Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Thế nào là một nền kinh tế xanh ?

Na Ngổ Ngáo dịch, Book Hunter , Theo Downtoearth.org.in
Thế giới cần tìm ra một giải pháp mới cho tăng trưởng, 
bởi cách làm hiện tại đang hủy hoại Trái Đất. 
 
Kinh tế Xanh là gì?
Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Kinh tế Xanh là nền kinh tế nâng cao đời sống của con người và cải thiện công bằng xã hội, đồng thời giảm đáng kể những rủi ro môi trường. Nói một cách đơn giản, nền Kinh tế Xanh có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và hướng tới công bằng xã hội.
Ngày 05 Tháng 06, Ngày Môi trường thế giới luôn là ngày tuyên dương những ý tưởng, sáng kiến môi trường và quá trình thực hiện chúng. Năm 2012, chủ đề của Ngày Môi trường thế giới là “Nền kinh tế Xanh” thay vì khái niệm “Phát triển bền vững” mà nhiều người đã quen thuộc. Con người hy vọng có thể giải quyết được những vẫn đề tồn đọng hiện nay bằng cách làm nhiều hơn những gì đang làm – tiếp tục phát triển, tăng trưởng dựa trên tiêu thụ sản phẩm và phát triển những kỹ thuật tiên tiến xanh hóa nền kinh tế. Giải pháp này đã không tính đến việc thế giới đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ hai phía: khủng hoảng tài chính toàn cầu và thiên tai – sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu làm người nghèo ngày càng trở nên nghèo hơn.
Khủng hoảng nợ công và khủng hoảng nợ tự nhiên

Nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng nợ công hiện nay là sự phụ thuộc vào các khoản vay lãi suất thấp hoặc sản xuất với chi phí rẻ; nghịch lý là chính điều đó lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chưa có một mô hình tăng trưởng nào đủ hợp lý để thỏa mãn lối sống công nghiệp của tất cả người dân mà không gây hại đến trái đất.
Cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu hiện nay chỉ là một triệu chứng của một chứng bệnh nặng nề hơn. Thực tế rằng, các quốc gia, công ty tư nhân và các hộ gia đình chỉ có thể tồn tại chỉ khi họ có thể vay thế chấp tài sản và hy vọng rằng khoản nợ đó sẽ không tăng nhanh hơn giá trị tài sản của mình. Việc vay vốn này thực sự là đầu cơ để có thêm nhiều khoản vay khác, và dần dần các khoản vay này sẽ trở nên khó trả rồi không thể hoàn trả qua thời gian. Tuy nhiên, phân tích này là thiển cận vì bản chất cốt lõi của vấn đề đã bị bỏ qua: sự tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc tồn tại vượt quá khả năng của nền kinh tế đó. Sự phát triển hiện nay đã dẫn tới việc không gì có thể tồn tại phát triển hơn nếu thiếu các khoản vay và trợ cấp.

Sự phát triển tạo ra tiền của một phần cho một số ít người, phần còn lại để trang trải cho chính sự phát triển ấy trong khi phần lớn người dân thì vẫn trong cảnh đói nghèo. Điều đó dẫn tới việc nợ công tăng đến mức tê liệt.

Một điều thậm chí không được đề cập tới trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng nợ hiện tại là các khoản nợ khác cũng được tích lũy trong quá trình tăng trưởng. Sự phát thải khí Carbon dioxide và các loại khí nhà kính khác đã làm giảm chi phí tăng trưởng cho mỗi quốc gia. Đó là sự vay nợ tự nhiên cho phát triển kinh tế để rồi họ thải ra nhiều hơn lượng khí thải mà môi trường có thể tự tiêu hủy. Khoản nợ Thiên nhiên này tương tự như các khoản nợ tài chính của một quốc gia, các quốc gia vay để phát triển nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.

Các khoản nợ tài chính dẫn đến việc sụp đổ của các ngân hàng và các nền kinh tế, trong khi các khoản nợ từ Thiên nhiên nhiên dẫn tới thảm họa khí hậu, làm tăng thêm chi phí phục hồi kinh tế và chi phí tăng trưởng của chính nó.

Vì vậy điều duy nhất để phá vỡ chu kỳ luẩn quẩn – “tăng trưởng-tiêu thụ-sự giàu có thịnh vượng-chất thải” là thay đổi sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về thế nào là tăng trưởng. Thay vào đó, chúng ta phải hiểu về những gì tạo nên hạnh phúc, công ăn việc làm và thịnh vượng cho mọi người. Điều này có nghĩa là chúng ta cần thay đổi cách đo lường sự tăng trưởng kinh tế – loại bỏ hoặc mở rộng hơn khái niệm về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tới một khái niệm toàn diện hơn trong việc đánh giá những nhu cầu này. Nó cũng có nghĩa là thay đổi việc kinh doanh của doanh nghiệp để tái tạo con đường cho sự tăng trưởng.

Tại sao cần thay đổi mô hình tăng trưởng?

Nhiều năm trước khi Ấn Độ giành được độc lập, Mahatma Gandhi đã được hỏi một câu hỏi đơn giản: “Ông muốn giải phóng Ấn Độ và biến Ấn Độ “phát triển” như Đế Quốc Anh – cai quản rất nhiều thuộc địa không?”, Gandhi đã trả lời là “Không”. Ông trả lời rằng: “Nếu Đế Quốc Anh cần một nửa thế giới để đạt được những gì nó khát khao thì sẽ cần bao nhiêu thế giới nữa nếu Ấn Độ cũng khát khao như vậy?”

Ngày nay chính chúng ta đang phải đối mặt với cùng câu hỏi đó của Gandhi khi sự tăng trưởng của các nền kinh tế cũ và mới đang đe dọa tương lai của chúng ta. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là thế giới cần nhận ra giới hạn của mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại từ góc nhìn sự bền vững trong tương lai.
Thứ nhất, mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay dựa vào tư liệu sản xuất và tài nguyên thiên nhiên bản chất là sinh ra chất thải, gây ra ô nhiễm.Trong những năm qua, khi của cải được tạo ra nhiều hơn, chất thải cũng ngày càng tăng nhanh và thế giới cũng nhận ra chúng ta mãi chỉ chạy sau để giải quyết hậu quả môi trường đó.
Thứ hai, thế giới chưa đưa ra được câu trả lời mức phát thải carbon phù hợp với sự tăng trưởng hiện tại và bền vững cho tương lai.Rõ ràng là việc tăng hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, cắt giảm lượng carbon thải ra là một phần của giải pháp cho tương lai nhưng giải pháp đó sẽ là vô nghĩa nếu không có một cuộc cách mạng toàn diện.

Thực tế là con đường tăng trưởng của tất cả các nước đang phát triển hiện nay chỉ làm tăng thêm sự ô nhiễm toàn cầu; còn tại các nước phát triển thì việc áp giảm phát thải đáng kể và lâu dài trong quá trình công nghiệp hóa còn hạn chế.

Thứ ba, chúng ta đang gặp phải thách thức xây dựng một nền kinh thế có khả năng tự phục hồi, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo những người nghèo đang sống bên lề của sự sống còn không bị tác động của biến đổi khí hậu đẩy ra tới mức dễ bị tổn thương hơn nữa. Điều này đòi hỏi một mô hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đó là toàn diện và bền vững.

Vì một tương lai bền vững thực sự khẩn thiết, ai cũng biết.Thế giới cần nhìn nhận và suy xét một cách nghiêm túc tiến trình tăng trưởng của mình cho một tương lai mà nền kinh tế ít bị tổn thương hơn và an toàn khí hậu hơn.

Trong những thập kỷ qua, thế giới đang xây dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế hội nhập, mở rộng ngoài biên giới quốc gia. Đây là lúc để xem xét sự cần thiết của việc nội địa hóa các nền kinh tế. Tiến trình nội địa hóa không đòi hỏi sự tan rã của các nền kinh tế toàn cầu hóa mà cần sự đầu tư trực tiếp, các chính sách và ưu đãi tài chính cho sản xuất và tiêu thụ trong nước. Tập trung vào nội địa hóa này cũng là cơ hội lớn nhất của mô hình phát triển mới để đầu tư vào các nền kinh tế và các doanh nghiệp trong tương lai từ các công nghệ năng lượng tái tạo phân cấp tới hệ thống điện thông minh và các doanh nghiệp xanh dựa trên sản xuất tại địa phương. Cuộc cách mạng nhỏ này là cơ hội lớn cho sự thay đổi tiếp theo.
Bảo vệ môi trường cho người nghèo và cho người giàu

Tại Ấn Độ, trong thập kỷ qua đã chứng kiến ​​hàng triệu cuộc nổi dậy chống đối vì sụ ô nhiễm. Ở đây, sinh kế của phần lớn người dân phụ thuộc vào đất đai, rừng và nước ở các vùng lân cận; một một khi các nguồn tài nguyên này biến mất hoặc suy thoái, họ sẽ không có tương lai.

Bảo vệ môi trường cho người nghèo là thay đổi cách chúng ta làm kinh doanh với con người và môi trường sống của họ. Điều này yêu cầu chúng ta giảm nhu cầu và tăng hiệu quả mỗi inch đất sử dụng, mỗi tấn khoáng sản đào và mỗi giọt nước tiêu thụ. Khi ấy cộng đồng sẽ được chia sẻ lợi ích, và khi ấy họ mới bị thuyết phụ để chia một phần tài nguyên của mình vì sự phát triển chung.

Đó cũng chính là những giải pháp mà những nước giàu đã yêu cầu đất nước của họ thực hiện cách đây hai hoặc hơn các thế hệ trước đây và họ đã thất bại. Đây là lý do tại sao thách thức của biến đổi khí hậu vẫn còn là một thách thức. Ngày nay, những xã hội ấy đã giàu có; họ đã làm sạch dòng suối và khói đen; tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế và lối sống của họ đã đặt toàn bộ thế giới vào nguy hiểm vì tác động của biến đổi khí hậu. Họ tiếp tục chắp vá giải quyết những hậu quả của hiện tại, tìm kiếm những giải pháp nhỏ cho vấn đề lớn của sự gia tăng phát thải trong quá trình tăng trưởng.

Bảo vệ môi trường ở phương Tây có một lịch sử khác với các nước đang phát triển vì nó bắt đầu sau khi các nền kinh tế này đã giàu có. Vì vậy, họ luôn cố gắng giải quyết rác thải, không khí độc hại hoặc nước bị ô nhiễm sinh ra từ sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng vì họ không bao giờ tìm kiếm các giải pháp lớn nên họ luôn chạy sau các vấn đề môi trường. Họ tiếp tục chi tiêu và đầu tư vào công nghệ để đối phó với hiện tại. Chính vì vậy, những người bảo vệ môi trường của những nước giàu có này đơn thuần chỉ là những người quản lý rác không hơn.

Tuy nhiên thách thức của chúng ta là phải làm nhiều hơn với ít tài nguyên hơn. Tính tiết kiệm và đổi mới sẽ phải là con đường hướng tới sự tăng trưởng. Thách thức là đưa sự phát triển tới nhiều người dân hơn.
Các giải pháp sửa chữa kỹ thuật làm sạch ô nhiễm dù chúng ta có tiếp tục phát triển cũng không bao giờ là đủ. Các nước giàu đã thất bại trong việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc đầu tư hiệu quả. Bây giờ chúng ta cần phải tìm cách tái tạo lại sự tăng trưởng mà không cần nhiên liệu hóa thạch và phát triển trong những giới hạn ấy. Sẽ còn những giới hạn cho sự tăng trưởng, trừ khi chúng ta phát triển theo cách khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét