Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Việt Nam trở thành ‘Con hổ châu Á’

Ai không ưa Thủ tướng Dũng thì không nên đọc bài này.
Việt Nam trở thành ‘Con hổ châu Á’


Trong khi ở Hà Nội vào tuần trước, tôi có cơ hội tham dự một buổi lễ lớn tại nhà thờ Thánh Joseph, một nhà thờ Thiên Chúa giáo với phong cách kiến trúc gothic mới tuyệt đẹp được xây dựng bởi người Pháp vào năm 1886. Tôi chợt nhớ lại rằng trong hơn 2000 năm tính từ sau Công nguyên, người dân Việt Nam đã luôn chiến đấu để giành lại tự do khỏi các cuộc xâm lăng của ngoại quốc. Chỉ mới khoảng 40 năm trước đây, Việt Nam đã kết thúc một cuộc chiến tranh tàn khốc với Hoa Kỳ, một cuộc chiến đã phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng quốc gia và cướp đi mạng sống của hàng triệu người.
Người dân Việt Nam là những người có khả năng tự hồi phục mạnh mẽ và có tính độc lập cao. Những vết sẹo chiến tranh đã dần mờ theo thời gian và giờ đây thay thế vào đó là sự kỳ vọng và lạc quan.
Việt Nam là quê nhà của hơn 88 triệu dân và rộng gần bằng toàn bộ diện tích bang New Mexico của Hoa Kỳ. Đất nước này đang có một sự thay đổi chính trị và kinh tế mạnh mẽ. Những thay đổi đang diễn ra nhanh và khá ngoạn mục.



Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ 58% hồi năm 1993 xuống còn 14% trong năm 2008, tương đương với số 35 triệu dân Việt đã bước ra khỏi cảnh nghèo đói.

Vào năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới – World Trade Organization. Kể từ đó, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tăng nhanh theo một xu hướng ổn định và giai cấp tư nhân sung sức đang chứng minh giá trị của họ. Trong tháng Ba vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng, 44 tuổi, lãnh đạo của tập đoàn bất động sản Vingroup, đã được liệt kê vào danh sách tỉ phú do Tạp chí Forbes bình chọn với tổng tài sản lên tới khoảng 1,5 tỉ USD. Thông tin này đã được ăn mừng khắp Việt Nam.
Những nhà lãnh đạo thế giới đã để ý thấy điều này và đang liên tục dọn đường tới gõ cửa Việt Nam. Với tăng trưởng bình quân hàng năm lên khoảng 7,2% trong 10 năm liền trước khi khủng hoảng kinh tế xảy ra vào năm 2008-2009, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Giai cấp trung lưu đang hình thành nhanh và mạnh, và thị trường tiêu dung đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Từ những năm 1980, Việt Nam đã tiếp nhận cải cách chính sách định hướng thị trường và đã tăng tốc như vũ bão từ năm 2007. Việt Nam đã được nằm trong danh sách các nước có thu nhập bình quân đầu người mức trung bình, khoảng 1.200 USD mỗi năm – một con số không tưởng đối với những ai sống tại nước này cách đây khoảng vài thập kỷ.
Trung tâm của sự chuyển mình đến kinh ngạc của Việt Nam chính là Nguyễn Tấn Dũng, người được Quốc hội bầu làm thủ tướng. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức vào năm 2006, GDP Việt Nam lúc đó khoảng 52 tỉ USD. Mặc cho những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, GDP của Việt Nam hồi năm ngoái đã đạt mức 124 tỉ USD, tăng tới 138% chỉ trong vòng 6 năm.

Lạm phát chính là một hệ quả của sự phát triển quá nóng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cộng sự của ông đã có những bước đi quyết đoán nhằm ổn định tiền đồng Việt Nam và kìm hãm lạm phát ở mức thấp nhất có thể. Trong năm 2011, lạm phát là 19% nhưng năm ngoái đã dừng lại ở mức 9.2% bởi sự dũng cảm về đường lối chính trị những việc thắt chặt hệ thống tiền tệ khá đau đớn đã giúp mang lại sự khởi sắc ngoạn mục trong điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những cộng sự của ông đã kiểm soát được các khoảng tiêu dùng công (public spending). Toàn bộ nợ công của Việt Nam hiện ở mức khoảng 48% tổng GDP. Đây là một thành tích rất đáng nể khi chúng ta so sánh với nợ công của Nhật Bản là khoảng 219% GDP, của Mỹ là khoảng 105% GDP, Pháp là 89% GDP, Anh là 89% GDP và Canada là 84% GDP.

Chính phủ Việt Nam được chèo lái bởi ông Dũng đã đạt được tất cả những thành tích đáng khen, cùng với việc giữ tỉ lệ thất nghiệp dưới mức 4%, cải thiện y tế, giáo dục, và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quốc gia. Nhìn vào sẽ rất dễ khi đánh giá thấp sự phức tạp vô cùng trong việc xây dựng lại toàn bộ hệ thống ở đất nước này và đưa Việt Nam vào thế kỷ 21. Kỹ năng chính trị và kỷ cương quản lý làm nền tảng vững chắc cho sự phục hồi ổn định của Việt Nam là một điều kỳ diệu.
Trong một bản báo cáo gần đây “Phát triển xa hơn châu Á”, Ernst&Young dự đoán sự trở lại mạnh mẽ của Việt Nam vào năm 2014-2015 với GDP đạt mức 7.1%.

E&Y cho biết sự ổn định trong hệ thống ngân hàng và sử dụng hiệu quả dòng đầu tư nước ngoài trực tiếp chính là chìa khóa của thành công. Tình hình chính trị tại Việt Nam đã thể hiện sự tương đồng với những nhận định này. Tháng Mười hai năm ngoái, Victoria Kwakwa thuộc Ngân hàng Thế giới đã chúc mừng Hà Nội vì ổn định được giá trị tiền đồng Việt Nam, điều này “đòi hỏi sự cam kết và quyết tâm mạnh mẽ trong đường lối chính trị, nhờ đó mới có thể đưa ra được những hành động đầy dũng cảm”.

Tuy nhiên, các vấn đề bất ổn không thể tránh khỏi ở bất cứ một đất nước nào trong quá trình phát triển và chuyển mình ngoạn mục như vậy. Sự phức tạp nổi lên từ sự quản lý yếu kém các tập đoàn kinh tế nhà nước, mảng tài chính và ngân hàng ốm yếu, và một vài sự thiếu hiệu quả trong chính sách đầu tư vào các công trình công cộng. Ở Việt Nam cũng vậy, ông Dũng đã phải đối mặt trực tiếp với nhiều vấn đề liên quan đến chính sách cải cách và các biện pháp trách nhiệm.

Tất nhiên, không phải những vấn đề này chỉ xảy ra ở Việt Nam. Những thành phần tự mãn đã chỉ trích chính phủ Việt nam và Đảng Cộng sản vì sự vận hành vượt quá phạm vi và năng lực yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước.
Sự quản lý hiệu quả chính là sách lược chính đối với khả năng lãnh đạo ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, gồm cả các hệ thống dân chủ phương Tây. Sự khủng hoảng của nền tài chính xuất phát từ Hoa Kỳ. Nó gây ra mất mát hàng chục tỉ USD trên toàn thế giới và những tập đoàn được quản lý bởi nhà nước hay tổ chức thì không phải là ngoại lệ.

Theo ProPublica, chi phí cứu chữa cho các tập đoàn bảo hiểm thế chấp, Fannie May và Freddie Mac đã lên tới 142 tỉ USD. Các ngân hàng nhận được hàng trăm tỉ USD từ tiền thuế của người dân. Trong khi đó, các giám đốc điều hành của họ vẫn nhận những gói tiền lương hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Trong khi đó ở Việt Nam, một số giám đốc đã bị xa thải, một số khác còn bị đi vào tù. Vậy mà còn có một số người mượn lý do này để lên lớp Việt Nam?

Sực phát triển thần kỳ của Việt Nam trong 15 năm qua thực sự đáng chú ý. Tuy nhiên, không một ai ở đất nước này – thậm chí ngay cả những người lãnh đạo như ông Dũng và các cộng sự của ông lại còn ít hơn – cảm thấy hài lòng và tự mãn về lượng công việc khổng lồ còn lại.

Thế nhưng, chỉ trích vẫn không nguôi. Cái điều mà nhiều nhà quan sát Việt Nam không hiểu đó là gốc rễ của vấn đề nằm ở sự khát khao khôn nguôi cho sự độc lập và tự chủ dân tộc.

Fredrick Logevall đã biên niên ký lại cuộc chiến này trong cuốn sách rất hay của ông ấy, Embers of War. Ông đã mô tả những cố gắng của Hồ Chí Minh trong việc liên hệ với các Tổng thống Hoa Kỳ.

Ông Hồ Chí Minh là một người hâm mộ các lý tưởng được nêu ra trong Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và được khích lệ mạnh mẽ bởi cuộc Cách mạng Hoa Kỳ. Ông tin rằng người Mỹ sẽ ngay lập tức đón nhận sự cương quyết trong tư tưởng chống thuộc địa của Việt Nam. Ông đã suy nghĩ một cách tự nhiên rằng ông có thể tìm thấy tinh thần cao đẹp ở Mỹ. Thế nhưng không phải vậy. Trong khi Franklin Roosevelt và Dwight Eisenhower cương quyết phản đối việc tham dự của Hoa Kỳ vào tình hình ở bán đảo Đông Dương và khích lệ Pháp từ bỏ tham vọng đô hộ của họ, một môi trường địa chiến lược nguy hiểm đã diễn ra trên toàn khu vực. Việt Nam đã trở thành một chiến trường của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Như đã được minh chứng rõ ràng trong một nền lịch sử lâu đời và phong phú của nước này, Việt Nam luôn muốn bảo đảm hòa bình và đấu tranh bảo vệ một cách mạnh mẽ và quyết liệt nền thể chế của họ. Điều này và việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế chính là mục tiêu trong tâm can của ông Dũng, một trong những chính sách đối ngoại mạnh mẽ của ông.
Đối với những người như chúng ta, được sinh ra và lớn lên ở một nền xã hội phương Tây giàu có, khó có thể tưởng tượng hết được việc lãnh đạo ở Việt Nam phức tạp đến mức độ nào. Cần có một sự khéo léo và nghệ thuật quản lý tài tình mới có thể lèo lái Việt Nam từ một đất nước nghèo đói thành một “con hổ châu Á” như hiện nay.
Nền văn hóa hài lòng kiểu tức thì của chúng ta thường không tránh khỏi được những quan điểm tư duy lý đó. Nó làm cho chúng ta không nhìn thấy được sự tài tình của những người lãnh đạo như ông Dũng ở Việt Nam và mức độ đóng góp mạnh mẽ của Việt Nam trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra được điều này. Nền kinh tế tư lợi của chúng ta phụ thuộc vào sự hợp tác chủ động, và những hỗ trợ vững chắc đối với những công cuộc chuyển biến đang được diễn ra.

Daniel D. Veniez - Huffington Post

Lê Duy dịch, CTV Phía Trước

© 2013 Bản tiếng Việt TC Phía trước

------------

  • ai nói dân ta nghèo. thấy họ bán vé số, chạy xe ôm chứ họ là đại gia giàu sụ đó,chẳng qua họ dấu mình thôi

  •  


    đáng nể quá, việt nam GDP dân ta thu nhập vài ngàn đô 1 tháng hơn cả Singapo, Malaysia, Thái lan ở đông nam á đi trước vài chục lần, còn giàu có hơn cả Nhật bản, Hàn quốc vài trăm lần, đáng nề, con hổ châu á , mấy vụ vinasin thất thoát hàng nghìn tỷ đống từ vay nợ nước ngoài cũng đáng nể, kinh tế thì èo uột như cái thùng rác nhưng 1 bộ phận dân thì ăn chơi xả láng còn 1 bộ phận bán vé số và công nhân vất vả ko đủ ăn, 1 bộ phận thì số đề cờ bạc, hy vọng con hổ tương lai sẽ về rứng châu phi sống chung với xomali

    Việt Nam trở thành 'Con hổ Châu Á' nhưng hiện giờ con hổ bị bệnh sida giai đoạn cận cuối.

2 nhận xét:

  1. Bài này và bài "Không biết đọc hay cố tình phớt lờ?" ĐỐI CHỌI NHAU "MỘT TRỜI MỘT VỰC"

    Trả lờiXóa
  2. Nói thẳng ra là "SIÊU SẠO"

    Trả lờiXóa