Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

(12) HỒI KÝ KHRUSEV

HỒI KÝ KHRUSEV
Nhà xuất bản “VAGRIUS”, 1997 
Nguyễn Học (dịch từ bản tiếng Nga) 
Mikhailov bắt đầu làm việc theo hướng này và đạt được thành công. Chúng tôi thử nghiệm thanh chống lò mới tại Donbass. Người phụ trách là Zasiadko, nhưng ông không giải quyết vấn đề. Tôi viết một bức thư riêng cho Stalin yêu cầu chỉ thị cho Uỷ ban kế hoạch nhà nước lên kế hoạch việc này. 
Moskva chống lại việc này cho rằng kim loại tốt hơn bê tông. Tất nhiên kim loại phải tốt hơn rồi vì rằng thanh chống và dầm trần có thể làm những tấm mỏng hơn. Nhưng tiếc rằng sắt thép không có. Điều này có nghĩa là ý tưởng mới sụp đổ, vì rằng họ không cho chúng tôi sắt thép. Tôi chứng minh điều này cho Stalin, ông tôi ủng hộ, và chúng tôi bắt đầu dùng bê tông cốt thép (chống lò). 
Sau đó, khi thợ mỏ tiến đến tầng lò chợ, họ phải dùng kim loại, bởi vì các cột chống phải là nhẹ, sử dụng nhiều lần và mang đi mang lại, vì thế dùng kim loại là hợp lý hơn. Nhưng thời gian ấy, ở các lò ngang cũng dùng chủ yếu bê tông cốt thép. Tôi nhiều lần vào mỏ, trông có vẻ như hầm xe điện ngầm.


Sau đó chúng tôi có một ý nghĩ mới. Một kỹ sư đưa ra ý tưởng thay tà vẹt gỗ bằng bê tông cốt thép, tôi chộp lấy. Lúc xây xe điện ngầm giai đoạn đầu, chúng tôi làm nền đường bê tông và lúc đầu thậm chí đúc ray trong bê tông. Hàn liền các thanh ray lại, không còn khe hở. Sau đó các nhà thiết kế chứng minh rằng cần có khe hở. Chúng tôi đặt lại những thanh ray trước đây và tạo ra khe hở, nghĩa là có sự va đập làm hỏng tầu. Và một loạt năm sau đó, tôi lại nghe những sự tranh luận cũ về khai thác chạy tầu trên những ray hàn liền, thì tầu bị hư hại không nhanh như hệ thống ray cũ. Như vậy, lại bê tông cốt thép! Bao nhiêu vấn đề sinh ra, lại cần chừng đấy bằng chứng… Nhưng chúng tôi dù sao chăng nữa có một số tư liệu gửi qua Uỷ ban kế hoạch nhà nước để đặt những tuyến đường không chạy tốc độ lớn. Người ta chứng minh nói chung không thể dùng bê tông cốt thép tà vẹt, vì xóc, dẫn đến tai nạn.

Tôi rất thú vị, sau vài năm tôi biết rằng ở Tiệp Khắc người ta đã làm chính những tà vẹt bê tông, tốt hơn chúng tôi đáng kể. Bây giờ trong phim, mọi người có thể thấy việc đặt tà vẹt bê tông cốt thép tà vẹt. Ý tưởng của tôi lập tức sau chiến tranh được đưa ra. Tôi nói điều này để nói rằng tôi rất quan tân đến xây dựng. Tôi tìm những tiến bộ mới, kinh tế hơn. Trước đây chúng tôi đặt đường ray bằng gỗ, bị hỏng nhanh, còn bê tông cốt thép - hoàn toàn khác. Và tôi khẳng định:

- Nếu cần giảm xóc, đặt đệm giảm xóc. Đặt ray lên đệm giảm xóc, chỗ không có bê tông cốt thép. Điều này tăng tuổi thọ, giảm chi phí sử dụng và không phải pjá rừng.

Thế mà cũng có nhiều người không tán thành, nhưng bây giờ vẫn đang ứng bê tông cốt thép tà vẹt và vẫn tốt đẹp.

Ở Moskva, tôi đấu tranh vất vả trong thời gian xây dựng xe điện ngầm tiếp theo. Lúc đó làm đường xe điện ngầm dùng những tấm chắn bằng gang dạng ống bắt chước người Anh. Chúng cần có máy móc, nhưng kim loạu đắt và dưới đất không biết có được bền lâu không. Sợ rằng nó bị ăn mòn, sau một thời gian lại phải lắp lại. Sau đó bê tông cốt thép được đưa vào. Tôi đề nghị làm ống cho xe điện ngầm bằng bê tông cốt thép. Thế mà cũng ầm ĩ lên. Công nhân và các kỹ sư quen cách cũ: đúc, tiện, ghép mảnh gang, và khoan lỗ v.v… Cuối cùng tôi cũng đi tới chế tạo mảnh cong cốt thép, sau đó và phun bê tông cốt thép áp lực. Nói chung bê tông cốt thép định hình cũng như gang, vì rằng nó cũng là tấm. Sau đó bê tông cứng chắc lại.

Có lần Stalin gọi tôi về Lvov nơi tôi tham gia mit tinh của sinh viên Đại học Lâm nghiệp sau khi nhà hoạt động Ukraina Yaroslav Galana. Ông làm nhiều việc tốt cho Cộng hoà Ukraina trong cuộc đấu tranh chống bọn truyên truyền và nhà thờ. Vì thế mà những người dân tộc chủ nghĩa và cha xứ địa phương giết ông. Kể giết là một sinh viên trường này. Anh sinh viên khai kẻ chủ mưu. Lúc đó phong trào Tổ chức dân tộc chủ nghĩa Ukraina (OUN) ở Tây Ukraina khá mạnh, đặc biệt ở Lvov trong giới sinh viên. Họ tổ chức mit tinh, và tôi đến đó, mặc dù tôi được cảnh báo rằng có thể không an toàn, thậm chí khủng bố.

Đúng lúc trong tôi phát biểu, người ta đưa cho tôi mảy giấy viết là Stalin yêu cầu tôi gọi ngay cho ông. Phát biểu xong, tôi về căn hộ lưu trú tạm ở Lvov và tôi gọi về Moskva. Stalin hỏi:

- Khi nào ông có thể về đây?

- Nếu gấp quá, thì sáng mai.

Cuộc nói chuyện rất ngắn, và điều này làm tôi lo ngại. Thời gian lúc này đối với tôi thật năhng nề. Sau vụ mất mùa năm 1946 ở Ukraina tôi bị thất sủng. Và lại có tiếng chuong gọi như thế… Có quỷ biết đây là chuyện gì. Sự thật cuộc gọi sau đó của Malenkov giải toả tôi. Ông nói:

- Anh đừng lo lắng, Stalin gọi ông với động cơ tốt, ông sẽ biết chi tiết sau khi về đây, lúc ấy anh hết lo.

Tôi vào Kreml. Nói chung Stalin đề nghị tôi về Moskva, nói rằng ở Leningad phát hiện được sự phản bội, đang điều tra, chuẩn bị xử, ở Moskva cũng không yên ổn. Vì thế ông muốn tôi lãnh đạo Đảng bộ, lại trở thành bí thư Đảng bộ tỉnh và thành phố Moskva và đồng thời là bí thư Ban chấp hành Trung ương. Trước chiến tranh, tôi từng ở cương vị này, tôi нnhưng Chính phủ là bí thư Ban chấp hành Trung ương. Stalin hỏi khi nào tôi có thể nhận việc và nói thêm “Ông làm việc tương đối lâu ở Ukraina, bị hoàn toàn biến thành nhà nông học rồi.

Tôi cám ơn và trả lời rằng tôi sẽ về.

Thế là tôi lại về Moskva, thay Popop, do Malenkov điều đi. Bí thư Đảng bộ Moskva là Aleksandr Ivanovich Ugarov, một người tốt và thông minh mà tôi rất kính trọng, ông thay tôi năm năm 1938, đã vị bắt. Zdanov xem ông như những người Leningrad lão thành. Sau khi bắt Ugarov, Stalin cấp tốc gọi tôi và tạm thời là đại diện toàn quyền của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Moskva. Sau đó đưa Sherbakov làm bí thư thứ nhất Đảng bộ Moskva, một con người cực kỳ thiếu đứng đắn. Từ lâu Sherbakov đã bị nghi ngờ, và Stalin chỉ thị cho tôi và Malenkov:

- Các ông chọn lấy một Bí thư thứ hai cho theo dõi Sherbakov và báo cho các ông.

Người ta đưa Popop làm Bí thư thứ hai. Popop trước đó là phó của Malenkov trong Ban tổ chức Ban chấp hành Trung ương. Sau đó Sherbakov đảo ngược tình thế, và như một con chó bị xích nịnh bợ, “cắn xé” mọi người và dẫm lên lưng nạn nhân lấy uy tín với Stalin. Đây là một người hèn mạt nhất nếu xét theo hoạt động của ông thời gian này. Stalin coi Sherbakov là người xây dựng Hồng quân, và khi Sherbakov chết cũng tuyên bố điều này. Nhưng để làm gì? Theo sắp đặt của Stalin, ông lãnh đạo giấu mặt RKKA, uống rượu nhiều và chẳng bao lâu sau chiến tranh chết. Còn lại chỉ một mình Popop - những ngà hành chính thô lỗ và không khôn ngoan. Ông gây thù oán với nhiều người, nhưng Stalin lại không tống cổ ông ta đi. Tuy nhiên có một bức thư nặc danh nói là Popop mưu phản. Tất nhiên ông không phải là thế.

Tôi nhận công tác ở Moskva, thay thế 3 người nhắc tên ở trên. Tôi được bầu làm bí thư Ban chấp hành Trung ương nói cho đúng phép. Stalin bổ nhiệm tôi, còn ông có thu xếp bầu cử ở Ban chấp hành Trung ương, tôi không biết. Vả lại, làm sao có thể bầu nếu chẳng có Đại hội Đảng, và từ lâu chẳng họp phiên họp toàn thể Ban chấp hành Trung ương. Sự dân chủ trong Ban chấp hành Trung ương đã bị bóp chết từ lâu. Còn các cộng sự của tôi thì Promyslovего thập niên 60 lãnh đạo cục xây dựng thủ đô, còn trước đây là trợ lý cho Popop. Chính tôi với ông những năm ấy giải quyết vấn đề xây dựng thành phố Moskva. Như vậy, tôi lại lôi vào việc xây dựng. Moskva sau chiến tranh cần nhiều nhà ở, vì lúc đó còn nhiều căn hộ chật chội. Tôi nhớ rõ những năm cuối cùng Popop công tác và lãnh đạo xây dựng thủ đô khi đó là Promyslov. Cuối năm 1949 đã bàn giao 400 nghìn mét vuông nhà. Khi đó đây là con số lớn, vì rằng tất cả làm bằng tay. Tốc độ xây dựng chậm, xây trát kém. Người ta đổ oan nhà 5 tầng, nhưng còn những nhà kiểu lán một tầng, bằng gạch và gỗ. Đến công trường, tôi thấy dầm trần làm bằng gỗ, đôi lúc bằng cả những vật liệu khác, cả cột và xà dầm bằng lim loại. Tôi ngạc nhiên: kim loại còn đang thiếu trầm trọng, thế mà đưa vào xây dựng nhà ở, khi được thay đổi nhiệt độ và trời ẩm, nó bị ăn mòn. Ở Kiev đã sử dụng rộng rãi cột và dầm bằng bê tông cốt thép. Còn là dầm trần bằng gốm cốt thép. Phương pháp này chúng tôi làm quen ở Lvov. Ở đó có những toà nhà bị đổ nát. Tôi thấy mặt cắt của nó và như thế làm quen công nghệ xây dựng tương tự, lôi kéo các nhà chuyên môn vào cuộc, và chúng tôi xây dựng những mẫu như thế ở Kiev.

Để xây dựng Moskva phải có những khả năng lớn, tại Uỷ ban kế hoạch nhà nướ người ta dễ chọn những cái cần thiết. Và để bỏ bớt kim loại trong xây dựng nhà ở, chúng tôi chuyển sang. Để tăng thêm trọng lượng, chúng tôi mời kỹ sư Sadovsky từ Kiev đến, ông là rất lành nghề, tuyệt vời, hiểu nghề yêu thích vật liệu mới, ông theo dõi tài liệu nước ngoài và có quan hệ chặt vớinhững nhà khoa học làm về bê tông cốt thép. Nhược điểm duy nhất của ông là chậm chạp. Tuy nhiên ông bù lại bằng kiến thức sâu nghề nghiệp và sự hiểu biết công việc. Gần đây ông gọi cho tôi, và tôi vui mừng nghe giọng ông kể về thời gian chúng tôi cùng nhau làm việc khôi phục Kiev sau chiến tranh tàn phá.

Tôi cũng mời Proskuriakov, một kỹ sư quen từ Moskva về Kiev. Ông cũng là một chuyên gia về vật liệu xây dựng. Đúng thế, chẳng bao lâu, người ta trao cho ông nhiệm vụ xây dựng thành phố Sevastopol, và khi thấy tận mắt đống đổ nát ông quyết định thành lập một cơ quan duy nhất khôi phục thành phố anh hùng. Khi tôi về công tác ở Moskva, thì chẳng bao lâu Proskuriakov hoàn thành phần công việc cơ bản và từ Sevastopol quay về. Tôi rất mừng gặp một con người biết suy nghĩ và ham thích cái mới. Ông luôn luôn có sáng kiến trong việc áp dụng các vật liệu xây dựng khác nhau để xây dựng nhà ở.

Người có sáng kiến chuyển sang bê tông cốt thép là Sadovsky. Chúng tôi nghĩ tới việc lắp ghép nhà giống như lấp ô tô. Trước chiến tranh, tôi và Bulganin thử làm một trường học theo kiểu lắp ghép. Đây là việc chế tạo thành những khối thay cho gạch và ghép lại thành nhà. Không thể so với kỹ thuật xây dựng ngày nay được. Phải chăng vấn đề không phức tạp? Khi lắp ghép trường học, tôi nhìn thấy những khe hở ở các tường. Tôi rất bực người ta không làm đúng những điều đơn giản, không biết tính toán kích thước khối để đến mức chó chui lọt khe hở. tất cả được lấp kín lại. Như thế không làm được việc xây nhà như lắp đồng hồ hoặc trong chế tạo máy.

Bây giờ tôi bắt đầu tư vấn với các kỹ sư bê tông lắp ghép để tìm ra com đường lớn không chỉ xây dựng nhà ở mà còn cả nhà máy, tôi cũng gặp sự chống đối mạnh mẽ về ý tưởng này, trước hết Uỷ ban xây dựng nhà nước, do Sokolov, một chuyên gia giỏi lãnh đạo. Bây giờ ông về hưu, còn tôi làm quen với con trai ông, đã hai lần đem vợ cùng với tôi đi thuyền dọc sông. Sokolov con cũng là kiến trúc sư, những cuốn hút vào với nhà du hành vũ trụ Leonov vẽ một loạt các bức tranh trừu tượng về đề tài vũ trụ. Tôi đến thăm triển lãm những bức tẻanh này, ông tặng tôi một albom những bức tranh này. Còn với Sokolov cha, tôi làm quen khi xây dựng tầu điện ngầm. Khi đó ông thiết kế bơm đấy bê tông lỏngcùng với con trai Sokolov chế tạo nó. Sau đó, bơm này đưa vào xây dựng nhà ở. Từ đó tôi vẫn quan hệ với cả hai bố con. Khi về Moskva, tôi gặp Sokolov lúc này là một kỹ sư danh tiếng, có nhiều kinh nghiệm và uy tín. Lãnh đạo Uỷ ban xây dựng nhà nước là Beria. Điều này càng làm phức tạp tình hình. Tất cả những người làm việc ở Uỷ ban xây dựng nhà nước cố gắng mới được sự ủng hộ của Beria để sau này cảm thấy mình tự tin hơn.

Gặp Sokolov, tôi chứng minh cho ông ý tưởng của mình và tin tưởng rằng ông hiểu và ủng hộ tôi, nhưng tôi gặp sự chống đối đột ngột của ông. Tôi không làm cách nào thuyết phục ông, ông tỏ vẻ trong vấn đề này. Lúc ấy tôi hiểu rằng ông đã hỏi Beria, mà Beria đã phát biểu chống. Beria luôn luôn phát biểu chống, nếu một uỷ viên Bộ chính trị nào đưa ra một việc gì mới: thì ông phan đối, sau một thời gian chính ông lại đưa vấn đề này cho Stalin và kiếm chác chút vốn đạo đức. Sokolov không đưa những chứng cớ, là điều này là phức tạp, không hợp lý, không tiến bộ. Ông vừa từ Mỹ về, không thấy ở bê tông cốt thép lắp ghép, mà chỉ nguyên khối. Không đồng ý với ông. Tôi tiếp xúc với cha của chủ tịch tương lai Viện hàn lâm khoa học Liên Xô Keldys, một nhà bác học về bê tông cốt thép. Nhưng cả ông cũng không hộ tôi. Chỗ dực của tôi chỉ còn Sadovsky, con tất cả những chuyên gia xây dựng có danh tiếng và những nhà quản lý chức quyền cũng phát biểu chống.

Khi đó tôi đề nghị Sadovsky viết bản báo cáo mang tên tôi với các tính toán kỹ thuật đầy đủ, chống lại những phương pháp xây dựng kiểu cũ. Bản báo cáo này gây lòng tin và ấn tượng tốt. Giờ đây tôi quyết định nói chuyện với Stalin, nhưng ban đầu chuẩn bị kỹ. Tôi biết rằng bây giờ tôi dưới quyền Beria, sau đó người ta hỏi ý kiến Sokolov, Keldys và làm tiêu tan đề nghị của tôi. Sau đó tôi cũng tính đến cần một kỹ sư viết một báo cáo như thế chính kỹ sư chỉ dẫn tất cả quá trình chuẩn bị chi tiết, lắp ráp, tiêu hao vật liệu, làm lợi về thời gian và những cái khác. Kèm thêm bức thư của đích thân, tôi gửi ta cho Stalin. Ở đó chứa các tính toán xây dựng thử hai nhà máy bê tông đúc sẵn năng suất 80-120 nghìn mét khối (thời ấy là một thể tích khổng lồ). Một nhà máy dự kiến xây dựng на Kraxnoi Presnе ở Moskva cạnh sông Moskva, nhà máy thứ hai - ở Lyubers.

Stalin nổi nóng khi những người phản biện phản đối sáng kiến của tôi bằng cách chứng minh rằng nước ngoài chưa làm cái này. Tôi biết đặc điển này của Stalin và quyết định sử dụng nó, bằng cách đưa ra rằng chỗ dựa chủ yếu để phản đối là Uỷ ban xây dựng nhà nước. Và tôi viết rằng họ lấy cớ rằng nước ngoài không có bê tông đúc sẵn lắp ghép, nên chúng ta không cần phải thò mũi vào việc đó nữa. Uỷ ban xây dựng nhà nước ủng hộ phương pháp cũ - bê tông nguyên khối đã và đang được sử dụng và ở nước ta và thế giới; và họ cho rằng rằng nó vẫn tồn tại như thế trong tương lai. Một thời gian sau, khi gặp Stalin, tôi hỏi ông:

- Đồng chí Stalin, tôi gửi ông thư này”, - và tôi kể bản chất sự việc. Ông trả lời:

- Tôi sẽ đọc.

- Kèm theo đây là bản báo cáo của Sadovsky?

- Tôi sẽ xem toàn bộ.

- Ý kiến của ông thế nào?

- Rất hay, tôi cho là tính toán đúng và ủng hộ ông”.

Được ủng hộ như thế là tôi đạt được mục đích của mình. Chẳng bao lâu Stalin gửi nó cho Uỷ ban kế hoạch nhà nước. Ở đó người ta tính toán vật liệu cần thiết để xây hai nhà máy, và chúng tôi khởi đầu xây dựng xí nghiệp lớn bê tông đúc sẵn. Đảm nhận việc này phó Chủ tịch Mossoviet. Cũng có nhiều phòng ban xây dựng và liên hợp, kể cả Cục xây dựng không trực thuộc Mossoviet: công ty xây dựng lớn hoặc Bộ xây dựng. Mossoviet tiến hành thu hút phương tiện lớn xây dựng nhà ở, vì thế mọi sáng kiến cũng phải có tư vấn của Bộ xây dựng. Lúc ấy không còn khả năng nào khác. Vấn đề này chưa được giải quyết đến tận bây giờ, vì thế nhiều người vẫn phải sống chen chúc ở tầng hầm mà không thể có căn hộ. Mục đích chính là tổ chức xây dựng nhà ở hàng loạt. Những cấu kiện trong nhà ở bị hư hỏng? Chính chúng tôi ban đầu không biết điều này, chưa có giải pháp về mặt cấu trúc ý tưởng đó. Lại bắt đầu tìn tòi. Ở nhân dân ngoài chưa thấy có những mẫu như thế này. Cả ở Mỹ lẫn châu Âu, phương pháp này chưa được sử dụng, chúng tôi phải tự suy nghĩ, mà đa phần kỹ sư xây dựng chưa được đào tạo. Tôi quyết định lôi các kỹ sư cơ khí vào việc, vì họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm về chế tạo máy đòi hỏi độ chính xác cao. Khi lắp ghép bê tông đúc sẵn, chính là cần độ chính xác cao. Và tôi cũng gặp các kỹ sư nhà máy “Vô sản đỏ”.

Với tinh thần hăng say, họ đã thực hiện đồ án, và tôi cảm thấy có chỗ dựa. Tôi nghĩ đúng, cấu trúc mới giống như máy hơi nước, sau đó bị thay đổi.

Tôi nhớ cuộc hội đàm với các nhà thiết kế “Vô sản đỏ”. Trước đây họ không quan tâm đến vấn đề này. Phải nêu ý tưởng và giải thích để họ biết chúng tôi muốn gì từ những suy nghĩ của họ về đề nghị của chúng tôi. Trước đây, Sadovsky không lưu tâm những chi tiết nhà lắp ghép. Mọi người quen với khối gạch xây, khối bê tông, khối xà, nhưng những cấu kiện lớn lại không có, bởi vì không có bê tông đúc sẵn. Tự tôi giới thiệu cấu trúc nhà ở dạng khung bê tông: tường ngăn và tường ngoài từ mảng bê tông cốt thép hoặc khối. Cái đó chính là chuyển từ phương pháp cũ sang phương pháp lắp ghép bê tông cốt thép. Sau đó chúng tôi kết luận rằng phải làm những cấu kiện lớn cho gian phòng. Họ treo các cấu kiện vào khung để có một căn nhà lắp ghép toàn bộ. Các kỹ sư “Vô sản đỏ” chế tạo những cột chịu lực để treo lên khung nhà những tấm bê tông đúc sẵn có cửa sổ và cửa ra vào và gắn chúng thành một khối, lấp vữa để không cho gió và hơi ẩm tràn vào.

Tất nhiên khó khăn không phải về cấu trúc mà là ở sự thực hiện: các chỗ trát bịt làm không tốt. Người ta phàn nàn căn hộ bị thủng, gió thổi vào. Nhưng người dân nhất thiết phân tích vì sao thủng hoặc gió thổi. Tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt hơn khi nghiệm thu. Cuối cùng, kỹ sư “Vô sản đỏ” chế tạo máy tiện tự động làm ra những cốp pha kim loại để đổ vữa bê tông. Giờ đây cốp pha làm khung bộ khung có thể chế tạo bằng cách lắp ghép, còn trước đây thì dùng dây thép và hàn các tấm dầy. Cỗ máy tự động làm dây và hàn. Khung nhà hoặc các cấu kiện khác nhà lắp ghép cũng được tự động hoá. Cấu kiện lập tức vào kho, sau đó chở đến công trường.

Trong quá trình xây dựng máy cốp pha kim loại, thợ xây dựng Lagutenko tìm ra giải pháp. Ông đã bỏ nhiều công cho việc cơ giới hoá sản xuất bê tông lắp ghép. Tôi luôn luôn tìm kiếm những người như ông. Lagutenko đề nghị làm nhà không khung bằng bê tông cốt thép tường không chịu lực để lắp ghép đơn giản hơn. những tường này sẽ bảo vệ khỏi các tác động bên ngoài, và hấp thụ tải trọng. Tôi tin vào nhà khung hơn vì toà nhà không bị hư hại! Những bức tường ngăn bằng bê tông cho nhà khung cần ít kim loại hơn và chỉ là tấm che chắn, có thể làm bằng bêtông rỗng. Nhưng việc làm đơn giản lắp ghép đã thu hút: chế tạo panel. Quyết định kiểm tra trên hiện trường và xác định, cái nào thì dùng khung, cái nào dùng panel.

Nhân thể nói thêm, Lagutenko như con chim én tìm đến chúng tôi sau mùa đông lạnh lẽo, bởi vì ông là người đầu tiên trong số kỹ sư thực hành đến gặp chúng tôi với ý tưởng của mình. Tôi hài lòng mong có người thứ hai, thứ ba, thứ tư và v.v… Họ hóp sức mình, làm tốt hơn, thay đổi, cuối cùng hoàn thiện công nghệ bê tông lắp ghép.

Xây dựng nhà lắp ghép cần có máy đầm rung để làm rắn chắc bê tông cho có hình dạng mong muốn. Sự đông cứng đày đủ bê tông - một quá trình mất nhiều thời gian, cần có không gian lớn có độ ẩm và nhiệt độ xác định. Đổ bê tông cũng phải làm bằng máy. Chúng tôi dùng ròng rọc. Trước đây đổ bê tông phải có cốp pha, đợi đông cứng. Sau đó dỡ cốp pha. Gỗ bị phí phạm. Trong sản xuất hàng loạt chúng tôi dùng cốp pha kim loại tháo ghép được. Để không làm hỏng bê tông khi tháo phải bôi mỡ. Khi nhiệt độ thay đổi, do độ co dãn kim loại và bê tông khác nhau, dẫn đến khối bê tông không đồng nhất. Vì thế công nghệ phải loại trừ được điều này.

***

Bỗng nhiên tôi đã thấy vách ngăn, tấm ngăn giữa các căn hộ chủ yếu xây bằng gạch. Chẳng có tường nào là cách âm được cả. Thậm chí ở các nhà tù, những tù nhân có thể gõ qua tấm tường dày, dù sao đi nữa chỉ nghe được tiếng cộc cộc. Kỹ sư Kozlov là người thiết kế tường mới. Tôi đi quanh bức tường của ông, xoa nó và thích lối cấu trúc. Có thể chế tạo những tấm này, bay hơi chúng, nhận ngay được, sau đó sấy khô, dán keo (nếu lắp đặt tốt, không bị hỏng giấy bồi) và thành tấm tường. Tôi gặp Kozlov, bày tỏ sự thích thú dường như ông tìm ra ngọc trai cho xây dựng. Nhưng ông đưa ra nguyện vọng của mình làm tấm ngăn bê tông nhẹ làm bằng thạch cao. Nhược điểm của nó là chỉ dùng làm tấm ngăn buồng và chỉ nằm trong nhà ở nhiệt độ nhất định. Nếu độ ẩm cao, tấm ngăn này sẽ bị hỏng. Tôi đề nghị xem lại việc này và chế tạo khung bê tông cốt thép bằng xi măng có độ dầy theo tiêu chuẩn cách âm.

Kozlov nghe và trả lời:

- Tôi tin sẽ tìm ra giải pháp.

Đó là thiết kế tài ba, và chẳng bao lâu tôi biết rằng ông làm được tấm ngăn như yêu cầu. Tôi оđến nhà máy ông và thích những tấm ngăn của ông. Lại có một sự việc. Ai đó nói:

- Khrusev toàn lao vào chuyện nhỏ nhặt.

Không, không phải việc nhỏ nhặt, một là vấn đề cốt tử trong xây dựng nhà ở. Chỉ có thợ xây dựng mới biết tốn bao nhiêu thời gian để làm vách ngăn. Việc trát vữa chủ yếu là công việc của những thợ không nghề nghiệp từ nông thôn ra làm. Còn Kozlov, sản xuất công nghiệp những tấm ngăn, đóng vào container và khi có cần cẩu thì đưa lên lắp ráp. Thợ trát vữa chỉ còn làm mỗi việc là dán giấy bồi tường.

Sau đó tôi nói với Kozlov:

- Hãy nghĩ xem liệu chúng ta có thể làm những tấm ngăn bằng bê tông? Hy vọng nó nhẹ hơn và các vách ngăn sẽ được lấp đầy một cái gì đó để cách nhiệt.

Chúng tôi cách nhiệt các tấm panel bằng cách dùng xỉ và các vật liệu kết dính. Kozlov lại nhận việc về mình . Nhưng Mikhailov hầu như không nhận. Việc nén các tấm panel có độ dày mỏng cần thiết rất khó. Bê tông cốt thép trộn đá dăm hoặc đá granit – không phải là kim loại và đất sét, nó khá cứng. Kozlov làm dung dịch xi măng trộn cát. Để cho cứng, ông cho rửa cát. Thế là thu được những tấm panel có những lỗ nhỏ theo ý. Tôi đã muốn hôn Kozlov. Khối bê tông đàn hồi rắn chắc và và chạy trên băng chuyền cao su.

Sau chiến tranh ở Moskva xây một số toà nhà cao tầng: Trường đại học tổng hợp Moskva , toà nhà Bộ ngoại giao ở quảng trường Smolensk, nhà ở bờ sông Kotelniska và những toà nhà khác. Khi xây chúng và trình cho Stalin, cần phải tính tiền thuê nhà thế nào để tính toán kinh tế, thì té ra là đa số người Moskva không thể trả tiền nhà những căn hộ như thế . Stalin đề nghị phân những căn hộ này cho những người có cống hiến cao - nghệ sỹ nhân dân, các nhà khoa học tên tuổi, các nhà văn nổi tiếng. Tóm lại, là tầng lớp thượng lưu. Dù đã giảm tiền thuê nhà, nó vẫn không thu đủ tiền thuê xây dựng.

Tôi nhớ, có lần Stalin nảy ra ý tưởng xây dựng những toà nhà cao tầng. Ông lập luận rằng khi chiến tranh kết thúc, người nước ngoài sẽ đến Moskva, họ không thấy nhà cao tầng. Và họ sẽ so sánh Moskva với thủ đô của họ. Chúng tôi sẽ thiệt hại về tinh thần. Nhưng những toà nhà ấy không phải là nhà thờ. Khi người ta đổ oan Nhà thờ là muốn thống trị nhân dân dưới đức chúa trời của họ.

Tất nhiên tôi hoàn toàn giữ quan điểm rằng những toà nhà cao tầng hoàn toàn không cần thiết. Đây là sự ngốc. Tôi phát biểu đơn thuần về sự hợp lý trong mọi công việc. Tiêu chí xây dựng nhà ở phải là sự thuận tiện cho mọi người và giá thành mét vuông nhà ở.

Trước khi tôi kết thúc hoạt động trong Chính phủ Liên Xô, người ta chuẩn bị xây dựng nhà ở có nhiều tiện ích hơn. Khi chúng tôi nói chuyện với kiến trúc sư trưởng Moskva Posokhin, ông giới thiệu thiết kế, hoàn toàn tương xứng với sự tiện ích đó . Trong những toà nhà này đã dự tính cả tiêu chuẩn cao các khu vực chung đặc biệt là hành lang, bếp, nhà vệ sinh, buồng tắm và nội thất. Thật là duy lý trí xây dựng những toà nhà 9-12 tầng. Chúng tôi xây dựng nhà 5 tầng, giá thành mét vuông chỉ 110 rúp. Tại New York nhà cao tầng lại là chuyện khác xét về kinh tế. Ở đó một số nhà thầu khoán mua toàn bộ khu đất , phá bỏ những nhà thấp và xây nhà cao tầng. Trong điều kiện xã hội chủ nghĩa có sự khác nhau. Không phá bỏ nhà 5 tầng mà phải xây thêm nó, sửa chữa, tu bổ và cải thiện. Nếu chúng ta đạt được điều kiện sống cơ bản tốt hơn, thì người ta luôn luôn muốn chuyển đến nhà cao tầng.

Trở lại thời gian trước đó, khi chúng tôi lần đầu tiên giải quyết vấn đề bê tông cốt thép, tranh cãi, bê tông cốt thép xây dựng, tôi nói rằng phương Tây đã làm được và có những bước tiến trong lĩnh vực này. Giờ đây chúng ta cần đi tiếp, không được quên những thành tựu. Trận động đất tại thành phố Skopla (Nam Tư) chẳng bao lâu sau, tôi lại có mặt ở Nam Tư, nhìn thấy thành phố bị phá huỷ hoàn toàn. Liên Xô với sự giúp đỡ anh em đã đưa đến đó thợ xây dựng. Họ xem xét nhiệm vụ liệu thể khôi phục, và dọn dẹp thành phố. Chúng tôi tặng Nam Tư nhà máy bê tông cốt thép để xây dựng nhà ở. Tôi nghĩ rằng nó đóng vai trò của mình phục hồi thành phố. Những nhà máy như thế chúng tôi trao lại cho Chính phủ Afganistanа. Có thể nói rằng bê tông cốt thép chiếm được quốc tế sự thừa nhận quốc tế.


Quốc phòng Liên Xô sau chiến tranh vệ quốc



Các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 1/3 sản xuất thế giới. Điều này làm phấn khởi những ai chân thật đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội. Nhưng CNTB còn mạnh, chưa cho chúng ta quên mối đe doạ của đế quốc. Vì thế không thể lơi lỏng quốc phòng. Điều này là đúng quan hệ với thời gian khi Stalin qua đời.

Stalin rất chú ý theo dõi tình huống quốc phòng Liên Xô. Tôi cho rằng ông thậm chí thổi phồng sức mạnh kẻ địch và ý định gây chiến tranh. Nhưng tự ông cố gắng sờ mó thế giới tư bản bằng lưỡi lê. Tôi nhìn thấy sự phong toả Tây Berlin, buộc chúng tôi tin rằng không thể đạt được thành công bằng phương tiện tương tự. Stalin buộc phải nhượng bộ, đi đến thương thuyết. Khi ông cố gắng phong toả, đã không tính đến khả năng thực tế của chúng tôi. Ông nghĩ sai vấn đề. Tôi không biết, ai xui ông về vấn đề này. Tôi ở trong Bộ chính trị, nhưng chúng tôi không bàn cãi nó. Có ai bàn cãi với Stalin không, tôi không biết, nhưng tôi nghĩ rằng chỉ có Molotov. Chẳng có ai nữa đâu. Vorosilov trong thời gian này không có vai trò chính trị.

Sau đó - chiến tranh ở Triều Tiên. Do Bắc Triều tiên, Kim Nhật Thành khởi sự, Stalin ủng hộ Kim Nhật Thành, cũng như Mao Trạch Đông. Đây là hành động phù hợp. Việc này, nếu nói về cá nhân, tôi cũng đồng ý với Kim Nhật Thành. Nhưng Kim Nhật Thành phải đánh giá lại khả năng của mình, cho là chỉ cần châm ngòi, cho giật mình, và lực lượng bên trong Nam Triều Tiên làm tiếp. Tất nhiên quân đội Nam Triều Tiên yếu và bị đánh tan, nhưng người Mỹ nhảy vào cuộc chiến quật lui Bắc Triều Tiên, nghĩa là, quật lui Stalin, một người nhát gan và tỏ ra quyết định giúp đỡ dứt khoát Bắc Triều Tiên, nói:

- Thế nào ư? Chúng tôi không đưa quân đội đến đó, để bây giờ người Mỹ trở thành hàng xóm của chúng tôi ở Viễn Đông, tất cả chỉ có thế.

Chỉ có sự can thiệp Trung Quốc khi đó cứu Bắc Triều tiên Triều Tiên. Đó là thất bại lớn thứ hai về mặt quân sự sau chiến tranh vệ quốc (thất bại thứ nhất - phong toả Berlin).

Chúng tôi đã nhận một di sản như thế. Thật ra, chúng tôi có bom nguyên tử. Stalin khi đó vênh mũi và trở nên sợ Mỹ. Tôi nhớ, có một lần, như thường lệ vào một đêm, chúng tôi ngồi ở nhà nghỉ cuối tuần Stalin. Stalin do ảnh hưởng của tin tình báo, mà các Ban chấp hành Trung ương Đảng không biết, bỗng nhiên xuất hiện lo ngại: mây đen chiến tranh ngột ngạt trên bầu trời Bulgary người Mỹ thông qua trung gian chuẩn bị tấn công Bulgary. Và bây giờ ông gọi những người lãnh đạo Bulgary về Moskva. Họ tới, đó là Chervenkov, Bộ trưởng quốc phòng Lukanov, một người cộng sản lão thành, tham gia chiến tranh chống Franco ở Tây Ban Nha, một chiến sĩ dày dạn. Stalin đích thân chỉ dẫn họ khép chặt biên giới Bulgary. Họ dẫn đến việc phải đào hào chống tăng, tăng phòng thủ mặt đất. Việc đưa ra những biện pháp sơ sài thì Bulgary có thể làm và chẳng cần chỉ dẫn. Stalin coi bầu không khí như sắp có chiến tranh xây dựng những kênh chính trị tương ứng.

Ngược lại, sự kiện tháng 2-1948 ở Tiệp Khắc, khi ấy giai cấp công nhân cướp chính quyền, đe doạ Pháp, Pháp và Mỹ. Tây Đức khi đó còn chưa ảnh hưởng đến chính sách quốc tế. Các máy bay trinh sát phương Tây bay gần như liên tục trên bầu trời Đông Đức và Tiệp Khắc, đặc biệt ở vùng biên giới. Các chuyến bay như thế được tiếp tục cả sau khi Stalin qua đời. Sau đó các chuyến bay này lan sang lãnh thổ Bulgary và Liên Xô, xâm phạm biên giới của chúng ta ở biển Baltic và những người khác vùng biển khác, tăng cường các vị trí của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ, vì rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Xô có những quan hệ xấu, khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa yêu sách thời Stalin. Đường lối này thúc giục người Thổ ôm chân Mỹ. Các máy bay trinh sát của Mỹ hoạt động sát Zakavkaz. Họ cũng giả danh thám hiểm khoa học, để nghiên cứu đường tiến vào Armenia ở núi Ararat.

Ngoài ra, Mỹ bố trí các căn cứ của mình ở. Iran sợ chúng ta không kém sợ Thổ Nhĩ Kỳ, vì Stalin áp dụng biện pháp mất ổn định những người Azerbaizan ở Iran (ở đó người Azerbaizan nhiều hơn người Azerbaizan ở Azerbaizan), để Nam Azerbaizan, không thuộc về chúng ta, bằng cách nào đấy thống nhất với miền Bắc, thuộc Liên Xô. Từ các sân bay Iran, máy bay Mỹ luôn luôn có thể giáng đòn vào Liên Xô. Mỹ cũng thâm nhập vào Afganistan và Pakistan. Trên biển họ làm chủvới các hạm đội, tàu ngầm, tàu chiến. Trong thời gian này, mạnh nhất là tàu sân bay. Chính bằng tàu sân bay mà người Mỹ đánh tan người Nhật ở Thái Bình Dương. Ngoài ra, tiến hành khủng bố chúng ta trên đất liền, trên biển và trên không, Mỹ đánh cả Liên Xô về kinh tế: đòi trả tiền phục vụ khoản vay-thuê, không buôn bán với chúng tôi và với nước khác.

Tất cả cái đó làm Stalin hoảng sợ. Và tôi cho ông đẩy mạnh làm bom nguyên tử. Và chúng tôi chế tạo nó. Từ Bộ chính trị lo vấn đề này là Beria, còn trực tiếp lãnh đạo là Vanikov. Bộ của Vaniko làm vấn đề năng lượng nguyên tử. Các nhà khoa học chúng tôi chế tạo thành công nguyên tử. Với sự giúp đỡ điệp viên ở nước ngoài, xuất thân là các nhà khoa học, những người này có cảm tình với chúng tôi và quyết định hợp tác với chúng tôi đương đầu với Mỹ như sen đầm quốc tế. Thậm chí, có bom nguyên tử rồi, chúng tôi cũng không ngang bằng Mỹ. chúng tôi không có phương tiện chở bom. Máy bay ném bom của Liên Xô khi đó là khá yếu hơn Mỹ, họ có “pháo đài bay”, có thể bay ở khoảng cách xa và có thể ném bom cả bđêm lẫn ngày. Chúng tôi cho nổ bom nguyên tử ở mặt đất như là mẫu. Ban đầu chỉ có một vài quả như thế. Nhưng Mỹ tích luỹ hàng chục quả. Vì thế nếu xung đột quân sự trực tiếp với việc sử dụng bom nguyên tử không hứa hẹn Liên Xô một điều tốt lành gì. Trong lúc thua về hàng không, sử dụng biển một cách rộng rãi. Và Stalin đặt nhiệm vụ xây dựng lượng lớn tàu tuần dương. Chúng tôi ước mơ cả tàu sân bay, nhưng còn vướng mắc về kỹ thuật. Tàu tuân dương cần lượng lớn tàu vớt mìn và tầu ngầm.

Dự kiến một chương trình rộng rãi chuẩn bị cán bộ. Kêu gọi sinh viên, những người tốt nghiệp cao đẳng vào Hải quân, và gửi họ vào học tại Học viện và các trường hải quân. Chuẩn bị những nhà chuyên môn tất cả các lĩnh vực, cần cho hải quân. Những người lãnh đạo quân sự chúng tôi chứng minh rằng không có lực lượng hải quân chúng tôi không có khả năng đương đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh tương lai. Hải quân Liên Xô có thể giải quyết không chỉ vấn đề tấn công, mà còn nhiệm vụ phòng thủ, không cho phép quân thù đổ bộ lên lãnh thổ xô viết và không cho phép tàu bè của chúng vào sâu reg vùng biển nước ta. Đáng tiếc, xây dựng lực lượng Hải quân hùng mạnh đã tiêu tốn khá nhiều tiền và làm hao mòn đất nước. Những bằng chứng cụ thể về biện pháp loại này lúc ấy tôi chưa có. Và mặc dù là uỷ viên Bộ chính trị, thậm chí không dám liều nêu câu hỏi về các vấn đề tương ứng. Những vấn đề như thế, Stalin giữ kín trong lòng ông và ông không cho phép nhiều người quanh mình biết được trạng thái quyết định. Ông xem như tất cả cái đó là đặc quyền của mình, và bất kỳ sự quan tâm nào xuất hiện ở пai đó trong chúng tôi đến điều này hoặc một loại vũ khí mới, dều gây cho ông sự nghi ngờ: Stalin không bị ràng buộc gì, có thể coi mỗi người trong chúng tôi là điệp viên của kẻ thù và tuyên bố rằng anh đã bị đế quốc lôi kéo.

Ngày đáng nhớ, 1 tháng sáu 1971, ngày mà buộc phải tuyên bố rằng chúng tôi đã nhận di sản nặng nề sau khi Stalin qua đời. Đất nước tiêu điều. Việc lãnh đạo đất nước thời Stalin, có thể nói là không tốt. Tập hợp một đám đủ các loại người. Lúc ấy có hạng người không có khả năng cách tân như Molotov, và có loại nguy hiểm đối với mọi người như Beria, và lèo lá như Malenkov, và thi hành mù quáng ý định của Stalin như Kaganovich. Trong các trại tù có 10 triệu người. Những nhà tù đã bị quá tải. Thậm chí có cả nhà tù đặc biệt cho các cốt cán của Đảng, được xây dựng theo chỉ thị đặc biệt của Stalin, Malenkov. Tình hình quốc tế không thấy sáng sủa, cật sức vì “chiến tranh lạnh.

Gánh nặng lên vai nhân dân xô viết do việc ưu tiên sản xuất sản xuất vũ khí vô cùng to lớn. Nhưng giảm nhẹ gánh nặng này cũng không được, bởi vì cũng xuất hiện những vấn đề bổ xung dập tắt máy bay quân sự.

Người Mỹ có B-29, máy bay tốt nhất trong chiến tranh thế giới 2. Chúng tôi bắt chước nó và chế tạo TU-4. Nhưng đây là mác máy bay lỗi thời, còn người Mỹ đã lên trước. Thật ra chúng tôi sản xuất máy bay phản lực MiG-9, MiG-15 và La-15, máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28. Tuy nhiên chúng chỉ là các phương tiện bảo vệ, còn máy bay tầm xa để tấn công, chúng tôi không có. Thời đấy chúng tôi không thể doạ thậm chí các căn cứ nước ngoài bố trí quanh Liên Xô. Chiến tranh Triều Tiên chỉ ra rằng MiG-15 về tốc độ thua xa máy bay tiêm kích Mỹ. Nhân dân chúng tôi, mệt mỏi vì chiến tranh và đói kém, cần được ăn, mặc và thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Đáng tiếc, thế năng công nghiệp Liên Xô thua Mỹ, mà chính cái đó - lại là chủ yếu trong chiến tranh. Chiến tranh hiện đại - là chiến tranh của các động cơ, kỹ thuật điện tử, đầu óc của các nhà khoa học. Ai xây dựng được vũ khí mới tốt hơn và nhanh hơn? Chúng tôi trong lúc ấy thua kẻ địch về thế năng. Không phải tất cả, những cán bộ quân sự chúng tôi, tập hợp quanh Bộ trưởng quốc phòng thời đấy là Bulganin, đều hiểu rằng Bulganin thực chất không phải người quân sự, mà do Stalin tặng cho ông danh hiệu nguyên soái, tôi không biết, để làm gì. Chẳng hạn, Bulganin không gợi cho tôi tin tưởng về phẩm chất này. Nhưng Stalin đưa ông chức vụ xa hơn, đứng đầu Chính phủ. Điều này có một số khía cạnh khác về làm việc. Tôi nhớ, Stalin khi có mặt chúng tôi lập luận thế này:

- Sau tôi, chúng ta bổ nhiệm ai làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô? Beria? Không, ông không người Nga, mà là người Gruzin. Khrusev? Không, ông là công nhân, cần có thếm kiến thức. Malenkov? Không, ông chỉ biết đi tới đi lui. Kaganovich? Нет, ông không phải người Nga, mà là người Do Thái. Molotov? Không, già rồi, không vươn vai được nữa. Vorosilov? Không, yếu đuối. Saburov? Pervukhin? Những người này chỉ dùng ở vai trò hạng hai. Còn lại một Bulganin.

Đương nhiên, không ai thiệp vào suy nghĩ của Stalin đang được đọc to thành tiếng. tất cả im lặng.

Trong khi đó, khoản tiền đầu tư không ngừng cho quốc phòng đã đạt đến giới hạn. Công nghiệp phát triển theo cả chiều sâu và chiều rộng. Quân đội đông người đè nặng lên ngân sách. Nó cũng tốn một lượng lớn phương tiện vật chất, làm hao hụt nguồn dự trữ người, có thể được sử dụng để phát triển kinh tế hoà bình. Phương Tây nhìn thấy điều này và còn xáo tung mạnh hơn chạy đua vũ trang, để con ngựa kinh tế xô viết không duy trì nổi cuộc đua này. Phương Tây cũng hy vọng sự không hài lòng của dân chúng, cái đó làm giảm yếu ý chí hàng ngũ xã hội chủ nghĩa. Có sự căng thẳng phức tạp từ cả hai phía. Quân đội xô viết buộc phải tiếp tục tăng lên. Chỉ riêng ở CHDC Đức, tiền đồn xã hội chủ nghĩa này, chúng tôi có khoảng một triệu lính. Sau đó chúng tôi, bị cắt giảm lực lượng vũ trang, ở CHDC Đức còn nửa ­triệu. Không liều lĩnh hơn nữa khi tính đến sự có mặt của quân Anh, Pháp, Mỹ ở Tây Đức. Nói chung sau khi Stalin qua đời, thoạt đầu chúng tôi bế tắc trong công việc quân sự.

Chưa hết. Có nỗi lo âu túi bụi do tình thế trong nước. Trước tiên tình thế nông nghiệp làm chúng tôi lo ngại. Bánh mỳ và thịt không đủ, bơ chẳng có. Không thể quẳng thêm tiền để phát triển công nghiệp. Không có công nghiệp hoá đất nước chúng tôi phải chịu tụt hậu cả trong kinh tế, cả trong quân sự. May mắn, nhân dân xô viết cần cù hiểu tình hình và ủng hộ chính sách đối nội và đối ngoại ĐCSLX. Cuộc can thiệp đầu tiên thực sự về quân sự là vào năm 1954, Đoàn đại biểu chúng tôi sau khi thăm Trung Quốc quay về Vladivostok. Ở đó chúng tôi thăm Hạm đội Thái Bình Dương và nghe tư lệnh hạm đội chuẩn bị phòng thủ Vladivostok, ở đó bùng nổ hoạt động quân sự. Chúng tôi yêu cầu Kuznesov, vừa được thay chỗ Bộ trưởng Bộ quốc phòng Liên Xô từ Moskva đến Vladivostok. Chúng tôi đưa ông quay lại chức vụ. Ông bị Stalin trừng phạt và bị giảm lon. Chúng tôi cho là điều này không đúng, vì Kuznesov bị sự chuyên quyền Stalin làm hại.

Bây giờ Kuznesov đề nghị chúng tôi xem xét chương trình và chuẩn bị một buổi diễn tập nhỏ trên biển. Chúng tôi bằng tàu tuần dương, đến một khu vực định trước, bắt đầu quan sát cuộc diễn tập trên biển có tầu ngầm và tàu phóng lôi và cả làm gì biên phòng bờ biển tham gia. Chúng tôi không đi xa bờ, chỉ đi dọc bờ biển. Ở đó tôi lần đầu tiên tôi nhìn thấy tận mắt chiến đấu trên biển như thế nào. “Quân xanh” (“địch”) tấn công tàu tuần dương chúng ta. Ban đầu tàu ngầm tấn công chúng ta, và nghĩ rằng chúng tôi không biết vị trí của chúng. Hình như một chỉ huy tàu tuần dương quả là không biết điều này. Kuznesov biết, vì rằng chính ông xác định kế hoạch chiến đấu. Tàu ngầm phóng ngư lôi. Các quả ngư lôi “lao trúng” vào tàu tuần dương và “làm chìm” chúng tôi. Sau đó các tàu phóng lôi tấn công. Chúng gây cho tôi gây ấn tượng nặng nề: nhiều tiếng động, khói, nhưng không có một quả ngư lôi nào trúng mục tiêu, mặc dù cuộc tấn công tiến hành ở khoảng cách gần. Cuộc tấn công trên thật của tàu phóng lôi có lẽ gây nhiều thiệt hại lớn. Tuy nhiên, các thuỷ thủ phấn khởi về buổi tập. Cuối cùng, chúng tôi bơi qua một chiếc tầu, nằm phơi bụng (tàn tích chiến tranh hoặc bị tán công), và chúng tôi bắn vào nó. Tốt hơn là diễn tập ở cảng Lữ Thuận, ở đó chúng tôi cũng bắn tập. Về nguyên tắc, tôi không nghi ngờ rằng thuỷ thủ có trình độ tốt và làm chủ vũ khí của mình. Chủ yếu là nó phải đáp ứng mức hiện đại.

Nói chung những điều này phảng phất những cái cũ. Trước đó, tôi cũng thấy tên lửa từ máy bay tấn công vào tầu của Hạm đội Hắc hải, bắn chính xác và gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh, đặc biệt công suất nổ. Ngay từ quả tên lửa đầu tiên, mục tiêu “bị chìm.

Nhưng khi bây giờ bắn đại bắc và phóng lôi, tôi hiểu tất cả những nhược điểm của nó. Mặt khác - máy bay mang tên lửa có thể hoạt động cả trên biển, và bảo vệ bờ biển tốt hơn pháo. Tôi kết luận như vậy khi xem các tàu ở Vịnh “Chiếc sừng vàng” (Vladivostok) và ở cảng Lữ Thuận. Tôi không thể hiểu, sự ngơ ngác năm 1904, khi hạm đội Nga bị Nhật tấn công dễ dàng. Từ Vladivostok tôi có ấn tượng đây là vịnh lý tưởng để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công và nơi neo đậu an toàn tàu bè.

Tôi nói với những nhà lãnh đạo quân sự rằng:

- Hoàn toàn không hợp lý bây giờ duy trì những tàu chiến trong vịnh, thuận tiện trong thời bình. Trước kia hải quân không có địch thủ nguy hiểm, không quân, và vịnh này dễ dàng bảo vệ tránh được quân thù. Giờ đây, với máy bay tấn công, nó không thể bảo vệ được và, ngược lại, biến thành cái bẫy. Phải chuyển gấp các tầu và tìm cho chúng một chỗ đỗ nào đấy trên đảo để tàu có thể hoạt động, vì rằng ở đây họ bị trói và không thể từ đó chẩy, nếu chiến tranh đột ngột bắt đầu”.

Đến đảo Kuril. Tôi quan sát diễn tập phòng thủ bờ biển. những thanh niên thạo việc và bắn giỏi. Chúng tôi trao cho Kuznesov lựa chọn. Bắt đầu chuẩn bị chuyến đi. Điều này đòi hỏi nhiều việc phải chuẩn bị như bến tầu, chỗ đỗ, phương tiện sinh hoạt, và chi phí lớn, nhưng là cần thiết với họ. bảo vệ Vladivostok theo kiểu cũ là không tưởng tượng được. Lúc ấy lần đầu tiên, trong mắt tôi, uy tín của đô đốc Kuznesov bị xa rời, khi ông không nắm bắt những yêu cầu của kỷ nguyên mới, dù ông chưa già.

Từ Vladivostok chúng tôi đến Nikolaievsk, đóng dưới Amur ở biển Okhot. Ở đó, người ta đề nghị xây dựng nhà máy đóng tàu chiến. Tôi nảy sinh ra nghi ngờ. Ở Nikolaievskе? Nhà máy đưa vào đâu? Khó bảo vệ. Ngoài ra, cần nhiều tiền, phải phải xây dựng đường sắt. Lai còn phải chở vật liệu và kim loại đến Nikolaievsk để xây dựng. Stalin thông qua quyết định xây dựng nhà máy mới. Khi xét chi tiết, chúng tôi quyết định tốt hơn hết cứ để tàu ở chỗ cũ.

Trên tàu vớt mìn chúng tôi tới Nam Sakhalin, vùng biển rất sóng gió. Chúng tôi quan sát cảng cá. Nó là trạm nổi. Liên Xô không có nhà máy nổi để chế biến số cá đánh được. Tất cả được chuyển vào bờ, chuyên chở và chế biến. Cá bị thối, phải vứt xuống biển hoặc nuôi lợn. Sau đó con lợn sặc mùi cá. Tất cả những con đường thật là khủng khiếp. Chúng tôi chật vật leo lên xe. Thiết bị không đủ. Nhưng ai có lỗi? Không với tay đến được Nam Sakhalin, đất nước còn vết thương sâu do chiến tranh gây ra.

Chúng tôi thăm bộ đội quân khu Viễn Đông. Chúng tôi dừng ở tư lệnh quân khu, Trufanov, người tôi biết rõ ở trận Stalingrad. Chúng tôi chú ý việc sản xuất thực phẩm cung cấp cho Nam Sakhalin, đặc biệt trồng khoai tây. Khoai tây rau quả được chở từ lục địa, mặc dù điều kiện tự nhiên ở đây rất tốt. Nam Sakhalin giống Ukraina: ánh sáng, đất mùn, tham thực vật giàu có… Lúc ấy chỉ có đưa tay, dắt mọi người và đảm bảo quyền lọi cho họ, còn sau đó thì ở đó sống không tồi hơn nhiều vùng ở Liên Xô. Chúng tôi quay lại Vladivostok bằng máy bay, nhưng Mikoyan còn ở lại Nam Sakhalin. Ông tham gia vấn đề buôn bán và nói:

- Tôi muốn được thảo luận, cái gì và làm thể nào và cái gì cần làm để đảm bảo dân có thực phẩm.

Nói chung, chuyến đi Viễn Đông thôi thúc ý nghĩ, việc phòng thủ đất nước nằm ở tình trạng không như chúng ta muốn. Do vậy phải nghĩ cách nâng cao khả năng quốc phòng Liên Xô. Tôi giảm mức tin cậy Đô đốc Kuznesov. Chúng tôi đánh giá lại ông này. Mặc dù chúng tôi đặt đúng, không kỳ thị con người từng bị Stalin đàn áp, nhưng khi đó Kuznesov làm hại cái khác. Nhưng bây giờ thấy sự nguy hiểm, dần dần phá hoại uy tín của Đô đốc, vì đứng trước vấn đề xây dựng hệ thống quốc phòng theo nguyên tắc mới.

Kuznesov trình Ban chấp hành Trung ương Đảng thư đề nghị xây dựng hải quân. Cần khoảng 110-130 tỷ rúp trong 10 năm. Lúc đó, đây là số tiền khổng lồ. Chúng tôi suy nghĩ kỹ để không có sai lầm. Thư được gửi theo đúng quy định, và chúng tôi đặt vấn đề tại Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương. Chúng tôi mời Kuznesov và những tướng lĩnh khác đến. Dự tính đóng tàu tuần dương, tàu vớt mìn và tầu ngầm. Hướng chính là tàu tuần dương, nói chung là hạm đội trên biển. Có chút nghi ngờ, tôi đề nghị:

- Hôm nay giải quyết vấn đề này, gác lại đến phiên sau (chúng tôi họp hàng ngày), để Đoàn chủ tịch có thể làm quen sâu hơn với đề nghị này.

Bởi vì vấn đề này là rất lớn, nên các vấn đề khác chúng tôi cũng hoan tiếp theo. Ra khỏi văn phòng mình ở Kreml, tôi đi bộ theo hành lang, mong gặp người nào đó đến họp. Những người được mời ngồi túm tụm ở cuối một toà nhà khác. Tôi vượt qua Kuznesov, và tôi đi với ông bên cạnh. Khi đó tôi và Kuznesov có quan hệ tốt, vì tôi đứng lên minh oan cho ông.

Ông biểu hiện rất khó chịu và nói với tôi tương đối thô lỗ:

- Còn giữ quan hệ tốt với hải quân đến khi nào?

Tôi nói với ông:

- Tôi không hiểu. Tôi cho rằng quan hệ là tốt.

- Tại sao không giải quyết vấn đề?

- Chúng tôi không từ chối, còn phải xem. Muốn nghiên cứu tốt hơn đề nghị để có quyết định đúng.

Ông băn khoăn và đối đáp nhấm nhẳn với tôi. Sau đó chúng tôi ra về và xe ai người ấy ngồi. Tôi lo ngại tình trạng giận dữ như thế, tôi có thể nói, sự giống nhau độc tài với công việc. Chẳng có lẽ ông ta cho rằng, không có gì phải phán xét chân lý trước đây? Có tin sự lãnh đạo không? Điều này dùng hoàn toàn không hợp lý. Ở đây thấy rõ sự xâm phạmquyền hạn của Chính phủ và Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương. Trước khi ngồi vào xe, tôi nói hết tất cả:

- Đợi một tuần, chúng tôi còn xem xét tỷ mỷ vấn đề, và chúng tôi quay lại với ông”.

Sau một tuần, tại phiên họp thường kỳ, chúng tôi quay về vấn đề đó. Cách đặt vấn đề của Kuznesov đối với tôi là không đúng: không giải quyết được nhiệm vụ mới quốc phòng đất nước, vì nó đòi hỏi tiêu một khoản tiền khổng lồ. Và tôi nước Đô đốc:

- Đồng chí Kuznesov, hãy hình dung tình hình hôm nay. Nếu như chúng tôi bây giờ cho ông tất cả những tàu như ông yêu cầu, thì Liên Xô chiếm vị trí thứ mấy so trong số những nước thù địch nhất của chúng tôi? So sánh, chẳng hạn, với Mỹ và Pháp? Chúng ta liệu có thể đương đầu trên biển bằng lực lượng thống nhất của họ không?

- Không, chúng tôi có lẽ thua họ đáng kể.

Ông trả lời trung thực. “Suy nghĩ thế nào mà tiêu khoản tiền này? Chúng ta sau 10 năm mới có những chiếc tàu mà ông đặt hàng, tuy nhiên thậm chí ngay bây giờ chúng tỏ ra là yếu hơn. Nhưng sau 10 năm nữa, nghĩa là, còn yếu hơn nữa. Bởi lẽ Mỹ và Anh thúc đẩy hạm đội của mình và họ có nhiều khả năng, cả vật liệu và vả tiền. Vì chúng ta cũng tiêu tiền, những không giải quyết nhiệm vụ quốc phòng của Liên Xô”.

Mọi người bắt đầu lần lượt phát biểu. Kết luận đề nghị đó là không đúng. Chúng ta trong thời hạn ngắn nhất khắc phục sự tụt hậu. Liên Xô bị các căn cứ Mỹ bao vây và hoàn toàn nằm dưới tầm của máy bay ném bom của Mỹ. Kẻ địch vượt chúng ta cả về số lượng lẫn chst lượng vũ khí. Nhưng đối với chúng ta, Hải quân không phải là lực lượng quyết định, chúng tôi không phải là nước Anh. Nước Anh - là đảo quốc, không có Hải quân không thể tấn công, không phòng thủ, hoàn toàn phụ thuộc vào chuyên chở nguyên liệu từ lục địa, đòi hỏi nước Anh phải đảm bảo giao thông, liên lạc trên biển. Mỹ không có hải quân không thể duy trì quân đội của mình tại châu Âu. Họ cần tung người và vũ khí và các thứ khác.

Tôi đề nghị:

- Hãy hoãn quyết định xây dựng lực lượng hải quân mới và để suy nghĩ thêm. Hình như trước tiên chúng tôi cần giải quyết vấn đề hàng không, chế tạo những máy bay, mà kẻ thù của chúng ta đang có.

Tên lửa chúng khi đó tôi vẫn chưa thể đưa vào và vì thế gọi không quân là vũ khí chủ yếu. Tất cả đều đồng ý. Nhưng Kuznesov sôi tiết thực sự và sau phiên họp này bắt đầu tiến hành tuyên truyền chống lại quyết định, hòng làm fỉam uy tín ban lãnh đạo mới của Liên Xô. Ông, chẳng nể gì điều đó, ủng hộ đường lối của Stalin về việc ưu tiên xây dựng Hải quân, mặc dù Stalin chấp nhận chương trình này không có Kuznesov, khi Kuznesov bị cách chức chỉ huy. Đúng là bản tính chuyên môn đã che phủ con mắt của vị Đô đốc cản trở ông nhign đúng sự việc. Sau đó té ra là, chính Kuznesov gửi chương trình này cho Stalin, khi ông còn được Stalin tin. Stalin đi rồi, mà đường lối của ông vẫn tiếp tục con đường của mình.

Chúng tôi có ấn tượng, Kuznesov quyết định, nếu Stalin không còn, thì không cần coi trọng ban lãnh đạo này. Điều này làm chúng tôi nổi giận. Chúng tôi bắt buộc cách chức ông khỏi tư lệnh trưởng Hải quân và tước bỏ mọi danh hiệu quân đội của ông. Sau đó Malinovsky nói với tôi rằng các tướng lĩnh phải chịu đựng Kuznesov, vì rằng quân hàm ông đã nhận từ lâu và là người tham gia tích cực chiến tranh chống Đức Hittler và Nhật Bản. Cá nhân tôi thích Kuznesov, tôi kính trọng ông về lòng dũng cảm khi báo cáo cho Stalin về thực trạng. Nhưng, khi cuộc sống chạm nhau, lợi ích công việc đặt lên trên. Thậm chí bây giờ, sau một số ít năm, tôi giả thiết rằng quyết định của chúng tôi khi đó là không tránh khỏi, theo thực chất (nhân danh quyền lợi đất nước), theo hình thức (để cảm thấy có một sự tranh cãi nào đấy).

Sau này Kuznesov viết hồi ký về chiến tranh. Sachs nằm ở chỗ tôi, nhưng tôi không đọc, vì rằng sau không đọc nhiều gồi ký, tôi đi đến kết luận rằng đa số hồi ký của các tướng lĩnh cần phải tranh luận, mà điều này đối với tôi là ấn tượng mạnh, và tôi phải rất chịu đựng sự bất bình, nếu gặp sớm hơn và không có khả năng tranh luận nó. Đặc biệt trong những trường hợp, khi các tướng lĩnh nịnh bợ trước quần đùi Stalin.

Gạt bỏ chương trình Kuznesov, tất cả chúng tôi chú ý đến Không quân, đặc biệt máy bay ném bom. Ilyusin thiết kế máy bay ném bom phản lực hai động cơ. Không phải máy bay chiến lược, mà chỉ là máy bay chiến thuật. Artem Mikoyan và Gurevich chế tạo máy bay phản lực MiG-15. Nó được sử dụng như máy bay tiêm kích tốt nhất sau chiến tranh và ở chiến tranh Triều Tiên tỏ rõ ưu thế vượt trội máy bay tiêm kích Mỹ, nhưng chỉ duy trì ngắn ngủi. Người Mỹ nhanh chóng tung ra máy bay có tốc độ lớn và bắn hạ máy bay tiêm kích chúng tôi một cách dễ dàng, trên không phận Bắc Triều Tiên. Sau này xuất hiện MiG-17, MiG-19 và MiG-21 siêu thanh. Tupolev thiết kế máy bay ném bom TU-4, sau đó máy bay ném bom tầm xa TU-16. Tuy nhiên ông vòn có cả TU-95. Chúng tôi thảo luận vấn đề này với Andrey Nicolaievich, tôi có quan hệ tốt và kính trọng ông. Ông nói rằng máy bay, mà chúng tôi đòi hỏi, bây giờ không thể làm được, vì khoa học chế tạo máy bay chưa cho phép làm điều này. Tôi nói thêm, khi Stalin yêu cầu Tupolev chế tạo dựng máy bay ném bom, có thể ném bom lãnh thổ Mỹ, Tupolev thẳng thừng từ chối: “Tôi không thể làm được những máy bay như thế”. Điều này đem lại danh dự cho ông, mặc dù ông ngồi tù vì tội dũng cảm của mình. Tuy nhiên ông không nhận một việc không thể làm được.

Stalin lôi vào công việc Miassev, một trong những học trò của Tupolev, một kỹ sư rất năng động. Ông xây dựng các mẫu khác nhau, nhưng các mẫu đó cũng không cũng tỏ ra không được như mong muốn, không tương xứng với sự bổ nhiệm bổ nhiệm, bởi vì nó bay được đến Mỹ, nhưng lại không thể quay về. Lúc ấy Miassev đưa ý tưởng: máy bay nằm ở Mehico, ném bom Mỹ. Chúng tôi trả lời đây là chuyện đùa:

- Mehico - không phải là mẹ vợ chúng ta, nằm ở đó nghĩa là cơ hội tốt nhất bị mất máy bay.

Ý tưởng này là ô danh, không tin vào thành công và chi phí rất tốn kém để thực hiện. Việc thử nghiệm các mẫu của ông bắt đầu. không thành công, một số phi công chết, và đội phi hành sinh ra nghi ngờ máy bay của ông. Phải tìm giải pháp khác. Nhưng giải pháp nào?

Thật ra khi đó cũng bắt đầu chế tạo tên lửa. Lo việc này là Korolev. Tôi thường xuyên nhớ tới Sergey Pavlovich, là người đưa nước ta vào vũ trụ. Khi thấy rõ máy bay ném bom của Miassev không thể tấn công Mỹ, chỉ còn hy vọng vào tên lửa. Tôi kính trọng cao Miassev. Nhưng ông không làm được những cái không thể. Ông Lavochkin tài năng đã đề nghị về việc tên lửa tầm xa. Các phi công yêu thích máy bay tiêm kích của Lavochkin trong trong thời gian chiến tranh. Chẳng bao lâu sau, ông nhận việc chế tạo tên lửa. Nó phức tạp: máy bay được cất cánh bằng tên lửa mang đến một độ cao nào đấy, sau đó tách ra và bay tiếp bằng đông cơ phản lực. Ý tưởng này có tên mật là “Bão táp.

Nhưng không làm được.

Để bắn đến nước Anh, chúng tôi có tên lửa Korolev Р-5. Nhưng đến Mỹ? Tên lửa phòng không Lavochkin được đặt quanh Moskva. Nhưng đây là hoàn toàn khác. Con trai của tôi, Sergei, đến làm việc với Chelomey, nhưng tên lửa của cháu xuất hiện sau này. Phải tiêu một khoản tiền lớn để bảo vệ Moskva bằng một vành đai tên lửa để địch không đột phá thủ đô. Sau này thay thế những tên lửa tĩnh, mất nhiều thời gian chuẩn bị phóng, chúng tôi xây dựng tổ hợp cơ động dễ hơn phân tán, đến mức trinh sát địch khó xác định vị trí của nó. Việc xây dựng vành đai phòng không là công khai cho mọi người biết. Người nước ngoài, khi bay trên máy bay hành khách, từ trên cao nhìn thấy tất cả, mặc dù chúng tôi cũng đã nguỵ trang nó. Chính tôi, khi bay, nhiều lần thấy từ trên cao những tên lửa này và con đường dẫn đến nó.

Sau đó chúng tôi quyết định xây dựng một vành đai phòng thủ như thế ở Leningrad. Khi xuất hiện tên lửa phòng không cơ động, chúng tôi bỏ việc xây dựng vành đai phòng không Leningrad. Khi Stalin còn sống tôi bản thân chưa biết Korolev. Chúng tôi với ông, khi tên lửa của ông chuẩn bị xuất xưởng. Lúc đó Ustinov trình tôi rằng nhà thiết kế Korolev mình tới xem tên lửa đạn đạo của ông. Chúng tôi quyết định đến đó với toàn bộ Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tại nhà máy người ta chỉ cho chúng tôi quả tên lửa này. Thề rằng, những người lãnh đạo đất nước nhìn vào nó như lạc vào rừng. Trong nhận thức, chúng tôi không thể nào hiểu là một cái ống lớn trông như điếu xì gà bay được đến một chỗ nào và ffánh bại ai đấy bằng một sức nổ. Korolev giải thích cho chúng tôi, nó bay như thế nào, có thể đạt được cái gì. Nhưng chúng tôi đi quanh quanh nó, như ông nông dân ra chợ mua miếng vải hoa.: sờ mó, nắm những mấu, suýt nữa thì liếm nó. Có thể nói, những kẻ dốt nát như thế lại có mới quan hệ kỹ thuật. Than ôi, trong những tháng này không chỉ có những người dốt nát những chúng tôi, mà còn tất cả những người, lần đầu tiên đụng đến kỹ thuật tên lửa.

Lãnh đạo tin Korolev. Korolev nói rằng tầm bay xa của tên lửa của ông khoảng 7 nghìn kilomet. Điều này làm vừa lòng chúng tôi, vì rằng nó phủ một phần đáng kể lãnh thổ Mỹ. Tất nhiên chúng tôi chưa định bắt đầu chiến tranh nếu nhận được tên lửa này. Chúng tôi chỉ muốn đe doạ bằng tên lửa của mình để đánh trả, nếu Mỹ nghĩ đến tấn công chúng tôi. Mỹ khi đó tiến hành chính sách cực kỳ hung hăng. Korolev phóng tên lửa của mình. Ông gọi nó là “số bẩy.

Nó bay thành công, mặc dù chiếc đầu bị nổ. Về sau, tai nạn hiếm dần, cả trên đất, cả khi bay, nhưng không có nạn nhân. Không có tai nạn, những kỹ thuật mới hiếm được đưa vào cuộc sống. Thậm chí cố ý tránh. Cuối cùng, Korolev làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Tên lửa trở nên bay một cách tin cậy, và chúng tôi năm 1957 phóng vào vũ trụ một vệ tinh nhân tạo của quả đất. Tất cả thế giới giật mình. Người ta vui mừng và ca ngợi chuyến bay này, cũng có người kinh ngạc rằng chúng tôi đạt mức kỹ thuật đến như thế. Tên lửa chúng tôi làm người Mỹ run sợ. Giờ đây Liên Xô trở nên có khả năng bắn qua đại dương bom hạt nhân bằng tên lửa, trong thời gian không chê vào đâu được. Hồi xưa, tôi phát biểu trước cho công chúng rằng chúng tôi xây dựng tên lửa chống tên lửa, có thể trúng một con ruồi. Vâng, đây đơn giản là câu nói hay mà thôi. Tôi sử dụng câu này để bút chiến, để làm tỉnh táo đối phương và biểu thị rằng chúng tôi có tên lửa cũng như các phương tiện tấn công, các phương tiện bảo vệ. Về lý thuyết tên lửa có khả năng đánh chặn. Trong vũ trụ có đường giáp ranh tên lửa, tiếp theo, và tên lửa này có thể tiêu diệt tên lửa kia, nếu đặt đúng. Nhưng đây là một nhiệm vụ khó. Nhưng trong những năm ấy còn không có tên lửa tầm xa, thì chưa ai nghĩ tới đánh chặn chúng.

Việc phóng tên lửa của Sergey Pavlovich Korolev làm Chính phủ Liên Xô thở phào nhẹ nhõm. Sự thật, không phải lập tức vấn đề quốc phòng được giải quyết. Chúng ta có quá ít tên lửa, và chúng lại quá đắt. Chúng tôi chế tạo chúng theo cách phòng thí nghiệm, bằng những thợ cả. Chưa thể sản xuất hàng loạt. Ngoài ra, chuẩn bị tên lửa để phóng trong điều kiện chiến đấu đòi hỏi nhiều thời gian. Vì thế “số bẩy” và không trở thành tên lửa chiến đấu tầm xa. Việc phóng nó rất phức tạp, trước khi phóng phải đặt thiết bị dẫn đường đến mục tiêu. Nhưng để đảm bảo bắn trúng, đòi hỏi thiết bị đặt ở khoảng cách 500 kilomet từ vị trí xuất phát.

“Số bẩy” được phóng từ bệ có dạng cái bàn. Tôi đặt nhiệm vụ trước Sergei Pavlovich:

- Nếu xảy ra chiến tranh, khi chúng tôi dùng tên lửa, thì kẻ địch không để cho chúng tôi thời gian để chuẩn bị. Liệu có thể làm thế nào để tên lửa chuẩn bị nhanh hơn để vào trạng thái chiến đấu?

- Không, hiện thời chúng tôi không thể làm điều này - ông trả lời.

Bí mật nằm ở chỗ nhiên liệu cho tên lửa. Chúng tôi phóng chúng bằng kerosin và ô-xy, người Mỹ - hydro và ô-xy. Với hydro các chuyên gia xử lý một cách khác nhau, hydro có nhiệt năng cao và vì thế, tốt hơn. Tuy nhiên chúng ta chưa thiết bị chế tạo hydro cần thiết. Ý nghĩ về sự nhất thiết giữ tên lửa ở tư thế sẵn sàng khiến tôi nói và những nhân vật khác. Qua Ustinov, đến tai Yangel. Yangel khi đó chưa mấy tên tuổi. Nhưng sau một thời gian Ustinov báo cáo rằng Yangel làm tên lửa hoạt động tức khắc bằng a xít, để lên nòng.

Tôi nắm lấy đề nghị này. Thật đúng là thiếu nó chúng tôi không thể đảm bảo phòng thủ Liên Xô! Sự thật ăn mòn thùng chứa, và tên lửa không thể đứng lâu được. Lại còn việc nạp cũng cần thời gian, mà kẻ địch có thể không cho.

- Chúng ta hãy nghĩ tới thùng chứa thay được, - tôi nói - Tên lửa đứng được bao nhiêu lâu, khi axit chưa kịp ăn mòn kim loại? Chúng ta vứt thùng chứa cũ, thay bằng thùng mới đằng nào cũng thế.

Khi Yangel nói là ông tính đến khả năng giải quyết bài toán cách gắn tên lửa một ngòi khởi động, Korolev chẳng bao lâu biết về điều này. Korolev coi mình là đàn anh trong việc chế tạo tên lửa. Và bỗng nhiên việc giải quyết vấn đềmà ông từ chối, lại rơi vào tay một nhà thiết kế chưa có tên tuổi? Korolev gặp tôi:

- Tôi đề nghị đưa tên lửa này cho tôi - ông nói - tôi sẽ làm nó bằng axit, và nó sẽ đứng trong tư thế sẵn sàng phóng thậm chí không cần thiết bị dẫn đường đặt cách tên lửa 500 kilomet.

- Rất tốt, làm đi - tôi trả lời - những chỉ bằng ô-xy thôi, nghĩa là tên lửa tốt nhất của ông. Nhưng trao cho ông tên lửa chạy bằng axit, mà Yangel đề nghị, tôi sợ rằng ông ta giận. Ông đã từ chối, Yangel nhận việc, còn bây giờ ông muốn thu tất cả về tay mình. Điều này không thể. Ý tưởng được đẻ ra ở Xưởng của ông ta, cứ để ông ta giải quyết vấn đề của mình. Bắt đầu thi đua: ông chế tạo ô-xy tên lửa, hoạt động tức thì, còn ông ta - bằng axit.

Korolev là người khí phách, nét mặt của ông rõ ràng là không hài lòng với lời của tôi. Nhưng ông một người thông minh, hiểu rằng tôi nói đúng, và đồng ý. Thế là bắt đầu giải quyết vấn đề chế tạo tên lửa tầm xa, xuyên lục địa. Nhưng hiện thời chỉ có tên lửa ở Korolev, còn ở Yangel - mới chỉ là ý tưởng. Tuy nhiên, xích lại công việc là là Lavochkin. Không lâu sau, ông báo cáo rằng tên lửa phức tạp của ông sẵn sàng đem thử. Sau này, chúng tôi biết nó cũng tương tự như cách đi của Mỹ. Rõ ràng, suy nghĩ chung từ những số liệu khoa học mà tất cả các nhà thiết kế và nhà khoa học sử dụng nó. Tôi không nghĩ rằng đó là kết quả gián điệp. Đáng tiếc, tên lửa Lavochkin thua Korolev về chất lượng chiến đấu. Sau đó cả Miassev cũng đề nghị làm. Tên lửa của ông gọi là “Buran”.

Thật ra, ông phát biểu đề nghị của mình, khi chúng tôi tin tưởng tên lửa Korolev và cho là chính nó là vũ khí vượt đai châu của chúng tôi trong tương lai. Hơn nữa, chúng tôi từ bỏ chế tào máy bay ném bom tầm xa và đề nghị ngừng công việc đó, chỉ làm những chiếc dở dang. Một số chiếc máy bay này tham gia diễu binh. Ở phương Tây người ta gọi nó là “Bizon”.

Than ôi, “Bizon” chúng ta không thoả mãn chúng tôi.

Và chúng tôi ưu tiên giải quyết vấn đề chế tạo tên lửa xuyên lục địa bởi bốn Phòng thiết kế; nếu một Phòng không được, thì lấy phòng kia, chúng tôi có khả năng chọn những giải pháp thành công nhất, sau đó tổ chức sản xuất hàng loạt tên lửa xuyên lục địa. Khi Korolev chứng minh ưu thế tên lửa của mình, chúng tôi đóng và cắt giảm chi phí của các công việc khác nằm ở giai đoạn bắt đầu. Chính những Phòng thiết kế này ngốn rất nhiều tiền của nhân dân. Có những thí nghiệm trị giá hàng tỷ rúp. Nói riêng, đóng cửa cả việc chế tạo “Buran”.

Miassev đau khổ nhiều. Ông không thành công máy bay ném bom tầm xa, còn bây giờ lại đóng tên lửa của ông. Có thể, ông chế tạo nó, nhưng chúng tôi không có ý định mất tiền và thời gian, khi mà chúng tôi có tên lửa Korolev. Than ôi, đôi khi chúng tôi làm mất không những tiền, và hơn thế nữa, những tài sản quý giá: Lavochkin, nhà thiết kế thiên tài, chết yểu, công lao của ông trước tổ quốc vẫn chưa tìm thấy trong các tài liệu tham khảo.

Sinh thời, Stalin thời gian quyết định xây dựng nhà máy ngầm để sản xuất bom mguyên tử. Sau đó đề nghị nó thành nhà máy lắp ráp tên lửa, nói riêng, không tồn tại, nếu không tính tên lửa Р-5. Việc xây dựng tiến hành ở Siberi, một nửa nhà máy được trang bị. Tôi đề nghị Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương bay đến Sibiri để làm quen tại chỗ quá trình làm việc. Trong thời gian chiến tranh tôi người ủng hộ nhà máy ngầm và, khi công tác tại Ukraina, đã viết một báo cáo cho Stalin, đề nghị xem xét thiết kế những mỏ than mới, nơi có những vỉa than dày, để khai thác thêm. Đặc biệt tại những hầm mỏ, tương tự Svetlisa, đặt dưới hồ bơi ngoại ô. Trong báo cáo, tôi nói có điều kiện lý tưởng cho nhà máy ngầm. Cả ở những chỗ khác, khai mỏ, có thể củng cố thêm bằng bê tông và biết chỗ này thành xưởng quân đội.

Hittler cũng sử dụng nhà máy ngầm tương đối rộng rãi. Kinh nghiệm còn in đậm dấu ấn ở nước ta. Đến Sibiri, tôi và những nhà lãnh đạo địa phương xem những công trình bằng đá hoa cương, chắc và tốt. Nhưng nó lại ít có tác dụng trong sản xuất hiện đại. Nói khác đi là không thể: xẻ đá hoa cương nguyên một nhà máy! Nhưng chủ yếu, tôi đã thấy nó không giải quyết được vấn đề. Nghĩ sử dụng nó như thế nào? Sản xuất trong thời kỳ chiến tranh tên lửa?

- Ý tưởng này hoàn toàn vô căn cứ - tôi nói - Nếu bắt đầu chiến tranh hạt nhân-tên lửa, thì nó là cuộc chiến tranh tức thì. Tại sao chúng ta lại tính đến thời gian dài, để sản xuất tên lửa? Tất cả các nhà máy cung cấp linh kiện sẽ bị phá huỷ. Ở đây xem ra chỉ có lắp ráp. Chúng tôi cần máy móc lớn, thiết bị, hàng nghìn thứ. Nhưng việc vận tải sẽ bị loại khỏi vòng, và các ông sẽ tuyệt vọng. Có thể thua cuộc chiến tranh tương lai đúng sau một số ngày. Thậm chí nếu tiếp tục hoạt động du kích, thì nhà máy, đằng nào cũng thế, bị loại ra khỏi vòng. Ý tưởng nhà máy ngầm là vô căn cứ, nó làm kiệt quệ tiền, nhưng không giải quyết được nhiệm vụ. Chúng tôi phí công, phí tiền, tuy nhiên chúng tôi không tin rằng nó đảm bảo phòng thủ đất nước. Nhưng bao nhiêu tên lửa trong một năm mà nhà máy này chế tạo được?

Họ cho tôi một con số. Lúc ấy tôi tiếp tục:

- Chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa. Thậm chí hàng trăm tên lửa cũng chưa giải quyết được nhiệm vụ. vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Phải tìm kiếm giải pháp khác.

Việc xây dựng nhà máy này do Vanikov đảm nhận theo đường lối của Bộ chế tạo máy hang trung. Thế mà cũng tiêu đến một nửa số tiền bỏ vào, khoảng 3 tỷ rúp (trong số 6 tỷ) theo giá cũ.

- Đây là số tiền ném qua cửa sổ - tôi nói - ông tính thế nào, đồng chí Vanikov?

Vanikov là người thông minh. Ông cười và đồng ý. Thậm chí tôi chưng hửng:

- Tại sao lại…

- Chúng tôi - Vanikov nói - không xung phong làm cái này, đây là ý tưởng của Stalin.

Và khi đó tôi đề nghị:

- Hãy sử dụng một số nhà máy đang làm máy bay tiêm kích (chúng cũng gần với việc chế tạo tên lửa), và chuyển chúng sang chế tạo tên lửa. Việc chế tạo thiết bị cho nó, chúng tôi cũng chia các nhà máy và chúng tôi sẽ làm điều này khẩn trương, quốc phòng không thể được trì hoãn, không thể lặp lại sự ngơ ngác của mình trước chiến tranh vệ quốc vĩ đại,

Vấn đề được thảo luận tại Ban chấp hành Trung ương Đảng, không ai bực tức cả. Sau đó, trao phần việc cụ thể. Xác định công việc mới cho những nhà máy sản xuất máy bay tiêm kích và máy bay ném bom, những xí nghiệp lớn. Giờ đây việc chế tạo tên lửa và phóng chúng, trước tiên là tên lửa Korolev, tất cả đã được hoàn thiện hơn. Tự vững chắc rằng tên lửa - cách duy duy nhất tin cậy để bảo vệ Liên Xô. Tất nhiên cùng với bom khinh khí, đang được sản xuất. Những vụ nổ thử cho chúng tôi khả năng giảm chi phí đầu đạn, tiếp đó cho phép cũng một lượng vật liệu, làm được nhiều đầu đạn hơn. Các nhà khoa học cố gắng đạt được sức nổ lớn. Nhưng chúng tôi có thể xây dựng những đầu đạn công suất khác nhau. Tôi giành rất nhiều thời gian sức lực cho sự hiện đại hoá quân đội. Tất nhiên là nhà tổ chức, mà không phải là nhà chuyên môn. Đối với lãnh đạo, quan trọng là nghe ngóng kịp thời, ủng hộ ý nghĩ sáng suốt và hướng đúng cho mọi người.

Tên lửa ban đầu đứng như cây nến, chờ đến thời điểm hành động. Nhưng kẻ địch có thể giáng đòn đầu tiên. Một đầu đạn hạt nhân rơi vào nơi đóng quân bộ đội tên lửa (tên lửa đóng theo nhóm), có thể sóng nổ thổi baytất cả, loại ra khỏi vòng chiến đấu và tước đoạt khả năng chúng ta giáng trả. Tôi hình dung điều kiện phóng. Từ thời Stalin chưa lần nào nhìn thấy bức ảnh kết quả thử vũ khí nguyên tử và tất cả kinh khủng mà nó mang lại. Tất nhiên nó giết gia súc, chó, cừu, đặt trong các hào trên những khoảng cách khác nhau từ tâm nổ. Bức tranh kinh hoàng! Tôi chưa nói đến phá huỷ vật chất. Ở đó có cả xe tăng, cả máy bay, và những vũ khí khác nhau để kiểm tra khoảng cách mà vụ nổ gay tác động. Là công nhân mỏ và người tham gia xây dựng xe điện ngầm, tôi biết cụ thể công việc hầm mỏ. Và у tôi sinh ra ý nghĩ đặt tên lửa vào hầm. Nếu chúng tôi đào thành giếng, sau đó lót thành gỗ và đặt tên lửa vào bê tông, thì chúng nằm ở vị trí kín có nắp đậy. Điều này cũng cải thiện bảo quản ở mọi thời tiết. Nếu địch tấn công vào vùng này, để phá huỷ tên lửa cần phải trúng trực tiếp, cái đó ít có khả năng.

Tôi đề nghị các nhà thiết kế nghĩ tới sơ đồ này. Sau đó họ báo cáo tôi rằng không thể làm được. Tôi ngạc nhiên. Với tôi ý tưởng không những hiện thực, mà còn cần phải lưu tâm đến chúng. Và tôi không tin rằng họ đúng. Khi Yangel tuyên bố rằng có thể chế tạo tên lửa, trong đó chất ô-xy hoá không phải là ô-xy, mà là axit, thì tôi nghỉ ở miền nam. Chúng tôi gặp ông ở bên bờ Hắc hải. Ở đó tôi bày tỏ suy nghĩ của mình cho ông:

- Đồng chí Yangel, các nhà chuyên môn tên lửa trong hầm là không hiện thực. Nhưng tôi đề nghị ông, là nhà thiết kế, hãy nghĩ xem. Cứ để các nhà chuyên môn của Phòng thiết kế của ông trả lời xem liệu có thể đặt tấm ghi kim loại kích thước xác định và với khe hở và đặt tên lửa vào. Giữa ghi sắt và thành vẫn còn khe hở để khí phụt ra sau khi phóng, đập vào đáy hầm hầm, vượt qua khe hở và thoát qua ghi sắt ra ngoài.

Tôi nghĩ căn hầm cũng có tác dụng đẩy tên lửa.

- Xem đây - tôi lấy hai cái cốc đường kính khác nhau - chúng ta lồng vào nhau sao cho khí không làm hỏng tên lửa và có lối thoát ra ngoài, như tay áo.

Yangel nói:

- Tôi không hiểu, vì sao các đồng nghiệp của tôi từ chối ý tưởng này. Tôi thích nó.

Sự thật lĩnh vực kỹ thuật này không phải là của ông. Barmin lãnh đạo hướng đã nêu. Ông cho đến bây giờ tiếp tục những hoạt động hữu ích của mình. Nhưng khi đó Barmin từ chối ý tưởng của tôi. Một lần, con trai tôi Sergei, kỹ sư, có liên quan đến tên lửa và công việc thử nghiệm trước đây, biết được ý tưởng của tôi. Tôi và con trai thường thảo luận vấn đề này. Theo tài liệu của Mỹ, cháu kể cho tôi rằng trong một tạp chí của Mỹ có mô tả chiếc hầm phóng tên lửa đạn đạo. Tôi vui mừng vì sự trùng hợp như thế, mà còn buồn. Chúng tôi phí công mất nhiều thời gian. Tôi đưa những đề nghị khả thi, còn các nhà chuyên môn gạt đi. Lúc ấy tôi mời một người đến và nói:

- Người ta nói cho tôi rằng không thể thực hiện ý tưởng của tôi. Trong khi người Mỹ cũng làm cách này và sẽ xây hầm.

Và yêu cầu nhanh chóng bắt tay thực hiện. Nhưng thợ khoan núi đề nghị chế tạo mũi khoan thích hợp để họ khoan đất.

Họ lao động tỷ mỷ. Trước tiên Zasiadko báo cáo cho tôi việc áp dụng các máy trong vùng Musketovo. Và tôi gửi ông bản đề nghị:

- Hãy lấy máy, khoan sâu và đường kính cần thiết.

Khi tôi làm việc tại mỏ №21 ở Donbass, thì độ sâu của giếng đạt 250 xa-gien (1 xa-gien = 3,134 mét). Cuối cùng các kỹ sư công nhận sự đúng đắn của tôi. Đáng tiếc, họ chỉ công nhận kinh nghiệm của Mỹ. Thậm chí sau khi tôi từ chức việc xây dựng hầm vẫn dùng khoan, khoan giếng, còn sau đó lèn chặt. Tôi hài lòng rằng chúng tôi có thể bố trí một lượng lớn vũ khí hạt nhân-tên lửa sẵn sàng chờ phóng ở bất kỳ thời điểm nào. Thậm chí sau khi chúng tôi bị tấn công vẫn bảo toàn được lực lượng, và chúng tôi có thể đánh trả.

Đóng góp nhiều sức và kiến thức vào tên lửa nguyên soái tuyệt vời của chúng tôi, Nedelin, chết yểu. Là pháo binh kinh nghiệm, ông làm việc về vũ khí hạt nhân từ khi còn manh nha và trong số pháo thủ biết tốt nhất các loại vũ khí mới, một người lương thiện, người cộng sản tốt, làm việc với tên lửa với nhiệt huyết. Khi chúng tôi có mặt tại bãi thử tên lửa phóng đi, nói với nhau:

- Chói tai, không phải nhạc pháo - mà là hoà âm. Khi khai hoả, nghe dễ chịu. Nhưng ở đó - có trời mới biết: bụi, khói, tiếng nổ, thực chất là gì?

Không phải tất cả khi đó đánh giá đúng vũ khí mới. Có cả những việc khác phủ nhận ấn tượng lặt vặt phi lý. Khi phóng tên lửa, một đám bụi bốc lên. Những người này sợ, rằng chỗ phóng có thể bị lộ. Nhưng phóng từ hầm thì không có bụi, vì rằng tất cả trong be tông và kim loại. Thứ hai, bụi ở mức thứ cấp. Pháo khi bắn có khả năng bị lộ trên chiền trường. Nhưng đối với tên lửa đạn đạo điều này không có ý nghĩ, nó được phóng các xa hàng nghìn kilomet. Tất nhiên bây giờ có vệ tinh thám sát mặt đất, họ chụp ảnh tất cả và biết các hoạt động. Máy móc cho phép theo dõi lãnh thổ. Sao nào? Tên lửa cũng bay.

Chúng tôi vui sướng vì Yangel sau này chế tạo tên lửa của mình, tương đối mạnh. Điều này lập tức biến chúng tôi thành cường quốc hạt nhân-tên lửa. Chúng tôi cảm thấy đủ sức đánh trả bất kỳ bọn xâm lược nào. Giờ đây chúng tôi dùng nó để trước hết chế tạo tên lửa và phóng vệ tinhcố gắng gây sức ép lên giới quân sự nước ngoài. Người Mỹ trước thời gian, vũ khí chủ yếu là máy bay ném bom tầm xa để mang bom hạt nhân. Và họ trước tiên lo chỉ có các căn cứ không quân của họ - ở quanh Liên Xô. Lãnh thổ Mỹ vẫn còn an toàn. Việc chế tạo vũ khí hạt nhân-tên lửa, chúng tôi ngang bằng về khả năng. Không phải theo số lượng, mà theo cùng khả năng. Việc đẩy mạnh tẹc tiếp thiết kế tên lửa, thử nghiệm thành công và đưa chúng vào sản xuất tại các nhà máy máy bay trước đây, chúng bây giờ tôi không thua kém Mỹ. Trước đó cũng đã cắt giảm chi phí cho hàng không. Tiếp tục sản xuất cả máy bay tiêm kích, cả máy bay ném bom, nhưng ưu tiên cho tên lửa.

Sự thật tại độ cao thấp máy bay cường kích có thể đột phá qua hàng rào tên lửa. Chiến tranh Việt nam và chiến tranh giữa Pháp và Ai Cập xác nhận điều này. Chừng thiết bị phòng không chưa hoàn thiện, thì nó đành chịu. Ở độ cao thấp và tốc độ lớn, radar vị mù, hoặc khi phát hiện được mục tiêu, còn lại quá ít thời gian để phản ứng. Sau đó giải quyết vấn đề này và quân đội các nước quay về sử dụng cao xạ bắn nhanh. Trong tương lai sẽ có tên lửa có thể bắn máy bay thấp. Nhưng tốt nhất - là đạt được thoả thuận giữa các nước về giải trừ vũ khí và bằng các cuộc thương thuyết. Đừng để chiến tranh xảy ra! Mơ ước ngàn đời của mọi người.
Quân sự, khoa học và thiết bị quốc phòng

Bây giờ tôi muốn nói về Sakharov làm bom khinh khí. Ông là người tài năng, rất trẻ trong công việc, ông thể hiện khả năng của mình và suy nghĩ sâu. Lúc đó ý tưởng bom khinh khí còn mới lạ. Cả Mỹ và Anh không có bom này. Chính phủ Liên Xô áp dụng tất cả các biện pháp để tạo điều kiện cho công việc Sakharov và chuẩn bị công nghiệp để thực hiện ý tưởng của Sakharov, thể hiện vào đời sống các kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân xô viết đầu thập niên 50.

Trước đó chúng tôi cũng bắt đầu thảo luận một hiệp ước với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ về ngừng chạy đua vũ trang, đề nghị ngừng thử vũ khí hạt nhân để ngừng ô nhiễm môi trường, nhưng không nhận sự đáp lại. Lúc đó chúng tôi quyết định đơn phương tuyên bố ngừng thử vũ khí hạt nhân và kêu gọi các nước khác noi gương chúng tôi làm những điều hữu ích cho nhân loại. Vì lẽ môi trường - không phải chẳng một quốc gia, một dân tộc, mà là của nhân loại.

Như vậy, chúng tôi ngừng thách. Nhưng người Mỹ tiếp tục cho nổ để hoàn thiện và tích luỹ vũ khí này. Cùng thời gian ấy, các nhà khoa học chúng ta đã hiện đại hoá các đầu đạn và đạt được kết quả lớnđạt tới công suất nổ lớn với trọng lượng nhỏ đầu đạn. Không có các vụ nổ thí nghiệm, kiểm tra đầu đạn trong thực tế, chúng tôi không thể chế tạo vũ khí mới. Ngừng đơn phương thử vũ khí này, hy vọng rằng dư luận thế giới ủng hộ chúng tôi gây áp lực lên những chính phủ đang tiến hành thử vũ khí làm ô nhiễm đầu độc môi trường. Nhưng Chính phủ Mỹ vẫn nỏ ngoài tai ý kiến xã hội.

Trước chúng tôi có một vấn đề: tiếp tục ngừng thử vũ khí không? Vì không có sự đáp ứng, chúng tôi thiệt thòi, tụt hậu so với các nước đang hoàn thiện vũ khí hạt nhân, và chúng tôi bắt buộc phải tuyên bố: nếu ý tưởng của chúng tôi không nhận được sự ủng hộ của các nước đang chế tạo và tàng trữ vũ khí hạt nhân, và nếu họ còn tiếp tục nổ thử nghiệm, то chúng tôi cũng bắt đầu thử lại.

Giới quân đội và khoa học khoa học, làm việc trong lĩnh vực quốc phòng, có gây áp lực lên Chính phủ phải tiến lên phía trước, phải thử bom nguyên tử và khinh khí đã được thiết kế từ trước. Và chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi sẽ lại thử bom. Một ngày trước việc này, viện sỹ Sakharov gọi điện thoại cho tôi để nói chuyện. Tôi với ông là người quen, và ông cho tôi một ấn tượng rất tốt. Và không những cho tôi. Như người ta nói, hạt đá quý sáng chói số tất cả các nhà khoa học. Sakharov yêu cầu tôi như Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô không thử bom khinh khí:

- Tôi biết các vụ thử bom gây thiệt hại nặng nề cho nhân loại, nên không thể đồng ý tiếp tục thử chúng. Trên cơ sở chính sự tìm tòi khoa học của tôi mà làm được bom nhiệt hạch, nhưng tôi là nhà khoa học bây giờ phát biểu chống các vụ thử bom.

Ông thuyết phục tôi khá lâu. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thôi thúc rất tốt, thuần tuý nhân văn đã lái ông. Một nhà khoa học, trung thành với khoa học và ý tưởng tốt cho hoà bình, ông không muốn giết người và nói chung không muốn ô nhiễm môi trường.

Tôi trả lời ông:

- Đồng chí Sakharov, theo thực chất tình thế quốc gia và chính trị, tôi không có quyền từ bỏ thử bom. Điều này không phải là nguyeejn vọng của cá nhân tôi, mà là quyết định của tất cả Ban lãnh đạo Liên Xô. Ông biết rằng chúng tôi cố gắng không thử bom và kêu gọi đối phương không ràng trữ vũ khí hạt nhân. Nhưng họ không nghe chúng tôi. Ông biết rõ họ đang tiến hành thử bom.

Vì Sakharov tiếp tục vật nài, do muốn trung thực trước Sakharov, tôi nói với ông ta:

- Thông cảm với đề nghị của ông, nhưng cá nhân tôi, chịu trách nhiệm quốc phòng đất nước, không có quyền từ bỏ thử vũ khí hạt nhân. Nếu không làm thế, là tội ác trước đất nước và nhân dân. Ông có biết, chiến tranh thế giới thứ 2 đem lại đau khổ cho Liên Xô như thế nào. Không thể một lần nữa chịu rủi ro, mà từ bỏ chế tạo vũ khí hiện đại, khi kẻ thù của ta vẫn tiếp tục chạy đua chế tạo vũ khí giết người mới. Tôi đề nghị ông hãy hiểu cho đúng. Nghe ông - nghĩa là đưa đất nước ta đến cái chết. Chúng ta yếu hơn Mỹ và đồng minh của Mỹ.

Tôi không tin vào luận cứ của ông, mặc dù chính ông cũng không tin tôi. Chúng tôi thảo luận đề nghị của Sakharov trong toàn thể lãnh đạo đất nước và quyết định rằng không thể đồng ý với ông. Bom được thử thường kỳ. Chúng tôi chưa đạt được công suất như trước đây. Chế tạo bom tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, đạt được 57 triệu tấn. Thật khủng khiếp. Các nhà khoa học báo cáo: nếu chế tạo “bom bẩn”, khi nó sinh ra không những sóng nổ, mà còn bức xạ, thì công suất có thể đạt đến 100 triệu tấn.

- Chúng tôi có thể dùng bom này ở đâu nhỉ? - tôi hỏi.

Người ta trả lời tôi:

- Tại Tây Đức nếu như chúng tôi buộc phải chiến tranh và bắt buộc phải giáng trả hạt nhân vũ khí, đầu đạn công suất 57 triệu tấn không đủ sức. Trong vùng này chỉ có gió từ bom khinh khí, và ô nhiễm môi trường lan sang cả lãnh thổ CHDC Đức. Thiệt hại không những dân của CHCD Đức, mà còn quân đội ta đang đóng ở đó. Có thể không có mối hiểm hoạ hậu quả đối với Liên Xô và nước đồng minh nếu ném bom này xuống Pháp, Tây Ban Nha, Pháp và, tất nhiên, Mỹ”.

Tôi nghe về vũ khí mới khủng khiếp như thế. Nhưng nó cho phép có ảnh hưởng tinh thần đến ai đang chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô. Nhưng sự nguy hiểm chủ yếu xuất phát từ Mỹ.

Phòng thiết kế Korolev và Yangel trong lúc này vẫn tiếp tục làm việc. Ưu tiên là vấn đề làm chủ vũ trụ, mặc dù cũng phải chế tạo tên lửa với khả năng đưa nhanh chúng sẵn sàng chiến đấu. Các vấn đề quốc phòng và vũ khí tên lửa chủ yếu nằm trên vai Yangel. Con người năng khiếu này chế tạo những tên lửa tuyệt hảo, di động được và có dùng và những mục đích khác nhau. Một số tên lửa khi đó bay được 2 nghìn kilomet. Chúng tôi gọi chúng là tên lửa chiến lược tầm gần. Sau đó xuất hiện loại 4 nghin kilomet, cũng là tên lửa chiến lược, nhưng là tầm trung. Cuối cùng, là tên lửa xuyên lục địa, có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân bắn tới bất cứ điểm nào trên trái đất.

Trong thời gian thử nghiệm tên lửa, xảy ra một trường hợp tai nạn chết hàng chục người và suýt nữa Yangel cũng chết. Nguyên soái Nedelin hy sinh. Khi thử hàng loạt tên lửa mới do ráp nối không đúng các chi tiết mà nhiên liệu bất ngờ bốc cháy, và tên lửa bắt đầu hoạt động, khi còn nhiều người ở quanh đó. Nedelin ngồi gần đó, chờ kết thúc công việc. Tên lửa cất lên, sau đó đổ xuống, axit tung ra và thiêu chay tất cả những gì nằm cạnh đó. Yangel thoát được một cách lạ lùng, khi ông đi đến một chỗ riêng để hút thuốc. Báo chí phương Tây thường viết rằng chúng tôi che giấu các trường hợp thảm hoạt xảy ra khi thử tên lửa. Nhưng chúng tôi không có thảm hoạ nào khác. Tất nhiên một số tên lửa có lúc rơi, nhưng không có nạn nhân, chúng tôi chỉ thiệt hại vật chất mất thời gian.

Người ta công nhận nước ta là cường quốc vũ trụ và tên lửa-hạt nhân. Sự công nhận này sau khi Liên Xô phóng Gagarin vũ trụ năm 1961. Chuyến bay của Gagarin chứng tỏ rằng chúng tôi không chỉ phóng vệ tinh. Vì lẽ, sau khi chúng tôi phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên trái đất, một tướng Mỹ đã tuyên bố, khi được hỏi xem ông ta đánh giá việc phóng vệ tinh này như thế nào::

- Chả có gì đặc biệt cả? Người ta quẳng lên vũ trụ một cục sắt.

Viên tướng này tự làm trò cười, khi chỉ ra ông biểu dương thành tựu của chúng ta, hoặc quả là ông không kiểu, nó có ý nghĩa thế nào để sau này làm chủ vũ trụ. Kỷ nguyên vũ trụ được mở ra năm 1961 luôn đánh tan sự phê phán của phương Tây đánh giá không đúng thành tựu của nhân dân xô viết trong lĩnh vực này.

Trong những năm đó, tôi nảy ra ý nghĩ rút quân đội Liên Xô khỏi lãnh thổ Phần Lan. Các căn cứ quân sự của quân đội xô viết đặt ở Porkala-Wod, dưới bụng Helsinki, thủ đô Phần Lan. Căn cứ này làm hỏng mạnh mối quan hệ của chúng ta. Tàu hoả Phần Lan chạy qua vùng đất của căn cứ, phải chịu sự khám xét, cửa sổ bị đóng, hành khách không được nhìn, hoặc chụp. Các biện pháp như thế làm cho tàu hoả dương như chạy qua lãnh thổ bị chiếm đóng. Đại sứ xô viết tại Helsinki báo cáo rằng dân chúng Phần Lan tỏ ra phẫn nộ. Tôi hiểu điều này. Cần phải tính đến rằng Phần Lan - láng giềng chúng ta. Nhưng vũ khí chúng ta có được tại thời điểm có thể bắn tới Helsinki. Và căn cứ của chúng ta mất ý nghĩa quân đội thực tế.

Nhằm cải thiện mối quan hệ, chúng tôi quyết định rằng chúng tôi không có đòi hỏi gì đối với láng giềng và mong muốn có những tiếp xúc tốt. Nhưng liệu Helsinki tin điều này, nếu bộ đội chúng tôi đóng ở bên cạnh? Bộ đội xô viết ở đó không phải là nướng thịt, câu cá và đi chợ cùng với cùng với người Phần Lan, họ là những người lính đang huấn luyện. Điều này mang lại thiệt hại chính trị và cản trở tuyên truyền ý tưởng chung sống hoà bình của chúng tôi. Tôi trao đổi ý kiến với Bulganin, Bộ trưởng quốc phòng, vừa mới điều động người đứng đầu Chính phủ. Ông đồng ý với tôi. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Molotov nghĩ về điều này theo cách khác, và tôi, khi biết điều đó, không trao đổi ý kiến với ông, vì rằng nhìn thấy trước phản ứng của ôngm người không có sự mềm dẻo khôn ngoan và rất khó khăn có thể tỉnh táo đánh giá lại tình hình quốc tế.

Với lòng kính trọng và theo lối bạn bè tôi khi đó quan hệ với nguyên soái Zukov. Chiến tranh làm chúng tôi gần nhau. Với quan điểm này, tôi và ông không bao giờ có va chạm cả. Sau chiến tranh, có tin lan truyền Zukov bị thất sủng với Stalin, tôi thông cảm với ông. Ông cho tôi gây cho tôi ấn tượng mạnh về một người thông minh, có kiến thức quân đội và tính cương quyết. Khi hai chúng tôi, đi nghỉ, dạo bộ, tôi hỏi ông:

- Georgy Konstantinovich, anh nghĩ thế nào nếu rút quân từ Phần Lan về? Cần phải nhổ cái dằm này trong quan hệ chúng ta với Phần Lan. Nó đầu trực tiếp không những với Phần Lan, mà còn với các nước bán đảo Scandinavo. Chúng tôi thường xuyên kêu gọi tất cả các nước rút quân của mình về nước. Nhưng họ chỉ ngón tay về hướng chúng ta. Tại Hungary, CHDC Đức, Ba Lan quân đội chúng ta đóng quân trên cơ sở sự đồng ý của các nước này. Đối với Phần Lan, Hoàn toàn không phải thế.

Zukov trả lời:

- Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Từ quan điểm chiến lược sự có mặt quân đội ta ở Phần Lan và giữ các căn cứ quân sự sát Helsinki không có ý nghĩ gì cả.

Nếu như thế, tại sao phải ở đó? Để đầu độc quan hệ hai nước? Đảng cộng sản Phần Lan không cách nào chứng minh cho nhân dân họ về sự cần thiết phải có mặt quân đội ta trên lãnh thổ của họ. Lúv này chúng tôi tốn kém tiền, xây dựng quốc phòng, nuôi quân đội. Và tôi đề nghị:

- Thôi, khi nào về Moskva, chúng ta thảo luận vấn đề này trong lãnh đạo.

Sau đó tôi trước hết thương thuyết với Molotov. Không phải ngay lập tức ông hiểu sự ích lợi của ý tưởng, nhưng không vật nài để từ chối.

Sau khi quay về Moskva chúng tôi nhanh chóng đặt vấn đề với Chính phủ lãnh đạo Đảng, còn sau đó yêu cầu Phần Lan đưa yêu cầu về việc rút các căn cứ quân sự và hiệp định về việc hợp tác hai nước. Phần Lan sẵn sàng chấp nhận đề nghị của chúng ta. Thực hiện điều này tôi coi là chiến thắng lớn trên con đường cải thiện mối quan hệ không những với Phần Lan, mà còn với các nước khác trên thế giới. Sự kiện này làm chúng tôi được sự chào đón lớn. Giờ đây chúng tôi có thể với lương tâm thanh thản tuyên truyền ý tưởng chung sống hoà bình và bỏ các căn cứ quân sự trên lãnh thổ nước khác. Nhưng nếu tấn công chúng tôi từ xa, chúng tôi sẽ giáng trả bằng tên lửa.

Phòng thiết kế Yangel khi đó đang thiết kế tên lửa chiến lược tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, và chúng tôi tiến hành sản xuất chúng trên dây chuyền. Với mục đích tuyên truyền, thậm chí tôi quảng cáo trên toàn thế giới những thành tựu của Liên Xô chúng bây giờ tôi làm tên lửa gần như trên máy tự động, như làm xúc xích. Điều này chỉ gần đúng thôi, vì rằng chúng tôi có thể tổ chức sản xuất trên dây chuyền, lắp ráp dây chuyền, mặc dù, tất nhiên, không phải như lắp máy kéo, ở đó băng chuyền liên tục chở các chi tiết, còn công nhân chỉ có vặn ốc chúng và máy kéo ra khỏi sau một số phút.

Sau đó mở ra một chân trời mới cho vũ khí tên lửa, xuất hiện một người mới. Nhà thiết kế Chelomey, một người còn trẻ, đề nghị gặp tôi. Ông cho tôi xem các mẫu tên lửa, mang trong túi, và nói rằng có thể làm tên lửa có cánh động cơ chạy nhiên liệu kerosin hoạt động tầm gần giống loại FAU-1 của Đức. Chí có cấu tạo khác đi khác đi, có cánh và nạp vào ông, sau động cơ khởi động phóng đi, và khi bay, cánh duỗi thẳng ra. Chúng tôi cần những tên lửa như để chống máy bay và bảo vệ bờ biển. Nó được nghĩ ra một cách độc đáo làm tôi thích thú về tính di động, xếp đặt tốt với sự phóng được tính toadsn thông minh. Tên lửa bắn đi giống như pháo. Nhiều người sau này nhìn thấy trong diễu binh, trên Quảng trường Đỏ ngang Kreml, những ống lớn. Đấy chính là tên lửa của Chelomey. Bây giờ không còn là bí mật nữa, những tên lửa thế hệ mới đã thay thế nó.

Tôi hỏi Chelomey, ai biết ông ta? Ông nói là Bulganin. Lúc đó tôi nói với Bulganinу rằng có một kỹ sư-nhà thiết kế nổi tiếng Chelomey mang đến một dự án rất đáng quan tâm về tên lửa, không hề cạnh tranh với ý tưởng của Yangel và Korolev, nhưng rất có lợi cho vũ khí quân đội ta. Bulganin phản ứng ác cảm:

- Đúng, tôi biết ông ta - và tiếp theo, ông phát biểu rất thô lỗ về Chelomey như là người luyên thuyên, chỉ biết tán phét, và khuyên tôi - Đuổi cổ nó đi!

Điều này làm tôi khó chịu.

- Nicolai Aleksandrоvich, lý lẽ của anh là chính Stalin đuổi Chelomey, không còn gì nói nữa. Chúng ta có thể nghe Chelomey bởi tất cả những người hợp lệ? Chúng ta đặt vấn đề tại cuộc họp Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương, cứ để ông ta trình bày cho chúng ta. Anh chỉ nghe một tai từ lời Stalin, còn Chelomey ông cho tôi xem mô hình của mình, nghĩa là ý tưởng cũng đã được hình thành. Mô hình cũng chạy được, và ông ta cũng đi gần đến chế tạo những tên lửa tự nhiên.

Thế là chúng tôi họp, mời Chelomey dự phiên họp thường kỳ Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương ĐCSLX, ông lại cho xem mô hình của mình. Nhiều uỷ viên Đoàn chủ tịch không biết gì về vũ khí, vì thế chẳng ai đặc biệt ủng hộ ông ta, người ta cũng không phản đối mạnh. Tôi đề nghị cho Chelomey xưởng, công nhân, kỹ sư, kỹ thuật viên, trả lại ông thư viện mà ông yêu cầu tại cuộc họp:

- Tôi từng có một thư viện kỹ thuật trong Phòng thiết kế. Khi tôi bị kết án và bị tước đoạt cơ sở vật chất, thì người ta đưa thư viện của tôi cho Artem Ivanovich Mikoyan.

Thư viện được trả lại, còn xưởng ban đầu nghàeo nàn. Nhưng ông cũng hài lòng. Sau đó Chelomey bắt đầu làm việc tích cực và nhiều người và nhà kỹ thuật kéo đến. Ông chế tạo tên lửa mà ông hứa. Tính toán của ông là đúng. Thế là chúng tôi có thêm một Phòng thiết kế làm vũ khí cho quân đội.

Ngày nay 7 tháng sáu 1971, thứ hai. Tiếp tục hồi ký về tên lửa. Korolev, Yangel, Chelomey… tất cả họ làm việc về tên lửa tầm xa, tải trọng lớn và đầu đạn lớn. Đã chế tạo một số kiểu tên lửa như thế. Các nhà thiết kế tài năng khác cũng chế tạo vũ khí phản lực để chống xe tăng, tên lửa phòng không và tên lửa tầm gần. Chelomey đúng là đã tặng chúng ta những món quà mới: tên lửa toàn cầu, tên lửa xuyên lục địa, tên lửa hạng “biển đối đất” và “đất đối biển”.

Ông có thể làm tên lửa di động xuyên lục địa. chúng tôi có những tên lửa này này để thay thế một số tên lửa Yagel.

Tại một trong những cuộc thảo luận Chelomey, lôi ra từ trong hộp đựng giày một mảnh vải, và một chuỗi hạt, triển khai trước chúng tôi bản thiết kế của mình. Tôi nhớ, khi đó Korolev cằn nhằn: nào Chelomey thế này thế nọ… Chelomey vơ tất cả vào tay mình. Nhưng chính là đề nghị của Chelomey quả là vạn năng và có thuận lợi lớn nhất về kinh tế, và trong suy nghĩ về tính cơ động sẵn sàng chiến đấu. Sau đó ông còn đề nghị tên lửa hạng nặng, có thể đưa vào vũ trụ những tải lớn hơn tên lửa Korolev. Bây giờ những tên lửa này đang bay. Lúc ấy Korolev cũng đề nghị xây dựng tên lửa mới, siêu mạnh. Giờ đây Chelomey bắt đầu vật nài để thiết kế của ông được thực thi. Cuộc cạnh tranh sáng tạo tiếp diễn. Nó kết thúc ra sao, tôi không biết; Bây giờ tôi nghỉ hưu, chỉ biết tin tức qua báo. Nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn hài lòng, tôi nghĩ tôi đúng, thời tôi tại chức, đã ủng hộ Chelomey và cho ông cơ hội quay về.

Cũng có những sự kiện khác về mặt chính trị phát triển song song. Nhiều người trút lên vai những người trẻ (hiểu là về nhà nước). Khi thay thế Malenkov, Molotov và nhóm của họ, những người nổi loạn trong Ban chấp hành Trung ương Đảng chống lại chính sách phê phán Stalin, do tôi đứng đầu, chúng tôi bắt buộc phải cách chức Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng của Bulganin. Người ta thuyết phục tôi giữ chức vụ này. Tôi rất không muốn, chống lại việc một người giữ hai chức Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tôi thấy thiệt hại từ việc này và viện cớ rằng chính tôi năm 1956 phê bình của Stalin việc vơ về tay mình một loạt các chức vụ cao nhất. Tôi mang câu hỏi này đến hỏi những nhà sử học. Họ nói là những người nhỏ nhen bên trong có thể chĩa mũi nhọn vào những nhược điểm của tôi, bằng cách làm yếu sự chống đối của tôi.

Trước đó, khi tôi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Bulganin đề nghị bổ nhiệm tôi làm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Điều này xảy ra không công bố công khai trên báo chí và được quyết định hoàn toàn trong nội bộ, trong trường hợp chiến tranh xảy ra. Nội bộ quân đội được biết đây là chức chỉ huy cao nhất.

Than ôi, bắt buộc chúng tôi phải tính sổ cả với Georgy Konstantinovich Zukov. Đối với tôi, đây là quyết định rất đau lòng. Tôi đánh giá cao ông, và giữa tôi và ông có những quan hệ tốt nhất. Sau thải bỏ khỏi lãnh đạo Molotov, Malenkov và những người khác muốn quay lạu trật tự thời Stalin, Zukov được đưa vào ban lãnh đạo. Ông đóng vai trò tích cực trong việc dẹp sáng kiến của nhóm nổi loạn Molotov-Malenkov. Nhưng khi Zukov vào ban lãnh đạo Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương, thì ông bắt đầu thu vén lực lượng khiến lãnh đạo đất nước sinh ra lo ngại. Các uỷ viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương nhiều lần phát biểu ý kiến, Zukov có xu hướng đảo chính quân sự, chộp lấy quyền lực cá nhân. Những bằng chứng như thế chúng tôi nhận được các quân nhân, người đã nói về khát vọng “Napoleon Bonapac” của Zukov. Những sự kiện dần dần tích luỹ, không thể phớt lờ sự nguy hiểm đưa đất nước quay về kiểu được thực hiện ở Mỹ Latin. Chúng tôi bắt buộc loại bỏе Zukov khỏi chức vụ. Tôi đưa ra quyết định một cách khó khắn, nhưng không còn cách nào khác.

Malinovsky được cử làm Bộ trưởng quốc phòng, thay Zukov. Sự bổ nhiệm này cũng xảy ra một cách bệnh hoạn. Trong lãnh đạo Đảng, không ai chống Malinovsky cả. Tất nhiên uy tín xã hội và thế giới của Malinovsky có thấp hơn Zukov. Mặt khác, nguyên soái Malinovsky thể hiện mình rất tốt trong thời gian chiến tranh và không phải ngẫu nhiên có tên trong giới quân sự. Về cá nhân Malinovsky thua Zukov về năng lực, tính kiên trì, vì tính ông bình tĩnh, đôi lúc chần chừ. Nhưng ông thua Zukov tính lá mặt lá trái.

Mặc dù trong hồi ký phải nhắc tới Georgy Konstantinovich những lời không tốt, nhưng tôi không giận ông và phải viết những việc đã xảy ra khi đó không phải cho ông mà cho những ai lợi dụng tính cách của ông, đóng kịch với ông. Tôi còn có nhận xét xấu về những người chuẩn bị phương án đầu tiên hồi ký của ông để xuất bản. những điều được in trong đó, Zukov không thể viết khác. Ông là người đứng đắn và kiêu ngạo, không có khả năng tâng bốc Stalin. Và quả là tất nhiên không phải như trong sách đã viết, Zukov về hoạt động của một số cán bộ Đảng. Nhân thể nói thêm, tôi nhớ một đề nghị sáng suốt của Zukov không đưa vào lãnh đạo trong quân đội những người nhiều tuổi. Ông nói rằng chỉ huy quân khu phải dưới 55 tuổi, và viện cớ rằng nếu bắt đầu chiến tranh, thì họ phải có thể lực. Tôi đồng ý với ông, và chúng tôi tín hành sắp xếp lại chỉ huy cao cấp của các tập đoàn quân và hạm đội.

Sau đó Tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu nguyên soái Sokolovsky ốm. Tôi đánh giá ông là một sĩ quan tham mưu hơn nhiều người khác. Đó là người thông minh tỉnh táo và có khả năng khái quát về lý thuyết, chăm lo xây dựng sự hùng mạnh quân đội. Nhưng ông bị ốm đau, phải thay thế ông. Đến lượt cả nguyên soái Konev, cũng ốm đau nặng, từ lúc bắt đầu chiến tranh, còn sau đó khi ông làm việc, thì nói chung rất chủ đạo. Zakharov được bổ nhiện làm Tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu. Ông đáp ứng với bổ nhiệm cả theo mức chuẩn bị, và cả theo phẩm chất cá nhân. Nhưng, đáng tiếc, theo tôi, nó giống chính xác hạng người mà Zukov từng nói đến: trước đây tuổi của ông chưa già, ông hay ngủ gật tại các buổi thảo luận quân sự và phiên họp Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Và chúng tôi và Malinovsky quyết định không thể để Tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu là một người thường xuyên ngủ gật, tốt hơn cả tìm người có cái đầu tỉnh hơn. Người ta đưa Biryuzov. Sau đó, khi ông chết trong một tai nạn máy bay, thì Zakharov quay về chức vụ trước đây. Cá nhân tôi chống Zakharov tuyệt đối không phải là cái gì cả. Đơn giản tôi thấy ông cũng già, và tuổi nào thì sức đó.

Tình trạng Zakharov và một số tướng lĩnh khác Liên Xô liệu có thể là nguyên nhân thất bại Ai Cập trong cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 с Israel, nếu tướng lĩnh tacó tiếng nói quyết định từ phía Ai Cập? Đến nay tôi không thể hiểu, tại sao người Ai cập có thể chịu thất bại hoàn toàn. Liên Xô chịu trách nhiệm lớn trách nhiệm những gì đã xảy ra. Chúng tôi có thể tránh cho Naser khỏi chiến tranh chưa được chuẩn bị, có thể đúng đánh giá tình hình sau khi bắt đầu nổ ra chiến tranh. Nói chung không tiêu diệt được sự tồn tại nhà nước Israel và đưa đến bình đẳng của những người Ả rập Palestin. Cả lực lượng Israel cũng chưa học xong. Lúc ấy lỗi ở tình báo, và ngoại giao, nhưng chủ yếu vẫn là các tướng lĩnh, vì rằng lời cuối cùng là ở họ.

Đáng giận hơn cả là sự lạc hậu của vũ khí xô viết. Mọi người biết sức mạnh tên lửa và vũ khí hạt nhân của chúng ta. Nhưng vũ khí sử dụng ở đó lại không phải là vũ khí hạt nhân, vì không cần thiết. Học thuyết Mc Namara là đúng. Hình như lực lượng chúng ta kiểu thông thường nàu là không đủ, nếu chúng tôi không thể đảm bảo làm chủ trên không. Trong trường hợp bất lợi, bản thân người Ả rập có thể giáng đòn vào quân đội Israel và bức tranh sẽ khác đi.

Tất nhiên Ai Cập không sử dụng tên lửa Liên Xô. Mặc dù chúng tôi có loại mới - bộ đội tên lửa chiến lược. Ban đầu không bên nào có quân đội như thế. Lúc đó chúng tôi xác định trong mối quan hệ đã nêu. Tên lửa chiến lược tầm xa có hạt nhân đầu đạn chúng tôi đã chấp nhận trong giai đoạn hoạt động chính trị và nhà nước của tôi, gắn vũ khí hạt nhân-tên lửa trước máy bay ném bom. Ngoài ra, thời tôi lãnh đạo, trong suốt sáu năm đã chuẩn bị đầu đạn nguyên tử cho tên lửa phòng không và tên lửa hạng “không đối biển” và “không đối đất”.

Nhưng tất cả thứ này ưa thích hơn vũ khí chiến lược, vì khi đó Liên Xô có ít vật liệu hạt nhân để làm bom nguyên tử và bom khinh khí.

Khó khăn nhất là giải quyết vấn đề vũ khí cho hải quân. Việc này làm tôi lo lắng và đặc biệt dày vò tôi. Các đô đốc nhất trí hạm đội nổi. Tất cả chúng tôi, trong đó có tôi, đau lòng khi từ bỏ chương trình xây dựng hạm đội nổi. Nhưng có thể, tôi còn đau lòng hơn những người khác. Trên biển đối phương của chúng tôi có hạm đội hùng mạnh, ưu thế tàu sân bay. Từ bỏ chạy đua trên biển có thể đưa chúng ta tình thế lép vế. Bất kỳ cuộc chiến tranh nào tới đây cũng phải không tồi hơn trước, hơn nữa trong khi có những phát minh lớn trong khoa học và kỹ thuật. Trước tình hình đó phải có thời gian dài xây dựng vũ khí. Có thể làm được làm nhanh lên nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại chui vào lò nóng chảy. Cần tốn một số tiền lớn để không bị lạc hậu. Chẳng hạn, khi thời kỳ cuối đời của Stalin đẩy nhanh xây dựng tàu tuần dương kiểu bình thường, tiền nhà nước bay theo gió.

Thế thì tại sao thay thế không những vũ khí cũ rích, mà còn cả những người điều khiển chúng. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn liên quan trực tiếp với vũ khí. Khi giải quyết vấn đề, bổ nhiệm ai là Bộ trưởng quốc phòng thay thế Zukov, Zukov với bản tính thẳng đặt vấn đề thẳng thừng theo kiểu lính:

- Ông bổ nhiệm ai thay thế tôi?

Mặc dù tôi không muốn bàn với ông vấn đề này, tôi nói:

- Malinovsky.

- Nhưng tôi đề nghị Konev - ông xẵng giọng.

Konev có mặt ở đó, tôi không muốn phật ý ông ta, vì phẩm chất Konev không kém Malinovsky. Nhưng tôi biết Malinovsky rõ hơn trong chiến tranh. Malinovsky đề nghị tôi, hồi Zukov còn là Bộ trưởng, bổ nhiệm đô đốc Gorskov làm tư lệnh hải quân.

Chúng tôi khi đó ở Sevastopolе. Một số tháng trôi qua sau cuộc thảo luận tại Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương chương trình của đô đốc Kuznesov. Chúng tôi thăm hạm đội Hắc hải, cả tàu chiến lẫn tầu ngầm. Hạm đội tương đối nhỏ, tầu chiến cũ. Trong số này - có thiết giáp hạm, chiến lợi phẩm của Ý bị phá hỏng, đang neo ở Sevastopol vũng. Nười cho rằng đó biệt kích phá hoại. Sau đó những nhà chuyên môn đi đến kết luận rằng đáy biển còn sót lại mìn Đức trong chiến tranh, neo tầu đụng phải, và mìn nổ.

Tại cuộc họp tôi làm quen vấn đề các cán bộ và tình trạng hạm đội. Sau đó tổ chức một cuộc diễn tập trên biển. Một sĩ quan chỉ huy vui vẻ hiên ngang báo cáo chúng tôi rằng Hải quân ta bắn chìm địch, ông ta đi theo hướng Dardanel, vào Địa Trung Hải, theo hướng châu Phi, chiếm lấy bờ bắc của nó. Khi ấy ông tính toán, hoạt động như thế nào, tôi trở nên buồn rầu. Tôi nhìn thấy ông không biết phương tiện quân đội mới được sắp xếp Liên Xô. Nhưng tôi cho rằng nếu chúng tôi làm chủ vũ khí này, thì kẻ địch cũng có thể dùng nó được. Lúc ấy có thể chạm trán với những bất lợi lớn. Nhưng người thuyền trưởng hạng nhất đánh nhau với quân thù, thậm chí chẳng quan tâm đến tên lửa bảo vệ bờ biển và máy bay mang tên lửa.

Dừng tàu, tôi nói:

- Ông báo cáo tôi một cách tự tin, là đã đánh át đối phương và làm nó thua. Ông có thể hình dung rằng khi bắt đầu chiến tranh, thì ông đã nằm dưới đáy biển không?

Ông nhìn tôi vẻ ngạc nhiên.

- Tôi nghe ông chỉ huy - tôi tiếp tục - và thậm chí ông không sử dụng vũ khí mới, và ông cũng không cho rằng quân thù cũng có những vũ khí đó. Chẳng hạn, tên lửa. Chúng ta có chúng đấy. Nhưng kẻ địch luôn luôn phải nể nó, nguy hiểm nhất - coi nhẹ khả năng của kẻ thù và đánh giá mình cao.

Thuyền trưởng ngạc nhiên:

- Đồng chí Khrusev, lần đầu tiên tôi nghê về vũ khí tên lửa.

Lúc ấy tôi đồng ý:

- Đúng thế, chúng ta có lỗi, tất cả giữ khá bí mật.

- Thưa đồng chí - tôi đề nghị - mang một số người cùng tôi đến căn cứ hải quân Krym, làm quen với tên lửa và tên lửa phòng thủ bờ biển. Rồi sau này thảo luận tiếp. Hãy để các thuỷ thủ đánh giá đúng kẻ địch.

Tiếp tục thảo luận, không quay lại vấn đề diễn tập gây tranh cãi, mà thảo luận thực chất vấn đề xây dựng Hải quân. Ở đó cũng quyết định, không thể tiếp tục đi tiếp, không thể giữ tất cả trong bí mật, giữ kín những thành tựu đối với những người làm công tác phòng thủ, kể cả những hàng ngũ chỉ huy cao cấp. Tất cả đồng lòng thay đổi hướng xây dựng Hải quân, định hướng đến các chuyên gia lớn về hạm đội tàu ngầm đang công tác tại Bộ tổng tham mưu. Cơ quan này có quan điểm riêng, không được ủng hộ. Nghe luận cứ của họ, tôi quyết định, lấy tầu ngầm làm cơ sở xây dựng hải quân. Chúng tôi từ lâu quen với hạm đội tàu nổi, còn tầu ngầm thì coi như phụ. Và tôi đặt trước hải quân vấn đề: tàu tuần dương là gì? Pháo binh nổi. Tàu tuần dương cấn phải tiếp cận gần bờ khoảng cách bao nhiêu để dội pháo và tiếp theo là đổ bộ quân? Khoảng 45 kilomet. Sức phá huỷ của đạn là không lớn sự so với tên lửa đầu đạn hạt nhân. Nhưng trên tàu tuần dương gần 1200 người làm việc, phải duy trì nó. Việc khai thác tàu tuần dương tốn kém, sự đáp ứng về mặt quân sự của nó bị mất đi.

Nước Anh có một lúc nào đó là chúa tể trên biển, có một hạm đội hùng hậu, với những tàu hạng nặng làm xương sống. Trải qua thời gian. Xuất hiện máy bay, sau đó tên lửa, rồi đầu đạn hạt nhân. Giờ đây hạm đội nổi này sẽ khó sống sót trong nếu xảy ra chiến tranh. Do đó, tuần dương không thể hoạt động đơn độc. Nhưng tàu ngầm thì lại có thể được, nó không cần được che chở. Nếu lấy hoả lực tàu tuần dương so với tầu ngầm mang tên lửa, thì tầu ngầm thắng. Tàu ngầm có thể bơi tới một khoảng cách cần thiết, bắn tới những mục tiêu sau trong lãnh thổ. Chẳng hạn, tàu “Polaris” bắn xa 2 nghìn kilomet, còn bây giờ tên lửa có thể bắn tới khoảng cách xa hơn.

Tất nhiên từ tầu ngầm khó tiến hành pháo bắn dọn đường để đổ bộ lính thậm chí cả khi có phương tiện dọn sạch ô nhiễm sau khi nổ bom nguyên tử. Tuy nhiên tàu ngầm giá rẻ nhỏ hơn tàu tuần dương, và có thuỷ thủ đoàn nhỏ hơn, có hoả lực mạnh hơn và có khả năng hành trình bí mật. Thêm nữa, hạm đội tàu ngầm đã dùng động cơ nguyên tử, có thể hoạt động một thời gian không hạn chế dưới nước. Phương tiện hoa tiêu cho phép định hường tốt cả ở dưới nước, ngay khi bơi dưới lớp lớp băng ở biển Bắc Băng Dương. Tầu ngầm chúng ta nổi lên ở khoảng không gian dưới nước, sau đó nạp tải và yên ổn quay về căn cứ.



Khi tôi lên biển Bắc, vừa vặn gặp chiếc tàu này. Chúng tôi nói chuyện với thuyền trưởng tàu và xem xét nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét