Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

(11) HỒI KÝ KHRUSEV

HỒI KÝ KHRUSEV
Nhà xuất bản “VAGRIUS”, 1997 
Nguyễn Học (dịch từ bản tiếng Nga) 
Sau đó, chúng tôi đến Trung Quốc (lần cuối cùng) vào năm 1959. Cuộc gặp cũng không đem lại một cái gì cả. Những cuộc hội đàm được tiến hành hữu nghị, nhưng không kết quả. Chúng tôi đã nói với Mao cả về đài liên lạc. Tôi nói với Mao:
- Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi cung cấp cho các ông tín dụng để xây dựng đài này. Lúc đầu chúng tôi đã viết cho đồng chí, rằng chúng tôi tự xây dựngcó thể là giải nghĩa chưa đạt? Chúng tôi không quan tâm đài sẽ là của ai; chúng tôi quan tâm là chúng tôi liên lạc được với tàu ngầm. Chúng tôi có thể chuyển giao hoàn toàn nó cho các ông, vấn đề là phải xây dựng nhanh đài này. Hạm đội của chúng tôi bây giờ đi vào Thái Bình Dương, căn cứ chính của chúng tôi nằm tại Vladivostok. Liệu có thể thoả thuận là tàu ngầm chúng tôi có thể đậu ở chỗ các ông, nạp nhiên liệu, nghỉ ngơi và v.v…?
- Không! Tôi không muốn thậm chí không muốn nghe!
- Đồng chí Mao Trạch Đông, các nước NATO giúp đỡ lẫn nhau, còn chúng ta sao lại không thể thoả thuận được?
- Không!


Vì sao Mao giận thế, tôi không biết. Tôi tiếp tục:

- Nếu cần, chúng tôi cho các ông vùng Murmansk, nơi các ông có thể có tàu ngầm của mình.

- Không! chúng tôi không muốn. Bao nhiêu năm người Anh và các nước khác ngồi ở nước chúng tôi rồi, chúng tôi không đồng ý.

Thế là ông ta cũng không đồng ý.

Sau này báo Trung Quốc đăng những bài báo nói rằng Vladivostok - đó là lãnh thổ Trung Quốc và người Nga đoạt nó từ Trung Quốc: về mặt lịch sử, có một thời nào đó người Trung Quốc đã thống trị, còn sau đó dường như Nga hoàng vươn đến đó. Sau đó tiến hành đàm phán về biên giới chung, và họ gửi chúng tôi một bản đồ của mình. Chúng tôi thậm chí không thể bình tĩnh xem bản đồ này, mà được họ vẽ như thế!

Bây giờ một số người có ý kiến rằng Mao - một người ngu ngốc, sinh lẫn cẫn. Lầm! Ông một người thông minh. Ông kẻ đối địch chúng tôi, nhưng một người thông minh. Đôi lúc ông còn lừa chúng tôi. Taleyran nói rằng ngôn ngữ ngoại giao dành cho ai có thể che, giấu ý nghĩ của mình. Ngoại giao - đó là chính trị. Chẳng hạn, De Gaul: một người thông minh hoặc người ngốc? Có một lúc nào đó, một số người cho ông là thằng ngốc. Nhưng đây là một người rất thông minh, chỉ là kẻ đối địch của chúng tôi theo cách nhìn và là người đại diện giai cấp của mình, nhưng ông không phải người ngốc, mà là người thông minh. Nhưng Mao - một người dân tộc chủ nghĩa, không phải người ngốc, ông có quan điểm của mình. Chúng tôi bất đồng với ông, và tôi quả là không chịu nổi với ông. Nếu đọc báo cáo của tôi tại Đại hội 21, thì nhiều sự bàn luận được thổ lộ trong vấn đề Trung Quốc, mặc dù tôi không nhắc đến về Trung Quốc. Chúng tôi phủ nhận vị thế của Mao.

Khi người Trung Quốc phát biểu với khẩu hiệu của mình, sự tuyên truyền của họ phát tán tự do ở Siberi của chúng tôi. Khi biết việc này, tôi nói:

- Ngừng ngay việc này! Anh nghĩ rằng vị trí của bản tính bình đẳng không có đất trồng ở chúng tôi sao? Anh sai rồi. Khẩu hiệu bình đẳng rất hấp dẫn, cám dỗ. Nhưng phải trả lời chúng tôi theo thực chất, không phải chỉ cấm.

Nhân thể nói thêm, tôi ủng hộ một trong những biện pháp. Mao bãi bỏ trong quân đội cấp hiệu. Tôi cho rằng đây là một bước đi khôn ngoan, hợp lý, còn bước đi của chúng tôi là không khôn ngoan, khi chúng tôi đeo, cấp hiệu, chúng tôi may đường nẹp mầu. Sao lại có trò quỷ này? Chúng tôi thắng nội chiến không cần cấp hiệu. Cấp bậc thời ấy của tôi chính uỷ, và tôi đi lại không mang cấp hiệu. Hồng quân phong chính uỷ của mình, và chỉ huy của mình, và chúng tôi đánh tan kẻ thù không cần cấp hiệu. Nhưng bây giờ mặc diện, như chim hoàng yến.

Trong thời kỳ quan hệ qua lại với Trung Quốc con tốt, họ lôi từ chúng tôi tất cả những gì có thể. Năm 1954 chúng tôi còn bần cùng, chẳng có gì mà hốc, nhiều chỗ đói. Nhưng khi chúng tôi đi đến Bắc Kinh, Chu Ân Lai đặt vấn đề thế này:

- Có thể, các ông tặng chúng tôi trường đại học tổng hợp?

Tôi trả lời:

- Chúng tôi nghèo. Chúng tôi, về nguyên tắc, có thể giàu hơn các ông, nhưng chiến tranh vừa mới kết thúc, và đáng tiếc, hiện không thể.

Nhưng vừa đúng lúc trước khi chúng tôi trao trả lại họ cảng Lữ Thuận, và tất cả là không mất tiền. Nhiều, rất nhiều tiền chúng tôi bỏ vào Trung Quốc. chúng tôi làm đường từ Ulan-Bator đến Bắc Kinh. Không phải người Mông cổ làm con đường ấy. Chúng tôi con đường ấy ở Mông Cổ, con Trung Quốc - trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, khi chúng tôi với Mao năm 1957, ông nói:

- Con đường này chúng tôi íy quan tâm. Con như thế đường các ông quan tâm.

Và ông chỉ trên bản đồ con đường từ Bắc kinh qua núi đến Kazakhtan. Tôi nói:

- Ông biết khá tốt vùng đất của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng gần hơn cả là qua Ulan-Bator, nhưng chúng tôi đồng ý cùng với ông cũng qua hướng này. Các ông làm đường trên lãnh thổ của các ông, con chúng tôi làm trên đất mình, đến biên giới. Ở đó chúng ta nối với nhau.

Lại thêm một lần gặp, Chu Ân Lai đặt vấn đề:

- Liệu có thể, ông xây dựng nó trên lãnh thổ chúng tôi được không?

Chúng tôi ngó nhìn bản đồ: ở đó nào thung lũng, nào sông, núi… Ai sẽ xây dựng xây dựng? Rất khó. Chúng tôi trả lời:

- Không, tốt nhất là mỗi nước làm trên lãnh thổ của mình.

Đồng thời, điều này có làm Mao thích không nếu như tôi nói: “Vâng, chúng tôi làm bắt đầu tiền mình”. Cái gì khi đó? Họ bắt đầu xây dựng. Họ lại đặt vấn đề trước đây trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên chúng tôi mới đây đã nói:

- Cứ theo thoả thuận: mỗi bên làm trên lãnh thổ của mình.

Và do đó chúng tôi làm đến biên giới, còn họ không làm đến nơi.

Mao thời ấy đúng là nóng vội ước mong thống trị thế giới. Ban đầu ở Trung Quốc, sau đó tất cả châu Á. Nhưng tiếp sau? Trung Quốc 700 triệu người dân, ở Malaysia một nửa dân chúng - người Trung Quốc, và ở các nước châu Á khác cũng không nhỏ. Nói chung những cuộc nói chuyện “đặc tính vô tư” ở bàn trà rất đáng thú vị với quan điểm hiểu biết chủ nghĩa dân tộc kiểu Trung Quốc.

Mao có lần hỏi:

- Bao nhiêu lần những kẻ xâm lược khác nhau đã xâm lược Trung Quốc?

Và Mao tự trả lời:

- Không phải một lần. Nhưng người Trung Quốc đồng hoá tất cả bọn chúng.

Đấy, cái tầm ngắm của Mao tới tương lai:

- Hãy nghĩ xem, anh có 250 triệu công dân, còn ở chúng tôi - 700.

Sau đó ông khơi chuyện về sự độc đáo của Trung Quốc. Có tình tiết khác, trong tiếng Trung Quốc không có từ nước ngoài. Mao khoác lác:

- Toàn thế giới dùng từ “điện”. Người ta lấy từ này ở người Anh và người ta lạp lại. Nhưng chúng tôi có từ này không?

Tôi thật sự run từ sự huyênh hoang này.

Với Trung Quốc có nảy sinh một vấn đề lạ lùng. Đầu thập niên 50, chúng tôi có gặp vấn đề sức lao động cho vùng Siberi và Viễn đông. Và chúng tôi quyết định đề nghị trợ sức của Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc cho chúng tôi bao nhiêu điều lợi, và đặt vấn đề này với Mao:

- Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi muốn, các ông giúp chúng tôi sức lao động của người Trung Quốc anh em, chúng tôi có ít người quá.

Ông tỏ ra như người keo kiệt:

- Mọi người nhìn chúng tôi, như là nhìn nô lệ ấy. Mọi người muốn người Trung Quốc một điều gì đó cho họ. Nhưng người Trung Quốc - không phải nô lệ da đen. Điều đó, liệu ông có biết không, không dễ giải quyết giải quyết như thế đâu.

Và tôi nói cho các đồng chí của mình: có thể là, chúng tôi quả là không có chiến thuật khi yêu cầu Mao? Rồi Mao nói thêm nghiêm túc:

- Nếu các anh có khó khăn, chúng tôi không muốn nó tạo ra và chính chúng tôi nhận vấn đề này.

Tôi tin ông, còn ông chỉ đùa.

Qua hai, ba ngày, tôi không quan tâm đến vấn đề đã nêu: có lần ông nói rằng có khó khăn với ông, và chúng tôi không muốn. Lúc ấy Mao thấy rằng đã quá lời, và ông tái diễn đàm phán. Tôi nói với ông:

- Ông đã nói là phía Trung Quốc gặp khó khăn?

- Đúng, nhưng đối với nhân dân anh em chúng tôi có thể làm một điều gì đó.

Lúc ấy rõ ràng, ông tăng giá, cho là chúng tôi ở tình thế không lối thoát.

- Ừ, nếu ông có thể, thì xin cứ việc!

- Thế ông muốn bao nhiêu công nhân?

Tôi không còn nhớ chúng tôi đã viết bao nhiêu: một triệu hoặc ít hơn. Mao nói với chúng tôi:

- Anh! Chỉ riêng Thượng Hải cung cấp cho các ông hai triệu, nữ công nhân thất nghiệp có một số.

- Không, chúng tôi trả lời - chúng tôi không thể nhận số lượng người như thế. Vâng và chúng tôi không có đủ chỗ.

Ký hiệp định. Nhưng khi quay về Moskva, tôi suy nghĩ và tôi nói với các đồng chí của mình:

- Các ông nhận xét, Mao sẵn lòng đồng ý cung cấp người, mà lại đến Sibiri? Các ông nghĩ tại sao? Tôi nhớ, Mao nói về việc đồng hoá. Thế đấy, ông muốn di dân Tổ quốc đến Sibiri mà không cần phải chiến đấu. Đây là chính sách nhìn xa. Chúng ta cần phải thể hiện thận trọng: mời người Trung Quốc dễ dàng, còn đuổi họ sẽ rất khó. Có thể mời họ làm khách, sau này những người khách lại đuổi chủ. Chúng tôi có thể mất Sibiri, Vladivostok, và đây là tiếng Trung Quốc gọi là đồng hoá.

Chúng tôi suy nghĩ, suy nghĩ, phân tích nền kinh tế của mình, và hiện ra nguồn dự trữ như thế, té ra là chúng tôi không những không thiếu nhân lực, mà còn có thừa ở Belorussia, và các chỗ khác. Và chúng tôi thời ấy giảm bớt một chiến dịch trước đây. Nhưng những cũng có tới 300 nghìn người Trung Quốc tới. Nghe nói nói rằng do chính sách mới mà chúng tôi tiến hành sau khi Stalin qua đời, chúng tôi hiện ra một khả năng mới giải phóng sức lao động, và lậy chúa, mặc dù sự tác động đến, nhưng chúng tôi không phải mời. Quả là, ở Moskva người thất nghiệp hầng trăm nghìn. Họ luôn có việc, nhưng việc gì? Nếu không có người anh ta, không ai nhận xét rằng anh ta vắng mặt. Trong mọi cơ quan bấy giờ cắt 30 biên chế, mà cuộc không thiệt hại.

Trung Quốc, như người ta nói, xa chúng tôi. Nhưng Trung Quốc cũng gần chúng tôi. Trung Quốc giáp Liên Xô, trên một khoảng cách lớn, chúng tôi có đường biên giới chung. Trung Quốc - láng giềng gần nhất của chúng tôi. Tuy nhiên là giáng giềng xa, nếu nhớ có ít những cái chung của chúng tôi với Trung Quốc (tôi nói chỉ ở giữa, mà cá nhân tôi đứng). Những người lớp chúng tôi biết người Trung Quốc chỉ có trên tranh ảnh, và đọc rất ít về Trung Quốc. Chúng tôi gặp người Trung Quốc chủ yếu, khi họ mang mọi loại hàng hoá. Tại Donbass, chẳng hạn, họ bán vải tuyt-xo. Theo tiếp xúc như thế chúng tôi cũng tạo cho mình khái niệm về Trung Quốc. Sự thật chiến tranh Nga-Nhật chặn chúng tôi tiếp xúc gần thêm với họ. Vả lại, ý nghĩ của bộ đội Nga về Trung Quốc cũng khác nhau xa.

Sau Cách mạng tháng Mười Chính phủ xô viết xác lập tiếp xúc với Trung Quốc, với lãnh tụ cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên. Khi trong thập niên 1920 tại Trung Quốc được bắt đầu nội chiến. Tôn Dật Tiên tiến hành chính sách tiến bộ và đứng ở vị trí hữu nghị với Liên Xô. Sự thiện cảm của những người xô viết được dành cho phía ông. Báo chí của chúng tôi cho độc giả sự thiện cảm với nhân dân Trung Quốc, với cuộc đấu tranh ccc ông giải phóng khỏi sự phụ thuộc đế quốc. Sau đó Tưởng Giới Thạch nắm quyền lãnh đạo tại Trung Quốc. Ông cắt đứt liên hệ với Đảng cộng sản, bắt đầu cuộc chiến tranh Quốc Dân Đảng chống Đảng cộng sản. Sự thiện cảm nhân dân chúng tôi mới vừa ở phía khu vực xô viết của Trung Quốc. Bằng tất cả ý chí của mình chúng tôi sống cùng với nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc đấu tranh chống kẻ áp bức.

Tôi nhớ một cảnh thế này, có lẽ, vào năm 1926 hoặc 1927. Tôi lúc ấy lãnh đạo một tổ chức Đảng ở Quân khu tỉnh Yuzovk. Đến thăm tôi là một người quen của tôi Akhtysky, một người tỏ ra rất tốt trong thời gian nội chiến. Đó là một cái họ tương đối lớn thời đó, chủ nhân của họ này chỉ huy chiếc tàu bọc thép. Người ta gọi tàu bọc thép của ông là “Akhtysky”.

Một người rất can đảm, nhưng về mặt chính trị nửa cộng sản - nửa vô chính trị. Ông đến quân khu, như thường lệ, say khướt, và nói với tôi:

- Cho tôi chiếc vé, tôi đi Trung Quốc, tôi sẽ chiến đấu chống Tưởng Giới Thạch. Nhanh lên để tôi không bị chậm và tham gia tấn công vào Thượng Hải.

Tôi nói với ông rằng không có ông thì những người cộng sản Trung Quốc sẽ chiếm được Thượng Hải. Chuyện này chứng tỏ, có tâm trạng nào đó trong nhân dân chúng tôi.

Còn có một số sự quan sát thời gian nội chiến. Tôi không gặp trực tiếp những người tình nguyện Trung Quốc, chiến đấu vì chính quyền xô viết. Trong quân đội, nơi tôi phục vụ, không có người Trung Quốc. Nhưng nói chung tại mặt trận của chúng tôi, có người Trung Quốc. Hồng quân nói rằng người Trung Quốc đánh nhau rất giỏi, khi đùa rằng người lính Trung Quốc, dường như, hành động như thế này: Cho ăn - máy làm việc, không cho bánh mỳ - máy không làm việc. Tóm lại, nuôi tôi, thì tôi sẽ bắn. Họ quả là những người can đảm trong đánh nhau, và là những đồng chí tốt. Nhưng trong số những người lao động, lừng danh những tên tuổi các nhà tổ chức chiến đấu chống Tưởng Giới Thạch, đặc biệt Chu Đức, người chỉ huy quân đội những người cộng sản Trung Quốc. Cả Cao Cương nữa. Nhưng còn có cả Trần Độc Tú, người phản cách mạng, bị chúng tôi coi là tay chân đế quốc Nhật Bản và kẻ thù giai cấp công nhân. Thoáng qua những cái tên khác những người bất đồng của những người cộng sản khác. Nhiều người tôi bây giờ cũng quên.

Trong số những người lãnh đạo cộng sản Trung Quốc tôi biết rõ một đại diện của Đảng cộng sản trong Quốc tế cộng sản, rất nổi tiếng trong số công nhân Moskva và thường phát biểu trong các buổi mit tinh. Khi chúng tôi đề nghị ông ta đi đến nhà máy nào đấy, ông không bao giờ từ chối. Bây giờ ông vẫn còn sống ở Moskva, luôn luôn là người bạn của chúng tôi. Không phụ thuộc vào việc những người lãnh đạo hiện nay CHND Trung Hoa giữ vị trí nào, ông tiếp tục giữ những quan hệ hữu nghị với Đảng cộng sản chúng tôi và nhân dân chúng tôi. Điều này đồng chí Vương Minh, một người cộng sản tuyệt vời. Sự thật trong thập niên 20 và thập niên 30, tôi không phụ trách về các vấn đề Trung Quốc, và tôi không biết tí nào về cấu trúc Đảng cộng sản Trung Quốc, về hàng ngũ lãnh đạo của nó. Tôi nhớ rằng họ thường xuyên được nhắc đến trong báo chí chúng tôi, nhưng tên tuổi của họ, tôi không thể nhớ. Tuy nhiên về Mao Trạch Đông, thời ấy tôi chưa lần nào nghe thấy.

Sau khi Nhật Bản tấn công Trung Quốc, chúng tôi thiết lập mối quan hệ khá chặt với Tưởng Giới Thạch, dù rằng ông thù địch với Đảng cộng sản Trung Quốc. Stalin ủng hộ Tưởng Giới Thạch, nhìn thấy ở ông là một lực lượng tiến bộ, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc Nhật Bản và giải phóng Trung Quốc. Tôi cho rằng điều này là đúng. Cần ủng hộ Tưởng Giới Thạch, vì rằng sự thất bại của Tưởng Giới Thạch có nghĩa là làm Nhật Bản mạnh lên, kẻ thù của chúng tôi mạnh lên, tại Viễn Đông Nhật là kẻ thù số một của chúng tôi. Sau nay, khi tôi gặp Mao Trạch Đông, ông quở trách Stalin là Stalin có đường lối như thế trong quan hệ Tưởng Giới Thạch. Nhưng chính Stalin tác động chính sách đối nội của Tưởng Giới Thạch và giúp đỡ Tưởng Giới Thạch, vì Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật Bản, cái đó có lợi cho chúng tôi.

Một chính sách tương tự cũng được tiến hành, chẳng hạn, Churchill, người ủng hộ Liên Xô trong thời gian chiến tranh thế giới 2, mặc dù ông là kẻ thù chính trị. Ông là như thế từ những ngày đầu tiên Nhà nước xô viết ra đời vẫn là con người như thế đến khi chết. Nhưng Churchill - một chính khách khôn ngoan, hợp lý, được coi là có ích, khi được bắt đầu cuộc đấu tranh với Hittler một mất một còn, thống nhất sức mạnh của Anh và Liên Xô. Điều này không có nghĩa là, Churchill ở mức độ nào đấy chấp nhận chính quyền xô viết và mong ước làm một điều gì đó tốt đẹp cho nhân dân xô viết. Hoàn toàn không! Tình hình phức tạp trên thế giới thúc giục Churchill liên minh với chúng tôi và tôi hiểu thấu những sự có lợi đối với đất nước. Xuất phát từ nguyên tắc này, Liên Xô ủng hộ Tưởng Giới Thạch.

Biên giới chúng tôi với Trung Quốc trong thời gian chiến tranh thế giới 2 là yên ổn. Tôi nói về khúc biên giới mà Tưởng Giới Thạch kiểm soát. Trên khúc ấy, nơi người Nhật Bản đến, sự căng thẳng luôn tăng lên, thường phát sinh những xung đột khác nhau. Người Nhật thường xuyên “thăm dò”chúng tôi. Sau những chiến thắng đầu tiên ở Thái Bình Dương họ trở nên kinh ngạc, tình hình trên lục địa bắt đầu dần dần ngả sang có lợi cho Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc, đến lượt mình, trở nên giành được những thắng lợi riêng, vì Nhật Bản không còn gì để như trước đây, bảo vệ sáng kiến ở Trung Quốc. Sau thất bại Đức Hittler và chư hầu của nó, Liên Xô sau ba tháng tham gia vào cuộc chiến chống Nhật Bản. Quân đội chúng tôi đã thành công vai trò của mình trong giai đoạn thất bại của Nhật Bản. Theo thoả thuận với các nước đồng minh chúng tôi thời ấy, chúng tôi đã giải phóng Mãn Châu và nửa phía bắc Triều Tiên và thời ấy tạo ra khả năng tác động nhiều hơn giúp đỡ Trung Quốc, bao gồm giúp đỡ vật chất và vũ khí.

Khi chiến tranh thế giới 2 xảy ra, Liên Xô quan tâm nhiều đến vấn đề Trung Quốc. Chúng tôi quyết định giúp đỡ trực tiếp Mao Trạch Đông và Giải phóng quân trong cuộc đấu tranh vì chính quyền quốc gia. Do thất bại của Nhật Bản, quân Quan Đông, bỏ vkhí, để lại cho chúng tôi số lượng lớn chiến lợi phẩm. Một phần đáng kể của nó, đặc biệt vũ khí, được trao cho những người cộng sản Trung Quốc. Về việc vũ khí, chúng tôi có một thoả thuận ngầm với các nước đồng minh rằng chúng tôi không có quyền chuyển giao nó cho bất cứ một bên tham chiến nào tại Trung Quốc. Vì thế phải chuyển giao nó cho Mao sao cho tạo ra ấn tượng là chúng tôi vi phạm giao ước. Và thế là chúng tôi chở vũ khí đến một đâu đó, quân của Mao dường như “đánh cắp” nó và trang bị quân đội của mình. Trước đó họ cũng xây dựng một lực lượng mạnh, đày ắp vũ khí chiến lợi phẩm Nhật Bản.

Làn đầu tiên tôi nghe về những hoạt động của Mao, trong thời gian chiến tranh A. I. Mikoyan, đại diện toàn quyền chúng tôi đến Diên An gặp với Mao. Stalin muốn giải thích sự cần thiết của những người cộng sản Trung Quốc để tổ chức sự giúp đỡ trực tiếp. Sau khi Mikoyan quay về, Stalin thảo luận vấn đề Trung Quốc trong nhóm người thân cận tại bữa ăn và có chút băn khoăn:

- Mao Trạch Đông là người thế nào nhỉ? Ông ta có quan điểm nông dân, có những nét riêng nào đấy, ông tựa như sợ công nhân và tách quân đội của mình khỏi dân thành phố.

Gây cho chúng tôi sự phân vân đặc biệt ấy là do tính cách Mao, khi quân đội của ông, tiến thành công về phía nam áp sát Thượng Hải và một số tuần lễ không tấn công nó. Tôi cũng nhắc đến Mao trả lời chúng tôi lý do này, liên quan đến tính cách ông là không thể nuôi 6 triệu triệu dân Thượng Hải. Stalin tức giận:

- Thế còn là một người mác xit không? Mao tự coi mình một người mác xit, nhưng không giúp đỡ công nhân Thượng Hải­, không muốn nhận về mình trách nhiệm về số phận của họ”.

Lúc ấy tôi còn làm việc tại Ukraina và có thể biết rõ chi tiết, cái gì xảy ra tại Trung Quốc và cái gì chúng tôi làm đối với Trung Quốc, chỉ từ Stalin, khi tôi về Moskva. Khi những người cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi vào năm 1949, vừa đúng lúc tôi chuyển về Moskva, nơi tôi là bí thư thứ nhất Đảng bộ và đồng thời là bí thư Ban chấp hành Trung ương ĐCSLX. Giờ đây tôi luôn gặp Stalin và vì thế xử lý nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc. Ngoài Stalin không ai trong chúng tôi quyết định những vấn đề như thế, mà còn nói chung họ cũng chẳng được giao việc này. Tôi không nghĩ rằng tôi biết tất cả mọi vấn đề về Trung Quốc. Những vấn đề chủ yếu, thì Stalin và Molotov cùng quyết định Nhưng tôi biết rằng Liên Xô giúp đỡ mọi mặt cho Mao Trạch Đông để củng cố sự vững chắc của Mao. Những người cộng sản đạt được chiến thắng trong cuộc đấu tranh vũ trang công khai. Mỹ giúp đỡ tổ chức đối địch, nên nội chiến tiếp tục tại Trung Quốc một thời gian dài sau thất bại người Nhật. Những người cộng sản Trung Quốc cần sự giúp đỡ của chúng tôi và tiếp nhận nó, trước tiên là vũ khí.
Quan hệ với Trung Quốc sau chiến thắng



Chuyến đi đầu tiên của Mao Trạch Đông đến Liên Xô trùng dịp Stalin 70 tuổi. Vừa đúng ngày tôi từ Ukraina về Moskva làm công việc mới. Stalin nói với tôi:

- Hãy thu xếp công việc tại Ukraina và nhất định đến tôi vào dịp tôi 70 tuổi.

Tôi làm đúng như thế. Tôi không có mặt trong cuộc hội đàm giữa Stalin với Mao có mặt Molotov. Biết bao nhiêu cuộc gặp như thế đã trôi qua, bây giờ tôi khó nói. Nhưng sau những cuộc gặp này, Stalin không có lần nào phấn khởi từ Mao và không có nhận xét đặc biệt về Mao cả. Tuy nhiên Stalin thể hiện lòng rất mến khách mở tiệc vinh hạnh Mao. Stalin thích những bữa ăn như thế và thích bừng lên bằng sự mến khách, sự chú ý của mình đối với khách. Tôi có mặt tại bữa ăn đó. Bữa ăn và cuộc nói chuyện đi kèm trôi đi trong bầu không khí thoải mái.

Tôi hài lòng thấy rằng tựa như những quan hệ thân thiện với nước Trung Hoa mới, đang được đặt nền móng. Mọi người muốn tất cả mọi việc ở chỗ chúng tôi.

Sự thật trong thời gian Mao đi thăm, có xảy ra một vụ việc không không hay. Sau bữa ăn và những cuộc nói chuyện hữu nghị, tiến hành sau bữa ăn, Stalin một số ngày không gặp Mao. Nếu Stalin không gặp và không uỷ quyền cho người này người kia, thì không ai đi tới chỗ Mao. Lúc ấy Mao tỏ ra không hài lòng vì bị ngồi lỳ trong một dinh thự dành cho ông, người ta không biểu hiện cho ông thấy một cái gì mà không ai gặp ông và ông tuyên bố nếu cứ tiếp tục như thế, thì ông bỏ về. Người ta trình lên Stalin rằng Mao tỏ ra không hài lòng. Lúc đó Stalin lại gặp Mao sau bữa ăn ở nhà nghỉ cuối tuần của Stalin. Stalin bây giờ làm tất cả để thoả mãn yêu cầu của Mao, điều chỉnh mối quan hệ tốt và chỉ ra, cái gì thu hút ở hướng của Mao.

Mao về nước. Đại diện toàn quyền Chính phủ xô viết tại Trung Quốc về kinh tế thời ấy là một cán bộ ngành đường sắt. Trước đây ông làm việc ở Mãn Châu, khôi phục đường xá sau khi đuổi người Nhật, sau đó trở thành cố vấn bên cạnh Mao Trạch Đông. Stalin xem ông là một người tin cậy. Trong một thời gian ngắn, ông bắt đầu thông báo trong các báo cáo của mình rằng, họ có những tâm trạng xấu trong quan hệ với Liên Xô, đặc biệt biểu lộ thái độ không hài lòng như thế ở Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và một loạt những người lãnh đạo Trung Quốc. Những báo cáo tương tự cũng được Cao Cương gửi cho chúng tôi từ trước khi Mao đến Moskva. Cao Cương thời ấy uỷ viên toàn quyền Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc và đồng thời là đại diện toàn quyền của Chính phủ Bắc Kinh ở Mãn Châu, bởi ông là người địa phương. Cao Cương có những quan hệ rất tốt với đại diện chúng tôi. Cao Cương không nói một tý gì về vị trí cá nhân của, nhưng cũng không Mao tiến hành một cái gì đấy trong quan hệ của những người biểu hiện rõ sự không hài lòng chúng tôi. Cao Cương xác nhận có sự không hài lòng như thế với nhiều bằng chứng.

Một ngày lễ nào đấy của Trung Quốc. Tổ chức duyệt binh. Khi xuất hiện trên quảng trường những đội quân được trang bị bằng xe tăng chúng tôi, thì những người lính Trung Quốc bị tức giận dường như, người Nga cho họ những xe tăng cũ. Vâng, điều này là đúng. Xe tăng không mới, thời ấy bản thân chúng tôi không có bao nhiêu xe tăng mới để chúng tôi có thể cho Trung Quốc. Liên Xô vừa mới kết thúc chiến tranh, khôi phục công nghiệp, sản xuất xe tăng bị cắt giảm, nói khác đi là không thể. Như thế tôi không thấy cơ sở để giận chúng tôi. Tất nhiên xe tăng là cũ, nhưng còn có khả năng chiến đấu. Nhưng những lời phát biểu như thế hâm nóng tâm trạng không hài lòng chúng tôi, và tất cả được báo cáo cho Liên Xô.

Với mong muốn lấy lòng Mao có lợi cho chúng tôi, trong thời gian Mao đi thăm, Stalin biểu thị quan hệ với Mao một cách hữu nghị và tin Mao. Vì thế Stalin, vơ lấy những tài liệu nhận được từ đại diện chúng tôi ở Mãn Châu với bản ghi cuộc nói chuyện với Cao Cương, đưa hết chúng cho Mao. Tôi, và các uỷ viên Bộ chính trị khác mà chúng tôi trao đổi ý kiến, không nghi ngờ rằng Cao Cương trao cho chúng tôi những tin tức thật hoàn toàn. Cao Cương theo dõi vì mục đích gì, tôi không biết, nhưng bất cứ trường hợp nào, ông cũng có tình hữu nghị với Liên Xô. Và thế Stalin đưa trả những tài liệu này! Nếu tìm kiếm một sự song song nào đấy trong lịch sử thì điều này tựa như Nga hoàng Petr hỏi cung Kochubey về Mazepav. Lúc đó Petr trao lại cuộc thẩm vấn này cho chính Mazepav, để lấy lòng ông và chỉ ra rằng không tin vào sự phản bội của ông. Nhưng Mazepa tử hình Kochubey, trở nên giúp đỡ Karl 12 trong cuộc hành quân vào nước Nga. Màn kịch này được Puskyn viết trong vở “Poltava”.

Giống như Mazepa xử sự với Kochubey, giết ông, giống như Mao đối với Cao Cương. Ban đầu Mao giam Cao Cương tại gia. Sau đó người ta nói với chúng tôi rằng Cao Cương “bị đầu độc”.

Khó tin. Sau đó chúng tôi biết là người ta bóp cổ hoặc đầu độc ông ta. Mao có khả năng làm những việc như Stalin đã làm. Trong quan hệ đã nêu, cả hai đều có tâm tưởng giống nhau, và những cách thức họ sử dụng chỉ là một. Tiếp theo, điều này được xác nhận ở mức độ còn lớn hơn.

Chúng tôi loại bỏ một người, mà người này biểu thị thân cận của mình với chúng tôi và xác nhận điều này bằng những việc cụ thể, bằng cách báo cho chúng tôi về tình hình trong giới lãnh đạo Trung Quốc và quan hệ của giới lãnh đạo đó với Liên Xô. Đây là rất có giá trị. Thay vì ủng hộ Cao Cương, Stalin bán ông. Tôi giả thiết rằng Stalin xử sự theo motip sau: Stalin - một người không tin ai cả. Ông chỉ tin ông thôi. Ông cho rằng sớm hay muộn bằng chứng báo cáo bí mật chính Cao Cương gửi cho chúng tôi, sẽ được Mao Trạch Đông biết. Lúc đó Stalin rơi vào tình thế tế nhị: tựa như ông xúi giục sự đối lập với chính quyền Bắc Kinh. Vì thế Stalin cũng sử dụng khả năng biểu thị rằng hoàn toàn tin tưởng Mao và tiếp theo, không muốn nhận thông tin từ con người chống giới lãnh đạo Trung Quốc. Mặc dù cá nhân Cao chưa bao giờ nói trực tiếp cho chúng tôi về quan hệ của mình với Mao, nhưng đối với người Trung Quốc điều này không còn là bí mật.

Tôi nhớ, người của chúng tôi tại Trung Quốc có lần nói rằng ở một thành phố có tổ chức buổi liên hoan thanh niên. Khi những người tham gia liên hoan bị chia đôi, thanh niên trở thành thù địch và phát biểu nhằm vào chúng tôi:

- Hãy vơ lấy Cao Cương về mình đi. Đây là người của các anh đấy, không phải của chúng tôi.

Điều này xảy ra từ khi còn thời gian, khi Còn là uỷ viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc. Tiếp theo, khi Cao bị nằm trong sự cách ly nào đấy, thì sự không trung thực của ông theo chính sách “xô viết” Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc cũng được biết. Điều này cũng phải có hiệu lực. Có thể, Stalin, khi bán đứng Cao Cương, cho rằng, đằng nào cũng thế, Cao Cương bị vạch mặt. Tôi kết tội như thế. Các nhân tôi chưa nghe thấy những sự bàn luận tương tự từ phía Stalin. Nhưng bằng nguyên nhân khác, không thể giải thích, vì sao Stalin vơ lấy tài liệu và trao cho Mao tài liệu nói trên. Chúng tôi, những uỷ viên Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản toàn Nga (b), nhận ra, tức giận sự xấu xa của Stalin. Nhưng Cao Cương chết.

Khi Mao ở Moskva, tôi thấy Stalin thể hiện sự lễ độ không chân thật. Có sự kiêu căng của ông trong quan hệ với Mao. Mao, hoàn toàn không phải là người ngốc, lập tức hiểu điều này, và cái đó khiêu khích ông, mặc dù bản thân Mao vẻ bề ngoài không thể hiện sự không hài lòng một cái gì, trừ trường hợp nêu ở trên.

Trong cuộc đi thăm Trung Quốc của Mikoyan, phía Trung Quốc đặt vấn đề về Tân Cương. Ở tỉnh này, Trung Quốc quản lý thực tế những người của chúng tôi, và không còn là bí mật nữa, vì lẽ đó, chúng tôi có có sự giúp đỡ đáng kể cho những người cộng sản Trung Quốc. Nhưng có một việc, khi Tưởng Giới Thạch quản lý Trung Quốc, thì tình thế là hoàn toàn khác, với Mao chiến thắng. Vấn đề đã nêu nằm kề nhau đã được đặt ra trong cuộc đi thăm của Mao ở Moskva. Stalin nói rằng Tân Cương - lãnh thổ Trung Quốc, chúng tôi không có yêu sách nào với nó. Chúng tôi ở đó vì rằng trước đây điều này có lợi cho Đảng cộng sản Trung Quốc và Liên Xô. Tưởng Giới Thạch không có sự thâm nhập vào Tân Cương. Tưởng Giới Thạch biết rằng chúng tôi rất mạnh và ông không làm được một cái gì cả, vì thế sự thật phải tính đến.

Bây giờ chúng tôi nói với Mao rằng chúng tôi rút khỏi Tân Cương. Nhưng Stalin đề nghị xây dựng ở đó một Hội Xô-Trung hỗn hợp. Người Trung Quốc nhận đề nghị không có phản đối nào cả, mặc dù, vô điều kiện, vẫn còn không hài lòng. Mao nghĩ rằng Liên Xô có những kế hoạch đặc biệt trong khu vực nào đấy nào đấy, mặc dù Stalin tuyên bố rằng Liên Xô không xâm phạm đến Tân Cương. Việc xây dựng Hội Xô-Trung về khai thác dầu mỏ Tân Cương được Bắc Kinh xem như mưu đồ đối với độc lập Trung Quốc, sự xâm phạm đến vùng đất của nó, giáp giới với Liên Xô. Nói chung tôi giả thiết rằng việc xây dựng một hội hỗn hợp là một sai lầm của Stalin. Điều này không thể làm với Trung Quốc, cũng như các nước anh em khác.

Có một hội hỗn hợp như thế đã được chúng tôi tổ chức trước đó trong tất cả các nước châu Âu cộng hà nhân dân. Chẳng hạn, ở Rumani làm người Rumani rất tức giận. Sau khi Stalin qua đời chúng tôi huỷ bỏ tất cả các hội như thế. Cuộc xây dựng hôi hỗn hợp không những chạm đến tự ái dân tộc, mà còn xâm phạm ở mức độ nào đấy đến dự trữ vật liệu của quốc gia khác. Nếu sự có mặt các hội tương tự ở Rumani hoặc, tôi giả thiết, ở Hungary có thể được giải thích rằng những nước này ở phía Hittler đánh nhau chống chúng tôi, thì trong quan hệ Trung Quốc không có những luận cứ như vậy.

Khi chúng tôi với Trung Quốc phát sinh cãi nhau, Mao trong một cuộc nói chuyện, nói với tôi rằng Stalin không những không ủng hộ ông mà, ngược lại, tiến hành những bước quan hệ với Tưởng Giới Thạch, которые đi ngược lợi ích Đảng cộng sản Trung Quốc. Nhưng một số hành động, tựa như xây dựng hội hỗn hợp, nói chung đẻ ra tâm lý chống xô viết và bài Nga ở nước Trung Hoa mới, đáng tiếc, đưa đến cả những xấu xa khác, gây thiệt hại lớn củng cố tình hữu nghị với những nước xã hội chủ nghĩa láng giềng. Chẳng hạn, tôi coi sự điên cuồng và sự phản bội ở chỗ Stalin đã giành lấy tất cả hàng hoá và nguyên liệu có giá trị, mà Bắc Triều Tiên và Trung Quốc khai thác được, vào Liên Xô. Đương nhiên, mỗi nước cần phải có ngoại tệ của mình, bằng cách tìm ở thị trường thế giới tư bản. Chính Liên Xô có thể cho họ mọi thứ. Bản thân chúng tôi bắt buộc tìm ngoại tệ phương tiện bằng cách khai thác vàng hoặc xuất khẩu hàng hoá có giá trị sang phương Tây, để thu được ngoại tệ, có thể mua hàng hoá, mà chúng tôi không sản xuất.

Sự cần thiết như thế cũng có ở Trung Quốc, và ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Do vậy phải coi trọng và xây dựng chính sách của mình, tính đến cả lợi ích. Nhưng Stalin dường như điếc, ông không hiểu và không muốn hiểu rằng điều này, đặc biệt sau khi đánh tan Hittler. Ông cho rằng Aleksandr I sau thất bại Napoleon đặt ra luật ở châu Âu, và như thế ông bây giờ có thể đặt ra luật. Có sự phóng đại những khả năng riêng và sự phớt lờ quyền lợi của những người bạn. Nhưng chính sách như thế làm phật ý họ, xúc phạm và gieo mầm sự thù địch trong những quan hệ với Liên Xô. Tôi đã hiểu những tình tiết quan hệ qua lại với Trung Quốc, trong đó những hành động cân nhắc của chúng tôi làm ảm đạm tình hữu nghị của chúng tôi, mặc dù không có nguyên nhân khách quan tới điều này.

Mặt khác, đôi lúc bản thân Mao Trạch Đông không những thể hiện kính trọng Stalin, mà còn đi đến sự tự tiêu diệt nào đấy. Chẳng hạn, Mao yêu cầu Stalin с giới thiệu một người có thể giúp đỡ ông trong việc biên tập bài nói của ông và những bài báo thời kỳ nội chiến. Những tư liệu này Mao muốn bây giờ xuất bản và đề nghị gửi cho ông một người có trình độ mác xit không những giúp ông biên tập, nhưng không cho phép đưa vào một sai lầm nào đấy về mặt lý thuyết. Stalin cũng hài lòng về sự nhận ra uy tín của ông, được diễn tả trong yêu cầu này. Tôi nghĩ rằng Mao xử sự như thế, xuất phát từ hiểu thấu của mình, để tạo cho Stalin một bức tranh, chuẩn bị bằng mắt của ông xem xét những vấn đề lý thuyết và thực hành chủ nghĩa Mác và không cản trở quan điểm riêng nào đấy trong công việc xây dựng CNXH ở Trung Quốc. Nhưng điều này đi ngược tất cả mọi việc hiện ra sau này trên đường đi lịch sử Trung Quốc tiếp theo.

Người Trung Quốc đưa ra cả những yêu cầu lớn về giúp đỡ vũ khí, cung cấp thiết bị, xây dựng nhà máyов. Và ở đây Liên Xô có sự giúp đỡ lớn lao cho Trung Quốc. Tôi không thể bây giờ nói cụ thể những khoản tiền dụng cụ thể. Đã nói về nhà máy luyện kim, ô tô, máy kéo và sản xuất vũ khí hiện đại. Cho những việc này, chúng tôi cung cấp những khoản tín dụng, gửi các bản thiết kế, sự giúp đỡ khác, thực tế không phải trả tiền. Thậm chí tài liệu được chuyển giao không phải trên cơ sở kinh tế mà trên cơ sở hữu nghị. Gửi đến Trung Quốc cả những huấn luyện viên quân sự các binh chủng: phi công, pháo binh, lính xe tăng. Tôi cũng cho rằng điều này có lợi cho chúng tôi và Trung Quốc. Chúng tôi coi sự vững mạnh của Trung Quốc như vững mạnh của phe xã hội chủ nghĩa và đảm bảo biên giới phía đông của chúng tôi. Lúc ấy lợi ích của chúng tôi với Trung Quốc là lợi ích chung và chúng tôi coi những yêu cầu của Trung Quốc như là sự cần thiết của riêng mình, và thoả mãn nguyện vọng của họ chừng mực nào có thể được.

Ở phương Đông không chỉ có lợi ích của Liên Xô và Trung Quốc, mà còn CHDCND Triều Tiên, kề nsát nách. Với Bắc Triều Tiên, Liên Xô cũng rất chú ý và có sự giúp đỡ vần thiết cho họ cả trong việc xây dựng quân đội, và trong nền kinh tế quốc dân. Tóm lại, chúng tôi đã làm tất cả để Bắc Triều Tiên phát triển kinh tế nhanh hơn Nam Triều Tiên, và hấp dẫn lôi kéo nhân dân Nam Triều Tiên. Khi Bắc Triều Tiên đánh nhau với Nam Triều Tiên, thì ở đây Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Xô cùng ràng buộc chặt hơn vào một nút, vì rằng thắng lợi Nam Triều Tiên là chiến thắng của Mỹ với Bắc Triều Tiên, đe doạ và Trung Quốc, và Liên Xô. Sự thiện cảm của chúng tôi là hoàn toàn cho phía Bắc Triều Tiên, ở phía chính quyền, do Kim Nhật Thành lãnh đạo.

Nhiều năm chúng tôi giữ quan điểm cho rằng Nam Triều Tiên tấn công trước trong cuộc chiến tranh này. Nhưng bây giờ tôi cho rằng giả thiết này không cần sửa chữa, vì rằng điều này chỉ làm lợi cho những người bất đồng của chúng tôi. Nhưng, nếu không chi tiết hoá giả thiết, sự thật là thế này: Khởi xướng tấn công là của Kim Nhật Thành, mà Stalin và tất cả là người ủng hộ sự khởi xướng đó. Chúng tôi, những người cộng sản, cảm thông nhân dân Triều tiên, muốn giúp đỡ họ lật đổ­ CNTB và xác lập trong toàn nước một chính quyền nhân dân. Sau khi Stalin qua đời chiến tranh còn tiếp tục một thời gian. Từ lâu chúng tôi có ý nghĩ tìm khả năng chấm dứt nó. Chúng tôi phải thực hiện những bước đi theo kênh ngoại giao và bắt đầu thăm dò người Mỹ: họ có muốn ngừng chiến không? Người Mỹ đáp lại là họ muốn, và bắt đầu các cuộc thương thuyết. Sau đó xây dựng một Uỷ ban hỗn hợp gòn hai phía Triều Tiên, Trung Quốc và người Mỹ cho các cuộc thương thuyết trực tiếp giữa các bên tham gia chiến tranh. Các cuộc thương thuyết kéo dài lâu, nhưng cuối cùng đi đến thoả thuận. Các quân đội ngừng ở ranh giới, chỗ mà họ ngừng hoạt động quân sự, chẳng hạn vĩ tuyến 38, được xác lập sau thất bại của Nhật Bản, đường giới tuyến giữa đơn vị Liên Xô và Mỹ.

Với Trung Quốc trong thời gian chúng tôi còn có những quan hệ tốt, dù là vẻ bề ngoài. Tôi nói - vẻ bề ngoài, vì rằng, chúng tôi sau này biết rằng trong thâm tâm Mao không thừa nhận chúng tôi là các nước đồng minh bình đẳng và che đậy mưu đồ sô vanh. Chúng tôi có giúp đỡ đứng đắn cho Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc sang thực tập ở nước chúng tôi, tại các nhà máy ô tô, máy kéo và những người khác nhà máy, được chúng tôi xây dựng Trung Quốc. Các kỹ sư và công nhân chúng tôi lao động tại Trung Quốc và tham gia trực tiếp xây dựng. Những công dân Trung Quốc trong thời kỳ đầu tiên rất tốt, và chúng tôi người ta đã làm tất cả để những quan hệ anh em được củng cố. Chúng tôi cho rằng nhân dân Liên Xô và Trung Quốc - là anh em và điều này không những có lợi cho chúng tôi, mà còn cả cho tế phong trào quốc tế cộng sản.

Theo đề nghị của Stalin chúng tôi cho rất nhiều vũ khí cho Giải phóng quân Trung Quốc: pháo, tăng và súng máy, súng trường và tiểu liên, máy bay. Người Trung Quốc nhận vũ khí, được trang bị chủ yếu cho quân đội xô viế thời ấy. Những vũ khí đó cũng không thua vũ khí mới. Chính là trong thời gian chiến tranh và hơn nữa sau chiến tranh trong quá trình xây dựng quân đội một loại vũ khí nhận sản xuất, thì loại khác đưa vào. Nguyên tác như thế có hiệu lực trong ở chúng tôi trong những quan hệ với Trung Quốc? Với sự hiện đại hoá vũ khí, chúng tôi trang bị những vũ khí này cho quân đội của mình, sau đó giới thiệu nó với Trung Quốc để vũ trang cho Giải phóng quân. Chúng tôi cho rằng sự hợp đồng như vậy của mối quan hệ qua lại anh em, là đáng quan tâm, để Trung Quốc mạnh lên, quân đội của họ ở mức hiện đại phát triển. Nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội chúng tôi cũng quan tâm đến việc nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội Trung Quốc.

Có tin đồn đến tai chúng tôi rằng tại Trung Quốc có những lực lượng thù địch với Liên Xô. Chúng tôi nhận những bằng chứng là báo chí Trung Quốc viết rằng người Trung Quốc không được hài lòng về biên giới với Liên Xô, tham vọng đến Vladivostok và v.v… Họ nói với độc giả rằng Sa hoàng dùng sức mạnh lập ra biên giới hiện thời và trói buộc Trung Quốc; họ sử dụng những biểu hiện khác không hữu nghị với Liên Xô. Tôi, tất nhiên, không bảo vệ Nga hoàng. Nhưng biên giới, nằm ở Liên Xô, là do kế thừa từ những biên giới trước đây, và chúng tôi luôn luôn cho rằng ở đấy là lãnh thổ xô viết hợp pháp. Ngay cả chính quyền cách mạng các nước các nước xã hội chủ nghĩa cũng là người thừa kế chính quyền trước đây và đã coi lãnh thổ quốc gia của mình ở biên giới mà họ nhận được từ tay chính quyền bị lật đổ.

Tôi giả thiết rằng sự giống nhau như thế là dễ hiểu và đúng. Nếu đặt vấn đề xem lại biên giới và tìm kiếm quá khứ lịch sử khi mà biên giới là khác hẳn thì có thể phải đi rất xa. Điều này không dẫn đến sự củng cố tình hữu nghị giữa các nước chúng ta mà ngược lại, gây xích mích chúng ta. Ngoài ra, đối với những người cộng sản-quốc tế thực thụ, những người cầm thấy biên giới quốc gia xa hơn, vấn đề này nói chung không có có giá trị trong thắng lợi cuối cùng của phong trào cách mạng và trong khuôn khổ triết học Mác-Lenin.

Chúng tôi đã nói về điều này ở Bắc Kinh. Họ trả lời: Các ông đừng chú ý, chúng tôi có nhiều Đảng, và mỗi Đảng có báo chí của mình Ở đó còn có cả những lời phát biểu thù địch đại diện giai cấp tiểu tư sản, nhưng họ không còn là quan điểm của lãnh đạo chúng tôi. Chúng tôi được thoả mãn là, mặc dù cũng muốn công bố công khai quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc. Nhưng không lãnh đạo được, mặc dù chúng tôi không phát biểu những đòi hỏi một cách trực tiếp, mà đơn thuần đã tin lời của những người lãnh đạo Trung Quốc.

Những tiếp xúc công việc của chúng tôi, chủ yếu, được duy trì với Chu Ân Lai. Chu Ân Lai thường đến gặp chúng tôi, và chính ông cùng tranh luận với tất cả mọi vấn đề. Cùng với ông, chúng tôi sơ bộ thoả thuận về kết thúc chiến tranh ở Triều Tiên, bằng cách chọn một chiến thuật chung. Thường Chu Ân Lai đến Liên Xô về một vấn đề nào đó có tính kinh tế, trong số này để ký những thoả thuận về cung cấp cho Trung Quốc thiết bị và những hàng cần thiết mà Trung Quốc có. Chúng tôi có mối quan hệ tốt với ông. Chúng tôi kính trọng ông. Ông là một con người công việc, và thảo luận với ông dễ dàng, quyết định có lợi cho hai bên. Chúng tôi cho rằng chúng tôi nói chung có mối quan hệ công việc tốt với Trung Quốc. Chu Ân Lai trong thời gian ấy là thủ tướng và Bộ trưởng Bộ ngoại giao. Vì thế những vấn đề quan hệ ngoại giao Liên Xô với Trung Quốc cũng được giải quyết với ông.

Tôi nói rằng chúng tôi thực hiện cung cấp lớn cho Trung Quốc, xây dựng ở đó nhà máy. Tôi muốn dừng lại ở vấn đề này, vì rằng, khi tôi ở vị trí người về hưu, khác nhau những người, gặp tôi bày tỏ báo động rằng chúng tôi có sự giúp đỡ khá lớn cho các nước khác và chia sẻ tài nguyên Liên Xô. Đúng, chúng tôi giúp đỡ những người anh em của chúng tôi, chẳng hạn Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc trả cho chúng tôi, giống các nước khác trả, những nước mà chúng tôi giúp đỡ. Có sự trả tiền nào như thế, tôi nói, nếu được trao đổi? Tựa như điều này buôn bán. Không hoàn toàn hư thế! Tất nhiên buôn bán, đi đến trả tiền. Sự giúp đỡ là ở chỗ chúng tôi cung cấp tín dụng, xây dựng nhà máy và đào tạo công nhân, sau đó đưa tất cả những gì cần để tổ chức sản xuất. Các nước ấy lập tức có khả năng sản xuất kim loại, thiết bị.

Tất nhiên, nếu xem xét những quan hệ, tồn tại trong thế giới tư bản, thì bất cứ công ty nào cũng phải tính toán, cái gì lợi cho nó, và chỉ có thế. Bán thiết bị cho nó là lợi hơn? Hay là không bán thiết bị, mà bán sản phẩm được sản phẩm bằng thiết bị này? Thường làm cách sau. Chúng tôi, mong củng cố kinh tế các nước anh em và tạo điều kiện nâng cao mức sống người dân nước họ chúng, bằng cách cung cấp thiết bị, và nguyên cả nhà máy. Ít thứ, thiết bị cung cấp theo giá ưu đãi. Chẳng hạn, tư bản cho vay tín dụng 5-7% một năm, còn chúng tôi cho vay 2,5% hoặc 2%. Đây là ưu đãi lớn. Vì thế chúng tôi có quyền nói, chính chúng tôi giúp đỡ các nước anh em.

Các cuộc thương thuyết với Trung Quốc, được kết thúc bằng ký kết một thoả thuận về quy chế Lữ Thuận. Ở đây vị trí của chúng tôi là hoàn toàn được xác định đúng. Chúng tôi xuất phát xuất phát cảng Lữ Thuận - lãnh thổ Trung Quốc có từ lâu, còn chúng tôi sẽ ở đó đến khi nào điều này đáp ứng lợi ích của nước CHND Trung Hoa, cũng như của Liên Xô. Lực lượng của chúng tôi nhằm chống quân thù chung, trước đây và đã thất bại - Nhật Bản. Thời điểm tình hình mới phức tạp, khi tăng mối đe doạ từ phía Mỹ, tiến hành chiến tranh chống chính quyền nhân dân ở miền nam Trung Quốc và vì thế có thể đe doạ CHND Trung Hoa từ phía Nhật Bản.

Trước đây chúng tôi tốn nhiều sức lực và phương tiện, tiền bạc để tiến hành các biện pháp thích đáng của pháo đài cảng Lữ Thuận, vũ trang cảng này và ở đó duy trì ở đó quân phòng vệ khá mạnh. Tất cả cái đó về sau này chúng tôi trao lại cho Trung Quốc. Ngoài ra, chúng tôi cũng từ bỏ quyền của mình đối với đường sắt ở Mãn Châu. Theo tôi, quyết định như thế là đúng: chúng tôi không muốn đẻ ra xung đột, không muốn có chủ quyền trên đất của một quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Và chúng tôi kết thúc cuộc sống vấn đề này, bằng cách trao nó cho Trung Quốc. Nhưng, hình như sự kiện này không hoàn toàn làm thoã mãn họ. Mao muốn nhiều hơn.

Sau khi Stalin qua đời chúng tôi huỷ bỏ tất cả các thoả thuận không bình đẳng, cũng như hội hỗn hợp khai thác Tân Cương, thoả thuận việc trả Trung Quốc cảng Lữ Thuận và rút quân chúng tôi về. Vấn đề trao trả cảng Lữ Thuận cũng phải tiến hành các cuộc thương thuyết sơ bộ mất nhiều thời gian. Quyết định bị chậm không phải do chúng tôi, mà từ phía Trung Quốc, mặc dù chúng tôi hiểu rõ điều này. Trung Quốc sợ Mỹ, trong khi chiến tranh xảy ra ở Triều Tiên. Người Mỹ có những cách làm lợi cho Nam Triều Tiên, và ở Bắc Kinh phát sinh sợ hãi: liệu Mỹ có thực hiện những hành ssộng xâm lược chống Trung Quốc? Quân đội Mỹ ở Nam Triều Tiên khá đông, vì thế việc trao trả cảng Lữ Thuận trong năm ấy người Trung Quốc không những không đẩy mạnh, mà còn làm chậm đi.

Năm 1954, Đoàn đại biểu Đảng, chính phủ Liên Xô đến Bắc Kinh. Theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương ĐCSLX và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tôi dẫn đầu đoàn. Thành phần Đoàn đại biểu khá đông và có những người đại diện: Bulganin, Mikoyan, Svernik, Furseva, Selepin, Nasridinova, và những nhân vật khác. Ngày khởi hành Đoàn đại biểu trùng với lễ kỷ niệm thắng lợi cách mạng nhân dân và thành lập chính quyền của những người lao động ở Trung Quốc - ngày 1 tháng Mười. Và thế là chúng tôi đến Trung Quốc. Họ gặp chúng tôi rất mừng rỡ. Và chúng tôi rất sung sướng đặt chân lên đất Trung Quốc, gặp và nói chuyện với những người lãnh đạo nhân dân của họ. Đến Bắc Kinh chúng tôi không có với đặc biệt, ngoài vấn đề phòng thủ chung. Để đảm bảo phòng thủ, phải tạo điều kiện phát triển kinh tế, đặc biệt công nghiệp ở Trung Quốc. Chúng tôi chỉ có một yêu cầu đối với Chính phủ Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng công việc phải có lợi ích qua lại và ở mức độ nào đấy là sự giúp đỡ Trung Quốc. Ở đó còn nhiều người thất nghiệp thất nghiệp, chúng tôi muốn công nhân Trung Quốc đi khai thác tài nguyên ở Siberi, trước tiên là khai thác gỗ.

Chính xác tôi không nhớ bây giờ, bao nhiêu người mà nói. Chúng tôi cần khoảng một triệu người, có thể như thế hoặc hơn. Đòi hỏi chung là như thế, tuỳ theo yêu cầu từng Bộ. Cũng có ý kiến rằng chúng tôi hiện thiếu lực lượng lao động. Quan điểm này có vẻ không đúng và sau này được xem xét lại. Rõ ràng là chúng thôi đủ lực lượng lao động, thậm chí còn thừa. Đơn giản chúng tôi sử dụng kém lực lượng lao động, vì thế biểu lộ một cái gì đó tựa như thiếu. Như vậy sự thiếu là chỉ ở Siberi. Điều này cũng dễ hiểu. Để khái phá Siberi, phải lôi cuốn những công nhân vùng châu Âu của Liên Xô, vì rằng ở Siberi mật độ dân rất thấp. Tôi làm chậm lại vấn đề này để cho thấy rằng Mao đã phản ứng như thế nào đối với yêu cầu của chúng tôi.

Chúng tôi để uống trà thường lệ. Tại Trung Quốc tôi không nhận thấy sự lạm dụng rượu. Thậm chí khi chúng tôi ngồi ăn, thì chỉ uống rượu vang có chừng mực và không có bất kỳ sự cưỡng bức, còn ở chỗ Stalin, khi mọi người uống không phải tuỳ ý, còn Stalin muốn rót chất độc vào cơ thể mình. Mao về mặt này khác hẳn của Stalin, và tôi không thể nói rằng ông nghiện ngập rượu. Người ta uống nói chung là trà. Trong thời gian họp, người ta mang đến một cái cốc to, đậy nắp (theo truyền thống Trung Quốc). Ngay khi anh vừa uống xong, người ta lại mang tiếp. Nếu không kịp uống, người thu dọn ngay trà và mang ra một cốc mới. Sau một thời gian - lại như thế. Cứ từng chu kỳ, họ mang đến một chiếc khăn mặt bông được hấp nóng. Người Trung Quốc lau mặt và đầu bằng chiếc khăn này, và họ tỉnh táo.

Chúng tôi không quen cách thức như thế, nhưng dùng nó để biểu thị kính trọng chủ nhà.

Người ta phục vụ trà trong một lượng lớn như vậy! Bulganin thích trà và tận tâm thực hiện nghi thức, rằng sau bị mất ngủ. Bác sỹ khám ông và hỏi:

- Ông uống trà xanh phải không? Nhiều không?

- Đúng, nhiều.

- Nếu ông còn tiếp tục uống nó theo lượng như thế, thì ông sẽ khó ngủ đấy. Ông phải giảm việc uống trà đi. Trà chứa chất ta-nanh, làm người ta mất ngủ.

Bulganin chấm dứt uống trà và lại trở lại bình thường, như ông nói với tôi.

Mao phản ứng như thế nào về yêu cầu sức lao động? Cần phải biết Mao! Ông đi lại bình tĩnh, chậm chạp, tựa như một con gấu, khệnh khạng. Ông liếc tôi, cụp mắt xuống, lại nâng mắt lên một cách bình tĩnh, bằng một giọng nhẹ nhàng bắt đầu nói:

- Trung Quốc được mọi người xem như là nguồn dự trữ sức lao động. Mọi người cũng cho rằng chúng tôi có nhiều người thất nghiệp, rằng chúng tôi là nước kém phát triển, và vì thế Trung Quốc có thể lôi cuốn tất cả những người chưa có nghề, coi sức lao động rẻ mạt. Nhưng tại Trung Quốc, việc đó được xem như thoá mạ với nhân dân Trung Quốc. Yêu cầu của ông có thể gây ra cho chúng tôi những khó khăn và tạo ra tại Trung Quốc một cái nhìn không đúng trong quan hệ với Liên Xô. Người ta cho rằng Liên Xô cũng nhìn Trung Quốc như nhà cung cấp sức lao động thô. Các nước tư bản phương Tây cũng nhìn chúng tôi như vậy.

Chúng tôi rất khó chịu khi nghe điều này, đặc biệt sự so sánh như thế. Chúng tôi quan hệ chân thật, tình anh em với Trung Quốc và đến đây, như người ta nói, với tinh thần cởi mở. Nghĩ rằng những đề nghị như thế có lợi cho Trung Quốc, Mao có được tạm thời được cứu thoát khỏi những cái họng thừa. Chính người Trung Quốc có thể bán sức lao động đổi lấy bánh mỳ, như thế, điều này là có lợi cả cho những người làm việc ở chỗ chúng tôi, và Trung Quốc, vì rằng ông cũng sẽ nhận khoản tiền nào đấy làm công ở Siberi. Chúng tôi thoả thuận rằng, tôi dẫn dắt các cuộc thương thuyết từ phía Đoàn đại biểu xô viết. Vì thế tôi và trả lời:

- Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi không muốn tạo ra khó khăn cho ông. Chúng tôi cho rằng yêu cầu này có cả lợi quyền lợi của ông. Nếu ông gây khó khăn cho chúng tôi, thì chúng tôi cũng không nài ép yêu cầu của mình và trả giá bằng sức lực của mình.

Cuộc đàm phán kết thúc. Sau cuộc họp, chúng tôi vào dinh thự của mình và quyết định: nếu mà yêu cầu của chúng tôi gây khó khăn cho các đồng chí Trung Quốc, thì chúng tôi cần khăng khăng nữa, tự chúng tôi, bằng nội lực sẽ giải quyết nhiệm vụ khai thác tài nguyên ở Siberi. Như thế, chúng tôi không đặt vấn đề và không trở lại vấn đề này nữa. Nhưng sau chuyến đi Trung Quốc, chúng tôi quay về Bắc Kinh, thì phía Trung Quốc yêu cầu “các ông đừng đặt vấn đề sức lao động”? Chúng tôi giải thích, rằng chúng tôi từ bỏ yêu cầu của mình khi nhận được câu trả lời như thế từ đồng chí Mao Trạch Đông. Lúc ấy Bắc Kinh yêu cầu chúng tôi một cách chính thức, bằng cách tuyên bố rằng phía Trung Quốc bày tỏ suy nghĩ của mình, nhưng tuy nhiên, với quan điểm sự cần thiết của Liên Xô, sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi. Nếu Trung Quốc thể hiện sự khởi xướng, chúng tôi đồng ý nối lại các cuộc thương thuyết và ký một hợp đồng tương ứng, có chữ ký cả hai bên. Trong đó ghi rõ khối lượng sức lao động từ Trung Quốc và điều kiện trả tiền. Chúng tôi đến ký hợp đồng vì rằng trước đây chính chúng tôi Khởi xướng, còn bây giờ Bắc Kinh đặt vấn đề này. Chúng tôi không tiện đưa ra những lời giải thích nào đó có thể làm xấu mối quan hệ của chúng tôi.

Chúng tôi quy định trong thời kỳ đầu nhận 200 nghìn người lao động và người Trung Quốc đến chúng tôi. Tuy nhiên từ những cuộc nói chuyện được tiến hành ở Bắc Kinh, đặc biệt liên quan đến việc cung cấp, vấn đề về sự thu hút sức lao động từ Trung Quốc đến Sibiri chúng tôi hiểu rằng chúng tôi phí công như thế. Chúng tôi chẳng bao lâu nghe một bài học chung về lịch sử Trung Quốc, cả về Chingiskhan và những người xâm chiếm khác, từng đến Trung Quốc; dân tộc Trung Quốc, dân tộc đồng hoá tất cả những người xâm chiếm Trung Quốc. Rất nhiều điều đã nêu về sự lấn át của dân tộc Trung Quốc so sánh với các dân tộc khác. Điều này, chính Mao kể cho chúng tôi, làm rất đáng nghe, nhưng chúng tôi đã rút ra kết luận Mao thuộc về những dân tộc khác một cách trịch thượng. Tôi có ý nghĩ rằng trong sự phát triển lâu dài mối quan hệ Trung Quốc với Liên Xô có thể gặp khó khăn; Mao được trời phú cho tư tưởng dân tộc chủ nghĩa và coi người Trung Quốc là đứng trên các dân tộc khác.

Chúng tôi cũng nhận xét tư chất riêng của Mao, что ông không coi người khác bình đẳng với mình; nghĩa là, có thể kết bạn chỉ với những ai thừa nhận sự lấn át và của ông và bị ông điều khiển không phải theo luật pháp, mà là tư tưởng hiểu vấn đề đứng trước đất nước và trước Đảng. Tôi cảm thấy rằng Mao không có khả năng cam chịu những điều kiện cần có để để làm lành mạnh mối quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa, khi mỗi nước và mỗi Đảng cầm quyền chiếm vị trí bình đẳng. Nhưng ông tham vọng bá quyền trong phong trào cộng sản thế giới!

Sau khi quay về Liên Xô chúng tôi trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ về vấn đề này trong Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương ĐCSLX. Thông báo của chúng tôi gây ra sự báo động. Là trưởng đoàn, tôi đọc báo cáo. Ý kiến của tôi dẫn đến là trong mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc tiềm ẩn những nguy hiểm, còn nguyên nhân là - sự kiêu căng, mà Mao thể hiện khi đánh giá vai trò Trung Quốc trong lịch sử thế giới và vai trò riêng lịch sử nhân dân Trung Quốc và phong trào cộng sản. Việc đi tới những kế hoạch đầu tiên của cá nhân riêng đe doạ sự va chạm giữa các nước chúng ta, và có thể thậm chí và lớn hơn sự va chạm. Vì thế (tất cả đều đồng ý với tôi) chúng tôi cần phải làm tất cả để không xảy ra điều này và xây dựng những mối quan hệ của mình như thế, để không gây ra không những một sự nghi ngờ nào đấy, mà còn, nói chung, không не nuôi dưỡng, trực khuẩn dân tộc chủ nghĩa tiêu cực, trong cơ thể Mao. Chúng tôi quyết định làm hết sức mình để không phá vỡ quan hệ hữu nghị Trung Quốc với Liên Xô và làm tất cả mọi điều có thể để củng cố chúng.

Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng có ý kiến khó làm được điều này hoặc thậm chí không thể làm được, vì rằng Mao không đồng ý chiếm vị trí ngang bằng người khác trong sự lãnh đạo tập thể phong trào cộng sản thế giới và đòi hỏi phải công nhận sự bá quyền của mình. Vấn đề như thế không thể thoả thuận được. Lúc ấy tất cả phụ thuộc vào tư chất cá nhân, liên quan đến bản thân một người lãnh đạo nào đấy, theo hướng ông đề nghị áp lực của mình. Nếu đạt được không phải là sự tuân lệnh vật lý, mà sự khẳng định vị trí lãnh đạo bằng cách xuất hiện sự hiểu biết lớn hơn của con đường lịch sử và phát triển chính trị, được làm bởi tập thể các Đảng cộng sản, đó là vấn đề khác! Nhưng không, tôi cảm thấy rằng Mao vô điều kiện tự xác định mình là lãnh tụ phong trào cộng sản thế giới. Nhưng điều này là nguy hiểm.

Những cuộc hội đàm khác ở Bắc Kinh liên quan trực tiếp vấn đề phong trào cộng sản thế giới. Chúng tôi cho là có ích thực hiện “phân công lao động” nào đấy liên quan với các Đảng cộng sản các nước không phải xã hội chủ nghĩa. Bởi vì Đảng cộng sản Trung Quốc đạt được thắng lợi ở Trung Quốc, nên chúng tôi cho là, tốt nhất, chính Đảng cộng sản Trung Quốc đặt ra mối liên lạc chặt chẽ hơn với các Đảng cộng sản anh em các nước châu Á và châu Phi. Ngoài ra, theo mức độ phát triển công nghiệpи và mức sống dân chúng Trung Quốc đứng gần nhân dân các nước ấy, như Ấn Độ, Pakistan. Indonesia. Chúng tôi có quyền đứng đầu những nước này. Chúng tôi cũng muốn thắt chặt mối liên lạc với các Đảng cộng sản phương Tây, trước tiên là các Đảng ở châu Âu và ở Mỹ.

Khi chúng tôi nêu ra những suy nghĩ này cho các đồng chí Trung Quốc, Mao phản đối:

- Không, điều này không thể được. Trong phong trào cộng sản, vai trò lãnh đạo cần phải thuộc về Đảng cộng sản Liên Xô. Họ giàu kinh nghiệm, họ có Lenin, trong ĐCSLX có những cán bộ, hiểu biết sâu sắc học thuyết Mác-Lenin, còn chúng tôi thiếu Liên Xô không cách nào có thể nhận được việc lớn như thế. Chúng tôi tự mình nhìn vào Liên Xô, học họ. Cần phải có một Trung tâm lãnh đạo duy nhất, ở Moskva.

Nhưng khi tôi nghe những chứng cớ của Mao về việc những lời công nhận vai trò lãnh đạo của Liên Xô và ĐCSLX, thì tôi không thể tách khỏi ý nghĩ rằng tất cả điều này đều trên lòi nói. Còn Mao suy nghĩ hoàn toàn khác, chuẩn bị một mảnh đất riêng cho mình. Điều này tôi rất đau lòng, tôi cảm thấy rằng có một lúc nào đó đến thời điểm rạn nứt, có thể lớn hơn sự rạn nứt, giữa các Đảng của chúng ta, giữa các nước chúng ta. Một lần nữa tôi tuyên bố: điều này đối với tôi là một sự đau lòng. Nhưng chúng tôi không thể cất rúc đầu vào cát, như đà điểu, mà nhìn sự nguy hiểm như thế chĩa thẳng mặt, nhưng mặt khác, chúng tôi cho bản thân một lời làm tất cả để чтобы triệt tiêu những mầm mống như thế, loại bỏ chúng và đạt được, quan hệ hữu nghị tốt nhất giữa các Đảng chúng ta, giữa các nước chúng ta.

Khi quay về Liên Xô, chúng tôi quyết định nghiên cứu sâu hơn những khả năng riêng. Sau khi Stalin qua đời chúng tôi cảm thấy trách nhiệm lớn lao vì số phận đất nước. Trách nhiệm này buộc chúng tôi đi sâu vào những vấn đề kinh tế, đặc biệt là những vấn đề kế hoạch hoá. Chúng tôi tin rằng ý kiến về sự thiếu sức lao động ở nước ta là sai lầm: ở Liên Xô thậm chí có thừa sức lao động, đơn giản là sử dụng chúng không đúng. Vì thế đối với chúng tôi, phải tách ra sự cần thiết về mặt số lượng công nhân, mà chúng tôi chúng tôi đề nghị với Trung Quốc. Đến lượt Trung Quốc, họ tới chúng tôi, và chúng tôi không Khởi xướng trong vấn đề này. Tỏ ra rằng bước ngoặt như thế cần phải làm hài lòng Bắc Kinh và những quan điểm của Mao mà ông đã nói cho chúng tôi. Không phải thế! Chính Trung Quốc nhắc chúng tôi “Các ông, bảo là, ký hợp đồng, còn công nhân thì các ông không nhận? Chúng tôi sẵn sàng sự giúp đỡ anh em cho các ông”.

Chúng tôi giải thích cho họ tình thế sự việc, còn khi gặp Mao, xin lỗi rằng chúng tôi trước đây đánh giá cao nhu cầu của mình trong việc nhận sức lao động, mà bây giờ chúng tôi không đòi hỏi một lượng như thế. Kết thúc thiên hùng ca kết thúc như thế này: sau khi kết thúc hiệp định với công nhân, họ quay về nước, còn chúng tôi không khôi phục số lượng của họ trước đây trè vào những người mới sang từ Trung Quốc. Dần dần bên chúng tôi có một ý kiến rằng như vậy người Trung Quốc muốn thâm nhập vào Viễn đông. Một lần nữa tôi phải nhớ về cử chỉ đáng lưu tâm của Mao: ban đầu ông nói rằng đề nghị của chúng tôi là thoá mạ đối với nhân dân Trung Quốc, còn sau đó chính ông bắt đầu vật nài để chúng tôi nhận nhiều hơn người của họ, còn nếu cần thiết, thì họ sẽ cho thêm.

Có ý kiến rằng Bắc Kinh muốn di dân sang chúng tôi nhiều người hơn để “tỏ ra sự giúp đỡ” khai thác tài nguyên ở Siberi, qua đó thâm nhập vào kinh tế Siberi và đồng hoá người Nga có một lượng nhỏ ở đấy. Do đó, Sibiri về mặt sắc tộc trở thành Trung Quốc. Sau này những mối quan hệ chúng tôi bị phá vỡ, họ đi đến giới hạn cuối cùng, vì Trung Quốc thời ấy có những khiếu nại về vùng Viễn đông. Trực tiếp thì họ không phát biểu. Nhưng ngụ ý nói là Trung Quốc có cơ sở không nhỏ hơn Liên Xô trong việc yêu sách vùng Sibiri. Điều này rút ra từ quan điểm biên giới Xô-Trung, từ những lời phát biểu của họ trên báo chí, từ những nói chuyện giữa chúng tôi và Trung Quốc ở mức cao, và cả ở quần chúng.

Như thế xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên sự bất đồng của chúng tôi và báo động đầu tiên trong mối quan hệ với Trung Quốc. Trong thời ngắn dấu hiệu này thể hiện chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc vượt quá thành chủ nghĩa dân tộc điên cuồng, xâm lược, đi kèm sự tôn sùng Mao. Cuộc sống, chúng tôi đáng tiếc, xác nhận sự nguy hiểm trước đây.

Tại một trong những cuộc gặp gỡ, chúng tôi đặt vấn đề rút những người xô viết khỏi cảng Lữ Thuận. Chúng tôi muốn, khi ấy, trao lại cho Trung Quốc tất cả sở hữu bất động sản, trừ những vũ khí hạng nặng mà chúng tôi vừa mới lắp đặt. Mao phản đối: có đáng phải làm điều này bây giờ không? Họ sợ rằng Mỹ có thể tận dụng việc rút quân của chúng tôi khỏi cảng Lữ Thuận và tấn công tấn công khu vực này. Tôi bày tỏ suy nghĩ của chúng tôi:

- Đồng chí Mao Trạch Đông Tôi nghi ngờ người Mỹ sẽ làm điều này. Hơn thế, tôi tin rằng họ không làm điều đó. Sự thật không thể có sự cam đoan nào cả, vì rằng Mỹ đang tiến hành một chính sách xâm lược, vừa mới kết thúc chiến tranh ở Triều Tiên. Tuy nhiên chúng tôi rút quân về Vladivostok. Nếu cuộc tấn công của kẻ thù xảy ra, chúng tôi, tất nhiên đến sự giúp đỡ ông.

Cuối cùng Mao đồng ý:

- Thôi được, nếu ông cho rằng Mỹ không tấn công tôi không, chúng tôi không phản đối chống ông rút quân.

Chúng tôi thoả thuận như thế và uỷ quyền cho các đại diện chúng tôi tiến hành thảo thoả thuận về việc rút quân đội xô viết khỏi cảng Lữ Thuận. Sau một thời gian (mà chúng tôi thường gặp nhau) Chu Ân Lai lại đặt vấn đề này:

- Chúng tôi muốn ông để lại pháo cho cảng Lữ Thuận.

Chúng tôi đồng ý để lại cho họ, nhưng phải trả tiền. Chu Ân Lai vật nài rằng Trung Quốc muốn nhận vũ khí không mất tiền. Đó là một vấn đề không dễ chịu, câu trả lời đối với tôi không hoàn toàn dễ dàng, nhưng tôi buộc phải trả lời:

- Tôi xin lỗi, tôi muốn ông hiểu đúng tôi. Những vũ khí này rất đắt, và chúng tôi bán cho ông theo giá hạ, để vũ khí này được chuyển cho ông trong điều kiện mà chúng tôi đề nghị. Chúng tôi còn chưa hồi phục lại sau cuộc chiến tranh tai hại với Đức. Nền kinh tế chúng tôi điêu tàn, nhân dân sống khổ. Vì thế chúng tôi đề nghị các ông đừng nài nỉ nữa và đồng ý với chúng tôi. Hãy hiểu đúng chúng tôi!

Cuộc đàm phán kết thúc. Bắc Kinh không vật nài nữa.

Tôi nhớ, tôi không ghé nhìn tài liệu. Vì thế những chi tiết có thể không hoàn toàn đúng, nhưng những độ chính xác chung những sự kiện đưa ra thì tôi nắm được. Người Trung Quốc đặt cả vấn đề về xây dựng đường sắt và tuyên bố rằng con đường đến họ qua Ulan-Bator không có lợi nhiều đối với họ. Lúc ấy, tôi bây giờ tôi không hiểu hết, vì sao. Trước đây chúng tôi chở hàng đến Bắc Kinh qua Viễn đông, con đường qua Ulan-Bator ngắn hơn nhiều. Nhưng Trung Quốc trực tiếp tuyên bố rằng họ muốn có một con đường xuyên qua các khu vực nơi có nhiều khoáng sản, và chạy thẳng đến biên giới chúng tôi gần vùng Alma-Ata. Chúng tôi không phản đối: nếu điều này có lợi cho các ông, thì chúng tôi sẽ làm từ phía của mình để đảm bảo làm con đường như thế. Sau đó một Uỷ ban có trách nhiệm làm việc. Thoả thuận, Trung Quốc, bằng sức mình sẽ khai phá đường trên lãnh thổ của mình đến biên giới chúng tôi, còn chúng tôi trên lãnh thổ của mình lãnh thổ của mình cũng làm đường tới biên giới với Trung Quốc trong vùng Alma-Ata.

Bắt đầu xây dựng. Người Trung Quốc đến từ phía mình, còn chúng tôi cũng từ phía mình. Bên chúng tôi có một đoạn đường ngắn hơn, địa hình không đến nỗi nặng, cán bộ máy móc mạnh hơn. Vì thế chúng tôi đến biên giới nhanh hơn, còn Trung Quốc khi ấy hãy còn cách xa không nhìn thấy. Sau đó đại diện của họ đến gặp chúng tôi, họ đã bắt đầu công việc một cách cụ thể và khoan khoái, như người ta nói, từ chính thành quả của mình - nhận thấy sự khai phá con đường và cảm thấy, cũng là việc xương xẩu, gặm nó phải có răng sắc. Lúc đó họ mới đặt vấn đề qua Chu Ân Lai. Tất cả những vấn đề chẳng mấy dễ chịu thì họ thường trao cho Chu Ân Lai. Thứ nhất, ông là thủ tướng; thứ hai, ông biết ngoại giao hơn.

Chu Ân Lai hỏi:

- Ông nghĩ sao nếu các ông nhận khai phá đoạn đường sắt cả trên lãnh thổ chúng tôi?

Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi, tuy nhiên, lập tức hiểu, cái này nghĩa là gì. Cái này phải trả giá bao nhiêu, chúng tôi không biết. Chúng tôi cho rằng chắc là rất đắt. Đường chạy qua núi, khe, hẻm núi. Ở đó phải xay bao nhiêu cầu, bao nhiêu hầm, và không kể hết! Đó là rất tốn kém. Nghĩa vụ khó khăn trả lời vấn đề thế này cho phía bạn lại được trao cho tôi. Và tôi nói tôi rất xin lỗi, nhưng bây giờ vấn đề như thế này không còn sức nữa. Thậm chí nhiệm vụ của mình chúng tôi giải quyết với sự căng thẳng rất lớn và nhận về mình trách nhiệm làm đường sắt trên đất Trung Quốc đơn giản là không thể. Ngụ ý, việc xây dựng cần phải tiến hành không những bởi sức lực của chúng tôi, mà còn bằng tiền của chúng tôi, như thế, vấn đề ấy tách ra.

Hình như việc chúng tôi quyết định từ chối những vấn đề mà họ ném cho chúng tôi, đã như một tảng đá rơi xuống chiếc cân tình hữu nghị của chúng tôi Phát sinh những khó khăn làm căng thẳng mối quan hệ chúng tôi.

Tuy nhiên tình hữu nghịlà tình hữu nghị, còn công việc là công việc. Mỗi chính phủ và mỗi người đại diện của Chính phủ cần phải phục vụ cho đất nước mình. Vì thế những sự cố tương tự, về nguyên tắc, không làm xấu đi mối quan hệ giữa các nước. Vâng, và không phải trong kết luận này, nguyên nhân chính sự va chạm, nhưng điều này cuối cùng cũng tạo điều kiện làm xấu mối quan hệ.

Bây giờ về việc Trung Quốc phản ứng quyết định Đại hội 20 ĐCSLX, phanh phui sự lạm quyền của Stalin. Dẫn đầu đoàn Đảng cộng sản Trung Quốc tại Đại hội 20 là Lưu Thiếu Kỳ và, hình như, Chu Ân Lai. Họ hiểu cái cách chúng tôi lãnh đạo, và ủng hộ chúng tôi с. Ngay sau Đại hội Mao và những người lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần phát biểu ủng hộ cách giải quyết của Đại hội, và thời gian đầu chúng tôi với Trung Quốc tiếp tục giữ mối quan hệ tốt dù rằng chúng tôi vạch trần những tội ác, mà Stalin thực hiện. Bấy giờ Mao đồng ý, ông phân tích quyết định Đại hội 20 và nhận về mình những việc của Stalin để vũ trang. Cái phương pháp, mà Mao bây giờ sử dụng để trấn áp những người sự đối lập, không có cái gì chung với chuyên chính vô sản. Đây là độc tài cá nhân. Trong thời gian Stalin cầm quyền, khi đó ông giết các uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, những người lãnh đạo đảng trung ương, vùng, khu vực, thành phố, cơ sở Đảng ở nhà máy và hàng loạt những người cộng sản.

Tôi không nhắc lại những sự va chạm như thế, xảy ra trong những quan hệ với Trung Quốc trong những năm tôi làm việc. Mối quan hệ tương hỗ của chúng tôi ít nhiều tốt đẹp cả với các Đảng cộng sản các nước khác. Và tôi thậm chí nói họ chút nào nồng ấm hơn, vì rằng Trung Quốc vẫn còn là một quốc gia kỳ dị, buồn bực bởi chủ nghĩa đế quốc trước đây, và với họ phát sinh mối quan hệ yêu mến, cả với nhân dân, và cả với những người lãnh đạo của nó. Sự làm xấy mối quan hệ tăng dần dần. Nhưng điều này cảm nhận được.

Bắt đầu cuộc chiến Trung Đông. Anh, Pháp và Israel triển khai chiến tranh chống Ai Cập. Sự xâm lược của họ trùng với sự kiện đáng buồn­ ở Hungary. Trong quốc tế tình hìnhе phức tạp như thế, trong chúng tôi nảy ra đòi hỏi phải tiếp xúc chặt chẽ hơn nữa với Trung Quốc. Và chúng tôi yêu cầu Bắc Kinh có một ai đấy trong số lãnh đạo Trung Quốc đến Moskva. Chúng tôi muốn được tư vấn và xây dựng đường lối chung trong những mối quan hệ với Ba Lan và Hungary.

Tại Hungary, sự kiện phát triển vũ bão, bắt đầu sự trấn áp những người cộng sản, bắn, treo cổ họ, đả kích các Uỷ ban của Đảng. Rakosi đề nghị chúng tôi giúp đỡ ông chạy khỏi nước. Chúng tôi gửi máy bay cho ông, và ông bay tới Liên Xô. Sau loại bỏ Rakosi khỏi ban lãnh đạo, người đứng đầu những người cộng sản Hungary là Gere. Chúng tôi đã tin ông, ông là một người cộng sản tốt và là người bạn của chúng tôi. Nhưng chẳng ai nghe Gere cả, tất cả mọi người lãnh đạo đất nước đều theo Imre Nade. Nade vì một lý do gì đấy rất thù địch với Liên Xô, mặc dù ông đã sống lưu vong và làm việc trong Quốc tế cộng sản. Rakosi giải thích cho chúng tôi rằng Imre Nade luôn luôn giữ vị trí cực hữu trong Đảng, mặc dù được coi là một người cộng sản và cũng có chân trong ban lãnh đạo Đảng cộng sản Hungary và sau này là Đảng công nhân Hungary.

Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ đến Liên Xô. Hình như, tham gia Đoàn đại biểu Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và Khang Sinh. Hiện nay Đặng Tiểu Bình đang bị thất sủng, và tôi không biết gì về số phận của ông, còn Khang Sinh với chúng tôi có quan hệ rất xấu, trong ban lãnh đạo Trung Quốc ông là người có tư tưởng thù địch lớn nhất trong quan hệ Liên Xô và ĐCSLX. Lưu Thiếu Kỳ là người dễ chịu, với ông có thể theo tình người xem xét các vấn đề và giải quyết chúng. Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng uỷ quyền tôi tiến hành các cuộc thương thuyết. Đoàn đại biểu chúng tôi có cả Ponomarev. Chúng tôi tiến hành hội đàm suốt đêm, bàn luận những biến cố, xem xét những phương án, suy nghĩ rằng những cái phải thực hiện?

Vấn đề trở nên gay gắt: chúng tôi phải thực hiện hay không thực hiện ở Hungary một hành động quân sự hoặc không? Nếu không, dựa trên cơ sở nào, vì bọn phản cách mạng sẽ làm om xòm, nhiều người lưu vong từ Viên quay về Budapest và giành lấy sự lãnh đạo đất nước vào tay mình. Ở ngay Budapestе, trong thời gian này, có Mikoyan và Suslov. Họ báo cho chúng tôi rằng ở đáy xảy ra bắn nhau, triển khai giao chiến. Tại các vùng khác của đất nước không quan sát được, ở đấy là yên hơn và không thể hiện đặc biệt gì sự thù địch trong quan hệ Liên Xô và những người lãnh đạo cộng sản Hungary.

Cùng với Lưu Thiếu Kỳ xem xét tình hình xảy ra, khá phức tạp ở Hungary, chúng tôi cảm thấy sự tín nhiệm tuyệt đối lẫn nhau: Đoàn đại biểu này tới đoàn khác, từ Đảng này đến Đảng khác. Chúng tôi trong quá trình hội đàm đi đến điều này điều khác, cách giải quyết này, cách giải quyết khác, thay đổi chúng đôi lần trong đêm. Lưu bấy giờ chưa bị gắn với Mao, ông đưa lại cho Mao những quan điểm của chúng tôi. Và, theo thường lệ, chúng tôi nhận sự đồng thuận với quan điểm như thế. Dù rằng quan điểm bị thay đổi, Mao cũng không đồng ý với cách giải quyết, mà chúng tôi thảo ra, đề nghị, khi hội đàm, nếu có thể nói như thế, đó là một hội đồng hỗn hợp Xô-Trung về vấn đề Hungary. Chúng tôi kết thúc trong đên, quyết định không dùng vũ lực ở Hungary và để cho sự kiện tự phát triển. Chúng tôi muốn tin rằng lực lượng bên trong là đủ mạnh để nắm lấy bên trên, phục hồi trật tự và không cho phép bọn phản cách mạng cướp chính quyền. Trong một đêm thay đổi ý kiến đôi lần: khi thì Liên Xô, khi thì rung Quốc đề nghị dùng quân đội phía kia - ngược lại. Tuy nhiên, cho dù dao động và cãi nhau, mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu này và đoàn kia rất tốt, trên cơ sở tin cậy hoàn toàn và chân thật.

Chúng tôi họp ở nhà nghỉ cuối tuần của Stalin, ở Lipka, nơi ở của Đoàn đại biểu Trung Quốc. Họ về nước sáng hôm sau, và quyết định quân đội xô viết không kéo vào Hungary. Và ngay sáng đó chúng tôi nhận được thông báo từ Budapest, bọn phản­ cách mạng bắt đầu tàn sát đúng nghĩa đen: họ treo ngược những người cộng sản, đặc biệt các Chekist và các nhà lãnh đạo Đảng, tiến hành một cuộc trấn áp tàn khốc, dã man trấn áp. Các uỷ viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng, một lần nữa được đánh thức. Sau đó quyết định dùng vũ lực. Nhưng với Trung Quốc chúng tôi từng thoả thuận là chúng tôi không dùng vữ lực, và Lưu truyền điều này vào Bắc Kinh từ sớm hơn. Liệu một phía là không tốt nếu đã thoả thuận với phía kia mà bây giờ làm ngược lại. Lưu Thiếu Kỳ lẽ ra về Trung Quốc vào chiều ngày hôm đó. Và chúng tôi thoả thuận với Lưu Thiếu Kỳ là chúng tôi đến sân bay sân bay Vnukovo sớm hơn và chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc hội đàm chung. Chúng tôi nói rằng chúng tôi muốn quay lại vấn đề, mà chúng tôi đã từng ngồi suốt đêm.

Chúng tôi đến trước, thành phần đày đủ các uỷ viên Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương, Đoàn đại biểu Trung Quốc đến sau. Trong một phòng riêng chúng tôi tiến hành hội đàm, giải thích những nguyên nhân thay đổi quan điểm của chúng tôi. Lưu Thiếu Kỳ đồng ý, lối thoát khác, hình như không có, đi đến biện pháp cứng rắn. Ông tin rằng những Đảng cộng sản anh em và nhân dân Hungary hiểu được rằng đây là một hành động bắt buộc, vì lợi ích giai cấp công nhân, vì lợi ích của các lực lượng tiến bộ. Thậm chí khó lường được hậu quả có thể do phản cách mạng gây ra ở Hungary.

Đoàn Trung Quốc bay về. Chúng tôi rất hài lòng bởi cuộc đi thăm của họ, không tính đến sự va chạm trong mối quan hệ giữa các Đảng chúng ta. Sau việc lập lại trật tự ở Hungary, Chu Ân Lai bay đến Moskva. Từ đó ông bay đến Warsawa, và Budapest, còn sau đó, theo tôi, đến Belgrad. Sau đánh tan cuộc nổi loạn phản cách mạng ở Hungary, những mối quan hệ của chúng tôi với Nam Tư bị xấu đi, mặc dù việc sử dụng vũ lực, các đồng chí Nam Tư đồng chí, đứng đầu là đồng chí Tito, đã hoàn toàn đồng ý với chúng tôi và hoan nghênh hành động như thế. Chúng tôi cùng với Malenkov bay ngay sang gặp Tito và khuyên có nên dùng vũ lực hay không.

Chúng tôi rất hài lòng cuộc đến thăm của Chu Ân Lai. Chúng tôi cũng căng thẳng với Ba Lan, còn với Trung Quốc thì không có. Và chúng tôi xem Trung Quốc là người trung gian tốt bụng có thể làm giảm bớt căng thẳng giữa các Đảng cộng sản Liên Xô, Ba Lan, và Hungary. Mặc dù không phải mọi việc bình yên cả với Nam Tư, nhưng chúng tôi cho rằng phải cứ tiếp tục làm xấu quan hệ nữa, tìm kiếm con đường bình thường hoá bình thường hoá chúng và thiết lập mối liên lạc anh em giữa các Đảng cộng sản. Chu Ân Lai đến Liên Xô với tâm trạng tốt. Nhưng tôi nói rằng có xuất hiện một ngọn gió lùa nào đấy, tựa như cảm thấy khe hở nào đấy, mà họng súng xuyên qua nó. Có thể đây là kết quả căng thẳng tri giác chúng tôi? Trong đó không xuất hiện cụ thể, đơn giản chúng tôi cảm thấy một làn gió lạnh trong những ngữ điệu. Chu Ân Lai, nói một cách mộc mạc, giờ đây phát biểu sự phân tích của mình một cách tự do hơn hơn là trước đây, khi chúng tôi gặp và thảo luận với ông.

Chúng tôi đi đến điều này với sự hiểu biết. Chính lỗi làm xấu quan hệ với Ba Lan và Hungary nằm ở Stalin, nghĩa là, cũng nằm ở chúng tôi. Stalin đẻ ra những quan hệ như thế, và chúng có một lúc nào đó phải bị chọc thủng, không thể đi qua mà không để lại dấu vết. Giờ đây chúng tôi trả giá cho những việc làm đẫm máu trước đây, ông đã dậy giới lãnh đạo Ba Lan và Hungary. Chúng tôi cần hiểu đúng vị trí của mình, sự kết án phương pháp bạo lực, sự kết án sự xấu xa của Stalin, muốn phục hồi những quan hệ bình thường và anh em và trên cơ sở bình đẳng, muốn xây dựng những quan hệ chúng ta trên cơ sở tôn trọng nhân dân tất cả các nước và sự lãnh đạo các Đảng cộng sản của họ.

Những mối quan hệ cần phải được bình thường hoá chính trên cơ sở mới. Vì rằng trước đây Stalin coi mình là một người, có quyền ra lệnh, đặt ra luật lệ trong phong trào cộng sản, mà những người còn lại phải lắc lư đầu, như là những cái mũ, nhìn ông và trong cổ họng chỉ lặp lại:

- Vâng, đúng, tài tình! Hoàn toàn đồng ý!

Lúc đó không cần hơn nữa. Nhưng bây giờ cần phải có những những quan hệ khác. Nếu tạo ra sự bình đẳng, tiếp theo, phải học nghe những nhận xét không dễ chịu, biết xấu hổ với những phương pháp mà Stalin dùng. Tất cả điều này trở nên dễ dàng trên đôi vai chúng tôi. Stalin làm cái gì thì phải chịu cái đó sau khi ông chết.

Trung Quốc đóng vai trò tích cực ở đây. Nhưng chúng tôi tự cảm thấy không hoàn toàn là tốt và thấy, rằng những người lãnh đạo Trung Quốc có khang khác trong các cuộc hội đàm xem xét những vấn đề chung. Nhanh chóng đi đến bình thường hoá quan hệ với Ba Lan. Ở đây xã hội công lao to lớn của đồng chí Gomumka, Sirankevich, Slykhansky và những người khác, nắm quyền lãnh đạo ở Ba Lan. Sau dẹp bọn phản cách mạng ở Hungary ở đó tình hình cũng tương đối nhanh chóng được bình thường hoá. Các đồng chí Hungary có quan điểm lớn với việc dùng lực lượng quân sự chúng tôi để loại bỏ bọn phản cách mạng, vì chính ở đó xuất hiện phản cách mạng ở dạng thuần tuý nhất. Tuy nhiên một số khó khăn đã được ghi nhận trong các Đảng anh em. Một số viên Đảng cộng sản Pháp và Italy và một loạt những Đảng viên khác không hiểu bản chất vấn đề và công khai lên án hành động của chúng tôi ở Hungary. Với Nam Tư chúng tôi cũng đạt được tiến bộ trong việc bình thường hoá quan hệ. Cả chúng tôi, cả Nam Tư từ phía mình làm tất cả mọi việc có thể làm đối với việc này.
Xây dựng nhiều hơn và tốt hơn!



Tuổi thơ trẻ tôi chưa hề tham gia việc xây dựng nào. Tuổi thanh niên cũng vậy. Nói chung ở công nhân luyện kim lành nghề nước Nga, quan hệ với xây dựng là hơi được trọng vọng. Quan hệ này hình thành hình như do máy móc xây dựng tương đối thô sơ trước cách mạng. Vôi, đất sét, gạch, xẻng, rìu - là những vật liệu và dụng cụ chính trong việc xây dựng thời đó. Thợ luyện kim theo mức kỹ thuật này, có vẻ tiên tiến hơn. Công việc xây dựng - phận của người nhà quê. Người nhà quê trở thành thợ nề, thợ mộc, thợ bàn ghế. Công việc của thợ mộc được coi là ở thợ xây dựng lành nghề hơn. Nhưng những người làm nhà, xây tường gạch và thực hiện công việc mộc, vẫn như trước đây được coi “nhà quê.

Nhận thức giai cấp ở họ không cao, và họ không hiếm khi bị công nhân lành nghề nhạo báng, hiếm hoặc hầu như không tham gia bãi công và không hiểu họ cần gì. Dù sao chăng nữa, công nhân xây dựng bắt đầu bãi công, xuất hiện chuyện tiếu lâm: Họ tới gặp chủ nhân và nói:

- Ông chủ, chúng tôi sẽ bãi công.

- Vì cái gì?

- Sau khi chúng tôi làm việc.

- Các anh muốn gì?

- chúng tôi muốn hoặc cho thêm ngày làm việc, hoặc rút bớt tiền lương.

Thì ra họ đã nghe, thợ lành nghề đấu tranh về ngày làm việc vàtiền lương, nhưng họ nói ngược lại. Chủ nhân trả lời:

- Các bạn trẻ, cho thêm ngày thì không thể, cái đó phụ thuộc vào Trời, ông ấy cho ngày và đêm. Nhưng bớt tiền lương thì tôi có thể.

- Cám ơn ông chủ!”.

Chuyện đùa như thế kể về những người nhà quê đến thành phố kiếm ăn. Như thường lệ, họ là công nhân theo mùa, và công việc xây dựng cũng theo mùa. Nhưng cũng có chuyện đùa khác, cũng lan truyền trong thời gian này. Một thợ xây dựng ở bên trên đang xây gạch, người thứ hai đi xuống dưới. Người bên trên quát:

- Vanka, lấy vật liệu!

- Vật liệu gì?

- Xô nước.

- Không có, có con bò đến và uống hết rồi.

Trong môi trường vô sản, nơi tuổi thơ tôi trải qua, uy tín lớn nhất chính là nghề thợ kim loại - thợ nguội, thợ tiện, thợ luyện kim. Tôi chọn nghề thợ nguội. Nhưng công việc xây dựng ở mức độ nào đấy gắn vào chỉ sau nội chiến, khi tôi công tác Bí thư Quận uỷ và sau này lãnh đạo Đảng uỷ khu vực. Nước Nga xô viết bắt đầu công việc phục hồi kinh tế. Tôi không đi sâu vào công việc này vì tôi xem nó là thô sơ. Máy móc và vật liệu vẫn còn lại dở dang. Văn hoá và mức kỹ thuật xây dựng tăng chậm.

Theo học tại Học viện công nghiệp, tôi vào khoa luyện kim đen. Sau đó người ta thành lập khoa công nghiệp xây dựng, hiệu trưởng là bolsevich lão thành Kaminsky. Cách đây không lâu vợ ông gọi điện cho tôi và chúc mừng ngày sinh của tôi, và cùng nhớ về những năm thôi theo tại Học viện công nghiệp. Kaminsky so với chúng tôi khi đó được coi là ông già. Vợ ông chả tội tình gì mà ngồi tù nhiều năm vì là vợ “kẻ thù nhân dân”. Tôi kính trọng cao chồng bà, còn khi tôi được bầu làm Bí thư đảng bộ Học viện công nghiệp, tôi với ông thường gặp nhau về vấn đề học tập giảng dạy. Đây là chuyên ngành, vì rằng sau khi thành lập khoa công nghiệp-xây dựng, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra quyết định chuyển các các sinh viên khoa khác về đây- công nghiệp, luyện kim và dệt. Ban đầu người ta hỏi:

- Ai tình nguyện?

Tôi không nhớ số người có nguyện vọng về cũng bằng số người ở các khoa khác. Việc chuyển này theo đường lối của Đảng và tuyên bố chọn thêm.

Khi đó học nghề xây dựng, trong số này có cả tôi: thực tế vẫn như trước đây. Lúc ấy tôi chưa hiểu biết tầm quan trọng của nó. Và chỉ từ năm 1932, tôi công tác Bí thư thứ hai thành uỷ Moskva, thì từ lúc đó và cho đến cuối những hoạt động của mình, tôi hài lòng số phận mà tôi gắn liền nghề xây dựng. Xây cất nhà ở, xí nghiệp, chỉnh đốn kinh tế công cộng, khai phá đường, xây dựng xe điện ngầm Moskva - điều này là sôi nổi và khó khăn đến nỗi nó làm tôi cuốn hút và say mê. Nhưng say mê không phải nghề xây dựng làm tôi say mê, mà là dạng hoạt động mới. Chính là việc trang bị các xí nghiệp mới và tổ chức dịch vụ - đó là thể hiện cụ thể tư tưởng của Lenin xây dựng CNXH. Tư tưởng này không chỉ nằm ở lý thuyết suông. Chủ nghĩa xã hội hấp dẫn là ở chỗ cần cung cấp sự thừa thãi vật chất cho người lao động. Không có vật chất, cũng không có CNXH. Vì thế giai cấp công nhân và là sự thôi thúc chủ chủ lực đấu tranh với xã hội cũ và vì sự xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Việc làm quen cụ thể của tôi với xây dựng khi đó là giải quyết vấn đề tổ chức để xây dựng nhà máy, xí nghiệp, nhà ở, dịch vụ, trường học, bệnh viện - mỗi người ai cũng cần.

Dạng hoạt động này của tôi phức tạp hơn khi tôi tiếp theo đó thành Bí thư thứ hai thành uỷ Moskva Đảng cộng sản(b) toàn Nga, Bí thư thứ hai tỉnh uỷ Moskva. Tại Đại hội 17 Đảng cộng sản(b) toàn Nga tôi được bầu là uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Đối với tôi, tham gia công nghiệp hoáи đất nước сtrở thành niềm say mê, đồng thời bằng công việc cụ thể, tôi yêu thích nó và cống hiến tất cả cho nó sức lưkc mình. Ở tôi không có một cuộc sống khác, ngoài công tác Đảng. Tôi quan tâm xây dựng tổ chức Đảng, nhằm mục đích xây dựng CNXH ở Liên Xô. Nhưng nghề xây dựng vẫn còn dựa vào máy móc khá thô thiển. Nếu bây giờ có cần cẩu tháp, khi đó chúng tôi dùng “con dê” - một dụng cụ buộc vào vai, còn trên lưng là tấm gỗ đặt vật liệu xây dựng. Một công việc nặng nhọc. Người khom lưng và tay đỡ dụng cụ, đi từ tầng này đến tầng kia, mang gạch, vôi hoặc vữa. Phương tiện nâng của chúng tôi là như thế. Sau đó chúng tôi làm một dụng cụ nâng: đưa vật liệu lên tầng trên bằng một phương tiện cơ khí sơ sài tựa như tời.

Mặc fù nặng nhọc thế, bản thân công việc cũng lôi cuốn ở chỗ anh lập tức nhìn thấy: một ngôi nhà mới xây xong và cho người ta một căn hộ. Sự thật họ ngay lập tức ở đầy, bởi vì nhà ở xây còn ít. Tiền chủ yếu để xây dựng xí nghiệp công nghiệp. Không có đội ngũ được sinh ra bởi cách mạng tháng Mười, không thể đưngs vững trong vòng vây chủ nghĩa tư bản. Ở Moskva bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất ô tô lớn, có nhiều thợ phân xưởng; nhà máy vòng bi, “Dầu kh픓, “Phay”, nhà máy máy bay (nhà máy №30). Thậm chí không thể tính được tất cả những gì đã đổ ra. Người ta sống điều kiện thiếu thốn, nhưng có nhiệt huyết chấp nhận tham gia xây dựng. Sau đó xây dựng xe điện ngầm. Cái này cũng lôi cuốn tôi. Sau giờ làm, tôi về nhà qua hầm xe điện ngầm và đi làm cũng qua xe điện ngầm, hơn nữa cái chính là tôi được trao theo dõi việc xây dựng này.

Thực tế tôi bị biến thành người lãnh đạo tổ chức chính trị của xí nghiệp “Xây dựng xe điện ngầm” mà không có chức danh trong đó. Sau khi kết thúc đoẹt đầu xây dựng xe điện ngầm, năm 1935 tôi được tặng huân chương đầu tiên trong đời, là huân chương Lenin số thứ tự №110, lúc ấy là một phần thưởngо cao quý nhất. Huân chương này đặt ra năm 1930 và sau năm năm mới chỉ có 109 người được trao tặng. Khi đó người ta hà tiện thưởng huân chương này. Một phần thưởng được coi như vinh dự. Sau đó huân chương Lenin được thưởng tràn lan và nhiều hơn, cái đó làm giảm bớt ý nghĩa của nó. Giảm bớt - không nghĩa là không có giá trị. Không, huân chươnmg này vẫn được đánh giá cao đến cả bây giờ, nhưng khi có nhiều khả năng nhận, nó rạng rỡ không phải vì óng ánh mà đối với những người xung quanh và đối với người được thưởng.

Tôi nhớ, chúng tôi khởi đầu xây dựng nhà máy bánh mỳ ở Moskva. Tại thủ đô chỉ có một số xưởng nhỏ làm bánh, thông thường, ở những tầng dưới bẩn thỉu của những ngôi nhà đầy gián và “những thứ tuyệt đẹ” khác. Người ta nhào bột bằng tay, rất mất vệ sinh và còn những thứ gì nữa chỉ có Trời mới biết… Nếu như mọi người nhìn, bánh mỳ được làm như thế nào, thì ăn mất ngon. Chúng tôi say mêл xây dựng nhà máy bánh mỳ và mua về Moskva một số máy móc ở nước Anh. Sau đó kỹ sư Marsakov thiết kế nhà máy. Trước đây ông làm việc ở “Ngọn cờ đỏ”, nơi chế tạo thiết bị cho nhà máy bánh mỳ. Theo đồ án của ông, cũng xây dựng thiết bị cho nhà máy bánh mỳ №5. Hình như, nhà máy vẫn còn vận hành cho đến bây giờ. Sau đó người ta tặng tên tôi cho nhà máy, và nó mang tên tôi cho tới lúc chúng tôi quyết định ngừng đặt tên các nhà lãnh đạo đất nước và những người hoạt động xã hội-chính trị khi còn đang sống cho các thành phố, xí nghiệp, nông trang và v.v. Đây là đề nghị của tôi.

Tất cả chúng tôi khi đó say mê chỗ nhìn thấy nhà máy bánh mỳ №5. Ở đó tất cả quá trình sản xuất đều tự động: cân đong bột, nước, muối, sau đó khuấy, nhào bột, cắt, định hình bánh. Đặt vào lò, lấy ra khay, chở đến kho cũng được cơ giới hoá. Thời ấy, đã đạt cơ giới hoá cao vượt, mức nhà máy bánh mỳ, mà chúng tôi mua ở Anh Anh. Ít lâu sau, A. М. Gorky từ Ý quay về Liên Xô. Ông thích thú với công việc xây dựng ở Moskva. Chúng tôi và Kaganovich, cùng ông, cùng nhau đi đến các công trường, nhà máy, xí nghiệp. Gorky từng là thợ bánh mỳ và thăm xí nghiệp. Tại nhà máy bánh mỳ №5 ông quan sát lâu, máy tự động bắn ra những chiếc bánh mỳ. Nước mắt ông chảy ra, những giọt nước mắt sung sướng khi nhớ về những gì mà ông chưa khi nào nhìn thấy, và bây giờ điều kiện lao động thay đổi. Còn nhiều thời gian khó khăn để đảm bao vật chất cho những người đã sống bẽa ra bữa cháo, mà vẫn phải làm việc như điên. Không phải là những biểu hiện hoàn toàn ca ngợi, nhưng trong thời gian ấy, điều này được hiểu theo khía cạnh tốt: lao động quên mình, coi thường thu nhập cá nhân, xây dựng, xây dựng và xây dựng cho xã hội, không cần chú ý đến vật chất cho người tham gia xây dựng. Tất cả nhân danh CNXH, cho giai cấp công nhân, cho tương lai! Thời đó - hình mẫu cuộc sống khổ hạnh.

Có lần tôi không muốn so sánh điều kiện sống của công nhân trước và sau cách mạng. Tôi không cần so sánh, mặc dù biết rằng trước cách mạng sống tốt hơn, làm thợ nguội: lương cơ bản 45 rúp, trong khi bánh mỳ đen 2 cô pếc, bánh mỳ trắng - 4 cô pếc, nửa cân mỡ muối - 22 cô pếc, 1 cô pếc một quả trứng, giày chưa đến 7 rúp. So sánh làm gì? Khi tôi làm công tác Đảng ở Moskva, thì không bằng được nửa số vật chất đó, mặc dù có vị trí tương đối cao trong môi trường xã hội-chính trị. Những người khác còn nhận được ít hơn tôi. Nhưng chúng tôi nhìn về tương lai, và óc tưởng tượng của chúng tôi là vô bờ bến, nó thấm vào chúng tôi, gọi lên phía trước, cho cuộc đấu tranh để cái tổ cuộc sống. Đây là khí thế cao thượng, mà chúng tôi sự hào hứng cống hiến hoàn toàn, gần như không có cuộc sống riêng.

Dần dần tôi sâu hơn đi sâu vào nghề xây dựng và được thợ xây dựng công nhận là “người mình”, vì rằng tôi nghiên cứu tương đối nghiêm túc nghề của họ. Một cái gì đó thậm chí bản thân mang những cái mới vì sự tháo vát và làm chủ mức cao về kỹ thuật của công việc thợ nguội. Tôi chơi với các kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà thiết kế, đội xây dựng. Tôi đặc biệt say mê xây dựng cầu. Để bắc cầu qua sông Moskva tại thủ đô, chúng tôi quyết định vấn đề vận tải ở mức mong muốn. Đến bây giờ, khi tôi đi qua chỗ đó, tôi nhớ, những giọt mồ hôi sức lực của tôi đổ vào đó. Tôi nhớ rõ phiên họp phiên họp toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản toàn Nga (b), bàn về xây dựng Moskva. Tôi trở thành một trong những người tham gia giải quyết chúng. Lúc đó có ý định xây dựng xe điện ngầm và nước cho Moskva. Nước không đủ. Cần phải biến con sông Moskva chảy qua thành phố thành một đường giao thông và làm sạch các vật cản nó. Đúng là mọi thứ đổ vào sông Moskva. Anh cứ tự hình dung, chỉ toàn những mảnh vụn vật vờ nổi? Tôi và Chủ tịch Mossoviet Bulganin, dể xem con sông, ấy canô cảnh sát và đi vòng quanh dòng chảy của sông quanh thành phố. Sau đó giặt sơ mi của chúng tôi đến mức bốc ra bùn đất bắn lên từ mặt nước. Hình như, ở các lính thuỷ cũng tồn tại những thành ngữ là vàng thì chìm, còn đồ thải thì nổi. Chính nó làm cản trở con sông.

Bắt đầu xây dựng hồ chứa nước đầu tiên - Hồ Istinsk. Lúc ấy nước được coi là xây dựng công nghiệp, làm bằng cách thồ đất. Đến đó, chủ yếu, nông dân Belorussia đem theo ngựa, xẻng và những chiếc xe trên có giỏ. Nó chất đầy đất. Công cụ như thế để chở đất đi. Trong điều kiện hiện đại thì người ta dùng băng truyền hoặc xe ủi, còn khi đó sử dụng mang vác bằng tay hoặc kéo tay. Sau đó khởi đầu xây dựng kênh đào Moskva- Volga, một công trình lớn lúc đó. Nhưng sử dụng chủ yếu là các phương tiện thô sơ, còn người làm chủ yếu là tù nhân. Nếu họ là tù hình sự thì việc này đối với họ ở mức độ nào đấy thậm chí còn là nhân đạo. Họ cảm thấy rằng họ rơi tình thế như vậy và bị kết án trong nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhìn họ như nhìn vào sản phẩm của xã hội tư bản, và cho rằng họ thuộc những người đầu óc hủ lậu hoặc bệnh hoạn phải được chữa bằng lao động. lao động là phương thuốc chữa chạy cải tạo và thay máu cho họ. Trên kênh đào, tôi quen kỹ sư tuyệt vời Holid. Ông mất từ lâu, ông già hơn tôi nhiều. Holid đã áp dụng một số yếu tố công nghiệp hoá trong xây dựng mà tôi rất thích. Chẳng hạn, ông đưa vào phương pháp vận tải thuỷ. Sau đó nó được sử dụng tương đối rộng rãi, và bây giờ người ta sử dụng nó ở nơi hợp lý và hữu ích.

Khi đó kiến trúc sư trưởng Moskva là Chernysev, tốy bụng, thông minh, nhã nhặn và có văn hoá. Có thể thậm chí khá hiền như là đất. Tôi cũng nhớ kiến trúc sư Alabian, Mordvinov, Susev và Zoltovsky. Tôi rất kính trọng Mordvinov những là một cán bộ tốt và đồng chí tốt. Ông vào Đảng theo lý tưởng, mà không phải chạy theo để nhận lợi ích vật chất hoặc háo danh. Gây ấn tượng mạnh cho tôi là Susev và Zoltovsky - là hai chú cá voi công trình kiến trúc của chúng tôi. Một số người thích Zoltovsky, tôi thích Aleksey Vichtorovich Susev hơn, với ông tôi có những quan hệ quan hệ gần gũi sau này, khi ông về Kiev theo lời mời của tôi, và chúng tôi những cuộc hội đàm bổ ích về xây dựng thủ đô Ukraina. Đó là người rất thông minh, và biết đùa. Nhưng khi ở Moskva chúng tôi xem xét những thiết kế kiến trúc của trạm xe điện ngầm đầu tiên, thì ông là được nhận xét chúng, bởi vì ông không tham gia thi thiết kế. Uy tín của ông rất cao. Zoltovsky bị cuốn hút như là cố vấn, cũng không tham gia xử lý thiết kế đường xe điện ngầm đầu tiên.

Tôi nhớ việc tranh luận bản thiết kế của Formin, một kiến trúc sư danh tiếng và một học giả từ Leningrad. Lúc ấy có hai ngôi sao đụng nhau - Formin và Susev. Susev đến gặp giá chưng bày, nơi đặt bức thiết kế Formin, và bắt đầu cất lời phê bình những câu đại loại như thế này:

- Thiết kế này nói về cái gì nhỉ? Nó được các thợ vẽ làm, nhưng trông như một miếng thịt bò.

Formin ngay lập tức dường như bị bỏng, ông giật mình và xông vào tranh luận. Bây giờ mọi người sử dụng xe điện ngầm Moskva biết ga “Cổng đỏ” được làm từ những mảnh đá cẩm thạch đỏ xẫm, màu sắc của thịt bò ôi. Một miếng đá cẩm thạch như thế đấy. Một số khác ga khác làm bằng đá màu xám hoặc màu trắng điểm vàng. Có cả những tấm đá màu cà chua lấy từ các vùng khác nhau của đất nước. Vật liệu là đẹp, đặc biệt vào lúc ấy. Tất cả được khai thác bằng tay nên giá rất đắt, nhưng chính lẽ ấy xe điện ngầm giới thiệu đối với chúng tôi như chẳng quý lịch sử. Sự sửa sang nói nói chung là tốn.

Khi đó tôi mời các kiến trúc sư về Kiev để tham gia thi thiết kế xây dựng phố Kresatik. Tôi mời Susev làm cố vấn. Lúc đó không có lấy một thiết kế nào ban đầu được nhận để làm cơ sở phục vụ chọn lựa phương án mới xây dựng phố. Kresatik - là phố cổ, diễu binh và đẹp đẽ. Nó nằm ở chỗ dốc, ngày xưa gọi là dốc Kresat, vì rằng hoàng tử nước Nga Vladimir có một thời gian đó đánh đuổi người dân Kiev về Dnepr. Vì thế phố mang tên Kresatik. Sau thảo luận, đến vòng hẹp, các kiến trúc sư Moskva và Kiev hỏi Susev về Kiev. Aleksey Vichtorovich khi đó kể nhiều chuyện hay. Chuyện kể của ông được ghi âm, nhưng bây giờ tôi đánh mất băng rồi, tiếc quá. Susev đúng thật là yêu Kiev, và câu chuyện của ông là sự phản ánh bằng thơ của sự ham thích. Kiev xứng đáng điều này, nó cho mọi người một thời tiết dễ chịu, sảng khoái…

Khi Aleksey Vichtorovich đến Kiev, thì ông đến gặp tôi ở Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina. “Đấy, tôi đến để nói chuyện, nghỉ ngơi, đi dạo quanh Kresatik, thăm chợ, mua bánh, ăn, sau đó đi đến sông Dnepr, vượt qua đảo Trukhanov, cởi quần áo, nằm trên cát nóng, nghỉ ngơi tuyệt vời.

Tôi nghe sướng tai. Sau đó tôi hỏi ông về các đồ án. Ông phát biểu như thế này:

- Nikita Sergeyevich, được vấn đề thời gian. Người ta đôi không nổi giận về một đồ án mới được yêu thích, phê bình nó. Khi xây nhà hát kịch Kiev, bao nhiêu điều không tốt đẹp được viết, tốn biết bao nhiêu là giấy mực, còn bây giờ thì có quan hệ khác với toà nhà này. Nó trông cũng được, không có cái gì khác người. Thời gian trôi qua, người ta quen đi, thiết kế bắt rễ vào nhận thức khán giả.

Tôi đồng ý với ông.

Tôi có thể nói về toà nhà Hội đồng dân uỷ Liên Xô ở phố “Ochodnyi riad”, đối diện khách sạn “Moskva.

Người thiết kế là kiến trúc sư Langman. Ông làm việc ở Dân uỷ nội vụ Liên Xô, Yagoda. Khi thiết kế xong, Molotov gọi tôi - chủ nhân toà nhà tương lai và đề nghị đến Kreml, nói rằng Langman sẽ báo cáo về xây dựng ở “Ochodnyi riad”. Molotov muốn tôi tham gia xem xét, bởi vì tôi cũng tích luỹ một số kinh nghiệm trong việc này. Tôi cũng biết Molotov mời cả Zoltovsky. Sự tham gia của tôi, như một nhà chuyên môn, tôi coi mình là thừa, nhưng đến với sự thoả mãn. Trong phòng đầy những khung lớn chứa những đồ án chính và chi tiết. Molotov đề nghị Zoltovsky phát biểu trước. Ông nhìn thiết kế (mặt ông luôn luôn rầu rĩ, thản nhiên, nhăn nheo, chúng tôi gọi mắt ong là Giáo hoàng La mã) và nói rằng thiết kế chấp nhận được, những không gợi cảm. Và người ta hiểu ông nói cái gì: nhấc bản thiết kế và đặt lên chân:

- Có thể xây dựng toà nhà như thế được không? Có thể, nó không vỡ mộng, và thậm chí không ai nhận xét gì cả. Tiếp theo, thiết kế không có hồn riêng của mình, không có truyền cảm về mặt kiến trúc”.

Có thể tự hình dung, tác giả băn khoăn thế nào ông trở thành bị dồn, tuy nhiên phát biểu chống Zoltovsky cũng không dễ. Zoltovsky hoặc Susev phê bình ai đó, thì tác giả khó đỡ. Nhưng rồi việc xem xét đồ án kết thúc. Zoltovsky và Langman ra về, tôi và Molotov ở lại. Viacheslav Mikhailovich nói:

- Tôi nghĩ rằng thiết kế này dù sao chăng nữa phải chấp nhận.

Tôi không bực tức. Quả là, Zoltovsky phát biểu đúng, nhưng mỗi thiết kế tương ứng với giá trị cụ thể. Chúng tôi giả sử rằng, mỗi một toà nhà đặt một bức tượng nào đấy, vẽ mặt tiền bằng những nét xoăn hoặc thêm một cái gì đấy mà người ta tưởng tượng ra. Và sao nào? Toà nhà cũng như thiết kế ban đầu và không gợi ra chút băn khoăn trong đầu người qua lại. Ngược lại, nhiều người còn thích.

Tôi nhớ tới anh em kiến trúc sư Vesnyi. Họ thiết kế toà nhà công nghiệp văn hoá thương nghiệp. Formin lại được mời từ Leningrad để xây dựng ga “Rechnoy Vokzal” ở Khimky. Ga “Rechnoy Vokzal” bây giờ có dạng giống với chiến hạm Leningrad. Sau khi kết thúc xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư và công nhân ngày đêm đánh chén trong nhà ga rộng lớn. Tôi đánh giá cao kiến trúc sư Aleksandr Vasilievich Vlasov, người tự nhận là học trò Zoltovsky. Cuối chiến tranh vệ quốc tôi mời ông về Kiev làm kiến trú sư trưởng. Có lần chúng tôi với ông làm quen với nhau tại khu bảo tồn lịch sử trong thành phố Umam-dendropark “Sofievk”.

Công viên này được làm nguyên bản bằng tay những lính pháo đài. Chủ nhân “Sofievk” là bá tước Potosky. Vlasov yêu công viên này, bỏ vào đấy nhiều phác thảo, còn sau đó viết vẽ vào những bức vẽ ấy và tặng tôi. Bức tranh làm tôi nhớ về quá khứ và về Vlasov. Tất nhiên tôi không thể nhớ lại ở đây tên của tất cả các kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng, mà tôi làm việc và học ở họ nghề xây dựng.

Khi tôi giữ chức vụ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina, Stalin tôi cảnh báo:

- Tôi biết nhược điểm của ông trong xây dựng và kinh tế thành phố. Điều này có lợi và tốt trong những điều kiện của thành phố Moskva. Nhưng tôi muốn trao cho anh phương hướng đúng cho tương lai. Anh từ Donbass, say mê than, luyện kim, hoá học, hãy chú ý nhiều đến các ngành kinh tế này. Điều này rất quan trọng, nhưng bây giờ đối với Liên Xô vấn đề chủ yếu - nông nghiệp Ukraina. Ông phải quen dân và chú ý tổ chức nông trang và nông trường để có bánh mỳ, sữa và thịt. Hơn nữa dân Ukraina thích những buổi học này. Tất nhiên ông cần phải chú ý cả đến công nghiệp. Ukraina là một tổ hợp công nghiệp lớn, nhưng chủ yếy với ông ở đó sẽ là nông nghiệp. Than, luyện kim, hoá học - cũng được tổ chức sản xuất, trong đó cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật. Họ chịu sự lãnh đạo của trung ương, còn nông nghiệp bị xẻ lẻ nhiều, và ông phải chú ý nhiều.

Về thực chất tôi đồng ý với Stalin và chấp nhận chỉ dẫn của ông coi như trách nhiệm. Uy tín của Stalin khi đó đối với tôi là trên hết! vì thế tại Ukraina tôi ít để mắt vấn đề xây dựng và ít giao tiếp công việc kiến trúc-xây dựng những thành phố của Ukraina. Đúng là việc xây dựng ở Kiev trong thời gian đó là không nhiều. Moskva nhận phần béo bở đầu tư. Có một quyết định của nhà nước về kiến trúc lại toàn bộ Moskva, và nó nhận nguồn tiền và vật chất cần thiết không phải qua Liên bang Nga, mà trực tiếp. Uỷ ban kế hoạch nhà nước tách riêng khoản tiền xây dựng. Thủ đô Liên bang mà! Để làm việc này, có thể phải cấu bớt số tiền lớn từ những khoản tiền ít ỏi dự định xây dựng công nghiệp lớn. Phát triển trước tiên là củng cố sự hùng mạnh của iên Xô, còn nhu cầu tiêu dùng được tính toán ít đến mức không tưởng tượng được mức sống khó khăn thậm chí ở Moskva, chứ chưa nói đến các thành phố khác của đất nước.

Sau đó bùng nổ chiến tranh. Hậu quả chúng tôi nhận những đống thành phố và trung tâm công nghiệp đổ nát. Ở Kiev hơn nữa bị phá huỷ nhiều, cả phố Kresatik. Những toà nhà tốt, đứng ở đó trong thời kỳ không quên, đã bị phá huỷ, mặc dù một số được xây dựng trước chiến tranh vẫn còn nguyên (Dinh Hội đồng Bộ trưởng CHXHCN Ukraina. Sự thật toà nhà này dành chỗ cho Dân uỷ nội vụ, xây nó cũng là cơ quan này, còn thiết kế là Formin). Năm cuối cùng hoạt động nhà nước của tôi, tình cờ ở Leningad, tôi gặp kiến trúc sư Formin và hỏi ông:

- Ông có quan hệ với kiến trúc sư già Formin không?

- Đúng, ông ấy là bố tôi.

- Rất hân hạnh làm quen với con trai của một người bố nổi tiếng và đàng hoàng như thế, tôi với ông từng tốt với nhau.

Hay như việc xây dựng toà nhà chỉ huy bộ đội quân khu Kiev. Sau đó nơi này giao lại cho Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Ukraina. Ngôi nhà được giữ lại nguyên vẹn, chỉ có một số tầng bị cháy.

Phố Kresatik và quảng trường Khmelnisky bị phá huỷ hoàn toàn. Đặc biệt tôi tiếc toà nhà trường đại học tổng hợp có thư viện bị cháy. Tôi không thể biết được phân xử ai làm nổ và đốt cháy. Quân Đức nói rằng du kích ở lại thành phố làm điều này. Không ai giao cho du kích toà nhà như thế và tôi giả thiết rằng đây là mánh khoé của bọn Gestapo, cố gắng lái cơn giận của nhân dân chống du kích. Tôi đi vòng quanh Kresatik đổ nát. Tôi hàng ngày phải đi qua nó, phải nhìn những đống đổ nát. Phải phục hồi Kiev, làm gương cho các thành phố khác của Ukraina nơi cũng bị phá huỷ nhiều, đặc biệt tại Donbass.

Về sự phục hồi luyện kim và công nghiệp than cũng xuất hiện nỗi lo âu của các Bộ, phụ trách ngành mình. Các vấn đề kinh tế công cộng đè nặng lên vai các nhà lãnh đạo địa phương, phải chú ý nhiều hơn so với trước chiến tranh. Công việc lớn chúng khi đó tôi không có khả năng tiến hành. Chỉ cố hết sức xây dựng điều kiện tối thiêu sinh hoạt người dân trong những thành phố và làng mạc. Và chúng tôi tìm cách xây dựng một cách tiết kiệm, làm đại trà xây những khối tường gạch tốn ít gạch. Những khối tường này không có xi măng, không có vôi, vì thế tôi theo lời khuyên của các kỹ sư, giới thiệu vật liệu, xây cất những bức tường không đặc mà có lỗ rỗng. Chúng tôi tìm tòi khả năng xây dựng khu nhà ở sử dụng ít gạch. Việc xây dựng có thể không cao hơn bốn tầng, còn thường là hai tầng, và huống là ở ngoại ô. Chúng tôi chuẩn bị khôi phục Kresatik một cách nghiêm túc. Lúc ấy vật liệu thay thế trên khối tường không đúng theo lịch sử, vì thế chúng tôi hoãn lại chủ yếu cho tương lai, khi nào có đủ vật liệu tiến hành sự phục hồi toàn bộ.

Khi Vlasov thành kiến trúc sư trưởng Kiev, việc xây dựng đường xá tôi giao cho nhà tổ chức công việc năng động Stramentov, một kỹ sư ngành cầu đường, trong thời gian xây dựng kè đá bờ sông ở Moskva đã là một giám đốc liên hợp. Ông đề nghị đào dọc Kresatik một con kênh, xây bằng gạch, trong đó có thể đặt những ống thoát nước, để không thể làm vỡ đường khi bất thường. Ở Moskva tôi ngán ngẩm những đường phố rạn nứt, người này xây, người kia đào, sau đó lại phủ lên. Điều này luôn luôn gây cho mọi người một ấn tượng xấu, nhân dân phê bình chính quyền và họ làm đúng. Chúng tôi nhận công việc. Trên Kresatik trong ngày chủ nhật những người dân địa phương lao động, sau chúng tôi lấy tù binh Đức. Sau đó chúng tôi mở rộng Kresatik có thể so sánh với hồi trước trước chiến tranh.

Tôi băn khoăn vấn đề cơ giới hoá làm việc và xây dựng dầm trần. Trong thời gian xây dựng người ta đã làm dầm trần bằng gỗ, thì ở Kiev không có gỗ. Chẳng khi nào sấy gỗ cả. Dầm trần bị nấm làm hỏng, vì thế sau vài năm phải thay dầm trần, lại phát sinh khổ ải cho dân chúng. Chúng tôi quyết tìm dầm trần chắc chắn và bền lâu. Ở Ba Lan khi đó người ta đã làm xà dầm bằng khối gốm có cốt thép. Xà này chấp nhận tại trọng lớn và thực tế là bền. Chế tạo chúng - làm thủ công phức tạp, nhưng chúng tôi chấp nhận, bởi vì không có lối thoát khác. Lần đầu tiên cách này được áp dụng ở Kiev, Moskva vẫn chưa biết nó.

Ở Kiev có một kỹ sư tuyệt vời, Abramovich. Ông bây giờ ở đâu? Ông là nhà cơ khí-kỹ thuật, say mê về sứ. Ông và làm việc tại nhà máy sứ. Abramovich khoe tôi, những thứ đẹp làm bằng sứ. Chúng tôi tìm thấy nhau. Tôi say mê và không ít lần đến xí nghiệp ông. Ông biểu diễn cho tôi khả năng kỳ diệu: chế tạo những tấm gạch tráng men để làm và nhà vệ sinh phòng tắm, các khối trang trí mặt tiền. Tôi bảy ý tưởng mới: đất sét - vật liệu rất dẻo, và tôi hỏi ông:

- Liệu có thể làm những tấm đệm nén gạch men để có được những hình vẽ nghệ thuật, còn sau đó ốp toà nhà?

Ông trả lời:

- Tất nhiên là có thể.

Người ta chế tạo đệm sứ, xây nhà máy để nung nó. Khi ấy sử dụng kinh nghiệm của Tiệp Khắc và CHDC Đức. Sau đó và bắt đầu khôi phục Kresatik. Trong việc này chủ yếu là Vlasov. Sau này khi về Kiev, tôi luôn luôn đi quanh Kresatik và yêu nó, cảm giác thoả mãn rằng trong đó có mồ hôi của tôi.

Chúng tôi gặp khó khăn lớn khi phục hồi mỏ than Donbass và mỏ quặng, chủ yếu là công việc hầm mỏ. Không đủ gỗ cứng và xe để chở. Rừng tại Ukraina nhiều, nhưng xa. Người biết về chống lò bây giờ gỗ bị thối nhanh trong mỏ. Gỗ chưa khô bị nấm ăn mục ngay trước mắt.



Lúc ấy tôi nhớ về người quen cũ của tôi ở Moskva, giáo sư Mikhailov có ý tưởng cải thiện bê tông cốt thép. Ông làm khi đó làm về xây dựng bê tông cốt thép. Tôi mời ông về Kiev, nói với ông ta suy nghĩ của tôi về chế tạo bê tông cốt thép chống lò. Mikhailov xác nhận việc đó là đúng. Vì sao tôi lại hỏi chính ông? Vì rằng từ trước chiến tranh ông làm việc bê tông cốt thép. Vấn đề là ở chỗ cột bê tông cốt thép không quá nặng nề, có thể một hai người vác được. Phương tiện cơ giới khi đó chẳng có, và chỉ tính theo sức bê vác của người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét