Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

(1) HỒI KÝ KHRUSEV

Ngày 21.9.2013 dịch giả Nguyễn Học gửi email cho mình toàn văn bản "hồi ký Khrusev", kèm theo lời nhắn, trong đó có đoạn: "Tôi là người dịch cuốn Hồi ký Khruschev. Bản gốc của tôi dạng Word chắc chắc sẽ ít lỗi chính tả. Tôi gửi cho anh bản này để anh sử dụng và loại bỏ những lỗi do họ convert". Trân trọng cám ơn dịch giả đã vui lòng chia sẻ công sức dịch của mình cho các đọc giả Việt Nam quan tâm đến lịch sử Liên Xô (cũ) và từ đó ngẫm nghĩ đến lịch sử đất nước mình. Dưới đây là toàn văn bản hồi ký này.
HỒI KÝ KHRUSEV
Nhà xuất bản “VAGRIUS”, 1997
Nguyễn Học (dịch từ bản tiếng Nga) 
Vài lời của người dịch: 
1) Những bức hình trong bài này hoàn toàn do người dịch sưu tầm, chỉ mang ý nghĩa minh hoạ và tham khảo. 
2) Những chữ Đảng cộng sản (b) (với chữ b trong ngoặc) là viết tắt của bolsevich (đa số). Bạn đọc sẽ hỏi rằng Khrusev viết vậy là để phân biệt với Đảng cộng sản mensevich (thiểu số)? 
Xin thưa chưa bao giờ có cái gọi là “Đảng cộng sản mensevich”. Hồi trước, hai phái trong Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga tranh cãi về một điều lệ trong Đảng, dẫn đến bỏ phiếu. Phái do ông Martov cầm đầu luôn thắng trong cuộc bỏ phiếu (nhưng ông này không xưng là bolsevich), phái của Lenin có số phiếu ít hơn. 
Thế rồi lần bỏ phiếu cuối cùng, phái của Lenin hơn phái của Martov đúng một (01) phiếu, thế là Lenin “khôn khéo” gọi phái của mình là bolsevich và gọi phái kia là mensevich.

Về sau nhiều người thuộc phái Martov bị cánh Lenin loại bỏ và thanh trừng, phải chạy ra nước ngoài. Sau này Lenin đề nghị sau chữ Đảng cộng sản chua thêm chữ (b) với ý nghĩa nhấn mạnh hơn là phân biệt. Ở Việt Nam không xảy ra hiện tượng này, nên việc một số người tự nhận “bolsevich” là sao chép không chính xác.

Lời nhà xuất bản 
Toàn bộ bản viết của Khrusev lần đầu tiên công bố năm 1990-1995 trong tạp chí “Các vấn đề lịch sử”. Cuốn sách sử dụng ảnh của kho tài liệu nhà nước Moskva. Ảnh thời sự ITAR-TASS, bảo tàng S. P. Korolev, bảo tàng gia đình I. V. Kurchatov, tư liệu gia đình Khrusev, tư liệu P. M. Krimerman. 

Theo luật Liên bang Nga về quyền tác giả. Việc in lại sách hoặc một phần của nó bị cấm nếu không có sự được phép bằng văn bản của nhà xuất bản. Bất kỳ sự vi phạm luật sẽ bị xử theo thủ tục toà án.

© Nhà xuất bản “VAGRIUUS”, 1997 © R. Adzubey, B. Evreinov, S. Khrusev (người sở hữu), 1997 © A. Sevelenko, sắp bản thảo, 1997 © E. Velchinsky, thiết kế, 1997
.

Lời của Sergei Khrusev - con trai Nikita Khrusev 

Những đoạn trích từ hồi ký của Khrusev, bố tôi, chỉ là một phần những tư liệu, được ông đọc trong thời kỳ 1967-1971. Những tình tiết đó biến tôi thành người hiệu đính và lưu giữ bản thảo. Thời đó, việc giúp cha viết hồi ký đã gây ra một việc rất nguy hiểm. Chính quyền đã làm tất cả để hồi ký của Khrusev không ra đời được, nhưng họ cũng làm được, ít nhất, ở nước ta.


[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/1_SergeiKhrusev.jpg[/IMG]
[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/2_SergeiKhrusev.jpg[/IMG] 
[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/3_SergeiKhrusev.jpg[/IMG] 
[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/4_SergeiKhrusev.jpg[/IMG] 
[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/5_SergeiKhrusev.jpg[/IMG] 
[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/6_SergeiKhrusev.jpg[/IMG] 


Bây giờ tất cả đã thay đổi, nhưng việc xuất bản gặp phải những trở ngại khác, trước tiên là vấn đề tài chính. Nhiều người đã trình bày không đúng sự thật về phán xét chính sách cũ, động chạm không phải đến nhiều nước không phải hàng ngũ lãnh đạo đương thời, cho những độc giả đọc lướt. Bằng “sự muộn màng”, sự không thừa nhận của mình, hồi ký của Khrusev gần gũi với hồi ký của nhà cải cách khác của nước Nga S. Yu. Vitt. Những quyển hồi ký này khác được viết bối cảnh chống đối công khai hoặc bí mật của chính quyền. Những cuốn hồi ký này khác xuất hiện ban đầu ở nước ngoài, nhưng ở nước ta xuất hiện chậm hơn nhiều, sau những biến cố lịch sử, khi đó có sự phủ nhận kinh nghiệm chính quyền trước đây, có sự phủ nhận lịch sử đặc biệt ở đa số người thiển cận sống theo thói quen. Có cuốn hồi ký - khuôn mẫu cho thời đại, nói về đời tư. Kể về đất nước ở ngã ba đường. Có cuốn hồi ký khác - nhìn từ quá khứ, hướng đến tương lai. 

Nikita Sergeyevich nhận viết hồi ký, khi chính quyền nghiêm chỉnh đặt ra mục tiêu chạy tội Stalin. Giải pháp của họ, ông xem như không khôn ngoan, nguy hại cho đất nước.

Những khả năng của ông, đáng tiếc, bị hạn chế bởi máy ghi âm và ngăn kéo bàn nơi cất giữ bản thảo của mình

Phần hai bài nói của Nikita Sergeyevich tiết lộ cải cách đất nước sau chế độ Stalin. Phần này không chỉ nói về Đại hội 20, vạch ra tội ác của chế độ, đưa đất nước từ con đường chiến tranh sang con đường gai góc chung sống hoà bình, thoát khỏi chạy đua vũ trang để dần giải trừ quân bị, đảm bảo an ninh tổ quốc và đồng thời không cản trở phát triển kinh tế. Cuốn sách cũng kể về những thử nghiệm cải cách xã hội chúng ta, tìm ra cấu trúc kinh tế hợp lý, mong muốn nước ta thực hiện mơ ước của bố tôi - “đuổi kịp Mỹ”, nhưng không phải trong chế tạo tên lửa hạt nhân mà trong sản xuất những đồ dùng cho con người. Việc đầu tiên là ông muốn “nuôi” đất nước, ngang với Mỹ trong sản xuất thịt, sữa, bơ. Có bao nhiêu tiếu lâm về ngô (không những ngô, mà còn đậu tương). Sự định hướng những liên hiệp sản xuất lớn thực phẩm, bị phê bình kịch liệt trong thời gian đó, nhưng chính trên những liên hợp này, mà không phải ở trang trại tư nhân ở Mỹ, được chế tạo ở Mỹ, thịt gà, quen thuộc với người Nga “đùi Bush”, thịt lợn và thịt bò. Tất cả những chủ đề này còn đợi những nghiên cứu nghiêm túc. Dù có những sai sót, khi đó cũng đạt được nâng mức tiêu thụ dân chúng không cần sự thu hút nhập khẩu thực phẩm (loại trừ thảm hoạ năm 1963). Đáng tiếc, không phải tất cả đã nhận được, như mong muốn. Nhưng với tất cả những khuyết điểm sai lầm, các học giả phương tây coi Khrusev là người duy nhất trong số các nhà lãnh đạo xô viết thế kỷ 20, đưa đất nước vào tình thế tốt hơn khi ông nhận nó từ tay những người tiền nhiệm.

Xây dựng nhà ở. Nhà năm tầng, cấu kiện bê tông - ngắn gọn, “Khrusoby”. Vì sao lại chọn con đường này. Nikita Sergeyevich kể trong hồi ký của mình. Ông xem rằng khác đi thì đất nước không bao giờ thoát khỏi những căn nhà gỗ, thoát khỏi các nhà tạp thể đông người.

Cải cách kinh tế, cải cách từ Bộ đến nông trang nhà nước, từ quản lý tập trung từ theo lối trên xuống đến từng. Qua từng thời gian ông tiếp thêm những kích thích tích cực cho nền kinh tế. Đồng thời bước đi này phát hiện mâu thuẫn giữa mục đích sở hữu nhà nước và xu hướng tinh hoa khu vực. Cuộc cải cách kết thúc bằng sự khôi phục không tránh khỏi như trước, nhưng ngay bây giờ cấp Bộ, từ trên xuống dưới, tháp nông trang nhà nước - nông trang liên khu vực, nông trang toàn Liên bang.

Cải cách quân đội. Nikita Sergeyevich hiểu rằng về kinh tế chúng ta còn lâu mới so được với Mỹ. Trong điều kiện như thế tính đối xứng trong chiến lược quân sự, việc xây dựng quân đội cân bằng, hậu quả là chạy đua vũ trang dẫn đất nước tới sụp đổ kinh tế. Ông nhìn thấy lối thoát trong chiến lược quốc phòng bất đối xứng, khi an ninh tổ quốc được đảm bảo bằng một vài trăm quả (200-300) tên lửa hạt nhân xuyên lục địa, chỉ cần một quân đội chuyên nghiệp, trình đô cao, số lượng không lớn (dưới nửa triệu người). Và không có ý định đuổi theo Mỹ trong hải quân, không quân, xe tăng, lực lượng hạt nhân chiến thuật. Hàng tỷ đô la tiết kiệm được cần đưa vào phát triển kinh tế. Cuộc cải cách quân đội được bắt đầu ngay sau khi Stalin qua đời. Quân đội cắt giảm từ 5,5 triệu xuống còn 2,5 triệu. Ngừng việc xây dựng tai hại lực lượng hải quân trên mặt nước. Cắt giảm máy bay và pháo. Hoạch định giảm mạnh sản xuất xe tăng. Chính vì điều này mà giới quân đội không ưa ông.

Chính sách đối ngoại. Làm sao bảo vệ đất nước khỏi bị đe doạ? Nikita Sergeyevich thấy một con đường - buộc Mỹ coi trọng với Liên Xô, như bình đẳng. Trong điều kiện không bình đẳng về kinh tế có thể triệt tiêu việc này, do phản ứng tàn bạo của phía bên kia. Như thế đẻ ra khủng hoảng: từ vụ kênh Suez, 1956 đến vụ Cuba (Caribe), 1962. Nếu xâu chuỗi lại thì rõ ràng do sự cả quyết và thận trọng để người Mỹ công nhận đất nước ta là thành trì, đáng tiếc chỉ trong quan hệ quân sự.

Tôi không tự mơn trớn bản thân khi tin rằng tất cả theo đúng đánh giá của mình, một cái gì đó mà tôi coi định kiến. Tất nhiên ý nghĩ của tôi về thời kỳ ấy, về cha tôi - khách quan. Không thể khác được. Nói chung cũng có thể tồn tại suy nghĩ không khách quan?

Quá khứ đã lùi, nhưng không có hiện tại mà thiếu quá khứ. Chúng ta càng xem xét những bài học quá khứ, càng ít sai lầm trong tương lai.

Từ đáy lòng, tôi cám ơn L. N. Finogenvoa vì những công lao lớn của bà. Trong điều kiện hết sức khó khăn và thù địch, bà đã in những cuốn băng ghi âm lời của Khrusev

Tôi cám ơn A. Ya. Sevelenko về công việc chế bản in.

A. A. Iskenderov đã cho xuất bản toàn bộ cuốn Hồi ký trong tạp chí “Các vấn đề lịch sử”.

Cũng nhấn mạnh sự giúp đỡ của P. M. Krimermana, người bạn gái của gia đình chúng tôi, đã thu thập và chuẩn bị tư liệu và ảnh để in trong hồi ky. Cũng bày tỏ những lời tốt đẹp tới các phóng viên ảnh trong và ngoài nước đã cung cấp ảnh cho cuốn hồi ký của Khrusev.

Giáo sư Sergei Nikitich Khrusev

______________________________ 


Lời nói đầu

Các đồng chí của tôi từ lâu đã yêu cầu tôi và hỏi (không những hỏi, mà còn khuyên) viết hồi ký của mình, vì rằng tôi và nói chung thế hệ của tôi đã sống trong thời kỳ đáng nhớ: cách mạng, nội chiến và tất cả những gì liên quan tới quá độ từ CNTB sang CNXH, sự phát triển và vững mạnh (của) CNXH. Đó là giai đoạn quý giá. Tôi cũng một phần nào mạnh mẽ tham gia đấu đá chính trị từ những ngày đầu tiên vào Đảng. Tôi luôn giữ chức vụ nào đấy do Đảng cử. Chiến tranh, nội chiến và bảo vệ tổ quốc, tình hình trong nước đã được nêu nhiều trên báo chí. Nhưng vẫn còn những “đốm trắng” chưa rõ ràng. Đúng vậy, những “đốm trắng” này từ lâu tôi không sao hiểu được. Sau khi Stalin qua đời, khi chúng ta đã có khả năng tiếp cận kho tư liệu mật. Trước đây chỉ có sự tín nhiệm mù quáng mà chúng ta dành cho Stalin, và vì thế tất cả những gì làm được dưới sự lãnh đạo của ông ta đều được coi là cần thiết và duy nhất đúng. Khi chúng tôi bắt đầu ý nghĩ chút ít phê phán, thì chừng mực nào điều này có thể, phải rà soát những chứng cứ theo tư liệu lưu trữ. 

Tôi hiểu nỗi lo âu của các đồng chí của mình, đích thực khuyên tôi nhận trách nhiệm trước ngòi bút. Thời gian sẽ trôi đi, sự chính xác từng chữ của những người đang sống trở thành khối vàng. Hơn nữa, nhiều người đã ngã xuống, mà từng là gần gũi với người cầm lái con tàu lớn trong cải tổ đời sống xã hội-chính trị đất nước ta và chính người cầm lái có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên tôi phải làm, mà không sử dụng tư liệu lưu trữ thực tế. Điều đó khá phức tạp, vâng cả cả vị thế của tôi bây giờ, có lẽ, không thể.

Tôi muốn những chứng cứ sẽ được dẫn đúng sao cho thế hệ tương lai có thể kiểm tra. Tôi sẽ nêu nguồn tài liệu, họ cần thu thập để biết rõ thêm, để kiểm tra hiểu những chứng cứ. Ttôi đã xem xét từng vấn đề cấn lưu ý cho thế hệ tương lai, tất cả những chứng cứ đã được kiểm tra và được ghi dưới dạng văn bản, có thể sẽ được tiếp xúc với chúng. Bây giờ những tư liệu lưu trữ này không thể truy cập được, nhưng chúng sẽ trở thành tài sản của mọi người. Vâng, giờ đây tôi cho rằng đa phần tư liệu này không còn là bí mật nữa.

Tôi muốn phát biểu suy nghĩ của mình hàng loạt vấn đề, theo chiêm nghiệm, sao cho thế hệ tương lai của chúng ta tìm thấy từng lời về thời kỳ quan trọng và trách nhiệm nhất mà chúng ta đã sống, tạo ra một quốc gia hùng mạnh. Điều này đã làm được bởi sức mạnh chúng ta, sức mạnh nhân dân, đảng và những người lãnh đạo thời đó - những nhà tổ chức quần chúng. May mắn là tôi cũng trong số đó, ở những thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Từ những mầm nhỏ bé của Đảng cho đến tận cơ quan lãnh đạo cao nhất - Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ chính trị và Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao, chức vụ Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng và Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương. Tôi từng tham gia giải quyết nhiều vấn đề để biến nghị quyết được thông qua vào cuộc sống, tham gia chiến tranh vệ quốc. Vì thế tôi xem là trách nhiệm phát biểu suy nghĩ của mình.

Từ lâu tôi biết rằng chẳng có ý kiến nào làm vừa lòng mọi người nhưng, tôi cũng không đi theo mục tiêu đó. Mong muốn những ý kiến đó ở dạng này dạng khác được ghi lại và được trở thành thừa kế cho thế hệ sau. Những ý kiến như thế từng vấn đề, cả đúng lẫn sai. Điều này là tất nhiên. Không có gì mâu thuẫn ở đó cả. Chân lý được sinh ra trong tranh luận. Thậm chí trong một đảng Mác-Lenin, có cả những người có hiểu biết khác nhau, lương tâm khác nhau khi giải quyết từng vấn đề. Sống cùng năm tháng đòi hỏi sự tiếp cận mềm dẻo để giải quyết từng vấn đề, tôi biết rằng có thể nảy sinh những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhưng không làm tôi băn khoăn.

Tôi cho rằng sẽ có một phiên toà. Nhân dân sẽ phán xét, khi đã tiếp xúc với những tư liệu này và tự ra kết luận. Tôi không nghĩ rằng cái gì mà tôi nói là phải là chân lý. Không, chân lý thuộc về người trình bày những quan điểm khác nhau theo từng vấn đề khác nhau trong những thời kỳ khác nhau.

Vì vậy trước đây tôi đề nghị xin lỗi về việc đó là không đúng những gì độc giả có thể tìm thấy trong bản ghi của tôi. Đó là quan điểm của tôi, thế thì giờ đây tôi hiểu như thế, tôi cũng viết như thế. Tôi không muốn lợi dụng và vì thế tôi không muốn lờ đi, tôi không muốn che đậy, tôi không muốn chau chuốt, tôi không muốn tô vẽ hoạt động của chúng ta. Cái đó không cần lớp sơn này, vì rằng tự bản thân nó đã là to lớn.

Lý luận thiếu thực tiễn, là lý luận xuông. Chúng ta trên cơ sở tiến bộ nhất, lý thuyết Mác-Lenin khai phá con đường thực tiễn. Điều này rất phức tạp, vì thế thời kỳ đó không loại trừ sai lầm vô tình hay không vô tình. Như người ta nói, tha thứ hậu sinh chúng ta, tính rằng đây là thử nghiệm đầu tiên. Vì thế ông là người duy nhất, lại có người thứ hai lặp lại ông như thế. Hãy phán xét chúng tôi khi xem những điều kiện mà chúng ta đã sống và sáng tạo. Chúng tôi bắt đầu viết hồi ký để không bỏ lỡ những điều tốt đẹp trong lịch sử mà chúng ta, đảng, giai cấp công nhân và nông dân lao động không lặp lại những sai lầm mà tôi đã nêu, những tội ác được thực hiện nhân danh Đảng. Bây giờ rõ ràng đây là sự lạm quyền của nhà cầm quyền. Nguyên nhân xảy ra sự lạm quyền này được nêu rõ trong báo cáo tại Đại hội 20 và được lặp lại ở mức độ nào đấy tại Đại hội 22. Tôi cho rằng tất cả những gì được nêu theo lý do này đều đúng. Tôi sẽ kể về thời gian trước và trong thời gian chiến tranh vệ quốc và tiếp tục trình bày đường đi nước bước những biến cố, chừng nào tôi còn đủ sức.

Bắt đầu từ đâu nhỉ? Tôi nghĩ rằng phải bắt đầu từ Stalin. Vì sao? Sau đó, tiếp theo (nếu tôi còn được sống đến cuối) điều đó sẽ rõ. Còn nếu chỉ ở mức độ nào đấy đưa ra lời giải thích, thì có thể nói rằng lúc Stalin còn sống chúng ta người ta cho rằng tất cả những gì ông ta làm được là duy nhất đúng, khả năng duy nhất để cách mạng tồn tại, để cách mạng vững mạnh và phát triển. Sự thật về cuối đời, trước đại hội 19 và đặc biệt là ngay sau Đại hội, những người thân cận Stalin (có lẽ là tôi, Bulganin, Malenkov và ở mức độ nào đấy cả Beria), từng nảy sinh ngờ vực nào đó. Lúc đó chúng ta không có khả năng kiểm tra nó. Chỉ sau khi Stalin qua đời, ngay tức thì chúng tôi đủ lòng lòng dũng cảm mở bức rèm và nhìn vào bí mật lịch sử. Lúc đó tôi cũng biết một số sự kiện mà tôi muốn làm rõ.


Tại học viện công nghiệp

Nguyện vọng được học tại Học viện công nghiệp của tôi gặp phải sự chống đối. Trước đó Kaganovich đã chuyển về Moskva, làm việc ở Ban chấp hành Trung ương, người ta cử Kosior thế vào chỗ đó. Ở Kiev người ta cho rằng tôi là người thân cận với Kaganovich (điều này trên thực tế cũng đúng) và tôi cũng sẽ đi, vì lẽ tôi không muốn làm việc với Kosior và ủng hộ ông ta. Không phải như vậy. Tôi biết Kosior không nhiều, nhưng tôi kính trọng ông. Kosior là người tương đối nhũn nhặn, dễ chịu và hiểu biết. Tôi dám nói rằng trong quan hệ với mọi người, ông vượt trên Kaganovich, nhưng là một nhà tổ chức, tất nhiên, thua Kaganovich. Kaganovich, một người hoạt động hơn, trung thực hơn: thực chất là một con người mạnh mẽ. Thậm chí ông có thể bẻ gẫy cành cây khô, nhưng khi giải quyết công việc Ban chấp hành Trung ương đưa ra, ông là một người kiên quyết hơn Kosior.

Tôi cho rằng mình nên về Kharkov và giải thích với Kosior. Tôi nói với ông ta:

- Tôi đã 35 tuổi. Tôi muốn học. Hãy hiểu tôi. Tôi đề nghị Ban chấp hành Trung ương (Đảng cộng sản Ukraina) hiểu và ủng hộ tôi và đề nghị Ban chấp hành Trung ương giới thiệu tôi vào Học viện công nghiệp. Tôi muốn trở thành nhà luyện kim.

Kosior cũng nghĩ vậy và chấp thuận. Khi nêu vấn đề để tôi đi, Demchenko rất buồn và cố khuyên nhủ tôi ở lại, mặc dù ông cũng đồng ý rằng tôi muốn học. Lúc ấy tôi đã cảm thấy quan hệ chân thực của mọi người đối với mình.

Khi tôi đặt vấn đề xin đi học và đề nghị cho tôi đi, thì việc giải quyết không phải ngay lập tức được chấp nhận. Sau cuộc họp, một số đồng chí tìm đến tôi, nói:

- Quả thật anh muốn học, hay là anh muốn bỏ Demchenko ra đi? Anh hãy nói thẳng cho chúng tôi!

Họ đã nói ám chỉ rằng họ ủng hộ tôi, nếu tôi không bỏ Demchenko ra đi, và chồng chất những quan hệ xấu. Tôi trả lời:

- Không, tôi đề nghị hiểu đúng hộ tôi. Tôi và Demchenko có những quan hệ tốt nhất. Với một người như Demchenko, tôi sẵn sàng làm việc tiếp, nhưng tôi muốn học.

- Này, đấy là chuyện khác, chúng tôi sẽ ủng hộ anh.

Và tại cuộc họp sau, họ ra quyết định.

Tôi về Moskva. Ở đó cũng gặp khó khăn, vì rằng tôi không đủ thâm niên quản lý kinh tế. Tại Học viện công nghiệp đồng chí đã nói tôi sẽ không thích hợp với trường, và họ giới thiệu tôi đi học khoá Mác-Lenin thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng. “Còn ở đây, họ nói - học đường này dựng ra để dành cho những người quản lý, giám đốc”. Tôi lại làm phiền Lazari Moiseevich Kaganovich (ông là bí thư Ban chấp hành Trung ương) và đề nghị Ban chấp hành Trung ương ủng hộ tôi. Tôi đạt được nguyện vọng: được Kaganovich ủng hộ, và như thế tôi trở thành học viên Học viện công nghiệp.

Hồi đó, tôi dọn đến ký túc xá ở phố Pakrovk. Kaganovich cũng ở làm việc. Tôi cũng không biết văn phòng của ông nằm ở đó. Bấy giờ, đó là ký túc xá tốt: hành lang rộng, phòng riêng. Ngắn gọn, điều kiện lý tưởng. Học đường Học viện công nghiệp nằm ở phố Novo-Bauman, cũng không xa. Tôi không đi tàu điện, mà đi bộ qua Zemlanoi Val đâm thẳng qua một cái ngõ, hình như ở đó có toà nhà của những người bolsevich lão thành, sau đó rẽ xuống trái ra phố Novo-Bauman. Đi bộ như thế chừng vài phút: cuộc đi dạo nhỏ hàng ngày như vậy đấy.

Tôi bắt đầu học. Tại học viện, học viên từ các đảng khác nhau, trình độ cũng khác nhau. Nhiều người mới học xong trường làng và chỉ biết 4 phép tính, trong khi số khác có trình độ trung học. Còn tôi, đã học xong khoa công tác: cái đó cũng được coi là mức. Nhóm chúng tôi tập hợp những người khá khoẻ mạnh. Nhưng nhóm chúng tôi còn một, hai đồng chí kém về toán, và họ kéo nhóm tôi lùi lại. Chúng tôi là người lớn, kiên trì, vì thế không phải giáo viên thúc chúng tôi học, mà tự từng người cần giáo viên dạy họ. Nhưng cần có thời gian. Người ta không gọi học viên lên bảng mà chính học viên tìm tới giáo viên, làm khổ giáo viên, vì rằng anh ta không hiểu những công thức toán nào đấy. Chúng tôi họp lại và tức giận vì lẽ họ phải dựa vào chúng tôi và đây mới là giai đoạn đầu.

Đấy là năm 1929. Nhưng khi tôi theo học tại học viện vào mùa thu năm 1930 cũng gặp phải những hiện tượng như thế. Có rất nhiều người theo học ở đó, đặc biệt là những người muốn học cái gì đấy, nhưng trong điều kiện chính trị phức tạp buộc họ phải ngừng hoạt động về Đảng, về chuyên môn. Thế là họ cũng bỏ bê học hành. Học viện công nghiệp trở thành đúng nghĩa là tổ ấm cho những người như thế có thể ẩn náu, vì lẽ học bổng cao, nhà ăn rẻ và ký túc xá tốt: mỗi người một buồng, còn một số ông chủ danh tiếng có khả năng nhận hai buồng và sống cả gia đình ở đó.

Thời đó lãnh đạo Học viện công nghiệp Kuibysev là Chủ tịch Uỷ ban kế hoạch. Chà, còn cái gì hơn được chứ? Một người đáng kính và thế lực quả thật giúp Học viện công nghiệp. Vừa đúng thời kỳ đấu tranh gay gắt với “phái hữu”. “Phái hữu” phân bổ hoạt động của mình: Rykov, Bukharin, Uglanov. Họ tiến hành đấu tranh cũng rất mạnh. Lãnh đạo chi bộ Đảng Học viện ở trong tay “phái hữu”. Bí thư chi bộ là Khakharev, một người tương đối có uy tín, có thâm niên trước cách mạng, hình như, từ năm 1906 hoặc 1907. Ông vốn là người vùng Nize-Novgorod, một người nổi tiếng, hoạt động bí mật. Quanh ông ta là một nhóm người có thể gọi là những cận vệ lão thành. Nhưng nhóm này bị tổn thương: bản thân nhóm này xuất kích chống đường lối chung của đảng. Họ tập hợp quanh Bukharin, và ủng hộ ông ta, giúp ủng hộ Uglanov, ủng hộ Rykov chống Stalin và Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Chúng tôi từ miền Nam tới. Chúng tôi có đồng hương tương đối lớn (người vùng Donbass, người vùng Dniev, người vùng Luganka, vùng Artemov, người Kharkov). Cuộc đấu tranh nổ ra, tôi cũng khá tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh này. Chủ yếu, lúc đó tôi ủng hộ Tabakov. Sau này, ông cũng chết một cách oan ức, bị xử bắn. Tabakov là người Do Thái, một người cộng sản rất tốt. Tôi biết ông, khi ông là giám đốc một cung đường, còn sau đó - là giám đốc Liên hiệp sản xuất sứ cho luyện kim. Tại Donbass có nhà máy chế tạo gạch ốp chịu lửa dùng cho công nghiệp và dân dụng, chính Tabakov đảm nhận việc này. Tôi có quan hệ tốt với ông, ông dựa vào tổ chức vùng Yuzov, và chúng tôi cùng ông theo học tại Học viện. Chúng tôi một lòng theo Đảng, có những đồng chí khác ủng hộ chúng tôi, chẳng hạn Alliluev từ Viễn đông. Alliluev hình như bây giờ còn sống, nhưng hưu rồi. (Ông Alliluev này chẳng có mối quan hệ nào với ông Alliluev, bố vợ Stalin, đơn giản vì cùng họ). Chúng tôi còn có những đồng chí khác, cả một nhóm khá lớn, nhưng tất cả chúng tôi vẫn là thiểu số. Có thể tôi bị nhầm. Hình như, có một điều gì đó có liên quan đến chủ đề này? Chính tôi muốn nói về Stalin, về vai trò của ông. Nhưng điều này vừa hay lại có quan hệ trực tiếp với chủ đề trên.

Tại Học viện công nghiệp xảy ra cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối chung của Ban chấp hành Trung ương chống “phái hữu” và phái của Zinoviev, còn sau đó là khối tả (levak) của Syrsov - Lominadze. Trong cuộc đấu tranh này vai trò của tôi ít khi tách rời trong tập thể, và Ban chấp hành Trung ương nhìn điều này. Vì thế tên tôi nổi bật là một đảng viên tích cực của Đảng, lãnh đạo nhóm những người cộng sản và tiến hành đấu tranh chống nhóm Uglanov, Rykov, Zinoviev và Trotskist tại Học viện công nghiệp. Cuộc đấu tranh chính trị xảy ra rất mạnh. Chính ở đó phần đông tập hợp những đảng viên có thâm niên cách mạng, và cần nói rằng nhóm này rất đoàn kết: trong đó có cả những người có thế lực. Chẳng hạn, tôi nhớ đồng chí Makarov - vùng Donbass. Chính ông là giám đốc nhà máy Youzov (vùng Youzov), cũng là người vùng Nizegorod, một đảng viên từ 1905, một người rất thông minh và đáng kính. Chính thức thì Makarov không nói đồng lòng với “phái hữu”, nhưng ủng hộ hay chống “phái hữu” không bao giờ ông hé răng nửa lời. Hình như ông thoả thuận với “phái hữu” giữ một số bí mật để không bị những kẻ đối địch lôi ra. Có thể coi ông dường như đứng ở phía đường lối chung của đảng, thực ra bằng hoạt động của mình ông có khả năng củng cố sức mạnh nhóm Uglanov, Bukharin, Rykov.

Có thể nêu ra một chuyện đùa ở thí dụ như thế này. Việc bầu Đoàn chủ tịch hội nghị toàn thể Đảng bộ có lần mất cả buổi và phải để sang ngày sau. Tôi nhớ, mọi người đề cử tôi vào Đoàn chủ tịch, nhưng tôi biết hai ba lần tôi bị trượt và không được bầu. Khi tham gia bầu cử, tất cả những người ứng cử Đoàn chủ tịch phải lên diễn đàn nói tiểu sử của mình. Các ứng cử viên có ít thâm niên đảng cũng phải làm thế. Cuộc đấu tranh xảy ra như thế này. Quả thật người ta chọn vào ban lãnh đạo đảng bộ nói chung là đặc biệt. Đôi lần người ta đưa tôi ra, dù xuất ứng cử viên của tôi chẳng thể nào qua được. Nói chung phải bầu đi bầu lại Đảng bộ, vì rằng đấu đá dữ dội quá đến nỗi bị thay đổi nhiều.

Báo Sự Thật thường tiến hành chống “phái hữu”, và như thường lệ sau mỗi bài của báo thì hội nghị toàn thể của Đảng được triệu tập, rồi lại bầu lại Đảng uỷ. Nhưng “phái hữu” chưng hửng đến nỗi khi Khakharev không thể còn là bí thư đảng bộ Học viện công nghiệp, buộc họ đưa ra Levochkin. Levochkin, người vùng Briansk, lại là một nhân vật mờ nhạt, thực chất, cũng “phái hữu”. Vì thế cánh Đảng uỷ vẫn ủng hộ “phái hữu” tiếp tục cả sau khi bầu lại. Lại thêm một bài của “Sự Thật”. Lại thêm một hội nghị sóng gió, mất nhiều thời gian bầu Đoàn chủ tịch, cuối cùng họ chọn tôi vào và tôi trúng. Đoàn chủ tịch hội nghị đảng bộ Học viện công nghiệp, thực tế cũng là hội nghị toàn thể Học viện công nghiệp, vì ở đây tất cả đều là các đảng viên Đảng cộng sản toàn Nga (b). Phiên họp rất sóng gió. Việc ầm ỹ đã trở thành sự kiện, tôi sẽ kể bối cảnh diễn ra phức tạp trong thời gian ấy.

Đó là năm 1930. Đảng chuẩn bị Đại hội 16. Tại đó có hội nghị trù bị. Lại có những cuộc thảo luận rộng và sâu. Lúc đó “phái hữu” muốn loại gạt bỏ tôi khỏi cuộc thảo luận nên trước khi bầu đại biểu dự hội nghị đảng bộ khu vực, người ta nghĩ ra một cách. Chúng tôi, khi lãnh đạo nông trang mang tên Stalin vùng Samara, trích quỹ để mua nông cụ cho nông trang này. Thế là Đảng uỷ quyết định cử đại biểu trao công cụ cho nông trang viên. Tất nhiên “việc trao nông cụ” chỉ là ước lệ, vì chúng tôi không chở máy theo đơn giản là chúng tôi biết giá máy, thay vì mua máy nông cụ (máy gieo hạt, gặt đập liên hợp…) thì chúng tôi đưa một khoản tiền và trao cho đảng bộ nông trang mang tên Stalin. Lập ra đoàn đại biểu, gồm 2 người: tôi và Xasa Zdobnov. Zdobnov cũng học viên Học viện công nghiệp, người vùng Ural, một đồng chí tốt. Ông hình như về sau cũng chết trong “cối xay thịt” năm 1937.

Trên đường, tôi đọc cuốn sách mỏng viết về chiếc máy gặt đập liên hợp như thế. Chúng tôi đến nơi, tiến hành hội nghị và sống ở đó vài ngày. Thế rồi tôi cũng biết tình hình thật ở làng. Trước đó bản thân tôi không biết ngôi làng này, vì chúng tôi sống tại Học viện công nghiệp bị cách biệt với không khí thôn quê. Tới đó, chúng tôi gặp một trận đói thực sự. Những con người đói khát lê bước, như những con ruồi. Tôi nhớ lại cuộc họp toàn thể nông trang viên, chúng tôi phát biểu suốt cuộc họp có phiên dịch, vì rằng nông trang gồm toàn người Chuvát, họ chỉ một lời đề nghị chúng tôi cho họ bánh mỳ, còn máy móc chở cho họ thì chẳng gây ấn tượng: Những người này đói thật rồi, còn tôi lần đầu tiên thấy cảnh tượng ấy. Họ đưa tôi vào nhà một quả phụ. Nhà nghèo đến nỗi không có một mẩu bánh mỳ. Chúng tôi chia sẻ những gì mang theo trên đường đi với người goá phụ này.

Chúng tôi kết thúc công việc của mình, quay về Moskva, còn trong thời gian này vẫn họp hội nghị đảng bộ địa phương tại thủ đô. Đảng bộ chúng tôi cũng chọn ra 10 người hoặc hơn, tôi không nhớ bao nhiêu nữa. Đội học viên Học viện công nghiệp đông, tiêu chuẩn người đại diện không lớn, vì Đảng bộ Moskva so với các đoàn khác cũng không phải lớn lắm. Từ Học viện công nghiệp đến hội nghị khu vực đã bầu Stalin, Rykov và Bukharin. Tôi không nhớ Uglanov có được bầu hay không. Hình như, không phải, vì rằng danh sách ứng cử của ông ta quá bẩn thỉu. Bukharin Rykov đã được bầu làm uỷ viên Bộ chính trị. Chúng tôi cho rằng “phái hữu” đã gian lận trong cuộc vận động hành lang để đưa Rykov và Bukharin đến hội nghị thay mặt đảng bộ chúng tôi: họ bước ra với bản dự thảo, không hề tuyên bố gì, tất nhiên, nói rằng họ rút khỏi “phái hữu”, chọn từ đảng bộ chúng tôi đi dự hội nghị khu vực những lãnh tụ của đảng và nêu tên những ứng cử viên: Stalin, Rykov, Bukharin. Trong thời gian ấy, Bukharin và Rykov còn nằm ở mức, mà người ta không đưa ra danh sách ứng cử viên chính có lẽ họ là các uỷ viên Bộ chính trị. Vì thế khi phát biểu, bằng cách ủng hộ Stalin và đưa Rykov Bukharin, hình như không thấy sự ủng hộ trong Bộ chính trị. Người ta cũng bầu một số học viên Học viện từng ủng hộ “phái hữu”.

Khi Tabakov kể tôi nghe chuyện này, chúng tôi thẳng thắn trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề chính trị. Nói chung Tabakov là người đi trước và được chuẩn bị theo nghiệp chính trị. Một tiếng chuông cắt ngang. Người ta gọi tôi đi nghe điện thoại. Điều này khá lạ, vì rằng ở Moskva tôi không quen ai cả. Tôi đi tới điện thoại:

- Mekhlix, chủ bút “Sự Thật” đây. Anh có thể đến chỗ toà soạn tôi không?

Tôi nói có thể.

- Chuẩn bị ngay đi, tôi đến chỗ anh bằng xe riêng. Đến tôi ngay, tôi có việc với anh đấy.

Tôi trả lời:

- Được.

Vài phút sau, xe đỗ ở trước cửa ký túc xá Học viện công nghiệp. Tôi ngồi vào xe và đi đến “Sự Thật”.

Đây là cuộc làm quen đầu tiên của tôi với Mekhlix. Ông đọc cho tôi nghe bức thư gửi từ Học viện công nghiệp kể lại thủ đoạn chính trị đưa ra để bầu Đoàn đại biểu “phái hữu” nhân danh đảng bộ Học viện. Ai cũng biết rằng phần đông những theo học Học viện công nghiệp Moskva là các bolsevich lão thành, giám đốc các nhà máy, xí nghiệp, liên hiệp. Họ được bồi dưỡng và chuẩn bị trước nhằm nâng cao kiến thức kỹ thuật. Mekhlix đọc xong thư và hỏi:

- Ông có đồng ý với nội dung thư này không?

Tôi nói:

- Lúc đó tôi vắng mặt!

- Tôi biết rằng anh vắng mặt, nhưng nhận xét có đúng không?

- Hoàn toàn đồng ý, nó phản ánh thực tế.

- Ông có thể ký chứ?

- Ký là thế nào? Tôi không viết và cũng không biết ai là tác giả.

- Không, không, tên anh sẽ không có và thậm chí tên tác giả cũng không. Tôi tin anh, tôi đã nghe về anh và vị thế của anh. Nếu anh ký, thì có nghĩa là, bài này phản anh đúng bối cảnh phức tạp tại đảng bộ Học viện công nghiệp.

Tôi nói: “Được!” và ký.

Mechlix dùng xe của mình chở tôi về ký túc xá Học viện công nghiệp.

Hôm sau báo Sự Thật đăng bức thư này. Đó là sét nổ giữa ban ngày. Học viện công nghiệp thức giấc, lớp được triệu tập, tất cả các nhóm đảng viên đòi họp. Bí thư đảng bộ Levochkin buộc phải nó. Tất cả các ông chủ ở học viện là những người vô chính trị, nhưng số khác - có vẻ mặt đáng nghi. Tôi biết một người trong số những người đến từ vùng Donesk. Họ đến gặp tôi và nói:

- Anh lại gây hiềm khích phải không? Anh muốn gì vậy?

Tôi trả lời:

- Hãy nghe đây, anh chẳng hiểu cái gì hết, đây là “phái hữu”, họ kéo anh đi đâu?

Nhưng họ cũng chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, ai là “hữu” ai là “tả”.

Cuộc họp này là bão táp nhất. Ở phiên trước đó họ bầu tôi vào Đoàn chủ tịch, và tôi trở thành Chủ tịch cuộc họp. Có một nhóm ủng hộ Ban chấp hành Trung ương rất tích cực đã đấu tranh với “phái hữu”, thao túng đảng bộ, bởi những người lãnh đạo chủ yếu là “phái hữu”. Tôi không nhớ phiên họp kéo dài bao lâu. Nó kết thúc bằng cách bãi miễn tất cả các đại biểu, trừ Stalin, Rykov, Bukharin, và bầu đoàn đại biểu mới, trong số này có tôi, đi dự Hội nghị đảng khu vực. Như thế, mưu đồ của “phái hữu” cử tôi làm đại diện đảng bộ Học viện đi về nông trang, để gạt bỏ khả năng tôi được bầu đi dự hội nghị đảng khu vực và loại trừ khả năng tôi xuất hiện ở hội nghị đã bị thất bại. Ngược lại, nhóm này rơi vào thảm hoạ, tất cả những đại diện của họ bị triệu hồi, đi dự hội nghị khu vực Bauman đã bầu ra những người ủng hộ đường lối chung Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản toàn Nga (b). Điều này xảy ra vội vàng đến mức thư uỷ nhiệm gửi hội nghị khu vực mà chúng tôi nhận được và phân phối cho các đại biểu mới được bầu lại mang tên những đại biểu cũ. Tôi đi dự hội nghị với thư uỷ nhiệm, thuộc về một người khác. Người ta đã rà soát tài liệu nói rằng chính thư uỷ nhiệm này cũng cho gửi cho người khác. Tôi trả lời:

- Đúng vậy, ghi tên anh ta, còn tôi chính là anh ta đấy.

Rồi cũng qua, vì Đảng bộ khu vực Bauman đã biết tất cả.

Đảng bộ Bauman cũng không phải tất cả đều có thái độ tương đối rõ ràng. Bí thư đảng bộ là Sirin. Tôi khó nói rằng ông có phải “phái hữu” hoặc đơn giản là người bị động, không đủ tầm nhìn chính trị và thiưếu năng lực. Tóm lại, đảng bộ Bauman không còn sức chiến đấu nhưng không được coi là đối địch, ủng hộ “phái hữu”. Còn một trục trặc với thư uỷ nhiệm với thư uỷ nhiệm tôi đến hội nghị, đã kết thúc chuyện như đùa. Chúng tôi thoả thuận với đại biểu đi dự là tôi sẽ phải phát biểu và trình bày thái độ của mình để không ai cho rằng chúng tôi bầu “phái hữu”. Khi tôi phát biểu, hội nghị nhìn tôi tương đối lạnh lùng. Khi ấy, tôi đã được bầu là bí thư đảng bộ Học viện. Vì thế chính tôi phát biểu để đảng bộ khu vực biết rằng đảng bộ Học viện công nghiệp có quan điểm theo đường lối chung của đảng và việc bầu “phái hữu” - mánh khoé, thủ đoạn của ban lãnh đạo cũ, thân “phái hữu”, còn bây giờ đã bị phế bỏ và được bầu lại.

Trong khi tôi phát biểu, vang lên một giọng không êm tai, chúng tôi biết, dường như nói về Học viện công nghiệp. Tai tiếng của Học viện gây tiếng xấu trong ý nghĩ đường lối của Đảng. Vì thế tôi chứng minh rằng những đại biểu lên tiếng tất nhiên là có cơ sở để không tin, nhưng việc Đoàn đại biểu giờ đây có mặt ở hội nghị đã phản ánh quan điểm khác, hơn là những đại biểu đã bầu trước đây, và chúng tôi tin tưởng vững chắc vào đường lối của đảng (ủng hộ đường lối chung của đảng, thường phát biểu). hội nghị tin chúng tôi.

Sau vụ này, tôi nổi tiếng đảng bộ Moskva và trong Ban chấp hành Trung ương. Điều đó, nói riêng, cũng định đoạt trước số phận sau này của tôi như một cán bộ đảng. Sau này tôi mới biết, số phận tôi được định đoạt vì tại Học viện công nghiệp, cùng học với tôi Nadia Allilueva, vợ Stalin. Tôi không hề biết việc này. Trước khi được bầu làm bí thư, thì Nadia Allilueva đã học cùng với chúng tôi. Nhưng Nadia Allilueva tận mắt thấy tất cả cuộc đấu tranh này, có lẽ, khi về nhà kể cho Stalin. Khi kể lại, tất nhiên, cả những người khác. Barobev, một thanh niên can đảm, đến mức anh ta gọi Stalin là “Nikolai Pankin”, nói chung là chửi rủa mọi điều. Vào thời ấy, theo tôi hiểu, là phạm tội. Chúng tôi cho rằng đó là ám hại Đảng. Và chỉ sau đó 10 năm, người ta hiểu rằng tính chất như thế chính là biệt danh rất đúng cho Stalin.

Hội nghị Bauman rất sóng gió. Những phiên họp đầu tiên tôi không có mặt vì khi đó tôi vẫn chưa có thư uỷ nhiệm, nhưng sau đó người ta đã kể lại cho tôi. Nadezda Konstantinova Krupskaya phát biểu, còn hội nghị thì khó chấp nhận bài phát biểu đó. Lời của Nadezda Konstantinova Krupskaya lúc đó không theo nhịp đường lối chung của đảng, và người ta đã nói riêng ở hành lang rằng sẽ phân tích lời phát biểu của bà. Lúc đó, tất nhiên, cả tôi cũng có thái độ như thế. Cả tôi và cả những người khác cũng có cảm giác nước đôi: một mặt, kính trọng Nadezda Konstantinova Krupskaya như người cùng chiến hào và thân cận với Lenin; mặt khác, bà phát biểu, không ủng hộ Stalin. Sau đó tôi cũng theo cách khác đánh giá điều này, chủ yếu sau khi Stalin qua đời, khi tôi xem xét cả những hoạt động của Stalin, đánh giá ông như lãnh tụ và như một cá nhân. Hình như trong thời gian đó là đúng. Nhưng hội nghị không hiểu bà, không chấp nhận và phân tích lời phát biểu của bà.

Тhế là tôi bắt đầu hoạt động của một cán bộ đảng. Chẳng bao lâu tôi được bầu vào BCH đảng bộ vùng Bauman. Điều này xảy ra vào tháng giêng 1931, còn hội nghị họp, theo tôi, tháng bẩy 1930. Trong thời gian ấy tôi làm quen với Bulganin. Ông là giám đốc Nhà máy sản xuất đồ điện Bauman. Ở Moskva tiến hành hội nghị, tôi cũng tham gia vào Uỷ ban kiểm tra Đảng của Nhà máy sản xuất đồ điện. Lúc đó những người đi tiến hành kiểm tra phải có thâm niên đảng lớn, vì thế cả Moskva không đủ những người như thế. Chúng tôi miễn cưỡng phải làm việc này, họ dứt chúng tôi khỏi các buổi học. Bản thân Bulganin không đi kiểm tra, ông ở ngoài cuộc, và chỉ khi xong việc ông đến, chúng tôi và ông nói chuyện. Ông đem lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt, sau đó vì công lao đã nhận phần thưởng cao quý - Huân chương Lenin.

Khi Sirin, bí thư đảng khu vực đến Học viện, thì không được kính trọng, thậm chí không cho ông phát biểu nữa. Tsikhon đến, một người uy tín, Dân uỷ viên, nhưng trước đó từng là bí thư đảng vùng Bauman (sau này ông cũng bị xử bắn), người ta cũng không cho ông phát biểu. Ông nói:

- Hãy nghe, tôi đã có việc với những người xây dựng, và thậm chí ở đó nề nếp cũng được giữ­ chặt hơn ở chỗ các đồng chí, vì chính các đồng chí là học viên Học viện.

Tôi quay về Alliluev, bà cũng là cơ sở đảng của nhóm Học viện. Có lần bà đến chỗ tôi nói:

- Tôi muốn cùng với ông thống nhất ý kiến đường lối của chúng ta, bây giờ nhóm đảng viên phán xét vấn đề gì đấy, như đã viết đúng đặc điểm chính trị hiện tại?

Sự thảo luận liên quan tới cuộc đấu tranh với “phái hữu”. Tôi trả lời bà ấy, nhưng ngay khi bà ấy đi khỏi, tôi nghĩ “Bà ấy về nhà kể hết cho Stalin, và ông ta sẽ nói gì?”. Hôm sau bà ta không nói gì cả, còn tôi cũng không hỏi bà. Hình như đánh giá của tôi là đúng. Khi tôi gặp Stalin, ban đầu tôi không hiểu tại sao ông nhắc đến sự kiện gì đó trong những hoạt động của tôi tại Học viện công nghiệp. Tôi im lặng và không trả lời: không biết vui hay lo vì điều này. Nhưng tôi tự nghĩ: “Tại sao ông ấy biết?”.

Sau đó, tôi nhìn, hình như ông mỉm cười. Lúc đó tôi nhanh trí: có lẽ Nadezda Sergeyeva kể chi tiết cho ông ta về sinh hoạt đảng bộ và vai trò của tôi là bí thư, đưa tôi vào vị thế tốt đẹp.

Có thể, Stalin sau đó cũng nói điều này cho Kaganovich:

- Đưa Khrusev về làm việc ở đảng bộ Moskva!

Tương lai được về làm việc với Kaganovich làm tôi hài lòng, vì tôi tin và kính phục Kaganovich. Chỉ sau này khi biết thái độ thô lỗ của ông khiến tôi không thiện cảm.

Thế là tôi được kéo về Đảng bộ Moskva, đây là một vinh dự lớn. Đảng bộ Moskva - thủ đô. Nhưng không bao giờ tôi quên, công việc ở đây không mấy dễ chịu. Có lần Kaganovich hỏi tôi:

- Anh cảm thấy thế nào?

Tôi nói:

- Rất chán!

- Vì sao? - ông ngạc nhiên.

- Tôi không biết kinh tế thành phố, tất cả những vấn đề phải được giải quyểt ở đây.

- Anh với Bulganin có mối quan hệ nào chứ?

- Về hình thức những quan hệ thậm chí rất tốt, nhưng tôi nghĩ, ông ta không thừa nhận tôi là người lãnh đạo kinh tế thành phố, còn đối với thành phố đây là.

- Ông đề cao ông ấy và tự hạ thấp mình đấy. Nhưng ông ấy vẫn đến thăm anh chứ?

- Thỉnh thoảng có đến, thống nhất ý kiến. Nhưng tôi cảm thấy ông ấy hiểu rõ công việc nếu có đến chỗ tôi, thì đơn giản là đến Bí thư đảng bộ Moskva. Còn nói chung chúng tôi có những quan hệ rất tốt, còn tôi kính trọng ông ta.

Sau này, khi chúng tôi làm việc cùng với nhau, tôi thấy Bulganin là người chỉ vẻ bề ngoài, hời hợt. Ông không đi sâu vào kinh tế, còn trong vấn đề chính trị thì có thể thậm chí coi là vô chính trị, không bao giờ ông sống trong bão táp chính trị. Tôi không biết tiểu sử ông ta, mặc dù tôi biết rằng ông làm trong Cheka đường sắt chống bọn trộm cắp, lừa đảo, rồi sau đó người ta điều ông về giám đốc nhà máy. Ông là một giám đốc hình như không tồi. Ông chỉ mới học hết trung học, lúc đó là một hiện tượng hiếm có. Thông thường người ta đề bạt giám đốc từ công nhân. Kaganovich gọi Bulganin là kế toán viên. Đúng thế, nhìn phong cách ông là viên kế toán viên.

Trong thời gian này tôi đơn giản ủng hộ Bulganin. Stalin, đôi khi, mời cả hai chúng tôi cùng với nhau đến ăn cơm gia đình và thường đùa:

- Hãy đến đây ăn đi, bố già thành phố!

Kaganovich không đến cùng với chúng tôi. Ông vẫn là bí thư Đảng uỷ Moskva, nhưng, hình như Stalin cũng không thừa nhận vai trò của nó, chỉ xem là bí thư Ban chấp hành Trung ương. Còn chúng tôi, “những người cha thành phố”, đại diện cho Moskva. Về thực chất Kaganovich không có khả năng giải quyết vấn đề của thủ đô, vì còn bận công việc Ban chấp hành Trung ương. Ông làm việc rất tận tâm: như người ta nói, tối mắt tối mũi.


Làm quen với Stalin

Cuộc viếng thăm ăn cơm gia đình Stalin đặc biệt dễ chịu, lúc mà Nadezda Sergeyevna còn sống. Bà là một người đảng viên nguyên tắc và cũng thời kỳ này còn là nội trợ. Tôi rất thương khi bà chết. Ngay trước đêm bà chết là lễ kỷ niệm cách mạng tháng Mười… Lúc tuần hành, tôi đứng dọc lăng Lenin. Alliluev bên cạnh tôi, chúng tôi nói chuyện với nhau. Trời lạnh, Stalin đứng trên lăng trong bộ áo choàng dạ (ông ta như thường lệ vẫn đi lại trong bộ áo choàng dạ). Gió thổi, Allilueva ngó nhìn và nói:

- Tôi không mang theo mũ, bị cảm và lại ốm mất thôi.

Mọi chuyện đều có tính chất gia đình, tôi không có ý nghĩ gì về Stalin, về lãnh tụ.

Sau khi tuần hành kết thúc, mọi người giải tán.

Ngay hôm sau, Kaganovich triệu tập các bí thư đảng khu vực Moskva và nói rằng Nadezda Sergeyevna chết đột ngột. Lúc đó, tôi nghĩ “Chẳng lẽ thế ư? Tôi và bà ta hôm qua còn nói chuyện với nhau. Một người phụ nữ xinh đẹp, tươi như hoa”. Tôi tiếc thương:

- Thôi, mọi cái đều có thể xảy ra, người ta ai cũng chết…

Một hoặc hai ngày sau, Kaganovich lại triệu tập thành phần như trên, nói:

- Tôi truyền đạt ý kiến của Stalin. Stalin nói rằng Allilueva không chết, mà là bị bắn chết.

Vẻn vẹn chỉ có thế. Nguyên nhân, tất nhiên, người ta không giải thích cho chúng tôi. Bị bắn, chỉ có thế. Rồi chôn bà ấy. Stalin đưa chân bà đến nghĩa địa. Nhìn mặt, rõ ràng là ông rất đau khổ, khóc bà ấy.

Sau khi Stalin qua đời, tôi mới biết vì sao mà Nadezda Sergeyevna chết. Việc này cũng có tư liệu. Khi chúng tôi hỏi Vlasik, đội trưởng cảnh vệ của Stalin:

- Lý do nào đưa Nadezda Sergeyevna phải tự sát?

Anh ta kể:

- Sau diễu hành, như thường lệ, mọi người kéo đến nhà Vorosilov để ăn trưa (ở Kreml, Vorosilov có một căn hộ lớn). Tôi cũng từng ăn ở đó đôi lần. Tới đó chỉ hạn hẹp một số nhân vật: người chỉ huy diễu binh, lần đó, theo tôi, Kork, tham gia diễu binh; Uỷ viên dân uỷ Vorosilov, và một số uỷ viên Bộ chính trị thân cận nhất với Stalin. Mọi người từ Hồng trường đi thẳng về đó. Lúc ấy cuộc tuần hành kéo dài cũng khá lâu. Tại đó mọi người ăn, uống vui vẻ. Nadezda Sergeyevna không có mặt ở đó. Mọi người về hết rồi, cả Stalin cũng ra về. Stalin đi nhưng không về nhà. Lúc ấy đã muộn rồi. Nadezda Sergeyevna bắt đầu có triệu chứng bất ổn:

- Stalin đâu?

Nadezda Sergeyevna gọi điện đi tìm. Trước tiên, bà gọi về nhà nghỉ.

Thời ấy họ sống ở Zabalova, nhưng không phải ở nơi mà Mikoyan sống những ngày cuối cùng, mà sau cái khe hẻm. Người trực nhấc máy. Nadezda Sergeyevna hỏi:

- Đồng chí Stalin đâu?

- Đồng chí Stalin ở đây.

- Với ai?

- Với vợ Gusev.

Sáng sớm, khi Stalin về, vợ đã chết.

Gusev - là một quân nhân và anh ta cũng có mặt tại bữa ăn nhà Vorosilov. Khi ra về, Stalin kéo vợ Gusev theo mình. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy vợ Gusev, nhưng Mikoyan nói rằng cô ta rất xinh. Khi kể lại câu chuyện này, Vlasik cũng bình luận:

- Có trời mới biết ông ta. Thằng trực nhật là một thằng ngu: bà ta hỏi, mà nó cứ trả lời thẳng như thế!

Lúc ấy đã có người đơm chuyện rằng chính Stalin giết vợ. Những tin đồn như thế, tôi cũng nghe được. Hình như Stalin cũng biết điều này. Mỗi lần có tin đồn thì tất nhiên nhân viên Cheka lại ghi chép và làm báo cáo. Sau đó nghe nói lúc Stalin vào giường ngủ thì phát hiện ra Nadezda Sergeyevna đã chết rồi; ông đến không phải một mình mà đi cùng với Vorosilov. Thật hư, rất khó nói, khó nói. Vì sao lại phải bất thình lình đi với Vorosilov vào buồng ngủ? Còn nếu muốn kiếm lấy một chứng cớ thì nghĩa là Stalin biết nó cũng chẳng có? Ngắn gọn là cho đến nay vụ việc vẫn nằm trong bóng tối.
[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/Svetlana10.jpg[/IMG] 
[IMG]http://i532.photobucket.com/albums/ee328/ngao5/Svetlana7.jpg[/IMG] 

Nói chung tôi ít biết về cuộc sống gia đình Stalin. Tôi có thể đoán điều này chỉ qua các bữa ăn mà chúng tôi có dịp gặp nhau và theo từng mẩu đối thoại. Một lần, khi say, Stalin nhớ lại:

- Này, đôi khi, tôi vào giường, còn bà ấy thì đập gõ và thét: “Ông không là người nữa. Tôi không thể sống và ông được”.

Stalin cũng kể lại khi tức giận Svetlana (con gái của Stalin với Nadezda Sergeyevna) lặp lại lời của mẹ:

- Ông không phải là người nữa. - Và cô bé nói thêm - Con không trách bố đâu.

- Thế con trách ai?

- Người nấu ăn.

Người đầu bếp chỗ cô bé là người có uy tín nhất.

Sau khi Nadezda Sergeyevna mất, đôi lúc tôi thấy ở chỗ Stalin có một phụ nữ trẻ, dáng người vùng Kavkaz. Cô ta thường tránh mặt chúng tôi trên đường. Chỉ có mắt ngước lên nhưng lập tức lại cụp xuống. Sau này người ta nói cho tôi biết người phụ nữ này là bảo mẫu của Svetlana. Nhưng việc này diễn ra ngắn ngủi, rồi cô ta cũng biến mất. Theo nhận xét của Beria, tôi hiểu rằng đó là người được Beria che chở. Beria là người biết chọn những “bảo mẫu”.

Tôi thương tiếc Alliluev còn vì tình người nữa. Bà là người vui tính. Khi bà học tại Học viện công nghiệp, khoa dệt, đã hiểu biết về chuyên ngành hoá học làm sợi nhân tạo, nên bà được tổ Đảng chọn và đi đến thống nhất với tôi mọi vấn đề. Lúc đó tôi luôn nhìn quanh: bà ấy về nhà và kể cho Stalin những lời của tôi… Vinichenko có câu chuyện “Pinhia”. Pinhia được cử làm nhóm trưởng trong buồng tù, vì thế anh ta giải quyết thay cho mọi người. Tại Học viện công nghiệp, người ta bầu tôi làm bí thư đảng uỷ, còn tôi cảm thấy mình như Pinhia. Nhưng có lần tôi kể chuyện này cho Nadezda Sergeyevna nghe hoặc là những chuyện khác. Đúng vậy, trong cuộc sống bà là người khiêm tốn­. Bà đến Học viện chỉ bằng xe điện, ra về cùng với mọi người không bao giờ tỏ ra là “vợ ông to”. Có một chân lý cổ: số phận nhiều khi cướp đi những người tốt nhất trường chúng ta.

Tôi thích Stalin cả trong sinh hoạt, khi tôi gặp ông ta tại bữa ăn. Lần khác gặp trong khung cảnh gia đình tôi đã nghe ông đùa như thế nào. Ở Stalin, những chuyện đùa đối với tôi khá không bình thường. Tôi say đắm cá tính của ông vì thế tôi bất cứ câu đùa nào của ông tôi đều cho là không bình thường.

Tôi cũng kể là Stalin thường nhớ lại những công việc của tôi tại học viện, còn tôi thì nhìn và băn khoăn: Làm sao ông ấy biết? Sau đó tôi hiểu vì sao Stalin lại biết một số tiểu tiết trong cuộc sống của tôi. Hình như Nadezda Sergeyevna kể cho ông về sinh hoạt đảng bộ Học viện công nghiệp trong thời gian tôi học ở đó, còn sau đó cũng lãnh đạo đảng bộ. Có lẽ, bà đã giới thiệu tôi hết lời như một nhà hoạt động chính trị. Vì thế Stalin biết tôi qua bà. Ban đầu tôi ghi nhận sự thăng tiến của tôi trong công tác Đảng ở Moskva là công lao của Kaganovich, vì tôi biết rõ Kaganovich ở Ukraina, nơi tôi quen ông, chính xác là từ những ngày đầu tiên của cách mạng tháng Hai. Sau đó tôi rút ra kết luận là hình như sự thăng tiến đó không phải do Kaganovich, mà do Stalin. Điều đó, tất nhiên, làm hài lòng Kaganovich. Có lẽ, Nadezda Sergeyevna có lời khen tôi trước Stalin.

Tôi hài lòng với gia đình họ. Ở chỗ Stalin, tôi gặp ông của Allilueva và vợ ông - một phụ nữ lụ khụ. Có cả Redens cùng vợ, chị cả của Nadezda Sergeyevna là Anna Sergeyevna, và cả em trai bà. Ông em trai này tôi cũng mến, đó là một chàng trai trẻ đẹp mang phù hiệu chỉ huy nhưng không phải là pháo binh mà là binh chủng tăng… Đó là những bữa ăn gia đình thoải mái như thế, với những câu nói vui v.v… Trong những bữa ăn đó, Stalin rất tình người, điều này làm tôi hài lòng. Tôi còn kính trọng Stalin hơn vì ông nhà hoạt động chính trị, mà sống chan hoà với mọi người xung quanh. Lúc đó tôi quả là tôi sai lầm. Bây giờ tôi thấy rằng tôi hiểu chưa thấu. Stalin quả thật vĩ đại, giờ đây tôi xác nhận điều đó, và cả trong những người quanh ông, ông cũng cao hơn nhiều cái đầu. Ông còn là một nghệ sĩ, người quỷ quyệt. Ông có khả năng tạo ra cuộc chơi để khẳng định tỏ mình.

Tôi muốn tả một cuộc gặp với Stalin gây một ấn tượng mạnh cho tôi. Điều này xảy ra khi tôi học ở Học viện. Lớp học viên ra trường đầu tiên của Học viện khoảng năm 1930. Lúc đó giám đốc Học viện Kaminsky, một người bolsevich, một đồng chí tốt. Tôi quý và kính trọng ông ta. Chúng tôi đề nghị ông nói với Stalin tiếp những đại diện đảng bộ Học viện công nghiệp khoá đầu tiên. Chúng tôi muốn nghe lời dặn dò của đồng chí của Stalin. Chúng tôi lên kế hoạch vào một buổi chiều tại nhà Liên bang, dành để cho học viên tốt nghiệp, và chúng tôi đề nghị Stalin phát biểu tại buổi lễ này. Người ta thông báo rằng chúng tôi cử đại diện 6 hoặc 7 người để Stalin tiếp. Trong đó có cả tôi, bí thư đảng bộ. Những người còn lại là những Học viên tốt nghiệp Học viện công nghiệp, còn tôi là người đứng đầu đảng bộ.

Chúng tôi tới, ông tiếp chúng tôi và bắt đầu nói chuyện. Stalin nói:

- Phải học, phải làm chủ kiến thức, nhưng không học lung tung, mà biết vấn đề cụ thể và chi tiết. Cần phải có những người lãnh đạo không phải những chuyên gia chung chung gì đó, về công việc lãnh đạo chung chung gì đó mà phải là những người có kiến thức sâu sắc trong chính công việc của mình. Lúc ấy ông đưa một ví dụ: Nếu lấy một nhà chuyên môn của chúng ta, một kỹ sư Nga, thì đây là một nhà chuyên môn có được học hành và phát triển nhiều mặt. Anh kỹ sư này có thể tiến hàng cuộc nói chuyện về những chủ đề bất kỳ, từ thế giới phụ nữ đến vấn đề văn học, nghệ thuật. v.v… Nhưng khi yêu cầu anh ta những kiến thức cụ thể, chẳng hạn ô tô bị dừng lại, thì anh ta bây giờ đi tìm người chữa xe cho mình. Còn người kỹ sư Đức thì buồn hơn. Nhưng nếu nói cho anh ta rằng xe hỏng, anh ta sẽ cởi áo, đi găng lấy cờ-lê, tìm chỗ hỏng và sửa. Đấy, chúng ta cần những người như thế chứ không phải người có mớ kiến thức chung chung, điều đó cũng rất tốt, nhưng chủ yếu họ phải biết chuyên môn của mình và biết sâu về nó và dạy được mọi người.

Chúng tôi rất thích. Tôi đã nghe quan điểm này từ trước, ngay khi học ở trường nghề. Lúc đó, những ý tưởng như thế diễn ra trong cuộc sống, tất nhiên chúng tôi cần trường đại học, nhưng chủ yếu cần nhiều hơn nữa các trường trung cấp để không phải để có được những người được đào tạo sơ sài biết tý chút nghề nghiệp, có bao nhiêu nhà chuyên môn tốt nghiệp trung cấp, nếu nói đơn giản - là những người thợ, biết việc sâu hơn một kỹ sư cùng chuyên môn. Khi đó chúng tôi chẳng có tranh luận, chúng tôi đều chung quan điểm như thế. Đúng là lúc ấy tôi cho quan điểm này đúng. Vì thế những lời của Stalin tạo cho tôi ấn tượng tốt: Con người đó biết bản chất và đi đúng hướng thông minh, nhiệt huyết của chúng tôi để giải quyết nhiệm vụ cụ thể công nghiệp hoá điều này, đẩy mạnh công nghiệp. Trên cơ sở này nâng cao sự thịnh vượng của nhân dân.

Cuộc nói chuyện kết thúc. Stalin nói:

- Tôi không thể cùng các bạn nữa, Mikhail Ivanovich Kalinin sẽ tới chỗ các bạn. Ông đang chờ các bạn đấy.

Xong cuộc gặp Stalin, chúng tôi bắt đầu cuộc gặp tại trường và chúng tôi phải chạy về đó. Chúng tôi rời Kreml về trường, thì bản báo cáo đã xong. Theo tôi, đọc báo cáo là Kaminsky. Sau đó các học viên đã kể lại là Mikhail Ivanovich phát biểu. Tất cả chúng tôi kính trọng ông và chăm chú. Nhưng ông nói những điều ngược lại với những gì mà Stalin vừa mới nói. Thật ra ông cũng xác nhận rằng phải học, làm chủ kiến thức và là những người lãnh đạo lành nghề công nghiệp chúng ta:

- Các bạn là những người chỉ huy cần biết không những chuyên môn của mình, mà cần phải đọc văn học, cần phải phát triển mọi mặt. Phải không là những người am hiểu chuyên môn của mình, máy móc và dụng cụ của mình, các bạn cần phải là những người am hiểu văn học, nghệ thuật, lịch sử của chúng ta và v.v…

Những người từng nghe Stalin đưa mắt nhìn nhau. Chính chúng tôi mới vừa ở chỗ Stalin về, còn Kalinin về vấn đề này nói ngược với những người đã nghe Stalin nói. Tôi đứng về phía Stalin, cho là ông đặt những nhiệm vụ cụ thể hơn, mà trước hết chúng tôi phải là những nhà chuyên môn, những thợ cả công việc của mình, không học lung tung, khác đi chúng tôi sẽ không còn giá trị nữa. Ai hiểu biết sâu hơn đối tượng của mình, sẽ có lợi hơn cho tổ quốc và cho công việc.

Thời kỳ bắt đầu công tác về Đảng của tôi ở Moskva, tháng giêng 1931, có hội nghị đảng khu vực. Lúc đó hội nghị tổ chức sau nửa hoặc một năm. Tại một hội nghị tôi được bầu làm bí thư đảng bộ vùng Bauman, còn Korochenko - Chủ tịch Uỷ ban vùng. Đảng bộ nhà máy trong Uỷ ban là đồng chí Treyvas, một đồng chí rất tốt. Theo dõi bộ phận dân vận, theo tôi, là đồng chí Pozov, một người hoạt động cũng rất tốt. Sau đó còn Surov. Đường công danh của ông cũng hết: tôi không nhớ, hình như bị bắt giam hoặc ông tự tử ở Siberi năm 1937.

Treyvas trong thập niên 1920 nổi tiếng là một nhà hoạt động thanh niên. Đó là người bạn nhỏ của Xasa Bezymensky. Họ cùng nhau là những người tích cực tổ chức thanh niên Moskva. Treyvas - một người rất thông minh, rất tốt. Nhưng Kaganovich cảnh báo tôi, bảo là, Treyvas hư hỏng chính trị: trong khi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt với Trotsky, thì anh ta ký cái gọi là tuyên bố gồm 93 đoàn viên thanh niên ủng hộ Trotskist. Bezymensky cũng ký nó.

- Vì thế - Kaganovich nói - cần thận trọng, dù bây giờ Treyvas hoàn toàn theo đảng, không bị nghi ngờ nữa, được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu.

Bây giờ, sau nhiều năm trôi qua, tôi cần phải nói rằng Treyvas làm việc rất tốt, cởi mở và tích cực. Đó là một người thông minh, tôi được lòng anh ta. Nhưng tôi không làm việc với Treyvas được lâu, sau đó tôi được bầu làm bí thư Đảng vùng Kraskaya Presnia. Đây là một nấc thang cao chính trị, vì Kraskaya Presnia có một vị thế chính trị cao hơn Bauman, Do quá khứ yếu kém của nó - khởi nghĩa 11-1905, tổ chức Đảng Kraskaya Presnia lãnh đạo các cơ sở đảng ở Moskva. Treyvas vẫn ở lại vùng Bauman. Còn bí thư mới của đảng bộ Bauman đã được bầu, theo tôi, là Margolin.

Treyvas chết thảm khốc. Ông được bầu làm bí thư Đảng thành phố Kaluga và làm việc rất tốt ở đó. Nổi danh, nếu nếu có thể nói như thế, thì đó là đảng bộ thành phố Kaluga. Nhưng khi được bắt đầu “cối xay thịt” năm 1937, thì ông cũng không thoát khỏi. Tôi gặp lại Treyvas, khi ông ngồi tù trong tù.

Stalin lúc đó nẩy ý tưởng là các bí thư đảng bộ cần đi vào nhà tù và kiểm tra xem hoạt động của các Cheka có đúng không. Vì thế tôi cũng đi. Tôi nhớ, Redens lúc đó giám đốc công an Moskva. Điều này cũng khá thú vị. Redens, một người đáng thương, cũng chết thảm khốc. Ông là bị bắt và bị bắn, mặc dù đã cưới em gái Nadezda Sergeyevna Alliluev, nghĩa là anh em cọc chèo với Stalin. Tôi nhiều lần gặp Redens tại căn hộ chỗ Stalin, trong các bữa ăn, mà tôi cũng được mời đến vì là bí thư Đảng bộ Moskva, còn Bulganin - là Chủ tịch Uỷ ban Moskva.

Chúng tôi và Redens đi và kiểm tra nhà tù. Đó là một bức tranh khủng khiếp. Tôi nhớ, tôi tạt qua khu giam phụ nữ của một nhà tù. Nóng bức, phòng gian đầy người… Redens cảnh báo tôi rằng có thể gặp một cái gì như thế… như thế… và cả những người quen. Quả thật, ngồi ở đây là một phụ nữ rất thông minh, xinh đẹp, tích cực Betty Glan. Bà ta bây giờ hình như còn sống và khoẻ mạnh. Bà là người giám đốc thứ hai Công viên văn hoá và giải trí Gorky ở Moskva. Bà không những là giám đốc, mà thực tế là một trong những người sáng lập công viên này. Lúc đó tôi không tiếp khách ngoại giao, còn bà do sinh ra trong gia đình tư sản, thông thạo xã hội trên, nên Litvinov luôn mời bà đến đó để bà giới thiệu đất nước ta với khách. Giờ đây tôi gặp bà trong tù. Như những người khác, bà cởi trần, vì nóng bức. Bà nói:

- Đồng chí Khrusev, tôi mà là kẻ thù nhân dân ư? Tôi một người trung thực, một người trung thành của Đảng.

Chúng tôi bước ra, vòng vào nơi giam đàn ông. Lúc ấy tôi gặp Treyvas. Treyvas cũng nói với tôi:

- Đồng chí Khrusev, chẳng lẽ tôi đáng khinh thế này ư?

Tôi hỏi Redens, nhưng ông trả lời:

- Đồng chí Khrusev, tất cả họ đều thế. Tất cả họ đều phủ nhận. Họ đơn thuần là kẻ thù.

Lúc đó tôi hiểu rằng vị thế của bí thư Đảng khu vực rất khó: công cụ điều tra nằm trong tay Cheka, họ thẩm vấn, viết biên bản điều tra, còn chúng tôi, nói riêng, như là “nạn nhân” của Cheka này và chúng tôi chính mắt nhìn. Như thế, đây không thể gọi là kiểm tra, mà là hư cấu, là cái bình phong che đậy những hoạt động của họ. Sau này tôi nghĩ: Vì sao Stalin làm như vậy? Rõ ràng là Stalin chủ ý làm việc này, ông tưởng tượng ra một việc để khi cần đến, có thể nói: “Đảng bộ đấy à. Chính họ đang làm, họ nhất định sẽ làm”.

“Sẽ làm” nghĩa là gì? Làm như thế nào? Cheka không thuộc quyền đảng bộ chúng tôi. Do vậy, ai sẽ làm thay ai? Thực tế Đảng bộ không làm thay Cheka, mà Cheka làm thay đảng bộ, làm thay lãnh đạo đảng.

Trong thời gian ấy tôi thường gặp và nghe Stalin: tại các phiên họp, thông báo, hội nghị, nghe và thấy những hoạt động của ông khi gặp ông ở nhà riêng và trong bầu không khí làm việc một tập thể lãnh đạo - Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương. Trong khung cảnh này, Stalin hiếm khi bị tách rời, bởi ông giảng giải rất rõ ràng. Tôi rất vừa lòng. Tôi chỉ tâm tưởng là trung thành vào Ban chấp hành Trung ương Đảng đứng đầu là Stalin, trước tiên là Stalin.

Một lần tôi có mặt tại một cuộc họp hẹp những nhà kinh tế. Đây là năm 1932, khi Stalin giải nghĩa “sáu điều kiện” chức năng thành công của kinh tế. Lúc đó tôi là bí thư đảng vùng Bauman. Tôi được mời tới Bộ chính trị nghe Stalin phát biểu. Tôi đến Ban chấp hành Trung ương, thấy khá đông người. Phòng họp không lớn, chứa tới là 300 người, không còn một khe hở. Stalin nói, tôi cố gắng không bỏ qua một lời nào, ghi được một số lời của ông. Sau đó bài nói của ông được công bố được công bố. Tôi nhắc lại, việc diễn tả ngắn gọn, giải thích rành rọt nhiệm vụ đã nêu, làm tôi hài lòng chỉ còn biết kính trọng Stalin có phẩm chất đặc biệt của người lãnh đạo.

Tôi gặp và quan sát Stalin cả trong những cuộc hội thảo cởi mở. Có lần tại nhà hát. Stalin thỉnh thoảng mời tôi đến nhà hát. Tôi đến hoặc một mình hoặc cùng với Bulganin. Thường thì ông mời chúng tôi, khi ông chuyện gì đấy muốn vừa ngồi nghe, vừa có thể trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến thành phố Moskva. Chúng tôi luôn chú ý nghe ông, cố gắng làm đúng theo lời ông khuyên. Lúc ấy ông có những lời khuyên tốt nhất trên tinh thần đồng chí.

Một lần, có lẽ, trước Đại hội đảng 17, người ta đưa cho tôi số máy điện thoại nào đó. Tôi biết rằng đây là số máy điện thoại căn hộ của Stalin. Tôi gọi. Ông nói với tôi:

- Đồng chí Khrusev, tôi nghe tin đồn Moskva có vấn đề bất tiện về nhà vệ sinh. Thậm chí mọi người chạy loạn “đi tiểu” và cũng họ không biết chỗ nào để giải quyết “bầu tâm sự”. Khu vệ sinh bé và bất tiện. Anh bàn với Bulganin và những người khác xây dựng những nhà vệ sinh ở những nơi thích hợp.

Việc nhỏ nhặt như thế, nhưng lại làm tôi hài lòng hơn: đến việc như vậy mà Stalin lo lắng và khuyên chúng tôi. Chúng tôi, tất nhiên, Bulganin và những người khác, thanh tra tất cả nhà và cung điện mặc dù các cung điện chủ yếu là trụ sở công an. Sau đó Stalin đưa nhiệm vụ: phải xây dựng nhà vệ sinh trả tiền. Rồi cái đó cũng được làm. Những nhà vệ sinh riêng biệt đã được xây. Và tất cả những điều này cũng do Stalin nghĩ ra.

Tôi nhớ, hồi ấy có một cuộc hội nghị, không phải là hội nghị các đồng chí từ các tỉnh về. Eikhe (hình như, ông là bí thư Đảng ở Novosibirsk) giọng người Ladvia hỏi tôi:

- Đồng chí Khrusev, người ta đồn không rõ có đúng không, rằng việc anh dọn dẹp thành phố Moskva - là theo chỉ thị của đồng chí Stalin?

- Đúng thế - tôi trả lời - tôi làm nhà vệ sinh và để giải toả nỗi lo cho nhiều người, những nhà vệ sinh trong thành phố lớn như thế này - những công sở thiếu nó mọi người không thể đi lại được ngay cả những thành phố khác huống gì Moskva.

Chuyện vụn vặt thế, chứng tỏ rằng Stalin cũng chú ý những điều nhỏ nhặt. Lãnh tụ của giai cấp công nhân thế giới, như người ta đã nói, lãnh tụ đảng, nhưng lại không bỏ qua những chi tiết nhỏ quan trọng trong sinh hoạt con người, chẳng hạn nhà vệ sinh thành phố. điều này làm chúng tôi hài lòng.

Lại có những việc khác liên quan tới những hoạt động của Stalin. Tôi nhớ, có lần tại cuộc họp Bộ chính trị có một vấn đề về một cán bộ ngoại thương ta tại một nước châu Mỹ latinh. Người ta gọi nhân vật này vào. Anh ta đến rất bối rối, trạc 35 tuổi. Bắt đầu phán xét. Stalin hỏi anh ta:

- Hãy kể cho chúng tôi nghe tất cả cái gì đã xảy ra, đừng giấu diếm một cái gì cả.

Người này kể rằng anh ta đến nước đó để đặt hàng. Bây giờ tôi không nhớ chính xác nữa anh ta từ cơ quan nào. Nhưng điều này không quan trọng. Lúc ấy Stalin nghe rất thích thú, còn anh ta tiếp tục:

- Tôi vào một nhà hàng. Ngồi xuống và gọi món ăn. Có một thanh niên đến chỗ tôi ngồi và hỏi:

- Ông là người Nga?

- Vâng, tôi là người Nga.

- Anh có biết chơi nhạc không?

- Tôi thích nghe, nếu người ta chơi violon tốt.

- Anh đến đây mua gì đấy?

- Tôi đến mua thiết bị.

- Anh đã phục vụ trong quân đội Nga chứ?

- Vâng, tôi từng tại ngũ.

- Binh chủng nào?

- Kỵ binh, tôi là kỵ sỹ, tôi vẫn còn thích cưỡi ngựa đến bây giờ, dù không tại ngũ.

- Anh có biết bắn không? Anh từng là lính cơ mà?

- Tôi bắn tồi lắm.

Hôm sau họ chở tôi đi để báo chí viết về tôi. Đơn giản là tôi bị quẫn. Té ra anh ta là nhà báo, chủ bút của một tờ nào đó, nhưng anh ta không giới thiệu cho tôi mà tôi thiếu kinh nghiệm lại trò chuyện và trả lời anh ta những câu hỏi. Anh ta viết rằng có một người như thế đến đây, sẽ đặt hàng với số tiền như thế… (tất cả đều là bịa)… rằng thích đi lên trên, là một kỵ sỹ thực thụ, là người bắn cung giỏi và một vận động viên thể thao, bắn cái gì đó rơi xuống từ một khoảng cách xa thế này, anh ta thích violon và v.v… Tóm lại, có bao nhiêu nhưng điều vớ vẩn được viết ra làm tôi khiếp sợ, nhưng tôi không thể làm cái gì được. Sau đó, Đại sứ quán bảo tôi về nước. Thế là tôi đến đây và báo cáo với các đồng chí cái gì đã xảy ra. Tôi thiết tha đề nghị tha thứ vì tôi không làm điều gì ác ý cả.

Trong lúc anh ta kể, mọi người cười khúc khích trêu chọc anh ta, đặc biệt là những người ở xa được được mời đến. Nhưng các uỷ viên Ban chấp hành Trung ương và chính uỷ luôn có mặt tại phiên họp, tỏ ra thận trọng, chờ cái gì sẽ đến. Tôi nhìn anh ta, thương anh: anh như một nạn nhân của vụ thảo luận tại Bộ chính trị? Anh ta nói điều này rất chân thật, nhưng luống cuống. Stalin khích lệ:

- Kể đi, kể đi! - nhưng giọng bình tĩnh và thân ái. Bỗng nhiên, Stalin nói - Nào thôi, người này đáng tin và là nạn nhân của bọn du đãng và ăn cướp… Chẳng có chuyện gì nữa đâu phải không?

- Không có gì cả.

- Hãy xem vấn đề là không có. Trong tương lai, cần thận trọng hơn.

Tôi rất thích lối phân tích như thế.

Sau đó tuyên bố nghỉ. Lúc đó Bộ chính trị bàn lâu, một hoặc hai giờ hoặc hơn, rồi nghỉ, mọi người kéo sang phòng khác có bàn ghế và uống trà, ăn bánh kẹp thịt. Hồi đó là thời kỳ đói kém ngay cả đối với những người như tôi, có vị trí tương đối cao, cũng sống tềnh toàng thậm chí không phải lúc nào cũng có thể ăn uống thoả thê ở nhà. Vì thế, có dịp vào Kreml, ăn cho no bánh mỳ kẹp xúc xích hoặc giăm bông, uống trà đường và tận dụng tất cả phúc lợi, được ưu đãi bằng những món ăn của nhà bếp cao lương mỹ vị. Thế là, khi tuyên bố nghỉ, mọi người chạy vào chỗ “phàm ăn” - như chúng tôi thường gọi đùa nó - còn anh ta, người đáng thương, tiếp tục ngồi hình như rất sợ hãi bởi tai bay vạ gió đối với anh ta, nếu ai đó không nói phiên họp đã kết thúc, có lẽ anh ta ngồi như chôn chặt ở đấy.

Tôi rất thích tình người và mộc mạc Stalin, quan điểm của ông về tình người. Có lẽ con người cũng tuyệt vọng, bị mang ra mổ xẻ vụ việc. Tôi nghĩ rằng, có thể tin tình báo nào đó đã đến tai Stalin, sau đó chính Stalin đặt vấn đề này ra Bộ chính trị để tỏ ra rằng ông cũng giải quyết vấn đề như thế.

Thêm một chuyện. Có lẽ, vào năm 1932 hoặc 1933. Lúc đó trong xã hội nảy ra một phong trào, như chúng tôi khi đó gọi, những người xuất sắc. Những người trượt tuyết, công nhân Nhà máy sản xuất đồ điện Moskva, là nhà máy tiên tiến tại thủ đô, quyết định thực hiện cuộc trượt tuyết từ Moskva đến Sibiri hoặc Viễn đông. Họ đã thực hiện thành công, quay về và được đề nghị tặng thưởng. Họ được thưởng một cái huy hiệu gì đó thậm chí cả huân chương. Tất nhiên, quanh chuyện này cũng nhiều tiếng xì xào. Sau đó những người Turkmen quyết định cưỡi ngựa từ Askhabat đến Moskva và cũng hoàn thành chuyến đi của mình. Người ta cũng vinh danh họ, tặng quà và lại thưởng. Sau đó cả trong nhiều thành phố và các vùng khác cũng dấy lên “phong trào những người xuất sắc”.

Bỗng nhiên Stalin nói phải kết thúc việc này, hay nói khác đi là sẽ bất tận: nếu chúng ta cổ vũ, tất cả mọi người sẽ đi và nói là “tiên tiến” và sao nhãng sản xuất:

- Chúng ta - ông nói - đang biến thành lêu lổng, nếu chúng ta còn cổ vũ trò lêu lổng ấy và thậm chí tặng thưởng vì nó. Cần phải chấm dứt!

Thế là “phong trào những người tiên tiến” tiêu luôn.

Tôi cũng rất thích điều này: thứ nhất, có những lời đồn không cần thiết; thứ hai, quả thật hướng đi sai lầm của việc cổ vũ lêu têu, tạo ra những cuộc đi bất tận. Stalin theo cách nhìn của người quản lý đặt vấn đề: cần hướng sức lực mọi người vào hướng khác để nâng cao sản xuất tạo khả năng đoàn kết nhân dân nhằm thoả mãn đòi hỏi của nó và v.v… Chuyến đi thể thao trượt tuyến thực hiện tốt, nhưng điều này về nguyên tắc chẳng có một giá trị đặc biệt nào cả, vì rằng thể thao thật sự phải thúc đẩy mọi người trên cơ sở khác.

Một trường hợp khác làm tôi kinh ngạc. Hình như, xảy ra năm 1932. Moskva bị đói, còn tôi - bí thư thứ hai đảng bộ thành phố tốn nhiều sức để tìm khả năng nuôi giai cấp công nhân. Chúng tôi nuôi thỏ. Stalin tự nẩy ý tưởng này, còn tôi thì say mê với lòng nhiệt thành, thực hiện chỉ thị của Stalin thúc đẩy nuôi thỏ. Từng xí nghiệp và từng nhà máy (thậm chí cả những nơi không có khả năng) đều nuôi thỏ. Sau đó lại bận rộn với các kỷ lục: xây hầm, đào hào. Một số nhà máy cung cấp thực phẩm cho nhà ăn, nhưng mọi phong trào quần chúng, thậm chí tốt hơn thường dẫn đến những điều quái gở. Vì thế xảy ra nhiều tình huống chẳng hay ho gì. Nền kinh tế không phải luôn luôn được bù lỗ, các nhà máy thường là lỗ và không phải tất cả giám đốc đều ủng hộ. Khi phân phát tem phiếu mua thực phẩm và hàng hoá xảy ra nhiều trò gian lận. Luôn là thế này: tem phiếu nghĩa là thiếu, xô đẩy những người đặc biệt dao động, tránh né luật. Trong điều kiện như thế trộm cắp nảy sinh. Kaganovich nói với tôi:

- Anh chuẩn bị báo cáo lên Bộ chính trị bắt đầu cuộc đấu tranh Moskva để lập lại trật tự trong hệ thống tem phiếu. Phải truất tem phiếu của những người thu lợi chúng phi pháp bằng cách ăn cắp.

Tem phiếu cũng chia ra cho người làm việc và không làm việc. Với người làm việc - cũng nhiều loại khác nhau, điều này cũng một trong những kẽ hở đưa người ta đến những cái xấu thậm chí cả sự lạm quyền. Chúng tôi kiểm tra công việc này bằng tất cả các cơ quan, kể cả công đoàn, công an và Cheka. Hàng trăm nghìn tem phiếu đã tiết kiệm. Chính lúc ấy xảy ra cuộc đấu tranh vì bánh mỳ, thực phẩm, vì sự thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Phải trước tiên đảm bảo thực phẩm cho những những người có khả năng thành công kế hoạch 5 năm.

Đến hôm phải gặp Bộ chính trị. Kaganovich nói tôi sẽ đọc báo cáo. Tôi rất không lo, thậm chí hoảng: phát biểu tại một phiên họp uy tín như thế, nơi Stalin sẽ đánh giá báo cáo của tôi. Chủ toạ tại phiên họp là Molotov, thời kỳ ấy Stalin không bao giờ chủ toạ. Chỉ sau chiến tranh, Stalin mới chủ toạ các phiên họp. Vào thập niên 1940 tại phiên họp Bộ chính trị thường bao trùm sự thận trọng. Nhưng vào thập niên 1930 sự phân tích một số vấn đề thường là sôi nổi, đặc biệt nếu ai đó tự cho phép mình biểu thị xúc động. Có lần, chẳng hạn, Sergo nổi cáu, nói chung ông là người rất nóng tính, suýt đánh dân uỷ ngoại thương Rozengols…

Tôi báo cáo, kể rằng chúng tôi có thành công lớn. Còn Stalin phản ứng:

- Chưa đủ, chưa đủ đâu, đồng chí Khrusev ạ. Còn nhiều, còn rất nhiều kẻ cắp đấy, còn đồng chí nghĩ rằng đã thực hiện xong.

Điều này làm tôi chết điếng: quả thật, tôi cho rằng chúng tôi đúng, thanh trừ hết bọn ăn cắp, còn Stalin tuy không ra khỏi Kreml, nhưng nhìn thấy bọn lừa đảo còn rất nhiều. Thực chất thì đúng vậy. Nhưng khi chính ông đưa ra phản ứng làm tôi rất mừng. Điều này cũng nâng Stalin trong mắt tôi.

Còn bây giờ tôi lại một chuyện không dễ chịu của tôi. Một thời gian sau, tôi biết rằng thành phố Leningrad sẽ làm một báo cáo như thế. Tôi thích thú xem họ làm thế nào? Chúng tôi vẫn thường ganh đua với Leningrad mọi vấn đề cả công khai lẫn không công khai.

Đến ngày họp Bộ chính trị. Tôi đến dự (chỗ không đánh số, nhưng khách lạ bị cấm). Bí thư đảng bộ Leningrad đọc báo cáo. Bí thư thứ nhất là Sergei Mironovich Kirov, nhưng ông không đọc, mà bí thư thứ hai, mang cái họ người Litva. Tôi ít biết về ông ta. Nhưng ông là bí thư đảng bộ Leningrad vì thế tôi cũng kính trọng. Ông làm báo cáo rất tốt: Người Leningrad cũng làm việc nhiều, duy trì kinh tế và tiết kiệm nhiều tem phiếu.

Giờ nghỉ, mọi người kéo vào “phàm ăn”, còn tôi có lần bị giữ lại. Stalin, hình như đang chờ, trong khi những người ghế sau đi qua. Và thế là tôi trở thành một nhân chứng bất đắc dĩ, khi Stalin trao đổi vài câu với Kirov về ông bí thư nọ. Ông hỏi Kirov xem ông này là ai. Sergei Mironovich trả lời Stalin câu gì đó có thể là tích cực. Stalin nói lại, hạ nhục và xúc phạm ông bí thư này. Đối với tôi, đây là đòn tinh thần quá mạnh. Thậm chí ngay cả trong ý nghĩ tôi không cho rằng Stalin, lãnh tụ của Đảng, lãnh tụ giai cấp công nhân, lại có cách cư xử khiếm nhã đối với đảng viên.

Trong những năm đầu tiên của cách mạng, trong nội chiến tất cả đều ngược lại. Tôi nhớ, chúng tôi tấn công và chiếm thành phố Maloarkhagensk của bạch vệ; một giáo viên đến chỗ tôi, người này ngu ngốc hỏi chúng tôi cho hắn chức vụ nào nếu hắn vào Đảng. Tôi giận quá nhưng kìm được và nói:

- Chức vụ cao nhất đây!

- Chức gì?

- Người ta đưa súng trường vào tay anh và bảo anh bắn bọn bạch vệ. Đó là “chức vụ cao nhất” đấy. Vấn đề là chính quyền Xô viết tồn tại hay không tồn tại. Có thể có nhiều cách trả lời?

- Chà, nếu như thế này, thì tôi không vào đảng.

Tôi nói:

- Tốt nhất là anh đừng vào!

Tôi đi lạc vấn đề. Stalin, lãnh tụ, người mà tôi cần phải học hỏi quan hệ tốt với mọi người và hiểu họ, thế mà họ phản ứng như vậy. Bao năm trôi qua, tất cả lời của ông vẫn đọng trong óc tôi như một kỷ niệm. Mọi người lưu lại những ý nghĩ không thiện cảm về Stalin. Lời ông tỏ ra khinh bỉ mọi người. Ông bí thư kia, người Litva, theo người ta nói, là người thẳng thắn, xuất thân từ công nhân. Lúc đó có nhiều người Litva hoạt động cách mạng. Chẳng hạn, tôi gặp một người Litva chỉ huy trung đoàn №72, sư đoàn №9. Còn trong Đảng, trong kinh tế và cả trong hồng quân có nhiều người Litva, và tôi luôn kính trọng họ. Nói chung, chúng ta đừng phân chia theo dân tộc. Nên phân chia theo sự trung thành sự nghiệp: theo hay chống cách mạng? Đó là chính. Sau đó lại còn phân chia theo quan hệ tiểu tư sản: còn dân tộc? Trước đây chỗ đứng trí trong xã hội mới là có ý nghĩa: anh là công nhân, nông dân hay trí thức? Trí thức, như người ta nói, khi đó là đáng nghi ngờ. Có lẽ trong những năm đầu cách mạng tương đối ít những người lao động trí thức trong hàng ngũ Đảng cộng sản.


Một lần nữa về Ukraina

Năm 1938. Stalin gọi cho tôi:

- Chúng tôi muốn cử anh về Ukraina đứng đầu Đảng bộ ở đó. Còn Kosior sẽ chuyển về Moskva, chỗ Molotov, làm phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Dân uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban kiểm tra xô viết.

Tôi từ chối, vì tôi biết rõ Ukraina và cho rằng điều này chưa đúng: công việc lớn quá sức tôi. Tôi đề nghị đừng cử tôi, vì rằng tôi chưa được chuẩn bị cho công việc mà tôi phải ngồi vào vị trí như thế. Stalin động viên tôi. Lúc đó tôi trả lời:

- Ngoài ra, còn có cả vấn đề dân tộc nữa. Tôi là người Nga; mặc dù tôi hiểu tiếng Ukraina, nhưng không phải cái đó cần cho người lãnh đạo. Tôi hoàn toàn không thể nói tiếng Ukraina được, đó cũng là một điểm yếu. Người Ukraina, đặc biệt trí thức, có thể tiếp nhận tôi rất lạnh lùng, và tôi không muốn mình rơi vào hoàn cảnh éo le này.

Stalin:

- Không, anh làm sao thế! Kosior - là người Ba Lan. Đối với người Ukraina vì sao người Ba Lan lại tốt hơn người Nga?

Tôi trả lời:

- Kosior - người Ba Lan, nhưng ông ấy biết tiếng Ukraina và có thể phát biểu bằng tiếng Ukraina, còn tôi lại không thể. Ngoài ra, Kosior có nhiều kinh nghiệm.

Tuy nhiên Stalin cũng đã quyết định và khẳng định rằng tôi phải làm việc tại Ukraina.

- Vâng - tôi trả lời - tôi sẽ cố gắng làm tất cả để xứng đáng sự tín nhiệm.

Trong thời gian chờ bổ nhiệm, tôi đề nghị Malenkov kiếm cho tôi một số người gốc Ukraina từ Đảng bộ Moskva (ở đó có nhiều) hoặc từ bộ máy Ban chấp hành Trung ương Đảng. Người ta nói cho tôi biết ở Ukraina do bị bắt bớ bây giờ chẳng còn một ông tỉnh uỷ viên thậm chí Chủ tịch Hội đồng dân uỷ (là phó của ông ta) cũng chẳng có nữa, không có tỉnh uỷ viên và thành uỷ viên thường vụ nữa, còn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina - không còn một trưởng ban nào cả. Người ta phải chọn Bí thư thứ hai. Malenkov bổ nhiệm đồng chí Burmistenko làm Bí thư thứ hai. Burmistenko là phó Malenkov - lúc ấy lãnh đạo Ban tổ chức Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản toàn Nga (b). Tuy có biết nhau, tôi biết rất ít về Burmistenko,. Ông để lại cho ấn tượng rất tốt, tôi và ông ta tính tình khá hợp,

Tôi trao cho Burmistenko quyền thu nhận người, mà có thể kéo theo khoảng 15-20 người nữa. Ông gom được, hình như 10 người từ các ban của Ban chấp hành Trung ương và cơ sở Đảng Moskva. Từ cơ sở Đảng Moskva có Serdiuk và một người nữa. Serdiuk lúc ấy là Bí thư thứ nhất hoặc thứ hai một Quận uỷ thủ đô. Ông là người gốc Ukraina, nói tiếng Ukraina rất tốt.

Mọi người đến gặp Kosior ở Ukraina. Ông thông báo cho chúng tôi về tình hình phức tạp và làm quen với các cán bộ còn lại. Chúng tôi tiến hành Hội nghị toàn thể đảng Ukraina. Kosior giới thiệu tôi và Burmistenko cho Hội nghị toàn thể Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina. Người ta bổ xung chúng tôi vào Chủ tịch đoàn, bầu các uỷ viên Bộ chính trị và các Bí thư Ban chấp hành Trung ương. Kosior - không trúng. Grigori Ivanovich Petrovsky trải qua tất cả các biến cố tại Ukraina, nhưng lại bảo thủ, mặc dù ông ta quả thật chưa gì đến thế.

Chúng tôi bắt đầu làm quen với công việc. Ở Ukraina dường như có cơn bão qua. Như tôi đã nói, chẳng còn lấy một bí thư tỉnh uỷ, một tỉnh uỷ viên. Thậm chí Thường vụ Thành uỷ Kiev cũng không có. Bí thư Đảng Đảng cộng sản(b) Ukraina là Evtusenko. Stalin có quan hệ tốt với ông. Tôi biết Evtusenko rất ít, chỉ gặp nhau ở Kreml, nhưng cho rằng Evtusenko xứng đáng ở vị trí này. Tôi thích ông. Bỗng nhiên có điện từ Moskva: “Evtusenko bị bắt”.

Tôi không biết tại sao ông bị bắt. Lúc đó chỉ có các lời giải thích “chuẩn” “kẻ thù nhân dân”; một thời gian sau, người này “thú tội”, và lại sau một thời gian tự tay mình đưa ra bằng cớ với người nào đó tiếp theo, tạo ra ấn tượng xác đáng của vụ bắt giam.

Stalin gọi tôi về Moskva và đề nghị tôi thế chức của Evtusenko, ngoài Ban thư ký Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản(b) Ukraina, còn có Ban thư ký Uỷ ban Đảng vùng và thành phố. Điều này không thể hình dung được. Nhưng Stalin nói:

- Anh hãy tự chọn những người giúp việc.

Tôi chấp thuận, nhưng sự chấp thuận của tôi cũng không cần thiết. Đã có sẵn người của Ban chấp hành Trung ương giới thiệu, và tôi phải đồng ý. Bí thư thứ hai thành uỷ được bầu Serdiuk, còn bí thư Đảng khu vực - Sevchenko. Chúng tôi bắt đầu làm việc. Dân uỷ viên nội vụ Ukraina là Uspensky. Tôi biết Uspensky, khi còn là bí thư Thành uỷ Moskva. Ông là toàn quyền Dân uỷ viên nội vụ ngoại ô Moskva, còn tôi thường chuyện trò với ông. Báo cáo của ông về tình hình công việc cho tôi một ấn tượng tốt. Sau đó ông được bổ nhiệm Tư lệnh Kreml, từ đây người ta cử ông làm Dân uỷ viên nội vụ Ukraina. Tôi cho rằng ông ta sẽ thông tin đúng cho tôi và giúp tôi.

Uspensky đẩy mạnh những hoạt động sôi sục. Như được giải thích sau khi Stalin qua đời, chính ông đã đánh gục Ban chấp hành Trung ương bằng các báo cáo về “kẻ thù nhân dân”. Các vụ bắt bớ được tiếp tục. Tôi nhớ, Uspensky đặt vấn đề bắt Rylsky. Tôi phản đối:

- Sao thế anh? Rylsky - nhà thơ nổi danh. Người ta buộc tội ông ta theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng ông ta là dân tộc nào? Ông là người Ukraina chính hiệu, phản ánh cảm xúc dân tộc Ukraina. Không thể người Ukraina, nói tiếng Ukraina, lại được coi là người dân tộc. Anh cũng là người Ukraina!

Nhưng Uspensky không thay đổi. Tôi thuyết phục ông ta:

- Hãy nhớ, Rylsky đã làm thơ về Stalin, mà bài thơ đã thành lời một bài hát. Bài hát này tất cả Ukraina đều hát. Anh muốn bắt ông ta phải không? Chẳng được đâu!

Cá nhân tôi cũng không biết Rylsky. Tôi biết bài thơ tiếng Ukraina của ông (không thể không biết bài này), đúng và chỉ thế thôi. Đó là một người có cá tính, biết bảo vệ lợi ích dân tộc Ukraina, bảo vệ ngôn ngữ của nhân dân Ukraina, phát biểu mạnh, dũng cảm bày tỏ về các vấn đề khác nhau. Điều này cũng là cái cớ để buộc tội ông theo chủ nghĩa dân tộc xếp vào hàng ngũ “kẻ thù nhân dân”.

Sau một thời gian Patozinsky và Litvinchenko-Volgemut đến chỗ tôi. Tôi biết Patozinsky, đúng hơn là biết ông ở chỗ Stalin, ông là ca sỹ, một con người. Họ kể rằng, trong tù người nhạc sỹ sáng tác nhạc trên theo lời thơ của Rylsky về Stalin. Tất cả Ukraina hát bài này, còn ông ngồi trong tù - người theo chủ nghĩa dân tộc. Tôi ra lệnh Uspensky trình tôi lý do gì bắt nhạc sỹ. Uspensky mang tài liệu đến. Xem qua, tôi phát hiện rằng chẳng có cơ sở nào gian ông ta cả. Tôi nói Uspensky rằng ông ta đã hấp tấp khi bắt bớ. Tôi cho phải thả Patozinsky ra. Tôi không nhớ, người ta thả Patozinsky theo chỉ thị của tôi hoặc tôi đã báo cáo cho Stalin. Tóm lại, người ta đã thả Patozinsky, và ông tiếp tục những hoạt động của mình. Sau này ông là Chủ tịch Hội nhạc sỹ Ukraina (ông mất sau chiến tranh). Cứ đến 1-5 hay lễ kỷ niệm Cách mạng tháng 10 tôi nhận tôi nhận được những lời chúc mừng từ vợ và con gái. Tôi hiểu đó là sự cám ơn cứu ông khỏi tù và cái thòng lọng. Tình hình lúc đó là như thế đấy.

Người ta đã “đẩy” nhiều người tại Ukraina thành “kẻ thù”. Tchianibeda, Phó chủ tịch Hội đồng Dân uỷ tại Ukraina là con người tuyệt vời. Tôi biết ông từ khi ông là cai thợ tại Donbass và học khoá kỹ thuật ở trường trung cấp mỏ Yuzovkе. Sau đó, khi tôi là bí thư Quận uỷ Petrovsko-Marinsky, thì ông làm việc cùng với tôi quản lý công nhân mỏ quặng Karpopsk (bây giờ là mỏ Petrovsk tại Voznesensk-Donesk. Tóm lại, đây là con người tốt, thẳng thắn, thậm chí từng chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân. Hiếm khi cai thợ đồng lòng với người bolsevich và tham gia trong nội chiến ở phía Hồng quân. Bỗng nhiên người ta đề nghị bắt ông và người ta đã trình này “chứng cớ”.

Khi người ta bắt phó chủ tịch thứ nhất, thì Hội đồng Dân uỷ Ukraina trở thành “trắng”: không có Chủ tịch Hội đồng dân uỷ, mà cũng chẳng còn phó chủ tịch nữa. Tôi đặt vấn đề với Stalin là phải tìm một người vào chức Chủ tịch Hội đồng dân uỷ. Từ trước, chính Stalin nói với tôi là ở Dnepropetrovsk cũng không có Ban thư ký tỉnh uỷ. Tỉnh Dnepropetrovsk lúc đó rất rộng. Chiếm gần 1/3 Ukraina. Nó gồm Dnepropetrovsk ngày nay, Zaporosk thậm chí một phần tỉnh Nikolaievsk. Stalin, hình như lo ngại về lộn xộn ở Dnepropetrovsk, sợ ngành luyện kim sa sút. Trước đây Bí thư tỉnh uỷ ở đây là Khataevich, nhưng ông bị bắt từ trước khi tôi đến. Stalin đề nghị:

- Có thể cử Korochenko xuống đó được không?

Korochenko lúc ấy là bí thư tỉnh uỷ Smolensk. Tất nhiên tôi đồng ý ngay lập tức:

- Cho tôi Korochenko!

Chúng tôi thành lập tỉnh uỷ và thành uỷ. Tôi đi khắp ngả đến từng nhà máy, thảo luận sôi nổi, làm quen với mọi người, nghiên cứu tình hình. Đi đến Zaporoz, Dneprodzerzinsk. Tại Dneprodzerzinsk tôi làm quen với tổ đảng của công nhân và kỹ sư, trong số này có Leonid Brezhnev. Chúng tôi đã thúc đẩy công tác đảng, lập ra sự lãnh đạo của đảng. Lúc đó xuất hiện Kornies. Ông là bí thư Quận uỷ Dnievpetrovsin. Ngoài Leonid Brezhnev ở Dneprodzerzinsk còn đưa thêm một người nữa, Bí thư Tỉnh uỷ tuyên huấn.

Tại Donbass Bí thư tỉnh uỷ là Pramek, người Litva. Ông đến Donbass làm, hình như, ở tỉnh Gorky và được coi là bí thư tốt. Đột nhiên Stalin gọi tôi và nói tôi cần phải về gặp Stalin, vì rằng Pramek bị bắt. Tôi cũng không gặp ông ta nữa. Người ta đưa Sherbakov đến đó, Sherbakov lúc ấy là bí thư Thành uỷ Moskva. Tôi được đề nghị tiếp một người không nổi tiếng. Chàng thanh niên đẹp trai và khoẻ mạnh biết bao. Anh tự giới thiệu, nói rằng anh giáo viên, bị bắt, ngồi trong tù, vừa mới được thả, đến thẳng chỗ tôi muốn thông báo rằng người ta đánh và hành hạ anh, tìm bằng chứng Korochenko là gián điệp hoàng gia Rumani vì nơi này đang là trung tâm gián điệp chống chính quyền Xô viết, lợi cho Rumani. Tôi cám ơn anh ta về thông báo nói rằng đó là điều vu cáo, công việc của kẻ thù. Chúng tôi nhận việc này, thấy yên tâm. Về cuộc viếng thăm này, tôi thông báo bằng văn bản cho Stalin, ông nổi giận. Nhưng khi người ta gọi tôi về Moskva về vấn đề gì đó, thì tôi cũng trao đổi ý kiến. Lập tức một điều tra viên về vụ việc nghiêm trọng được cử đến (theo tôi, đồng chí Seipin, bây giờ đã khuất) để làm rõ bản chất sự kiện. Té ra là trong vụ này có 3 hoặc 5 người nào đấy can dự. Họ đã xào xáo những lời buộc tội như thế chống Korochenko. Kết thúc như vậy và người ta bắt và bắn họ.

(xem các phần 
tiếp sau trong Blog, có tổng cộng 13 phần).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét