng đầu Kisunko. Đội ngũ của ông chế tạo tên lửa chống tên lửa những những vũ khí khác nhằm chống tên lửa của kẻ địch. Để động viên nhân dân và doạ địch, tôi công khai nói rằng chúng tôi có khả năng bắn trúng một ruồi trong vũ trụ, mặc dù chưa thể làm được như thế cho dù có phóng nhiều đầu đạn. Có chăng, diễn giải rằng chúng tôi cũng bỏ tiền để xây dựng lực lượng chống tên lửa.

Làm việc trên lĩnh vực này, ngoài những người khác, còn Chelomey. Thời tôi còn công tác, việc chống tên lửa cũng chưa làm được. Việc đạt được thoả thuận ngừng công việc chống tên lửa ép buộc bởi khuynh hướng không để đất nước bị chịu đe doạ của thảm hoạ chiến tranh và đồng thời không làm hao mòn tài nguyên. Thậm chí chẳng bao giờ có thể bảo vệ được tuyệt đối cho dù tốn kém thế nào. Các khoa học kẻ cho nghe về triển vọng các tia vũ trụ và laser. Tôi không biết, bây giờ công việc này ở mức nào, nhưng tôi giả thiết rằng khôn ngoan nhất, là thoả thuận được với tất cả các nước ngừng mọi công việc vũ khí chống tên lửa. Thời tôi và chẳng bao lâu sau, đó tổng thống Mỹ Jhonson ngừng cực đoan, và không tiền hành những công việc như thế. Khi Nixon vào Nhà Trắng tuyên bố bắt đầu xây dựng hệ thống chống tên lửa. Điều này buộc Liên Xô chạy đua vũ trang, yiêu hôa sức người, làm hao mòn kinh tế và ngân sách.

Báo chí nước ngoài khi gặp tôi tại cuộc họp báo, các nhà báo vác nước thường nâng vấn đề: có thể Liên Xô cùng hợp lực với Mỹ đẳy mạnh các chuyến bay lên mặt trăng và nói chung trong làm chu vũ trụ? Tôi thích ý tưởng này. Vào thập niên 60, chúng tôi làm rung động thế giới bằng việc phóng lên quỹ đạo và về phía mặt trăng một vệ tinh nhân tạo. Sau Gagarin là tiếp những người khác. Lúc ấy chúng tôi vượt Mỹ. Không phải ngẫu nhiên khi đó chúng tôi có ý nghĩ về hợp sức Liên Xô chia sẻ kinh nghiệm xây dựng tên lửa và động cơ. Tôi ở đây не tôi nói đến yêu cầu chính thức của các cơ quan Chính phủ các nước, nhưng thỉnh thoảng các nhà báo thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ nước mình đưa ra ý tưởng, mà Chính phủ dường như không trả lời họ, tuy nhiên coi như ý tưởng này được phía kia chấp nhận.

Liên Xô vượt Mỹ động cơ tên lửa tàu vũ trụ. Tôi hiểu rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời. Những người khác không tưởng tượng được, vì rằng nguồn gốc xây dựng tàu vũ trụ khắp mọi chỗ là như nhau - khoa học và kỹ thuật. Nhưng về bản chất là chung. Và nếu thời kỳ này, lĩnh vực này chúng tôi vượt người kia, thì sau này người kia cố sức, cóthể lại vượt chúng ta. Chính thế, tôi nghĩ thoả thuậnь với Mỹ và các nước khác về việc xây dựng một tổ chức quốc tế làm chủ vũ trụ để mà tất cả chia sẻ không những vinh quang, mà cả vật chất. Tuy nhiên lúc tôi tại chức, chưa làm nổi việc này: hai bên còn giữ bí mật, và chưa cân bằng vũ khí. Mỹ tích cực tích luỹ nhiều vũ khí hạt nhân. Sự thật họ gắn trên máy bay ném bom, nhưng chẳng bao lâu sau gắn vào tên lửa.

Tuy nhiên đối với tôi không cần tranh cãi gì: người Mỹ đã thực hiện chương trình mà tổng thống Kenedi chuẩn y. Kenedi đặt trước các nhà khoa học và thiết kế nhiệm vụ làm tên lửa đưa người lên mặt trăng, và họ làm được. Các nhà du hành vũ trụ Mỹ đã ở trên mặt trăng. Nhưng bây giờ báo chí và TV chúng ta thuyết phục mọi người rằng, dường như chúng tôi ở phía trước. Điều này không nghiêm túc. Tất nhiên “Luna-16” và “Luna-17” làm việc từ lâu, làm chủ bề mặt mặt trăng và thông báo về cho quả đất - cũng là thành tựu lớn của các nhà khoa học chúng ta. Và tất cả những người đặt chân lên mặt trăng, không so sánh với máy móc thông minh với ở lại của con người, bởi vì nó là vật nhân tạo. Con người ở trên mặt trăng nhìn nó, chắc chắn biết thế giới mới tốt hơn là máy móc. Tôi ước mơ, người đầu tiên bay lên mặt trăng là Ivan của chúng ta. Nhưng đến năm 1964 tôi сoi khả năng thoả thuận được với Mỹ và các nước khác về một cơ quan tổ chức tập thể làm chủ vũ trụ. Vì lợi ích nhân loại, nên tập hợp sức mạnh hợp lý hơn. Điều này tạo điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật và xoá bỏ sự căng thẳng giữa các nước. Tôi cho rằng cần dũng cảm hơn hơn nhiều để đi lên phía trước.

Nhân đây tôi nói về Kurchatov. Không cần phải nói đến phẩm chất của ông như nhà khoa học nổi tiếng thế giới. Nhưng tôi muốn phát biểu suy nghĩ của mình về con người này. Tôi và ông gặp nhau nhiều lần và nghe ông nói không chỉ lề vật lý hạt nhân. Ông đến với tôi vì việc khác. Biết chỗ đóng quân của tôi gần ông, ông nhiều lần đề nghị giúp đỡ phải triển một ngành khoa học nào đấy. Tôi luôn luôn lắng nghe ông, tin ông, và cho rằng ông là người rất đứng đắn. Nhà khoa học cũng thỉnh thoảng hoàn toàn ích kỷ giống nhau với mọi vấn đề, cố gắng là một cái gì đó một điều gì đó để trội lên. Kurchatov không phải vậy, ông trước hết nghĩ về khoa học và thúc đẩy nó lên phía trước.

Kurchatov nổi bật hơn những nhà khoa học ở sự hiểu biết cần thiết san sẻ phương tiện với vũ khí. Ngay trước khi chết ông gặp tôi nói:

- Nếu còn xem tôi còn có ích, hãy chính thức chuẩn y là cố vấn cho ông về các vấn đề khoa học, nghĩa là cố vấn Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.

Tôi rất hài lòng, ý nghĩ này đáng­ xem xét. Chúng tôi sẽ thảo luận, và cuộc gặp tới, phát biểu cho ông ý kiến của chúng tôi.

Than ôi, chúng tôi không gặp ông. Một vài ngày sau, con người thông minh và tuyệt vời đã qua đời đột ngột.

Khi Kurchatov đề nghị coi mình là cố vấn, tôi hiểu rằng chính tôi cần ông, người mà tôi hoàn toàn tin tưởng. Ông làm Chính phủ và giới khoa học gần nhau hơn. Điều này có ich cho khoa học và quốc phòng. Ông giúp đỡ lãnh đạo đánh giá đúng sự kiện và chia xẻ phương tiện cần thiết cho tiến bộ của hướng khoa học khác. Đúng là tôi chấn động với dự án của Sakharov xây dựng bom khinh khí. Tính toán của ông hoàn toàn đúng. Như được biết, sau này giữa lãnh đạo và ông có bất hoà về vấn đề thử bom khinh khí. Ở đây ông, khác với Kurchatov, thể hiện sự thiếu hiểu biết vì quyền lợi quốc gia. Bom khinh khí không phải dùng để tấn công nước khác, mà chỉ có để quốc phòng. Tôi và Sakharov không bất đồng theo thực chất vấn đề, và tôi đề nghị hiểu vị trí của tôi, khi tôi là một chính khách, một trong những nhà lãnh đạo đất nước nhất thiết dùng tất cả những gì có sẵn để tăng cường sức mạnh phòng thủ đất nước.

Các nhà khoa học và thiết kế bom nguyên tử cũng chưa được nêu tên, mặc dù không thể, chẳng hạn, khi ấy Zeldovich, Hariton và Budker. Zeldovich cùng tập thể cấu trúc bom khinh khí. Ông đã giúp chúng ta ngang với Mỹ về vũ khí hạt nhân. Người Mỹ trong một số trường hợp thậm chí cần nghĩ đến phòng thủ. Họ gọi nó là kiềm chế. Sau đó vai trò không nhỏ trong phòng thủ Liên Xô là các nhà khoa học làm động cơ nguyên tử cho hạm đội tầu ngầm. Tôi đôi lần gặp ông và biết họ. Động cơ nguyên tử cho tầu ngầm làm mơ ước ngàn đời, với động cơ này hạm đội tàu ngầm có thể hoạt động ở tất cả các đại dương. Không cần các căn cứ. Chỉ có động cơ nguyên tử mới cho phép tàu ngầm hoạt động lâu dài.

Người nước ngoài có giúp đỡ chúng tôi không? Phải nhắc đến Etele và Julius Rosenberg, ở Mỹ, trao lại cho chúng tôi một số bí mật. Stalin rất nhận xét tốt về họ. Còn có những người khác, thân thiện với Liên Xô. Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn với những người hy sinh cuộc sống của mình, giúp đỡ tổ quốc Xô viết đương đầu với đế quốc.

Chúng tôi nghe các nhà khoa học về vũ trụ và vũ khí tên lửa hạt nhân, thường Keldys phát biểu. Keldys và Kurchatov lúc ấy khăng khít với nhau xây dựng tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân. Vì thế chúng tôi kính trọng Keldys. Tại một phiên họp Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, có mời chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Liên Xô Nesmianov, mọi người phát biểu phê phán ông. Nesmianov bình tĩnh và rất lịch sự đề nghị:

- Có thể thay thế tôi, bổ nhiệm Keldys làm chủ tịch Viện hàn lâm khoa học?

Chúng tôi ủng hộ ông:

- Chúng tôi sẽ bàn, suy nghĩ.

Chẳng bao lâu đi đến kết luận rằng quả là đưa Keldys làm chủ tịch Viện hàn lâm là có lợi. Nesmianov từ chức, giới khoa học ủng hộ Keldys, bầu ông làm chủ tịch.

Tin đồn rằng dai dẳng đến bây giờ là không phải tất cả các nhà khoa học hài lòng Keldys. Điều này không làm ai sửng sốt: giữ chức vụ như thế, khó làm vừa lòng hết mọi người. Trong khoa học nói chung mỗi người một tính, có hiểu biết và những yêu cầu riêng. Các đề nghị không thể là giống nhau đối với chủ tịch Viện hàn lâm. Tôi xem rằng đưa Keldys làm chủ tịch Viện hàn lâm là quyết định rất thành công.

Sự kính trọng cao phó chủ tịch Viện hàn lâm Liên Xô Lavrentev. Tôi và ông quen nhau, khi ông còn làm việc tại Viện hàn lâm CHXHCN Ukraina, với chức vụ phó chủ tịch. Tôi thích ông ở tính cứng rắn, kiên trì thực hiện chương trình và thiên tài trong khoa học. Ông cũng đóng góp nhiều cho quốc phòng đất nước, như cố vấn hàng loạt vấn đề xây dựng quốc phòng. Hình như, chính ông đưa ra ý tưởng xây dựng đạn nổ định hướng. Đạn nổ định hướng là vũ khí rất tác dụng chống vỏ thép xe tăng. Sau chiến tranh người ta hoàn thiện nó. Một lần Lavrentev đề nghị tôi đến thăm việc thử vũ khí:

- Tôi sẽ cho ông thấy đầu đạn có thuốc nổ, đặt nó lên tấm thép, chúng tôi nổ nó, và nó đâm thủng tấm thép này.

Tất cả xảy ra như vậy. Lavrentev giải thích rằng đầu đạn này không xuyên qua, mà làm nóng chảy thép. Ông đã làm một việc có lợi cho đất nước.

Thập niên 1950 tôi ủng hộ đề nghị của ông đặt chi nhánh đặc biệt của Viện hàn lâm tại Novosibirskе. Tôi không quên một nhà khoa học lớn, sống đơn giản đi ủng, sống trong lều ở Siberi để xây dựng Viện hàn lâm. Sự tỉnh táo thông minh và sức kiên trì Lavrentev - làm tôi hài lòng. Tôi nhớ rõ, ông chứng minh cần phải xây dựng chi nhánh Viện hàn lâm ở Siberi, nói là đất nước ta rộng lớn, mà chỉ có một trung tâm khoa học lớn nhất ở Moskva, là không hợp lý và không đúng. Ông là người có ích xây dựng thành phố khoa học ở Novosibirskе, sau đó những thành phố khác cũng mở những trung tâm khoa học như thế. Tôi hỏi ông:

- Ai trong số các nhà khoa học đến đó? Đây là Sibiri, sau khi Stalin qua đời, vẫn còn là nơi lưu đày những người bị tù.

- Có, có người đấy.

Và ông chỉ một danh sách dài:

- Họ, đặc biệt là những thanh niên, sẵn sàng đến Sibiri.

Chúng tôi đưa vấn đề này ra Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng và ủng hộ đề nghị Lavrentev, cung cấp phương tiện cần thiết. Cần rất nhiều tiền, đặc biệt xây dựng cơ quan để thời hạn ngắn nhất xây dựng cơ sở chi nhánh. Xây dựng khoa học - một quá trình liên tục phát triển khoa học, đòi hỏi có những phòng thí nghiệm cần, xây dựng những điều kiện sống và làm việc cho các nhà khoa học. Lavrentev là người có tinh thần mới. Tôi đôi lần thăm thành phố khoa học, khi có mặt ở Siberi, và xem xét tại chỗ công việc xây dựng. Lavrentev mang cả gia đình đến đó và sống rất nhũn nhặn, tềnh toàng, như tôi đã thấy, ông ăn trưa. Bây giờ cả nước tự hào về Novosibirsk! Sau đó ông đề nghị bắt đầu xây dựng trung tân như thế ở Viễn Đông. Nhưng theo khả năng vật chất, thì chưa đến lúc và tôi nói:

- Đừng vội, đất nước còn rất nghèo, tập trung vào trung tâm khoa học ở Novosibirsk, khi nào giàu có hơn, chúng tôi sẽ thảo luận đặt một Viện hàn lâm mới.

Vài lời về Kapisa. Tôi muốn sau khi tôi chết, còn lại cái nhìn đúng của tôi về nhà bác học lớn này, mà ở nhân dân ta người ta cho là lý lịch kinh tởm. Thời Stalin người ta đối xử không tốt với ông. Nhưng cả sau khi Stalin qua đời người ta tiếp tục tỏ ra thận trọng đối với к Kapisa. Liệu có cơ sở, khi chúng tôi tuôn ra những câu nói, biểu hiện sự không tin ông hoặc thậm chí trực tiếp nói rằng ông dường như là gián điệp? chẳng có chứng cớ nào cả, và cá nhân tôi không bao giờ nghi ngờ về lòng trung thực của ông. Một lần tôi ngẫu nhiên trở thành người làm chứng khi giải quyết việc bắt giữ Kapisa tội hãm hiếp ở Liên Xô. Trước đó, tôi không nghe một tý gì về việc này. Lúc tôi ở văn phòng Stalin, Stalin gọi phó Chủ tịch Hội đồng dân uỷ Liên Xô Valeri Mezlauk đến. Tôi rất kính trọng Valeri Ivanovich và tôi vô cùng tiếc rằng ông chết một cách thảm khốc bởi sự đàn ápcủa Stalin cũng như nhiều người vô tội khác. Khi Mezlauk trở thành Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch nhà nước Liên Xô, tôi thường xuyên tiếp xúc với ông, và ông gây một ấn tượng tốt và là chính khách, hiểu biết công việc, và là một con người thực thụ.

Lúc ấy có một cuộc thảo luận giữa các nhà khoa học. Kapisa đến dự. Ông làm việc ở nước Anh, nhưng là công dân Liên Xô. Stalin trao cho Mezlauk nói chuyện với Kapisa, và sau đó Mezlauk báo cáo cho Stalin, Kapisa có ý không muốn ở lại Liên Xô. Kapisa chứng minh rằng để mà ông có được những kiến thức tốt, cần phải có những điều kiện tương ứng: thiết bị, dụng cụ, vân vân…, không có nó thì nhà khoa học không thể làm việc thực thụ, như ông làm với nhà khoa học Reserford và dưới sự hướng dẫn. Tại nước Anh, ông có tất cả những điều kiện. Stalin nói với Mezlauk:

- Nhắn lại cho Kapisa rằng chúng tôi sẽ làm tất cả để xây dựng những không được mong muốn cho ông ấy, chúng tôi sẽ làm, xây dựng cho ông ấy một viện đặc biệt, nhưng hãy nói thẳng rằng ông ấy sẽ không quay lại nước Anh đâu, chúng tôi không giải quyết cho ông ta đến đónữa.

Mezlauk truyền đạt như vậy và Kapisa ở lại.

Cá nhân tôi và ông cách xa nhau. Các uỷ viên Bộ chính trị và những người khác, thuộc về cơ quan nhà nước được phép nhận các tin tức tóm tắt của báo chí, biết rằng ở nước ngoài Kapisa được đánh giá rất cao. Tôi nghĩ Stalin đúng, vì lợi ích của đất nước. Chúng tôi cần dùng mọi khả năng để nâng cao khả năng chiến đấu và lôi cuốn các nhà khoa học xây dựng quốc phòng. Khi đó Kapisa làm một vấn đề cụ thể gì, tôi không biết. Khi có mặt tôi, Mezlauk trình cho Stalin:

- Vừa phấn khởi­ và đau lòng, nhưng Kapisa tựa như đồng ý ở lại.

Lúc ấy Stalin đề nghị xây dựng cho ông một viện ở đồi Barobev. Trước đó mảnh đất này được lấy để làm chỗ xây Đại sứ quán Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Liên Xô là Bullit. Ông ban đầu được Stalin rất tín nhiệm và đưa ý tưởng xây dựng Đại sứ quán Mỹ ở đồi Barobev. Người dành ra một mảnh đất. Nhưng khi Bullit tỏ ra không phải là người mà chúng tôi muốn, Stalin bực mình và đề nghị:

- Chúng tôi xây dựng ở mảnh đất, nơi định xây cất Đại sứ quán Mỹ, một viện cho Kapisa.

Người ta thu hồi đất. Khi tôi về Moskva, tôi thích dạo chơi trên đồi Barobev, nhìn thấy một viện hoàn chỉnh và vui sướng nghĩ:

- Đây là chỗ của nhà khoa học-phù thuỷ dưới sự lãnh đạo Kapisa làm một công việc khoa học khác thường”.

Họ làm việc gì ở đó, tôi không biết, và cũng không hỏi. Thời Stalin có tồn tại một uy tắc: nếu người ta không nói cho anh, thì đừng hỏi, vì anh không liên quan đến điều này. Đâu như cuối chiến tranh vệ quốc vĩ đại Stalin tỏ ra không hài lòng Kapisa: dường như, Kapisa không cho cái gì có thể, không tỏ ra xứng đáng lòng tin cậy của chúng ta. Lời khiếu nại của Stalincũng có cơ sở đến chừng mực nào thì tôi không thể biết được, nhưng tôi tin Stalin: nếu ông nói thế, nghĩa là, phải như thế. Khi quả bom nguyên tử đầu tiên của Mỹ nổ, rõ ràng là chúng tôi lạc hậu. mối quan hệ đồng minh rạn nứt, bắt đầu “chiến tranh lạnh.

Nhưng khi chúng tôi nổ quả bom nguyên tử đầu tiên của mình, ồn lên trong báo chí tư sản: người Nga nhận quả bom này từ tay Kapisa, ông thật đáng khinh thế này, một nhà khoa học lớn, sống ở Anh, chỉ có ông mới có thể làm bom nguyên tử. Stalin thậm chí tức giận:

- Kapisa tuyệt đối chẳng có tham gia một chút gì vào việc đó, nói chung ông ta không quan tâm đến vấn đề này”.

Sau khi Stalin qua đời tôi vẫn giũ quan hệ hai mặt với Kapisa: một mặt, là nhà khoa học nổi tiếng thế giới, mặt khác - không giúp chúng tôi làm bom nguyên tử và không tham gia làm bom cho Liên Xô. Và vì thế tôi quan hệ với ông rất thận trọng. Một lần Kapisa đề nghị với tôi tiếp. Tôi lắng nghe ông chăm chú, ông kể về một đề tài quan trọng mà ông đang làm, và yêu cầu sự giúp đỡ ông, bởi vì ông bị sa thải khỏi viện. Tôi hỏi hai nhà khoa học, kể cả Kurchatov, thì họ giải thích rằng đề tài đã nêu không là trọng điểm khoa học của nhà nước. Chúng khi đó xem đề tài trọng điểm khoa học là những đề tài làm tắng khả năng quốc phòng, chủ yếu là đề tài quân sự.

Sau một thời gian Kapisa lại đề nghị tôi tiếp, tôi tiếp ông và nói với ông ta:

- Đồng chí Kapisa, tại sao ông không nhận lấy một đề tài có giá trị quốc phòng? Chúng tôi rất cần cái đó.

Ông dài dòng văn tự giải thích cho tôi mối quan hệ của mình với vấn đề quân đội:

- Tôi không thích làm cái đó, tôi là nhà khoa học, mà nhà khoa học giống nghệ sỹ: thích những công việc mà mọi người nói, viết, hiện ra trong điện ảnh, còn đề tài quân sự lại là bí mật. Gắn với nó nghĩa là bị cách ly, tự chôn mình trong bốn bức tường của viện, tên tuổi biến mất trên báo chí. Điều mà tôi muốn công chúng biết về công việc của tôi.

Cuộc nói chuyện này cho tôi ấn tượng, và không có lợi cho Kapisa. “Chúng tôi bắt buộc - tôi trả lời - phải làm các đề tài quân sự, khi mà còn tồn tại hệ thống quốc gia đối lập. Để đứng được, chúng tôi cần làm nó, nói khác đi họ bóp cổ và xé xác chúng tôi.

- Không, tôi không muốn làm đề tài quân sự! - ông không đồng ý.

Tôi khó hiểu, một người xô viết, nhìn thấy nhân dân chúng tôi khổ sở do chiến tranh mang lại, có thể suy nghĩ như thế. Chúng tôi làm hết sức không lặp lại, đã làm tất cả để nâng đỡ kinh tế, khoa học, văn hoá. Biết rằng không có khoa học không thể xây dựng quốc phòng hùng hậu. Nhưng một nhà khoa học lớn có tên tuổi trên thế giới từ chối giúp đỡ chúng tôi? Lời của Kapisa làm tôi chết điếng. Và tôi quyết định kiềm chế bản thân, hỏi Lavrentev:

- Ông đánh giá như thế nào về Kapisa?

Lavrentev chỉ có một việc là đánh giá cao Kapisa. Nhân thể nói thêm về cuộc gặp lần thứ hai của tôi với Kapisa, ông nói rằng ông muốn ra nước ngoài. Tôi hỏi Lavrentev:

- Kapisa muốn ra nước ngoài. Ý ông ra sao?

- Cái này dở à? Cho ông ta đi.

- Ông có coi ông ta là một người trung thực không?

- Tôi tin tuyệt đối - Lavrentev nói - Ông ta là người cực kỳ đứng đắn, và không những ông, mà còn cả các con ông. Kapisa - một người yêu nước, còn con trai ông, một nhà địa lý tuyệt, cũng là ng yêu nước.

Những lời này ít nhiều làm an lòng tôi, nhưng tôi tiếp tục nghi ngờ.

- Còn quan hệ của ông với đề tài quân sự? - tôi tiếp tục hỏi.

- Kapisa là người chính trực - Lavrentev trả lời - và quả là nhìn đề tài quân sự như nói với ông.

Tôi bắt đầu nghiêng đến quyết định cho Kapisa ra nước ngoài.

- Thôi được, chúng tôi cho ông ra nước ngoài, liệu ông ta biết đề tài quân sự mà các nhà khoa học đang làm không? - tôi nêu tiếp câu hỏi.

- Tất nhiên ông ấy biết tất cả. Các viện sỹ giao tiếp với nhau, thảo luận các vấn đề khoa học, đọc sách văn học, đây là nhà bác học cỡ lớn, chẳng có gì bí mật đối với ông ta cả.

Điều này làm tôi lại chú ý.

- Liệu ở đâu đó ông ta lỡ miệng về vấn đề không mong đợi không?

- Tôi hoàn toàn khó nói về ông, nhưng tôi tin ông là nhà khoa học tốt và rất yêu nước, không bao giờ trở thành kẻ phản bội.

Tuy nhiên tôi không tin: một việc - phản bội, việc kia - đơn giản chỉ làm lộ bí mật, là hai việc khác nhau. Chúng tôi trao đổi những ý kiến trong Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng và quyết định không giải quyết cho ông đi.

Đầu thập niên 50, Liên Xô nằm ở thế yếu về vũ khí nguyên tử, và chúng tôi không muốn những người bất đồng biết cặn kẽ một cái gì đấy, mặc dù gián tiếp hoặc ngẫu nhiên. Chúng tôi chưa tin tưởng hoàn toàn, rằng trong những cuộc chuyện trò với những nhà khoa học quen biết mà Kapisa có ở nước ngoài rất nhiều, ông lại không nói một cái gì quá. Tiếc, nhưng vẫn phải từ chối giải quyết cho ông đi.

Về sau này ông lại ra nước ngoài, có sự ầm ỹ, trở thành viện sỹ danh dự các nước và vân vân… Tôi mừng và hài lòng vì cuối cùng ông tìm thấy ở nước ngoài chỗ đứng xứng đáng. Có thể bây giờ tôi thậm chí hối tiếc vì sự sốt sắng nào đấy là tôi, khi có thể, quyết định vấn đề nêu trên. Giờ đây có thể chẳng còn lợ gì gửi hầu như bất kỳ ai ra nước ngoài, mặc dù chúng tôi và không tin vào họ. Bí mật quả là như thế! Không có loại trừ đặc biệt trong giới khoa học cả. Nhưng trách nhiệm của tôi là Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đòi hỏi thận trọng, và tôi thể hiện như thế. Nhưng liệu đây có phải là tàn tích của thời Stalin? Có thể, có thể lắm. Bao nhiêu năm tôi làm việc dưới sự lãnh đạo của Stalin. Không phải ngay lập tức thoát khỏi những đè nặng tinh thần, thậm chí cả những người bị kết tội. Tôi không phủ nhận điều này. Cần phải có thời gian để mọi người tỉnh ngộ và dứt bỏ những cái không cần.

Về nguyên tắc, tôi nhìn thấy việc giữ đóng cửa biên giới đối với công dân của mình, đối với những người nước ngoài muốn thăm viếng Liên Xô? Sau khi Stalin qua đời, sau vài năm chúng tôi mở cửa tương đối rộng để qua lại từ hai phía. Qua lại là những người có suy nghĩ khác nhau và lòng tin chính trị khác nhau. Một số người ra khỏi Liên Xô không quay lại. Có những đoàn kịch ra nước ngoài và ở lại. Tôi đau lòng, nhưng đặc biệt không lo lắng. Có trường hợp, người ta không quaynlại, nhưng một thời gian lại yêu cầu giải quyết cho người ta quay về tổ quốc. Có thể chúng tôi mắc sai lầmы? Hoàn toàn. Nhưng khi tiếp cận vấn đề đứng ở vị trí của Stalin, người luôn nghi ngờ tất cả công dân xô viết là có thể bị lôi kéo, vì thế tốt hơn khoá chặt họ ở trong nước và theo dõi tất cả. Như thế sinh ra điều kiện rất nặng nề cho cuộc sống của mọi người, đặc biệt các nhà khoa học hoặc những người làm công tác nghệ thuật.

Tôi nhớ thời kỳ nội chiến. Khi tôi làm việc ở cục chính trị №9 tập đoàn quân Kuban, sống tạm ở một gia đình tư sản. một người trong gia đình là một phụ nữ ăn nói sắc sảo, thể hiện lòng dũng cảm trong cuộc nói chuyện với người cộng sản. Bà nói:

- Các ông nắm chính quyền. Các ông đốt tất cả. Chẳng có lẽ các ông đánh giá, ví dụ, nghệ thuật yếu ớt như balet?

Bà nói đúng. Chúng khi đó tôi hoàn toàn chẳng hiểu gì về nghệ thuật balet. Nếu thấy diễn hình ảnh vũ nữ balet thì tôi cho rằng phụ nữ phơi bày không lịch sự. không ít lần người ta gièm pha Lunacharsky, người cống hiến nhiều sức lực để bảo tồn nhà hát cổ. Người ta cho rằng đây là nhược điểm, ra khỏi chuẩn mực cộng sản. Tất nhiên chúng tôi, công nhân, thợ mỏ và nông dân, khi đó còn xa vời với nghệ thuật cao. Bây giờ, giá tôi gặp người phụ nữ ấy, tôi nói với bà rằng:

- Bà còn nhớ cuộc nói chuyện năm 1920 không? lời tiên tri của bà chính quyền xô viết đốt hết tất cả các loại nghệ thuật? Bây giờ bà thấy, balet chế độ xô viết được nâng cao chưa?

Người ta có thể hỏi, vì sao tôi không chấp nhận thước đo này trong quan hệ Kapisa? Vì đây là vấn đề quốc phòng - không phải balet. Tôi không có quyền liều, thậm chí nếu ai đó bây giờ nói rằng Khrusev không đối xử chu đáo với nhà khoa học lớn như Kapisa. Có thể, tôi sai lầm, có thể mọi cái chết cũng sai lầm. Tuy nhiên cả Kapisa cũng sai lầm, khi ông từ chối tham gia vào công việc quốc phòng. Nghĩa là, chúng tôi hoà nhau.

Đương nhiên, nhiều thứ được coi là bí mật. Khi chúng tôi phóng tên lửa vào vũ trụ, không ai biết, trừ những người theo dõi và chế tạo chúng. Không ai biết tên Korolev, Glusko. Glusko đóng góp không ít hơn sự đóng góp của Korolev. Korolev làm vỏ và ruột tên lửa, còn Glusko làm động cơ. Động cơ của ông làm chấn động thế giới. Không có động cơ, chúng tôi không phóng được tên lửa. Giảm nhẹ vai trò của người làm động cơ, không đúng. Một phi công giỏi nói:

- Với một động cơ mạnh, tôi có thể bay trên quan tài.

Tất nhiên không cần phải có giống nhau dường như, có động cơ có thể chổi cũng bay được. Cả hai phần cân tương xứng nhau. Nhưng tôi quay về những anh hùng ẩn danh. Ai biết nhà thiết kế tầu ngầm nguyên tử xô viết. Thời tôi, không ai biết. Điều này đúng không? Hình như thế. Chính tình báo kẻ thù trước điều này cũng bị dừng lại. Tại sao lại công khai cho họ địa chỉ và tạo điều kiện cho họ tiến hành công việc chống Liên Xô? Còn Kapisa - đây là một người yêu hoà bình. Và tôi cũng là người yêu hoà bình, chỉ khi xã hội những điều kiện loại trừ chiến tranh. Chừng nào chúng tôi còn sống trên thế giới, nơi cần nhìn cả hai phía và bị ngả sang tâm lý hoà bình chỉ một bên, mà không tính đến bầu không khí quốc tế, đó làm nguy hiểm. chúng tôi sẽ thất bại.

Khi chúng tôi đẩy mạnh chế tạo tên lửa, tham gia vào kế hoạch đầu tiên là Korolev. Tôi nhiều lần gặp con người rất nể và khao khát làm việc. Quả là không thể liệt ông vào những người không chống lại tội ác. Korolev biết cách thúc đẩy những điều cần thiết, biết bênh vực ý tưởng của mình. Đây là tốt. Tôi, nghe và khâm phục ông. Ai là người đầu tiên mở đường vào vũ trụ? Lên mặt trăng? Korolev! Phải được thấy ông, khi ông báo cáo, cảm thấy sự nồng cháy của ông, cảm thấy sự thông minh nổi bật của ông. Một nhà thiết kế tuyệt vời! Sau này ông chia tay với Glusko. Đáng tiếc. Glusko cũng đóng vai trò lớn trong việc chế tạo tên lửa. Vì sao họ không đi chung với nhau nữa? Sự bất đồng đã xé tan họ, và họ khó cùng nhau làm việc.

Tôi cố gắng dàn hoà hai người. Có lần tôi mời cả hai người và vợ đến nhà nghỉ của tôi. Tôi muốn họ đem sức mình làm lợi cho đất nước, mà không phí sức cãi nhau lặt vặt. Nhưng không thành. Korolev sau này hoàn toàn cắt đứt mối liên hệ công việc với Glusko và chọn Kuznesov, một người tương đối trẻ, nhưng cũng là nhà thiết kế động cơ tài năng. Chính Korolev còn đọng lại trong trí nhớ mọi người là người đầu tiên táo bạo đưa người vào vũ trụ. Ông không được khoẻ mạnh, nhưng là người có kiến thức sâu, có khả năng tổ chức tuyệt vời, ý nguyện vô bờ và sức lực kiên trì. Ông đã chết một cách kỳ cục. Tôi biết rằng ông ở bệnh viện, và biết rằng chuẩn bị mổ. Đã nghe bác sỹ nói là ca mổ không phức tạp. Các nhà phẫu thuật đã rửa tay, cho là tất cả đã kết thúc một cách bình yên, thì bỗng nhiên do sốc, Korolev không còn nữa.

Trong số những người xây dựng ngành hàng không Liên Xô tôi biết rõ Tupolev- bố. Chúng tôi và ông quen nhau từ năm 1931, khi tôi được bầu bí thư Đảng khu vực. Tupolev lãnh đạo SAGI (Viện hàng không quốc gia) - là cơ quan duy nhất của chúng ta lúc ấy làm về hàng không. Ông nổi bật trong số các kỹ sư. Ông là nhà bác học tương đối trẻ và là nhà thiết kế, nhưng cũng được công nhận. Stalin về sau này bắt giam ông và bắt tù. Ở đó Andrey Nicolaievich tổ chức Phòng thiết kế. Tôi biết ông ở trong tù, nhưng Stalin không nói điều này, quy định của Stalin là không hỏi. Vả lại, người ta biết rằng kết tội Tupolev, là tước đi tất cả các kiến thức có lợi cho tổ quốc.

Có lần Tupolev báo cáo riêng với tôi về một vấn đề. Khi mọi người được thả, thì ông vẫn bị tù:

- Thưa đồng chí Khrusev, tôi muốn đề nghị ông một yêu cầu. Tôi còn dở dang công việc mà tôi lại ngồi trong tù? Tôi yêu cầu đúng đánh giá vai trò của tôi và minh oan cho tôi. Nói khác đi những bức tường nhà tù không những cho tôi, mà còn cho các con của tôi.

- Tất nhiên, đồng chí Tupolev - tôi trả lời - hãy bình tĩnh làm việc, tôi hứa chúng tôi sẽ thảo luận vấn đề này và sẽ nói để huỷ bỏ những tài liệu liên quan tới ông để không còn trong giấy tờ ông phải rằng ông từng bị bắt.

Tôi rất thường sau này gặp Tupolev, nghe ông nói về các vấn đề phát triển máy bay ném bom và máy bay dân dụng.

Nhà bác học lớn này cũng có một mẹo rất thực tế. Khi TU-95 tỏ ra không có khả năng thực hiện được chức năng máy bay ném bom, không chịu được phòng không của Mỹ, người ta đề nghị không sản xuất nó nữa. Tupolev gặp tôi và nói:

- Tôi hiểu các nhà quân sự đề nghị thôi sản xuất TU-95. Nhưng máy bay ném bom khác bây giờ cũng chẳng còn nữa, TU-95 vẫn còn phục vụ đất nước. Ngoài ra, có thể cải tạo nó thành máy bay hành khách.

Tôi thívj ý nghĩ này và đặt vấn đề ra Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng, và chúng tôi chấp nhận đề nghị Tupolev, sau đó ông xây dựng máy bay hành khách tầm xa TU-114, lúc ấy, đây là máy bay tuyệt vời. Nó gây ấn tượng mạnh, khi tôi ngồi nó sang thăm Mỹ theo lời mời của tổng thống Eisenhower sau chuyến bay không dừng Moskva - Washington. Điều này gây tiếng vang mạnh có lợi cho Nhà nước xô viết. Tupolev chế tạo những máy bay ném bom khác, cũng máy bay chở tên lửa. Ông là nhà thiết kế rất thành công và chế tạo hàng loạt máy bay tốt nhất.

Có lần tôi và Tupolev ngồi trên bờ biển Krym, Hắc hải. Ông mang theo bản vẽ hình ảnh chiếc máy bay đẹp tương lai TU-144. Máy bay hành khách siêu âm, và chỉ cho tôi những đặc tính của nó. Chúng tôi lúc ấy, chấp nhận nhận đề nghị của ông chế tạo máy bay ấy. Bây giờ ông đã xong phân thử nghiệm. Hiện nay trên thế giới tồn tại 2 loại máy bay tương tự “Concrord” của Pháp-Anh và máy bay của chúng tôi chẳng bao lâu nữa sẽ đưa ra sử dụng. “Concrord” cũng không tồi, còn người Mỹ chưa có loại máy bay như thế. Chưa chắc ở nước ta, ai địch nổi Tupolev.

Tất nhiên còn có các nhà thiết kế khác chế tạo máy bay ném bom, máy bay tiêm kích, máy bay dân dụng và máy bay dùng trong nông nghiệp. Antonov máy bay hành khách mạnh có tải trọng lớn và bán kính hoạt động xa. Ông còn có những máy bay có ích lợi trong nông nghiệp, và cho Bắc cực. Tôi không muốn hạ thấp phẩm chất của nhà thiết kế tuyệt vời Ilyusin. Ông cũng đóng góp nhiều vào chiến thắng của chiến tranh vệ quốc, chế tạo những máy bay cường kích. Những máy bay được bọc thép này làm quân thù khiếp sợ. Sau đó ông chế tạo một loạt máy bay hành khách tốt nhất. Thời tôi, Il-62 chưa được thử nghiệm. Khi tôi con công tác, máy bay này đã lăn bánh ra sân bay, nhưng một số năm chưa đưa vào sử dụng trong hàng không dân sự bị giữ lại. Trên báo chí nhìn thấy rõ Sergei Vladimirоvich dù sao chăng nữa đạt được nguyện vọng của mình. Máy bay Il-62 đấu thập niên 70 trở thành máy bay tầm xa tốt nhất trong hạng của mình và về tải trọng, và về tốc độ.

Tôi nhớ lại buổi nói chuyện với Tupolev và đề nghị của ông máy bay ném bom động cơ nguyên tử. Khi tôi nghỉ ở nhà nghỉ cuối tuần gần Livadi, Tupolev thường tới thăm tôi, nhà nghỉ của ông đến nhà nghỉ của tôi chừng bảy phút xe. Ông thường mang theo một cặp chỉ ra một cái gì đó. Nhưng lần này ông mang đến một đề nghị cụ thể:

- Tôi muốn trình bày suy nghĩ của tôi về khả năng chế tạo máy bay ném bom động cơ nguyên tử.

Ông bắt đầu làm máy bay, còn động cơ nguyên tử thì nhà thiết kế Kuznesov làm. Kuznesov sau này tiến rất xa trong việc chế tạo động cơ cho máy bay và tên lửa. lời nói của Tupolev rất quyến rũ. Ông đề nghị làm máy bay tầm xa không hạn chế. Chúng tôi mơ ước có chiếc máy bay tầm xa 20 nghìn kilomet. TU-95 đạt được 18 nghìn, nhưng nó chưa đạt yêu cầu. Vấn đề, tuy nhiên, không những tầm xa, mà còn tốc độ, tầm cao và tải trọng.

- Chúng sẽ ra sao đây? -tôi hỏi Tupolev.

- Tầm xa hầu như không hạn chế, tầm cao cũng như TU-95, và tốc độ cũng thế, nghĩa là máy bay tốc độ dưới mức âm thanh.

- Nhưng, Andrey Nicolaievich - tôi phản đối - tầm cao và tốc độ đó chúng tôi chưa vừa lòng. Máy bay còn chịu hoả lực phòng không của địch chứ.

- Chừng nào khoa học và kỹ thuật chưa cho được những khả năng, thì chúng tôi sẽ không làm tốt hơn được.

- Tại sao lại có ý nghĩ xây dựng nó bây giờ? - tôi ngạc nhiên.

- Vâng, đây là việc của ông giải quyết, nhưng tôi báo cáo rằng có khả năng về mặt kỹ thuật làm máy bay ném bom động cơ nguyên tử.

Trong câu trả lời, tôi cố gắng biểu hiện không đồng ý, nhưng tôi không làm được.

- Có thể làm máy bay hành khách động cơ nguyên tử được không? - tôi đặt vấn đề ngược lại.

- Ồ! Không, không! Không thể nói về máy bay hành khách- Tupolev khua tay - Động cơ năng lượng hạt nhân hiện thời chưa hoàn thiện. Chúng tôi không thể đảm bảo hoàn toàn tránh cho khách khỏi bị bức xạ. Còn nhiều khó khăn và phải bảo vệ tổ lái, mà máy bay khách đòi hỏi trọng lượng rất lớn. Điều này không thể. Máy bay như thế sẽ làm ô nhiễm sân bay.

- Nếu không thể, chúng tôi từ chối.

Bây giờ chính xác tôi không nhớ, bao nhiêu chiếc máy bay như thế giá bao nhiêu tiền. Tupolev nói một con số khổng lồ. Đòi hỏi công việc thực nghiệm và khoa học khổng lồ, cũng cần tiền và thời gian dài. Andrey Nicolaievich khi đó không thể hiện sự hăng say như ông thường có, mà đơn giản chào một món hàng cho người mua, còn người mua quả là cứ tự quyết định lấy hàng hoá của ông chào không.

Chúng tôi thoả thuận gạt vấn đề này. Việc xây dựng máy bay hành khách cũng chẳng nghĩ được cái gì hơn, còn máy bay ném bom như thế chưa làm chúng tôi vừa lòng. Chúng tôi không có ý định ném tiền qua cửa sổ. Tất nhiên việc khai thác nó có thể có hữu ích trong tương lai. Nhưng bây giờ tiêu một món tiền khổng lồ sẽ làm kiệt quệ ngân sách.

- Thế này nhé - tôi nói - chúng ta giới hạn trong việc khai thác lý thuyết, bỏ tiền chỉ để cho công tác nghiên cứu. Có thể tiếp tục làm chúng, nhưng không cần phải nỗ lực. Có thể cái mà ngày nay không thể làm, thì ngày mai trở thành hiện thực.

Trong thời gian ấy, Lyulka cũng xây dựng động cơ nguyên tử. Mẫu của ông ta rất nặng đến nỗi không thể cất cánh được. Chúng tôi không đặc biệt đau lòng, vì đã chấp nhận quyết định tập trung vào phóng tên lửa và tiến hành hàng loạt công việc cần thiết.

Tupolev và tôi luôn luôn có những cuộc nói chuyện thú vị. Thỉnh thoảng ở vài nhà thiết kế cũng tỏ ra như thế này, nếu không chấp nhận ý tưởng của ông, thì lập tức ông tỏ ra hờn dỗi và lạnh mặt. Ở Tupolev tôi không bao giờ cảm thấy như thế. Những cuộc nói chuyện cho tôi ấn tượng ông muốn trao đổi những suy nghĩ về vấn đề đã nêu, vì những ý tưởng hoàn toàn mới của ông chưa chín muồi. Ông nói những suy nghĩ của mình những một nhà khoa học và nhà thiết kế, còn sau đó chăm chú nghe lời lời phê bình của tôi. Chúng tôi hiểu nhau và có cách giải quyết đúng. Quay về Moskva, tôi nói với lãnh đạo đất nước về cuộc nói chuyện này (tôi luôn luôn cố gắng để những quyết định như thế được quyết định tập thể). Tính cá nhân cần phải thể hiện sáng kiến, nhưng quyết định lớn mang ý nghĩa nhà nước nhất định phải chấp nhận trên cơ sở tập thể. Khi tôi lãnh đạo Chính phủ và Ban chấp hành Trung ương Đảng, không bao giờ quyết định duy nhất cá nhân kiểu này được chấp nhận. Và không thể chấp nhận chúng trong điều kiện xã hội mới mà tôi đang tạo điều kiện xây dựng nó.

Trở lại thập niên 30, tôi nhớ về máy bay hành khách lớn nhất thời đó của Tupolev, tên gọi “Maxim Gorky”. Nó cất cánh mang theo hơn 50 người. Đáng tiếc, nó bị rơi, nhưng không phải do lỗi thiết kế, mà do tính ngang tàng của viên phi công đi kèm nó trên máy bay tiêm kích I-5, bay kèm bên cạnh để so sánh với kích thước của chiếc máy bay khổng lồ này. Tôi giữ nguyên trong óc sự kiện đáng buồn này, một ngày mù xuân. Tôi ở nhà nghỉ cuối tuần, nghe rằng máy bay “Maxim Gorky” rơi. Về nó, báo chí một dạo om xòm, vui mừng rằng chúng tôi có chiếc máy bay chở nặng như thế. Chúng tôi khi đó tính rằng một chiếc máy bay hành khách có thể sẽ được dùng như máy bay ném bom hoặc như phương tiện vận tải quân sự. Nhưng viên phi công ngang tàng này dường như muốn biểu diễn nhào lộn trên không, đã bay cách chiếc “Maxim Gorky”, và chính anh ta toi mạng kéo theo cái chết của tất cả hành khách đang thực hiện chuyến bay ăn mừng ngày lễ trên bầu trời Moskva.

Sau đó tôi, bí thư thứ nhất Thành uỷ Moskva tổ chức lễ tang. Stalin rất giận và trút cơn giận cho tôi và Chủ tịch Mossoviet Bulganin. Việc chôn cất tiến hành ở lò thiêu. Người ta chở xác đến, thiêu, rồi đưa tro vào gian nhà cột Dinh Liên bang. Đi đưa tang là nửa thành phố. Stalin, như để trừng phạt chúng tôi gây thảm hoạ, nói một cách độc ác:

- Hãy để Khrusev và Bulganin mang lọ tro đi khắp phố.

Nhưng tôi coi là vinh dự cho bản thân tham gia lễ tang, những trên đường tới lò hoả táng luôn nghĩ luôn nghĩ về màu đỏ nó tương phản với chiếc máy bay tiêm kích bất hạnh bị nhuộm màu.

Ngày chủ nhật hửng nắng đã khép lại, mà thứ bảy hôm trước còn mưa tầm tã. Những bó hoa trồng trong bìng đặt ở hiên. Thật ngạc nhiên: cứ ba mét có một chỗ bị mưa đá, và chỗ không việc gì, có chỗ thì những bông hoa bị gẫy dập, còn những bông khác bên cạnh vẫn nguyên vẹn, dường như bị cắt bằng dao. Thiên nhiên là như thế. Vì sao mưa đá gây khổ sở ít hơn hạn hán. Mưa đá không bao giờ lan rộng trên một diện tích lớn, còn hạn hán có thể đưa điều này đến đói khổ.


Chạy đua vũ trang hay cùng chung sống hoà bình?

Hôm nay, 8-5-1970, sáng mai nước ta kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Chúng tôi giành chiến thắng với vũ khí trong tay. Nhưng ngày nay những người mà tôi, thường hỏi tôi về chạy đua vũ trang, giữa các cường quốc thù địch. Cuộc chạy đua say mê tàng trữ vũ khí. Giá như ngừng chạy đua vũ trang, chúng tôi còn giữ được nhiều tiề mà nhân dân buộc phải dành ra cho vũ khí. Điều này - mơ ước của lãnh đạo Liên Xô.


Thời mình, tôi có gặp tổng thống Mỹ Eisenhower, khi cả chúng tôi phát biểu vì giải trừ quân bị, tuy nhiên không đi đến kết quả chính vì rằng chúng tôi không thể thoả thuận được về ngừng chạy đua vũ trang. Nhưng ngày nay liệu có một tia loé sáng? Xuất hiện khả năng kéo dịch tất cả các nước về phía hiểu sự cần thiết ngừng chạy đua vũ trang? Theo tôi, có ánh sáng cuối đường hầm. Không được nhát gan và không cho ai đe doạ mình, lãnh đạo nước ta có cái nhìn tỉnh táo về tương quan lực lượng trên thế giới để tiên đoán tương lai, dũng cảm đi theo con đường giải trừ quân bị. Nếu Chính phủ vẫn bị lôi cuốn vào chạy đua vũ trang không ngừng và không thể hiện lòng dũng cảm làm tất cả những gì để ngừng cuộc chạy đua này, thì chính sách như thế dẫn đến kiệt quệ tài nguyên đất nước, và cuộc chạy đua không có tương lai.

Tôi hiểu rằng phải tỉnh táo phân tích tình hình? Giải trừ quân bị, giữ Liên Xô trong trạng thái sẵn sàng đánh trả xâm lược? Chủ yếu là ở chỗ bây giờ các cường quốc có vũ khí toàn cầu công suất như thế, số lượng như thế có thể dễ dàng nhanh chóng tiêu diệt sạch cả thế giới. Nếu đúng đánh giá tương quan vũ khí tàng trữ, thì có khả năng hạn chế chi phí quốc phòng. Tôi nói:

- Thậm chí có thoả thuận không sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu bùng nổ chiến tranh chỉ sử dụng vũ khí cũ, còn sau đó cuộc bắn nhau thành công bắt đầu ngả sang có lợi cho một bên, thì ở phút cuối cùng, khi bên kia không còn lối thoát, sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Điều đó, tất nhiên, là xấu, vì rằng sự nguy hiểm chiến tranh hạt nhân tiếp tục lơ lửng trên đầu nhân loại. Nhưng nó có thể có vai tròtích cực, khi giới lãnh đạo tỉnh táo của các cường quốc không cho phép chiến tranh.

Ai đó nói rằng thực tế đã phủ nhận thuyết này. Chiến tranh Mỹ ở Việt nam. Có những cuộc xung đột tại những khu vực khác nhau trên trái đất. Thường xuyên đẩy cường quốc đến bên miệng hố chiến tranh. Nhưng nếu cả hai bên tránh được chiến tranh hạt nhân, thì phòng ngừa được sự tiêu diệt hoàn toàn. Cuộc khủng hoảng Cuba đúng là sự thử thách như thế, còn kết thúc bởi thoả thuận khôn ngoan. Đã đạt được cân bằng lực lượng, nói khác đi - cân bằng sự sợ hãi mà John Foster Dulles đã nói trước đây. Khi Dulles chết, Gromyko không muốn đến dự lễ tang. Tôi đã chứng minh rằng Gromyko xử lý không đúng, và khuyên ông tới dự lễ tang địch thủ cũ của mình. Và không những là chuẩn mực lễ độ vì rằng Dulles biểu thịsự thật rằng lý trí luôn luôn phải mạnh hơn bốc đồng.

Bây giờ trên thế giới tương quan lực lượng hai phe bằng nhau. Ở đây vấn đề không phải là số học mà là cái khác. Tôi nhớ lại lời tổng thống Kendedy:

- Chúng tôi, Hợp chủng quốc Hoa kỳ, bố trí vũ khí hạt nhân, có thể tiêu diệt Liên Xô hai lần. Nhưng Liên Xô cũng bố trí vũ khí hạt nhân có thể tiêu diệt Mỹ một lần, như thế lần thứ hai không cần đến nữa.

Đó là sự thừa nhận lực lượng của chúng ta. Không đòi hỏi lần thứ hai, vì rằng trước khi có lần hai, kẻ địch không còn nữa. Thậm chí khi nằm trên ranh giới chiến tranh, cần tỉnh táo xác định ranh giới này không gây tội ác không bị giết. Các vũ khí còn lại không còn là yếu tố quyết định để xác định đường lối chính trị, khi nói không phải về xung đột khu vực, mà về xung đột thế giới. Cái gì là ưu thế, chẳng hạn, bộ binh? Nghĩa là quân đội, trong khối thịt vị pháo nghiền? Bây giờ không phải là lúc số lượng bộ đội hoặc thậm chí sự tài giỏi của tướng lĩnh quyết định thành công. Ngày nay tất cả phụ thuộc vào tài giỏi điều khiển vũ khí hạt nhân. Nhưng từ đó đưa đến việc Liên Xô không áp đặt ai điều kiện của mình, trong chính sách giải trừ quân bị.

Vì sao tôi nghĩ như thế? Vì chúng tôi cắt giảm lực lượng vũ trang gần như gấp đôi. Sao nào? Yếu hơn? Chúng ta có nỗi sợ hãi nhiều hơn trước chiến tranh? Không có cái gì tương tự. Nghĩa là, bình tĩnh có thể giảm lượng vũ khí thông thường và cũ. Chúng tôi huỷ bỏ căn cứ của mình ở Phần Lan. Chẳng có lẽ dùng làm chúng tôi yếu hơn? Ngược lại, vị thế không yếu đi, mà và bầu không khí quốc tế được cải thiện.

Tôi luôn luôn có những người ủng hộ mình cắt giảm quân đội, rút tất cả quân đội mình ra khỏi lãnh thổ các nước khác, dỡ bỏ các căn cứ của mình. Điều này thuận lợi đối với tất cả mọi người. Trong tình hình quốc tế hiện nay Liên Xô hoàn toàn có khả năng tiến hành chính sách độc lập trong vấn đề vũ trang và giải trừ quân bị. Chúng tôi chẳng dại gì để bọn quân phiệt kiếm cớ khiêu khích. Các nước tư bản luôn luôn buộc chúng ta chạy đua vũ trang, buộc chúng ta có ngân sách quân đội lớn, để bằng cách như thế làm hao mòn sức lực chúng ta và không để nhân dân các nước nước xã hội chủ nghĩa dùng tiền để phát triển kinh tế nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá tăng lên không ngừng của mọi người. Chi phí quân đội - đây là cái thùng không đáy, tiêu tốn dự trữ quốc gia. Đương nhiên, tốt nhất - thoả thuận được với các nước tư bản chủ nghĩa ngừng chạy đua vũ trang và giải trừ quân bị. Nhưng điều này cần sự tin tưởng tuyệt đối. Tôi cho rằng điều này chưa đạt được. Nhưng hai bên thoả thuận được các biện pháp cụ thể, có thể chúng tôi năm 1963 đạt được thoả thuận ngừng sự thử vũ khí hạt nhân trong ba môi trường: trên không, dưới nước và vũ trụ. Những thoả thuận như thế, tổng hợp lại giảm mạnh chi phí quân sự và giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Vâng, các nước tư bản có lợi trong chạy đua vũ trang. Chúng tôi, nếu chấp nhận chạy đua, cho họ là tiến hành đúng chính sách như vậy. Nhưng có thể nói ngược lại: nếu chúng tôi ngừng chạy đua vũ trang và sản xuất vũ khí chiến tranh sẽ nghĩa là tuân lệnh chính sách nước ngoài… Không giống nhau chút nào! Tên lửa hạt nhân kìm lại kẻ địch tấn công chúng tôi. chính sách như vậy đòi hỏi lãnh đạo Liên Xô cứng rắn và nhìn thấu suốt, không để bị lôi cuốn vào thi đấu phung phí tiền bạc vào vũ khí giết người và đồng thời có tất cả các thứ cần thiết để bảo vệ đất nước. Chúng tôi phải xây dựng ngân sách quốc phòng của mình, không bị ngả vào ảnh hưởng của giới quân đội trong và ngoài nước.

Vì sao - và cả bên trong? Vì rằng và chúng ta vẫn có những người, đang quan tâm đến việc tăng vũ khí. Họ có thể đẩy Chính phủ vào hướng sai lầm. Trước hết là những tướng lĩnh muốn chỉ huy quân đội đông người. Họ cật sức chứng minh cho Chính phủ rằng phía địch dường như có những vũ khí như thế này thế nọ mà chúng ta không có và vũ khí đó là cần cần thiết sống còn cho chúng ta. Không thể bị ngả theo ảnh hưởng của họ, Chính phủ tự quyết định chính sách quân sự. Sau đó, với những người như thế lại liên quan chặt với những người sản xuất vũ khí. Họ là những tổ hợp công nghiệp quân sự. Nhóm thứ ba của loại này là một phần dân chúng trong xã hội, bị ngả sự tuyên truyền vô lý và bắt đầu ép Chính phủ theo hướng đó. Trong những trường hợp tương tự, những người lãnh đạo có trách nhiệm cần không được sợ va chạm, như tôi không sợ va chạm với đô đốc Kuznesov, khi ông đưa ra chương trình vô dụng xây dựng hạm đội tàu chiến to lớn, hoặc với nguyên soái Barensev, lầu bầu về tên lửa, hoặc với nhà thiết kế Tupolev, thì thụt máy bay ném bom động cơ nguyên tử.

Không thể lý tưởng hoá mọi người, cho là họ những người cộng sản, thì họ tự động đứng đúng vị trí. Vớ vẩn! Stalin cũng là một người cộng sản, cái gì không ngăn cản ông trở thành tên ác ôn. Và Mao là một người cộng sản, cái gì không ngăn cản Mao tấn công người anh em Việt nam. Nếu giới quân sự và công nghiệp quốc phòng có thể buộc uân sự hoá đất nước xã hội chủ nghĩa, thì điều này không phải là cứu thoát đất nước, mà đưa đến sự sụp đổ. Trong tương quan lực lượng hiện nay, phe tư bản chưa chắc dám qg xung đọt quân sự với Liên Xô, mặc dù họ sẽ tiến hành chính sách phá hoại chống chúng tôi. Nhưng tôi cho là đây là bình thường, vì rằng chính sách như thế được gây ra bởi đối kháng giai cấp. Chúng tôi cũng không từ bỏ đối kháng tư tưởng với mọi biện pháp kèn theo nó, tuy nhiên loại trừ dẫn đến thảm hoạ.

Trong cuộc đấu tranh về mặt tư tưởng chung sống hoà bình, theo tôi, là không thể, và cuộc đấu tranh này cần phải kết thúc bằng chiến thắng thế giới quan chủ nghĩa cộng sản. Nhưng sự đối đầu tơpng tự không đi ngược với lợi ích với tất cả các tiếp xúc trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá và vân vân và… Và giá như bây giờ tôi có ảnh hưởng nào đấy lối thoát của cuộc đàm phán hai bên hoặc nhiều bên, thì tôi kiên quyết tìm kiếm một hiệp định về thiết lập kiểm soát vũ khí. Ngày nay chúng ta không còn sợ kiểm soát song phương. Ngược lại, việc kiểm soát như thế trở thành yếu tố, dẫn đến làm dịu tình hình. Hiện nay trên cơ sở tương hỗ thể đi đếm sự kiểm soát rộng rãi nhất. Tất cả mọi người đều sợ cái chết, và kiểm soát cũng là cần cho tất cả mọi người. Có thể bình tĩnh thiết lập kiểm soát trên không tất cả các lãnh thổcác nước trên trái đất. Nó không cho phép ai cản trởsự có mặt của lực lượng an ninh, cần thiết để bảo vệ biên giới và lập lại trật tự.

Thoát hoàn toàn tái phạm căn bệnh Stalin, phải hình thành những cơ quan quốc tế kiểm soát vũ khí. Liên Xô công bố chương trình giải trừ quân bị, đồng ý thực hiện, mặc dù theo từng giai đoạn, với các nước tư bản chủ nghĩa và huy động cộng đồng thế giới vào cuộc đấu tranh vì hình thành trong cuộc sống.

Tôi thảo luận vấn đề này với nguyên soái Zukov, khi ông là Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô. Quan hệ của tôi với ông lúc ấy là cho đến khi, khi ông hành động không khôn ngoan, khiến chúng tôi cách chức Bộ trưởng quốc phòng của ông. Tôi hài lòng khi chúng tôi thảo luận khả năng đạt được với Mỹ thoả thuận cụ thể về việc giải trừ quân bị, trong số này cho phép thanh tra trên lãnh thổ chúng ta. Zukov, khác với nhiều quân nhân, không thể hiện sự cứng nhắc công chức. Ông không những đồng ý về việc cần thiết cắt giảm quân đội, mà còn đề nghị giảm lương một số ngạch quân nhân. Cả nguyên soái Sokolovsky cũng lập luận nhìn thấu các vấn đề. Khi tôi làm việc với ông như Tổng tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu, sau những trao đổi suy nghĩ chúng tôi cũng luôn luôn tìn được tiếng nói chung.

Tôi muốn nói về quan hệ đối với trí thức ở Liên Xô. Chưa chắc tôi có khả năng lôi kéo tất cả mọi mặt của cuộc sống, nơi trí thức chúng tôi lao động. Nhưng cuộc sống trước tiên, tác động đến xã hội, thực hiện sự nghiệp mà Đảng cộng sản lãnh đạo. Với trí thức làm công tác kỹ thuật vấn đề có chuý đơn giản hơn. Mối quan hệ của Đảng với họ đơn giản hơn, vì những người này thể hiện năng lực và tài năng chủ yếu đối với các đối tượng cụ thể, phục vụ xã hội. Những hoạt động của họ tràn vào trực tiếp đến cuộc sống tinh thần và vấn đề hệ tư tưởng. Cổ vũ họ lao động để có lợi tăng sản xuất ở mức mới.

Hóc búa nhất là những quan hệ với giới nghệ thuật, bao gồm nhà báo, nhà văn, hoạ sĩ, nhà tạc tượng, nghệ sỹ… Họ không tạo ra giá trị vật chất, mà thiếu nó con người không thể tồn tại, bù lại làm xã hội hưng phấn để lao động trong các lĩnh vực khác nhau của nhân loại, tràn vào cả chính trị, cũng như làm giầu của mọi người bằng những tác phẩm văn học, nghệ thuật và trong môi trường nhân văn. Nhưng bởi vì trong hệ tư tưởng Đảng cộng sản có xu hướng độc tôn, nên việc quan tâm của Đảng là thu hút giới trí thức này theo của mình không có phải giải thích nữa.

Nhiều cái ở đây là cực kỳ chủ quan. Thí dụ, một Đảng viên có chức vụ, mở đài nghe âm nhạc, ông ta không thích nó hoặc tâm trạng xấu, và ông tắt đài. Sau đó người ta giải thích rằng tác giả bản nhạc là - Chaikovsky hoặc, thí dụ, Prokofev. Tác phẩm này ra sao? Ở đây có bối cảnh, ý nghĩa, nội tâm người nghe và hấp thụ của nó và nhiều thứ khác. Thế là phải thông qua khái niệm “thích”, “rất không thích”, “không thích”.

Nhưng kết quả sau này liên quan đến số phận tác giả, và tất cả công chúng, có thể vô tình tước bỏ tác phẩm tuyệt vời. Tránh được sở thị hiếu này như thế nào? Đặc biệt nếu tính đến rằng cùng một tác phẩm có thể sống những thời kỳ khác nhau và gây một ấn tượng không giống nhau. Một số dễ hơn - tác phẩm của nhà văn. Họ như thợ nề hoặc thậm chí thợ tiện, mài dũa tác phẩm của mình từ các phía khác nhau. Nó tự động tràn vào tất cả môi trường xã hội, thông qua các nhân vật của mình. Đánh giá tác phẩm của nhạc sĩ, hoạ sĩ còn phức tạp hơn.

Tôi muốn quay về Stalin đối xử thế nào đối với trí thức. Ông hiểu ý nghĩa xã hội của họ. Nhưng chủ yếu chừng mực nào ông tỏ ra độ lượng, kiên nhẫn, tôn trọng trong từng trường hợp cụ thể. Stalin là người chủ quan chủ nghĩa. Trong khi số phận bất kỳ người nào phụ thuộc vào một lời của ông. Chủ nghĩa chủ quan của ông đôi lúc tạo điều kiện mạnh cho sự phát triển một hướng sáng tạo, đôi lúc làm tê liệt, không cho quay về và chỉ ra bản thân, đôi lúc dẫn tới cái chết và của mọi người, và tác phẩm của họ. Cũng có những nhà văn, không cảm thấy cái ách thống trị này, làm việc mà chẳng có giới hạn trong và ngoài? Rôi khó nói về họ. Vì Stalin là bạo chúa, và ý nguyện của ông quyết định chính sách quốc gia. Nhưng mọi bạo chúa cư xử tốt với văn học chỉ có ở điều kiện nếu nhà văn viết tốt về họ và thời đại của họ. Vì lẽ gì Aleksandr I và Nicolai I hành hạ Puskyn? Chính những công lao lịch sử của Puskyn trước tổ quốc và văn học của ông trở nên rõ ràng ngay khi ông còn sống. Tuy nhiên ông bị đi đày không phải một năm và hối tiếc hậu quả tính khí thất thường của Sa hoàng và thuộc hạ. Những thí dụ như thế trong quá khứ nhân loại có thể tìm hàng nghìn.

Thời Stalin Vorosilov đảm nhiệm tương đối lâu trả lời về đường lối chính sách nghệ thuật xô viết. Ông là không thông minh từ hoạ sĩ Aleksandr Gerasimov. Tôi đồng ý rằng Aleksandr Gerasimov là hoạ sĩ giỏi. Tuy nhiên Vorosilov thích Gerasimov trước hết là Gerasimov ca tụng ông trong những bức tranh của mình. Cũng có thể nói về các ca sĩ. Những nhạc sĩ, sáng tác bài hát theo một phong cách và thể loại nhất định, đặc biệt nếu chúng làm nổi bật những nhân vật cụ thể, sáng tác nịnh bợ, bịa đặt, được thưởng và được cất nhắc. Bạo chúa tiến kéo họ lại về mình và bằng mọi cách cổ vũ họ. Điều này không cản trở thừa nhận tác phẩm tuyệt vời ở khía cạnh thuần tuý nghệ thuật.

Nhà văn Fadeev là người tài năng. Tác phẩm của ông “Sự thất bại” nói về những người du kích Viễn Đông gây ra ấn tượng chấn động. “Đội cận vệ trẻ” - cũng là một tiểu thuyết hay. Nhưng người ta chộp được nhà văn tài năng thậm chí thiên tài này. Cớ gì mà Stalin sau chiến tranh đặc biệt cám ơn chính Fadeev? Vì rằng trong thời gian đàn áp, Fadeev lãnh đạo Hội nhà văn Liên Xô, đã ủng hộ đường lối đàn áp. Và làm bay đi nhiều cái đầu của các tác giả vô tội. Chỉ cần viết rằng trong cửa hàng bán khoai tây thối, và điều này đánh giá như chống Liên Xô, người viết lãnh đủ.

Thảm cảnh của Fadeev được giải thích là ông tự sát. Ngay sau khi người ta vạch mặt Stalin và chỉ ra rằng hàng nghìn nạn nhân là hoàn toàn vô tội, thì Fadeev, một người thông minh tế nhị, không thể tha thứ cho mình vì tội phản lại sự thật. Chính giới trí thức văn nghệ cũng chết cùng với những người khác. Còn Fadeev làm chứng gian rằng người ta phát biểu thế này thế nọ chống tổ quốc. Sẵn sàng nghĩ rằng ông làm điều này một cách chân thật, tin vào sự cần thiết của cái gì đã được làm. Nhưng mọi người đứng trước giới trí thức văn nghệ trong vai trò công tố viên của Stalin. Nhưng khi nhìn thấy vòng vâykhép lại, Fadeev chấm dứt cuộc sống của mình. Tất nhiên phải chú ý rằng Fadeev trước lúc đó, đã uống rượu và vì thế đã làm mất nhiều cá tính trước đây của mình. Stalin triệu tập Uỷ ban về giải thưởng Stalin (điều này phải làm trước khi chết để chính tay ông chia giải thưởng mang tên mình), ông đọc báo cáo tặng thưởng Fadeev. Nhưng khi tất cả kết thúc, Stalin nói về Fadeev:

- Chật vật lắm mới đứng dậy được, say hoàn toàn!

Mọi người thấy điều này, tất cả biết điều này. Không ít lần lãnh đạo phải giáo dục, công an và cơ quan an ninh để tìm ông trong một chỗ mua vui nào đấy. Fadeev, đau khổ và cắn rứt lương tâm đã đi đến tình cảnh như thế này. Ông loại bỏ mình và sợ mặt đối mặt với những nhà văn mà ông giúp Stalin dồn họ vào tù, một số trong số họ quay về nhà sau này. Biện pháp như thế chỉ là một trong nhiều sai lầm, chúng có thể gây ra đối với giới trí thức văn nghệ.

Về Tvadovsky. Thơ của ông trên miệng hàng triệu người - cả bộ đội đánh nhay với quân Hittler, cả nhân viên hậu cần. Thơ ông nói về Vasili Terkin, một tác phẩm bất hủ. Như mọi người biết Demian Bednyi trong thời gian nội chiến, đúng là Tvadovsky nổi tiếng trong những năm chiến tranh vệ quốc. Sau đó thơ ông được viết trong nguyên bộ sách, còn các nhân vật của chúng được vẽ thành tranh. Stalin cảm động nhìn bức tranh có hình Vasili Terkin. Khi Stalin lần đầu tiên nhìn thấy tranh, lập tức đề nghị; “Treo nó ở Kreml”.

Và người ta treo nó ở đó, trước lối vào phòng Ekaerina. Nếu, ra từ phòng họp Xô viết tối cao Liên Xô, quay sang phải, ta có thể thấy Terkin được vây quanh bởi các chiến sỹ sau giao chiến. Nhưng bây giờ con đường sáng tạo nghệ thuật của Aleksandr Trifonovich Tvadovsky chấm dứt không có tôn vinh. Nhưng chính không phải là ở chỗ ông bây giờ chẳng ai thích. Không thể không thừa nhận vai trò sáng tạo nghệ thuật của ông. Nhân dân công nhận ông. Đây là hiện diện chủ nghĩa chủ quan thay đổi từ người lãnh đạo này tới người lãnh đạo kia.

Tôi nói vài lời về Pastenak. Tôi không bàn về nghệ thuật thơ ông và chỉ sử dụng ý kiến của các nhà thơ đánh giá rất cao thơ Pastenak, kể cả bản dịch thơ ông từ tiếng nước ngoài. Ông viết tiểu thuyết “Bác sĩ Zivago” và rất muốn người ta in nó. Vấn đề về tác phẩm này được giải quyết như thế nào? Người báo cáo tôi về nó là Suslov, lãnh đạo tuyên huấn. Không có Suslov, không thể có thể đả động đến vấn đề đó. Suslov nói tác phẩm “Bác sĩ Zivago” là xấu, không theo tinh thần xô viết. Chi tiết luận cứ tôi không nhớ, tôi không muốn nói sai đi. Tóm lại, đây là một tác phẩm không đứng đắn, không đáng in. Tôi cũng chấp nhận quyết định này. Tôi cho rằng ở mỗi giai đoạn có những biến cố, ngoài Suslov, chưa ai trong số những người có trách nhiệm, đọc tiểu thuyết này. Tôi thậm chí còn ngờ Suslov đọc nó. Suslov, có lẽ, nên trình bày nội dung tác phẩm ba trang. Tất nhiên bàn về nghệ thuật, lại kết án tác phẩm và tác giả của nó, thật không chịu đựng được! Đâu đâu người ta cũng hỏi tôi? Tôi trả lời: tôi tiếc là bây giờ kết thúc cuộc đời hoạt động của mình như một người về hưu bị đày ở nhà nghỉ cuối tuần vùng Petrovsko-Dalnee ngoại ô Moskva? Trong những năm ấy, khi tôi có khả năng ảnh hưởng đến quyết định - in hoặc không in, chấp nhận hoặc không chấp nhận quan điểm của Suslov, người báo cáo, - thì chính tôi lại chưa đọc cuốn sách này. Tôi chưa đọc, nhưng nhưng lại đưa ra những biện pháp hành chính có hại nhất trong quan hệ với giới nghệ thuật.

Đương nhiên, ở nước ngoài om xòm lên, khi bản thảo lọt ra và in nó. Tôi không biết, tác phẩm này tương xứng đến mức nào tiêu chuẩn giải Nobel, nhưng người ta tặng giải này cho Pastenak. Nảy sinh thêm chuyện ầm ĩ: Chính phủ xô viết không cho nhà văn đến nhận giải. Tôi đề nghị các đồng nghiệp:

- Hãy thông báo công khai rằng Pastenak nếu muốn, có thể ra nước ngoài để nhận giải của mình.

Nhưng Pastenak trả lời qua báo chí rằng ông không đặt vấn đề ra nước ngoài nhân danh mục đích này. Cho đến bây giờ tôi tiếc rằng, thời tôi, cuốn tiểu thuyết ấy không được in. Không thể mang phương pháp cảnh sát để phán xét những người hoạt động nghệ thuật. Cái gì đặc biệt xảy ra, nếu như “Bác sĩ Zivago” được in khi đó? Chẳng có gì cả đâu, tôi tin như vậy! mọi người phản đôi tôi:

- Anh tỉnh ngộ muộn.

Đúng là muộn thật, nhưng muộn vẫn tốt hơn không bao giờ. Không phải tôi ủng hộ vấn đề của Suslov. Cứ để bạn đọc công nhận tác giả. Nhưng công nhận theo cách khác: tác giả đã bỏ sức lao động, người ta công nhận nó trên toàn thế giới, còn ở Liên Xô bằng các biện pháp chính quyền người ta cấm đoán nó…

Tôi cay đắng là đã từng ủng hộ một trong những tác phẩm đầu tiên của Sonzenisyn. Khi tôi tiếp Tvadovsky mang tác phẩm này, trình bày nội dung của nó và bày tỏ suy nghĩ của mình:

- Tôi coi tác phẩm này là cực kỳ mạnh mẽ và nhận thấy tác giả sẽ là một nhà văn lớn trong tương lai. Đề tài ông đề cập có thể gây ra những đánh giá khác nhau. Mọi người hãy đọc đi. Nhưng tôi đề nghị không in tiểu thuyết này trong tạp chí “Thế giới mới”…

Tôi không nhớ tiểu sử Sonzenisyn. Tôi được báo cáo rằng trước đây ông có thời gian dài ngồi tù. Trong cuốn tiểu thuyết, ông có những quan sát riêng. Tôi đã đọc nó. Cuốn tiểu thuyết nặng nề này để lại những ấn tượng, lo lắng, nhưng đúng sự thật. Nhưng chủ yếu gây ra sự kinh tởm những gì được tạo ra thời Stalin, làm rung động những điều kiện tồn tại của những người dân chân chất. Không phải ngẫu nhiên mà độc giả chúng ta vồ lấy cuốn thiểu thuyết này. Mọi người tìm thấy lời giải thích tại sao những người tương tự Ivan Denisovich, lại bị nhốt vào trại tù trong những điều kiện một đất nước xã hội chủ nghĩa. Tác giả đánh thức nhận thức lơ mơ của nhiều người.

Khi về hưu, tôi đọc cuốn hồi ký của tướng Gorbatov, người từng bị đàn áp. Tôi biết Gorbatov trong chiến tranh. Cuối 1941 ông tới mặt trận của chúng tôi đóng ở Kharkov. Khi đó tôi là uỷ viên hội đồng quân sự có thảo luận với ông. Ông không kể chi tiết về nhà tù, mà chỉ nói về những vị tướng Liên Xô vô tội nằm trong tù. Ông kể tên họ. Timosenko cũng quan tâm nghe ông, vì ông cũng biết rõ những người này. Cả hai chúng tôi đã viết thư cho Stalin đề nghị thả họ và đưa họ ra mặt trận. Còn bây giờ tôi biết chi tiết, người ta phỉ báng như thế nào người chỉ huy quân sự xô viết trung thực Gorbatov. Liệu có ít chuyện thế này không?

Với Sonzenisyn, ông tiếp tục viết, nhưng không in ở Liên Xô, mà ở nước ngoài. Lúc ấy ông ở “điều kiện đặc biệt”.

Tuy nhiên một bộ phận trí thức chúng ta cảm thông với ông và thậm chí còn là liều nữa. Người ta nói ông sống ở nhà nghỉ cuối tuần của Rostropovich, một nhạc sĩ tuyệt vời, một tay violon nổi tiếng. Khi quyết định bước đi này, Rostropovich tự đặt mình vào tình thế không thuận lợi, nói mềm đi. Điều này chứng minh phẩm chất nhân văn và tinh thần mạnh mẽ của Rostropovich. Sonzenisyn không có một tội gì cả. Ông phát biểu suy nghĩ của mình, viết về những gì mình chịu đựng, đánh giá cá nhân về những điều kiện ông giết thời gian những ngày ngồi tù. Và nói chung, ý kiến của ông hoàn toàn đúng: Stalin là tội phạm, mà là bọn tội phạm thì phải khép tội dù chỉ là về tinh thần. Phiên toà mạnh nhất - phỉ nhổ chúng trong tác phẩm nghệ thuật. Ngược lại, tại sao người ta coi Sonzenisyn là tội phạm? Nếu ông viết dở, người ta không đọc ông. Nếu ông vu khống, có thể bắt ông chịu trách nhiệm, nhưng trên cơ sở luật pháp. Hình như không lôi cuốn vì điều này. Nhưng sợ stj. Mặt nghệ thuật trong trường hợp đã nêu chẳng can hệ gì. Chẳng hạn, tôi không thích tác phẩm “Cung điện Materin” của Sonzenisyn, nhưng đây chỉ là việc sở thích. Đừng cản trở người ta bằng thu thập ý kiến.

Nói chung khổ sở nhất là dân chúng xô viết - trí thức chúng ta. Cá nhân văn nghệ sỹ đoạt trong tác phẩm của mình định đoạt những quan hệ giữa con người, chịu đựng về tinh thần của họ, sự tiếp xúc của họ với chính quyền và những người xung quanh. Ở đây nhà văn hiếm khi rơi vào tình thế nặng nề. Người ta bắt đầu can thiệp vào công việc của anh ta, kiểm soát ânh ta, kiểm duyệt. chúng ta vẫn nói là không có kiểm duyệt. Đây là chuyện vớ vẩn! Chuyện trẻ con. Tại Liên Xô không những có thật, mà tôi nói thậm chí còn là kiểm duyệt cực kỳ khắc nghiệt. Tôi nhớ số phận cuốn sách Kazakevich “Quyển vở xanh”.

Một cuốn sách hay. Sau này nó được làm thành phim, tôi xem phim này hai lần trên TV. Sự thật, Zinoviev trong phim là nhút nhát. Sau những biến cố rháng 7-1917 ở Petrograd, ông cùng với Lenin náu mình trong lều. Tác giả cuốn sách gửi cho tôi một bức thư ngắn và đề nghị tôi làm quen với bản thảo. Người ta không chấp nhận in bản thaeo này. Tôi đọc, và tôi thích. Tô không nhận xét một cái gì cả có thể cho là không chấp nhận in nó.

Khi đó, tôi nghỉ ở Kavkaz, gần chỗ Mikoyan nghỉ. Tôi gọi cho Mikoyan và nói:

- Anastas Ivanovich, tôi gửi anh bản thảo, tôi đề nghị anh đoc nó, sau đó chúng ta gặp nhau và trao đổi những suy nghĩ.

- Ý kiến của anh ra sao? - tôi hỏi, khi chúng tôi gặp nhau.

- Tôi - Mikoyan trả lời - tôi cho rằng cuốn sách viết tốt đấy. Tôi không hiểu, vì sao bộ phận kiểm duyệt không cho phép in.

- Được thôi, khi về Moskva, chúng tôi đặt vấn đề để thảo luận trong Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương - tôi nói.

Người ta gửi cuốn sách cuốn sách này cho tất cả uỷ viên Đoàn chủ tịch, và vấn đề của nó được đưa vào nghị sự phiên họp thường kỳ.

- Ai có ý kiến gì không? Vì sao cuốn sách này không được in? - tôi hỏi.

- Thưa đồng chí Khrusev - Suslov phân vân - làm sao có thể in cuốn này được? Tác giả viết Zinoviev gọi Lenin “đồng chí Lenin”, còn Lenin gọi Zinoviev “đồng chí Zinoviev”. Vì Zinoviev- kẻ thù nhân dân.

Lời của ông ta làm tôi kinh ngạc. Chẳng lẽ có thể xuyên tạc hoạt động và mô tả những sự kiện lịch sử không phải như thế sao, như chúng đã xảy ra? Thậm chí nếu chúng tôi vứt bỏ những tình tiết, kẻ thù hoặc không phải kẻ thù nhân dân Zinoviev, thì sự thật này cũng chẳng cần tranh cãi: quả là, trong lều Lenin và Zinoviev cùng sống với nhau. Họ giao tiếp với nhau thế nào? Họ thảo luận các vấn đề nóng bỏng hoặc nói chuyện với nhau khi uống trà trong lều? Hình như họ gọi nhau bằng từ “đồng chí”.

Nhưng thậm chí tôi nghĩ rằng Lenin gọi Zinoviev bằng tên - Grigori, vì ở họ khi đó là quan hệ gần gũi. Những tháng đầu tiên sau cách mạng tháng Hai họ giữ chung nhau một ý kiến về mọi vấn đề.

Và tôi nhận xét:

- Nhưng xin nghe, họ là những người bạn và sống trong cùng một lều. Họ nhiều năm chung nhau chống chính quyền quân chủ. Nói khác đi có thể họ gọi nhau là bạn? Làm gì khi một người sau này bị kết án? Zinoviev bạn chiến đấu Lenin. Cách thể hiện, được tác giả sử dụng, là tất nhiên và bình thường. Có thể, tất nhiên, làm phụ chú nhắc đến thân phận Zinoviev sau này. Nhưng điều này là sự ngu ngốc. Những người tỉnh táo chẳng cần những phụ chú như thế.

Các uỷ viên Đoàn chủ tịch ủng hộ tôi. Quyết định không không cản trở xuất bản, và cuốn sách đưa vào in. Liệu bây giờ nó gay ra ngờ vực nào đấy? Có thể các nhà phê bình không được hài lòng. Tuy nhiên đây là việc hoàn toàn khác. Việc phê bình để cổ vũ tạo điều kiện nâng cao tay nghề của văn học. Nhưng bỗng nhiên dùng biện pháp cảnh sát: kìm hãm và không dân chủ!

Suslov vẫn thực hiện chức năng cảnh sát giống như trong quá khứ và hiện nay. Tất nhiên ông là người trung thực và trung thành ý tưởng cộng sản. Nhưng sự hạn hẹp cảnh sát của ông mang lại thiệt hại lớn. người ta nói với tôi:

- Sao ông quá nhẫn nại ngồi cùng Suslov trong ban lãnh đạo đất nước?

Đúng, tôi sai lầm. Đơn giản tôi cho rằng nếu Suslov làm việc trong tập thể, thì chúng tôi có ảnh hưởng đến ông và ông trở thành có ích. Vì thế tôi không đặt vấn đề thay ông, mặc dù nhiều người khi đó cảnh báo rằng Suslov phủ nhận vai trò. Trí thức quan hệ xấu với ông.

Một lần nữa nhớ lại số phận cuốn sách “Bác sĩ Zivago”, không thể tha thứ cho mình việc cấm nó ở Liên Xô. Tôi có lỗi là không đặt vấn đề cuốn sách đó như đối với “Quyển vở xanh.

Sự khác nhau (mặc dù cũng không đúng) là ở chỗ tôi đã đọc “Quyển vở xanh” và nhìn thấy tận mắt sự ngu ngốc của kiểm duyệt. Tôi đề nghị họ cho lời giải thích với Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương. Họ tỏ ra vô căn cứ, thậm chí nhạo báng, và chúng tôi không đủ mạnh để sửa lại cách hành xử cảnh sát. Nhưng “Bác sĩ Zivago” tôi không đọc, và không ai trong lãnh đạo đọc cả. Người ta cấm cuốn sách, những người thực hiệc làm theo nghĩa vụ công việc theo dõi tác phẩm nghệ thuật. Chính việc cấm đoán này gây ra nhiều tội ác, gây ra thiệt hại trực tiếp cho Liên Xô. Đả lích chúng tôi là những trí thức ở nước ngoài, trong số này có cả những người không thù địch về nguyên tắc chủ nghĩa xã hội, nhưng họ được tự do phát biểu ý kiến.
Bây giờ - về Erenburg. Tôi gặp ông ta không phải một lần. Một nhà văn giỏi, tài năng. Ông vẫn đọng lại như thế trong văn học. Nhưng ở ông có một cái gì đó dĩ hoà vi quý với những phương pháp lãnh đạo của Stalin. Có thể, tôi quá khe khắt với Erenburg. Cuộc sống là như thế, không hoà giải có lẽ ông không sống nổi. Ông không đủ kiên trì bênh vực những hiểu biết riêng những biến cố, quan điểm của mình. Không phải luôn luôn như thế, thỉnh thoảng ông cũng thể hiện sự cứng rắn. Tôi nhớ, khi Stalin có một lần cần đến phát biểu công khai rằng Liên Xô không bài người Do Thái, và Stalin quyết định tuyển mộ nhóm của ông, chính xác hơn, là chữ ký của ông (các tác giả khác Stalin hoàn toàn lo được chữ ký) Erenburg và Kaganovich. Kaganovich đúng là xoay xở tất cả, khi Stalin nói chuyện với ông theo lý do này. Có cảm giác rằng Kaganovich không muốn làm điều này. Nhưng Kaganovich lại làm tất cả những gì mà Stalin nói với ông. Sau đó Stalin giao cho ai đó nói chuyện này với Erenburg. Erenburg thẳng thừng phản đối ký vào văn bản ấy. Điều này chứng tỏ rằng ông có cá tính và dám đương đầu với ý định của Stalin, mặc dù Stalin với ông không trực tiếp nói chuyện này.

Erenburg đem ra dùng từ “trời ấm lên”.

Ông cho rằng sau khi Stalin qua đời cuộc sống của mọi người ấm lên. Tính cách đó không phải là tích cực. Hoàn toàn, làm yếu đi. Nếu nói theo ngôn ngữ cảnh sát chúng tôi bớt đi sự kiểm soát, mọi người phát biểu tự do hơn. Nhưng ở chúng tôi vẫn có cuộc đấu tranh hai cảm nhận. Một mặt, việc bớt hà khắc phản ánh tinh thần mới, mà chúng tôi hướng tới điều này. Mặt khác, trong số chúng tôi, còn cod những nhân vật cật sức không muốn làm ấm lên và quở trách: giá như Stalin còn sống, thì ông không cho phép làm điều như thế. Rõ ràng giọng điệu chống sự ấm lên. Nhưng Erenburg trong tác phẩm của mình rất biết rõ quan sát khuynh hướng ngày nay, đem lại đặc tính tương lai. Tôi cho rằng từ của ông phản ánh hoạt động, mặc dù chúng tôi phê bình khái niệm “trời ấm lên”.

Sự phát triển tương tự những biến cố có thể trong công việc chính trị. Vì thế chúng tôi tựa như kiềm chế “trời ấm lên”. Chúng tôi sợ bị tước đoạt khả năng trước đây điều khiển đất nước, kiềm chế những tâm trạng, không vừa lòng quan điểm lãnh đạo. Chúng tôi sợ rằng lãnh đạo không có khả năng làm đúng chức năng của mình và lái sự tiến bộ để giữ xô viết tồn tại. Chúng tôi giải phóng sức sáng tạo của mọi người, nhưng sao cho những tác phẩm mới phải giúp phòng thủ CNXH. Tựa như muốn bú, và mẹ không cho.

Có lần chúng tôi thảo luận trong Ban chấp hành Trung ương Đảng với trí thức văn nghệ. Erenburg cũng được mời. Tôi không nhớ, có mặt Simonov không, nhưng tôi nhớ có Tvadovsky, Evtusenko, Ernst Neizvetnyi. Nói riêng, thảo luận về điêu khắc. Cả Galina Serebriakova cũng có mặt tại cuộc thảo luận. Bà phát biểu rất mạnh chống Erenburg. Erenburg, nghe bà nói, đúng là như đỉa phải vôi, nhẩy cẫng lên, còn bà vẫn quất túi bụi, gọi ông là kẻ nịnh bợ nịnh bợ Stalin và lên án ông khi Stalin chặt đầu và lưu đầy nhà văn, Erenburg phát biểu ủng hộ chính sách Stalin trong quan hệ với văn nghệ sỹ. Erenburg rất bực tức. Tôi hiểu Serebriakova, một tác giả tài năng của bộ sách 3 quyển về Marx và Ăng-ghen. Bây giờ Serebriakova biến mất khỏi chân trời, từ lâu tôi không nghe tên bà, trên bìa sách thoáng qua không có tên bà. Có thể, tác phẩm của bà có những lời thú nhận và nhìn thấy ánh sáng?

Bây giờ tôi tiếc nhiều người không có mặt tại buổi thảo luận. Khi phê bình Neizvetnyi, thậm chí tôi tỏ thô lỗ, nói rằng ông lấy cho mình cái họ như thế không phải vô cớ. Họ của ông làm tôi tức giận. Trong mọi trường hợp, từ phía tôi thể hiện sự thô lỗ, và nếu như tôi gặp ông bây giờ, thì tôi đề nghị ông tha thứ. Hơn nữa khi đó, tôi giữ chức vụ cao và không kiềm chế, không còn là cuộc trao đổi mà là quát mắng. Evtusenko phát biểu rất hăng, ủng hộ Neizvetnyi. Chủ nghĩa trừu tượng không phải là hướng mới trong văn hoá, nó có từ lâu và cũng từ lâu, một bộ phận trí thức đấu tranh chống xu thế này. Nó đặc biệt phát triển ở nước ngoài, mặc dù cả ở nước ta cũng có những người theo chủ nghĩa trừu tượng và những người khác khuynh hướng vị lai (tương lai). Một người trẻ tuổi theo chủ nghĩa vị lai là Mayakovsky đi trong áo len vàng.

Tôi vẫn chưa tán thành trào lưu đó trong văn học, kịch, và điêu khắc. Nhưng tôi không nói gì. Không thể bằng biện pháp hành chính chống lại những gì nảy sinh trong môi trườngvăn nghệ sỹ: kịch, điêu khắc, âm nhạc… Evtusenko khi đó nêu một thí dụ cụ thể chẳng hạn ở Cuba những những người theo trường phái trừu tượng và những người theo trường phái hiện thực phát biểu cùng với nhân dân bảo vệ thành quả cách mạng, chống xâm lược.! Và mặc cho những chứng cứ thông minh của Evtusenko, người ta vẫn phê bình Neizvetnyi rất mạnh. Neizvetnyi sau này nhắn tôi qua cán bộ Agitprov (không phải Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản) rằng ông chuyển sang quan điểm hiện thực chủ nghĩa. Tất nhiên tôi hài lòng. Thật là Neizvetnyi - một người tài năng. Bây giờ báo chío viết rằng ông sáng tác một loạt tác phẩm tốt. Tôi cũng vui mừng. Chừng mực nào mà phê bình có thể giúp ông? Có thể, chính bản thân ông quay về vị trí hiện thực trong sáng tạo của mình.

Tôi hối hận về cách phê bình Neizvetnyi, theo bản chất, thì tôi và không đồng ý với những người theo chủ nghĩa trừu tượng. Đơn giản là tôi không hiểu, và chống. Tôi theo xu hướng hiện thực chủ nghĩa. Tôi nhớ, khi ở Anh, tôi sống ở nhà nghỉ cuối tuần ngoại ô và bàn bạc với Anton Iden. Ông nhân thể hỏi tôi:

- Ngài Khrusev, Ý kiến của Ngài thế nào về chủ nghĩa trừu tượng và những trào lưu mode khác trong nghệ thuật hiện đại?

Tôi trả lời:

- Tôi không hiểu những thứ đó, thưa ngài Iden. Tôi đứng vững ở vị trí nghệ thuật hiện thực.

- Và tôi cũng không - Iden nói - và cũng ở vị trí hiện thực chủ nghĩa.

Sau đó ông cười và nói thêm:

- Những người cộng sản cộng yêu Picasso, sao nhỉ? Picasso không phải là người theo chủ nghĩa hiện thực.

Tôi nói với ông:

- Đúng, Picasso - hoạ sĩ lớn, tác giả bức tranh nổi tiếng “Chim bồ câu hoà bình”, là biểu tượng đấu tranh cho hoà bình.

Tôi chẳng phê bình mà cũng chẳng bênh Picasso.

Tôi kính trọng Sostakovich. Bây giờ tôi không nhớ, Zdanov đã phê bình cụ thể cái gì trong tác phẩm của ông. Nhưng tôi không thể nói rằng Sostakovich nói chung bị ruồng bỏ thời Stalin. Ông viết nhiều tác phẩm hay, cả trong thời gian chiến tranh, khi ông sáng tác kiệt tác của mình - bản giao hưởng phòng thủ Leningrad. Về công lao, ông có vị trí nổi bật trong số nhạc sĩ và là một trong những nhạc sĩ giỏi của âm nhạc. Thời còn làm lãnh đạo Liên Xô tôi không hiểu Sostakovich tại sao ông ủng hộ nhạc jazzz. Nói thẳng là ông đúng. Không thể đấu tranh với âm nhạc, kể cả jazz bằng biện pháp hành chính. Hãy để chính nhân dân biểu hiện mối quan hệ với nó.

Tôi không phí thời gian phê bình Utesov. Hồi còn trẻ, khi mọi người hát những bài hát của Utesov, thì báo Sự Thật chửi rủa Utesov. Tôi có một người bạn Lev Rimsky, một người cộng sản trong trắng. Ông thường hát hát “Bánh mỳ vòng nóng ròn đây”, và kể cho tôi nghe những người bạn của ông làm việc ở xưởng in báo “Sự Thật”, chuẩn bị in những bài báo phê phán Utesov, nhưng chính họ lẩm nhẩm hát trong thời gian những bài hát thịnh hàng. Đây là sự đánh giá của nhân dân! Tôi không phân tích sáng tạo nhiều mặt của Utesov, trong số này có những bài hát “tiếng lóng của bọn du đãng.

Ngược lại, tôi rất hài lòng, lại xuất hiện những đĩa bài hát Utesov trong cửa hàng, mà tôi thường nghe.

Còn cả những thứ khác. Tôi thường tắt radio khi phát bản jazz làm đâu đầu. Không phải là âm nhạc, mà là những tiếng chói tai. Tôi không hiểu những nhạc sĩ người như thế lại thích được nhạc này. Nhưng đây là việc của tôi. Nhưng có người nghe nó, vỗ tay và bốc lên sự thích thú. Tiếp theo, họ thích? Vì thế các áp dụng biện pháp hành chính cho nghệ thuật là không thể. Người phát biểu phải là khán giả. Tôi là người già, được giáo dục theo khuôn mẫu khác nghệ thuật âm nhạc. Tôi thích những bài dân ca, những điệu múa nhân dân, âm nhạc nhân dân. Tất nhiên và cả nhạc cổ điển. Nhưng không phải là jazz. Tôi ở đây tựa như mang sự sám hối, không phải tuyệt đói như thế: mà là thừa nhận những sai lầm của tôi, khi tôi có ủng hộ hoặc cấm trào lưu nghệ thuật nào đấy. Trong thâm tâm tôi bây giờ cũng chống một số trong chúng. Đơn giản tôi nhấn mạnh rằng không đấu tranh như thế với cái mà mình không thích.

Có lúc những cô gái mặc váy ngắn. Sau đó lại xuất hiện váy dài. Mode thay đổi cả trong âm nhạc và còn lại tất cả. Phải có kiên nhẫn với sự thay đổi này. Nhưng có phải họ làm yếu hệ tư tưởng cộng sản? Theo tôi, hoàn toàn không! Ở đây Evtusenko đúng. Chúng tôi từng phê bình Mayakovsky, còn Mayakovsky để lại cho đất nước những tác phẩm cho đến bây giờ vẫn là vũ khí của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh cho tương lai tốt đẹp. Chẳng hạn, không ai trong số các nhà thơ viết về Lenin truyền cảm hơn ông. Mặc dù Mayakovsky theo phong cách thơ của mình đối với tôi rất khó. Khi tôi mang nó ra đọc, thì thơ ông tác động đến tôi không phải khi tôi nghe. Khi ngâm, những vần thơ vang lên nghiêm túc và được thúc giục. Tôi nói điều này để xác nhận Evtusenko nói đúng. Nhưng chính những vần thơ của Evtusenko liệu có làm tôi thích không? Đúng, tôi thích. Vả lại, tôi không thể nói về tất cả những bài thơ của ông mà tôi chưa đọc. Tôi biết rằng một số đã thành lời bài hát. Chẳng hạn, “Người Nga muốn chiến tranh phải không?”.

Một số người phát biểu phê phán lời bài hát này: dường như thơ của Evtusenko nói chung phủ nhận chiến tranh và làm rã đám tinh thần bộ đội. Họ sai. Lời thơ của ông thể hiện bản chất cuộc đấu tranh chống quân sự hoá và cảnh báo nếu buộc chúng tôi phải chiến tranh, thì nước Nga có thể đường hoàng đánh trả. Tôi cho rằng Evtusenko là nhà thơ rất khả năng, mặc dù và tính ông ngang tàng. Và lại sự ngang tàng là khái niệm phụ thuộc vào quan điểm.

Đơn giản là con người ta không phải luôn luôn đặ trong khung, nếm mùi bởi kiểm duyệt, nghĩa là những những người tất cả phải chịu sự thần phục và làm vừa lòng người ta người ta. Nhưng nếu mọi người viết như nhau, dùng những luận cứ như nhau, xuất phát từ cùng một hiểu biết như nhau, thì chẳng bao giờ sinh ra nghê thuậtcả. Cuối cùng tất cả mọi người chỉ nhai đi nhai lại một thứ. Các tác phẩm như thế chỉ làm cho người đọc nôn mửa. Nhất định phải dũng cảm hơn tạo ra điều kiện cho văn nghệ sỹ phát biểu, hành động, sáng tác. Hãy sáng tác!
N. S. Khrusev

--------------------------------

Hồi ký của Khrusev bị ngắt ở đoạn văn này được ghi trong số đầu tiên tháng 9-1971. Ngày 5-9-1971, ông bị đột quỵ lần thứ ba, ngày 11-9-1971 ông qua đời. Chương cuối cùng cuốn hồi ký “Tôi không phải quan toà…” không làm tác giả thích. Khi nghe băng, ông đề nghị xoá đi để có thể đọc lại. Nhưng số phận không điều khiển được. Chương này chứng minh tác giả đánh giá và đánh giá lại một số sự kiện trước đây, thỉnh thoảng không đồng ý với chính mình.

HẾT

______________________________
Синьцзяна: Tân Cương
Порт-Артур с Дальним:  cảng Lữ Thuận
Чжан Цзолиня: Trần Độc Tú?


[1] Stalin chơi chữ: hoàng gia, và hoàng hậu trong tiếng Nga phát âm gần nhau.
[1] Tên gọi đày đủ là Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên bang xô viết Nga
[1] Một loại xe của Mỹ, giống xe Jeep, do Mỹ viện trợ cho Liên Xô
[1] Xe tăng này tên là “Leopard” (con báo), nhưng Khrusev viết là “tigre” (con hổ) (ND)
[1] Trụ sở chính của Cơ quan An ninh Quốc gia Liên Xô (gọi tắt là KGB) nằm ở quảng trường Lubyanka, trung tâm Moskva, cho nên khi nói Lubyanka là ám chỉ KGB. (ND)
[1] Sau khi Stalin chết, nhà máy này đổi tên thành ZiL (Nhà máy sản xuất ô tô mang tên Likhachev), các ô tô tải của nhà máy này Zil-130 là lực lượng chính của bộ đội vận tải Trường Sơn  trong chiến tranh chống Mỹ ở Việt nam (ND)
[1] Phong trào quốc gia thân Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Aderbaigian. Chống lại cách mạng tháng Mười năm 1917, bị đè bẹp năm 1920

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét