Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

‘Người dân nguy cơ vỡ nợ nếu ham mua nhà lãi suất 6%'

‘Người dân nguy cơ vỡ nợ nếu ham mua nhà lãi suất 6%'
Hết 3 năm hưởng mức vay mua nhà 6%, nếu lãi suất thả nổi vọt lên rất cao, người có thu nhập thấp dễ rơi vào cảnh mất khả năng chi trả, vỡ nợ - chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ với VnExpress.
30.000 tỷ ưu đãi không dành cho nhà ở xã hội / Mắc bẫy tài chính vì vay tiền mua nhà

- Dự thảo Thông tư về cho vay hỗ trợ nhà ở của Ngân hàng Nhà nước trong gói 30.000 tỷ giải cứu bất động sản quy định lãi suất ưu đãi là 6% trong 3 năm đầu và thả nổi sau đó. Ông đánh giá thế nào?
- 6% là một mức lãi suất hấp dẫn nhưng nếu chỉ cố định trong 3 năm rồi thả nổi sau đó sẽ vô cùng bất ổn. Người dân mua nhà là mua tài sản cho cả đời nên việc trả nợ phải dựa trên thu nhập, với diện này thường là thu nhập thấp. Không có gì đảm bảo lãi suất sẽ không vọt lên 19-20% như từng xảy ra. 6% họ còn chịu được nhưng nếu cao hơn thì có thể rơi vào bẫy tài chính. Nhiều người dân sẽ vỡ nợ, việc bị siết nhà và ra đường là chuyện có thể tính tới.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nên áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian cho vay mua nhà. Ảnh: Thanh Lan.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nên áp dụng lãi suất cố định trong suốt thời gian cho vay mua nhà. Ảnh: Thanh Lan.
- Ông có thể phân tích rõ hơn về những hệ quả của việc thả nổi lãi suất sau 3 năm?
- Tôi e nhiều người sẽ liều mạng vay tiền để có một căn nhà. Họ cứ chậc lưỡi sau 3 năm tính tiếp, lãi suất thả nổi đến mức nào và trả được không thì họ chưa nghĩ đến. Như vậy là rất phiêu lưu, mạo hiểm và nhiều người Việt Nam sẽ làm vậy.
Hậu quả dĩ nhiên lại là nợ xấu và ngân hàng sẽ siết nợ, thu hồi lại tài sản đó. Lúc này cả hai bên đều “thua”, ngân hàng dù lấy lại tài sản bán đi cũng chưa chắc bù lỗ được còn người dân thì mất nhà. Đừng để không chỉ bất động sản rơi tự do mà người dân cũng “rơi tự do” vì không có tiền trả nợ.

- Vậy ông nghĩ sao về thời hạn cho vay 10 năm?
- Thời hạn như vậy quá ngắn, rất ít gia đình thu xếp được và cần nới lên 20 năm. Trong tín dụng cho vay mua nhà, quan trọng nhất là thời gian trả nợ, càng dài càng tốt và dù lãi suất có hơi cao một chút thì vẫn chịu được. Ở Mỹ, ngay chính ngôi nhà tôi mua được hưởng thời hạn vay 30 năm.
Cho vay doanh nghiệp thì lấy doanh thu hiện tại trong ngắn hạn để trả nợ còn cho vay mua nhà ở thì đó là doanh thu hình thành rất dài trong nhiều năm, có thể còn nhiều rủi ro. Theo tôi nên nghĩ vậy để có cấu trúc phù hợp cho gói tín dụng này.
- Theo ông lãi suất và thời hạn như thế nào là phù hợp?
- Theo tôi Nhà nước nên tính toán để cho vay với lãi suất từ 5-10% nhưng phải là lãi suất cố định. Thời gian trả nợ ít nhất 20, thậm chí 30 năm thì người dân mới chịu được. Nếu lãi suất thả nổi thì nên quy định rõ việc điều chỉnh sẽ dựa trên những chỉ số cụ thể nào (ví dụ như CPI) thay vì chỉ nói chung chung “dựa theo thị trường”.
- Nhưng để cho vay thời hạn dài, lãi suất cố định thì ngân hàng lấy nguồn vốn dài hạn từ đâu khi thị trường vốn của VN còn kém phát triển?
- Chính phủ có thể phát hành trái phiếu trung và dài hạn, nếu chưa được 20 năm thì ít nhất là 10-15 năm. Nếu không thì có thể kể đến những nguồn tài trợ dài hạn của các tổ chức quốc tế. Công cụ mà Chính phủ nhiều nước tiên tiến áp dụng là thành lập công ty tài chính. Công ty này sẽ dùng nguồn vốn dài hạn trên thị trường vốn để tài trợ vốn thông qua việc mua những nợ bất động sản của các ngân hàng thương mại.
Tóm lại Chính phủ phải tự cân đối trong các bài toán để có được nguồn vốn dài hạn và phải mạnh bạo thì mới giải quyết được bài toán này.
- Nếu không có gì thay đổi về cấu trúc gói cho vay này, lãi suất vẫn cố định 3 năm đầu và ở 6% thì ông có lời khuyên nào với người dân?
- Vấn đề chính là thu nhập của họ, trong 3 năm vừa rồi có ổn định không. Nếu phải trả gốc và lãi cho ngân hàng quá 50% thu nhập mỗi tháng thì tôi khuyên họ không nên vay.
Tôi thấy người Việt Nam rất khác với người Mỹ. Tiền mua nhà của người Mỹ chỉ có một phần ba là tiết kiệm tự có, còn lại là đi vay, chủ yếu ở ngân hàng. Việt Nam thì ngược lại, khi mua nhà người dân sử dụng toàn bộ tiền tiết kiệm hoặc mượn của người thân và họ rất ngại làm việc với ngân hàng. Có thể vì chưa quen văn hóa tín dụng. Nếu có vay, họ sẵn sàng dồn hết số tiền có được để trả ngân hàng cho xong. Đây cũng là điều tốt nhưng dân Mỹ thì sẵn sàng vay nợ trong cả một thời gian dài, tiền nhàn rỗi sẽ dồn đầu tư vào việc khác thay vì thanh lý hợp đồng tín dụng. Điều này cũng góp phần tạo sự khác biệt giữa việc mua nhà của người Việt Nam và các nước khác.
- Ông đánh giá thế nào về sức lan tỏa của gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng đối với thị trường bất động sản cũng như tính khả thi khi đến với người dân?
- Tôi nghĩ để tháo gỡ thị trường bất động sản chỉ với 30.000 tỷ đồng quả là một ảo ảnh, so với với con số hàng triệu tỷ của thị trường thì chưa giải quyết được gì. Tuy nhiên, dù sao đây được xem là một bước giải quyết ban đầu khá tích cực của Chính phủ và tôi nghĩ sau đó vẫn cần những gói giải pháp khác nữa. Người dân cũng nên hiểu đây chỉ là phương án tháo gỡ bước đầu và Chính phủ chưa dừng lại ở gói này. Do đó, không nên ào ạt, nhảy xô vào vay mà cần bình tĩnh để suy xét khả năng trả nợ của mình.
Thanh Thanh Lan

Bác rất có tâm, các chính sách khi đưa ra nên cảnn báo cho người dân mặt trái, không phải người dân nào cũng nhận ra vấn đề này."Bẫy tài chính"
Hãy mang 30.000 tỷ này đầu tư vào xây mới cơ sở hạ tầng như bệnh viện, trường học..., vì làm như vậy bất động sản ở khu vực đó sẽ hấp dẫn người dân hơn. vừa kích thích việc mua nhà lại vẫn tiêu thu được một phần hàng tồn kho vật liệu xây dựng lại tạo thêm nhiều việc làm.... Còn hâm nóng kiểu này chẳng khác nào mang nến ra phá băng tại bắc cực.    
Gói giải cứu này thực chat là để giải quyết 1 phần hàng tồn kho của các đại gia BĐS, sau khi bán được hang tồn rồi thì không quan tâm đến hậu quả. Đúng như ông Hiếu nói, lãi suất 6% là để "bẫy" người vay là dân nghèo.
Tôi rất đồng tình với ông Hiếu. Đơn cử như ở nước Úc, họ cho vay mua nhà có thời hạn tới 30 năm, lãi suất chưa bao giờ vượt quá 6%/năm, chỉ loanh quoanh cao nhất là 5,8%/năm mà thôi. Người mua nhà hãy suy nghĩ cẩn thận.
Đúng là các chuyên gia có tâm và có tầm với nhân dân.
Người Việt nam cũng không khác người Mỹ đâu. Nếu như hệ thống và các chính sách vay, lãi suất vay của các ngân hàng Việt Nam cũng như Mỹ thì chả ai dại gì mà mang hết tiền tiết kiệm đi mua nhà cả. Tại sao họ không vay ngân hàng và có bao nhiêu tiền thì dồn trả hết ngân hàng cho xong, xin thưa đó là lãi suất quá cao, với mức lãi suất đến 24%/năm thì làm ăn gì cho lại    
Những câu nói kiểu như "dựa theo thị trường" là rất chung chung. Điển hình là giá Xăng, tăng đột ngột giảm nhỏ giọt. Cám ơn bác vì bài phỏng vấn hay.
Đã giúp thì giúp cho trót. Nên quy định như thế này : 1/ lải suất trong 3 năm đầu cố định là 6% - 2/ trong 7 - 17 năm sau thì lãi suất có điều chỉnh từng năm nhưng không vượt quá 9% / năm. Có như vậy người có thu nhập thấp mới có cơ may được an cư. Hơn nữa việc trả chậm cũng là 1 động lực thúc đẩy con người vươn lên    
Tôi có đọc một số bài báo dù được hỗ trợ cho ngưòi có thu nhập thấp mua nhà, nhưng các ngân hàng đều ra điều kiện phải chứng minh có thu nhập 10 triệu đồng/ tháng thì mới cho vay, nếu vậy thì những người thu nhập thấp làm gì có thu nhập cao như vậy. Mà thông tin như vậy có đúng không, bạn nào biết rõ thông tin này cho tôi biết với. Xin cảm ơn!    
Rất hay và sâu sắc
Can thiệp vào BĐS là sai, phải để những người vay tiền mua nhà không cẩn thận vỡ nợ thôi.
Vấn đề là làm sao vay được ngân hàng khi tín dụng ngân hàng thắt chặt?
tôi nghĩ dùng từ cho vay mua nhà dành cho người thu nhập thấp là sai, thử hỏi lương cơ bản của nhà nước bao nhiêu mặt bằng lương công nhân bao nhiêu, tôi tính nếu vay 650 triệu mua nhà lãi 6% năm thì hàng năm phải trả lãi là 3,25 triệu một tháng, nếu thời hạn trả 15 năm thì gốc phải trả hàng tháng là 3,611 triệu vậy tính ra mỗi tháng gia đình 2 vợ chồng phải cần 6,8 triệu để trả lãi và gốc, chi tiêu hàng tháng cho một gia đình là 3 tr = 100 ngàn /ngày nếu chưa có con và 4tr nếu có con chưa kể tiền ốm đau, tang gia, cưới hỏi, tiền điện nước và nhiều thứ tiền lạt vạt khác, tiền nuôi cha mẹ, thì hàng tháng gia đình 2 vợ chồng đó cần có thu nhập 9,8 tr, với gần 10 triệu tháng thử hỏi còn gọi là thu nhập thấp không, khi mà mặc bằng lương hiện nay công nhân nghèo vào khoản 3-3,5 tr tháng hai vợ chồng cùng lắm là 7 tr tháng, vậy thử hỏi họ lấy đâu ra tiền đủ để trả cho ngân hàng.
Nếu nói như ông Hiếu cần thiết lãi và gốc cần phải trả là 50% thu nhập thì tức là phải có thu nhập 14 tr tháng, nghĩa là vợ chồng mỗi người 7-8 triệu tháng thì còn gọi là thu nhập thấp không, đó là mới tính với lãi 6% cho 15 năm nếu sau ba năm lãi tăng vọt lên thì con số đó chắc không thể nào gánh nổi, chưa kể nếu nhà đó có giá trị là khoảng 1,2 tỷ thì con số còn khủng bố hơn nữa, nên bỏ từ "nhà ở dành cho người thu nhập thấp" đi mà thay bằng "nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và cao", căn cứ theo mặt bằng lương hiện nay mà tính, còn nói thật chỉ có bán đất hết dưới quê mới mua nổi nhà trên thành phố thôi.    
Tôi nghĩ gói 30.000 tỉ để cứu BĐS thì nên chi số tiền đó làm các tuyến đường cao tốc hoặc tàu điện liên tỉnh để người dân vẫn có thể sáng đi làm ở thành phố tối vẫn có thể về nhà tại các tỉnh lân cận. Như vậy vừa cứu người thu nhập thấp vừa dãn được dân.    
Bác này nói đúng nè, cho vay mua nhà mà chỉ ưu đãi lãi suất có 6% trong 3 năm thì chẳng là gì cả. Phải ít nhất 15-20 năm trở lên mới khuyến khích người ta vay tiền ngân hàng mua nhà chứ. Mà tại sao cứ lại tập trung vô địa ốc, sao không có gói cứu trợ hay giúp đỡ nào to to cho nông nghiệp và sản xuất nhỉ?    
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu trả lời rất hay và thực tế, cảm ơn chuyên gia đã có những lời khuyên bổ ích, cá nhân tôi cũng đã làm việc trong lĩnh vực NH, và cũng có vay mua đất, thực tế hàng tháng phải trả khoảng 40% thu nhập nhưng tôi cũng thấy sức ép tài chính lớn, cuộc sống cũng gặp nhiều khó khăn, hầu như các khoản chi tiêu hiện tại đều thắt chặt. Lời khuyên cho những ai sắp mua nhà là các bạn hãy cân nhắc thật cẩn thận về thu nhập và cần có các khoản tài chính dự phòng    
Cảm ơn TS Nguyễn Trí Hiếu, ông đã nói thay được ý kiến của người dân có thu nhập thấp muốn mua nhà.
Cám ơn Bác. Chúc Bác sức khỏe.
Hầu hết các ngân hàng đều có chiến lược riêng của mình vì bản thân họ là những đơn vị kinh doanh tiền tệ. Không thể nói là họ bẫy mình được; quan trọng là người vay phải thận trọng và nghiên cứu kỹ những điều khoản trong HĐ vay vốn căn cứ thực lực của mình để tiến hành giao kết có như vậy mới tránh thiệt hại và những hệ lụy không tốt cho cả hai bên.   
cảm ơn bác rất nhiều vì đã cảnh tỉnh cháu.
Ngân hàng bỏ con tép bắt con tôm hùm
Nhat tri voi Tien si. Cho nen ngan hang cu noi mien phi lai suat 3 thang dau hay ha lai suat gi gi do thi cung nhu ko thoi.
Lần đâu tôi thấy đưa ra những lời khuyên rất bổ ích
Ý kiến của bác Hiếu rất hữu ích cho mọi người xem xét trước khi quyết định mua nhà. Cảm ơn bác.

Rất chính xác, gói này khó khả thi. Nếu tổng lãi suất năm Gói này xem ra phải 2015 mới có thể triển khai được khi lộ trình tăng lương của CP đảm bảo lương công viên chức lúc đó "Đủ sống" và khi đó người ta tiết kiệm đôi chút để dành tiền mới dám vay mua. 

Cũng phải suy nghĩ là tới thời điểm này thì kinh tế VN vẫn chưa có chuyển biến gì, có khả năng đến 2016 vẫn chưa thể phục hồi (!?) và cuộc sống công viên chức ngày một khó, nếu vay mua nhà thì nguy cơ bị xiết nợ thu nhà là điều rất khả thi.    
Tôi cũng là người muốn mua nhà và vay ngân hàng. Nhưng các chính sách Tín dụng của Ngân hàng rất rườm rà và khó vay, đặc biệt là dân ở nông thôn mà sinh sống làm việc và mua nhà tại thành thị. Ngân hàng nên xem lại các chính sách của mình.
Cảm ơn bác đã tư vấn.Cài này là rất hay,vì khi đi mua nhà thì bên Ngân Hàng chỉ đưa ra cái có lợi trước mắt thôi.
Tôi đồng ý quan điểm với Bạn HongNam - Người Việt Nam hay Mỹ hay nước khác đểu giống nhau. Còn tại sao uh/ Đây là câu chuyện của tôi:
Tôi vay ngân hàng mua xe o to trong 3năm với lãi suất 11% năm cho 3 tháng đầu tiên. Nhưng chưa tới tháng thứ 3 của lần điều chỉnh đầu tiên, tôi đã phải thanh toán theo mức điều chỉnh mới ( cái này tôi bị cài cắm câu nhữ trong HD vay- AH cay thật). Cứ 3 tháng điều chỉnh lãi suất 1 lấn ( Nhân viên tư vấn ngân hàng nói trước khi vay).. Tôi không biết và cũng chẳng quan tâm bây giờ lãi suất bao nhiêu, nhưng tự nhiên cứ mỗi lần thay đổi lãi suất ( 3 tháng). tôi lại phải trả một số tiền lãi nhiều hơn ( Có thể gọi là lũy tiến) hehe - vô hình chung mỗi tháng tôi trả tiền ( vốn + lãi) đều bằng nhau?? tại sao. Bạn có câu trả lời chưa?    
Minh cung tung roi vao truong hop nay. Khi ky HD thi NH bao lai suat 13,5%/nam va lai suat thay doi 3 thang 1 lan theo thi truong. Nhung khi giai ngan thi NH dua PLHD lai suat 18%/nam va lai suat thay doi 1 thang 1 lan theo thi truong. Cuoi cung minh da phai tra khoan vay voi lai suat 24% nam trong mot khoan thoi gian dai (cho du lai suat thi truong co giam) toi khi NHNN yeu cau giam lai suat cho vay. May man la minh da tra duoc mon no nay. Nay chia se voi moi nguoi...moi nguoi nen can nhac that ky keo roi vao hoang canh cua minh. Can trong.    
Cái kiểu Lãi suất thả nổi của ngân hàng thì đến cả người có thu nhập cao cũng chẳng muốn vay chứ đừng nói thu nhập thấp. Ở Singapore, giá nhà chung cư bình dân cao gấp nhiều lần ở Việt Nam nhưng lãi suất 2% và cố định trong suốt 30 năm. Tính ra mỗi tháng trả cả gốc + lãi chỉ bằng 1/3 tổng thu nhập của gia đình.
Nghĩ đến vay ngân hàng ở Việt Nam dài hạn để mua nhà thì quả thật phải suy nghĩ rất nhiều
   
Cám ơn Chú rất nhiều
Bác Hiếu rất có Tâm khi bộc lộ quan điểm của mình! Với lãi suất 6 % trong 3 năm đầu, sau đó thả nổi lãi suất không khéo người dân thu nhập thấp ào ào vay ngân hàng mua nhà sẽ rơi vào "Bẫy tài chính" bị xiết nợ. Phải trả lời câu hỏi "Trần lãi suất vay 3 năm đầu là 6%, sau đó tối đa bao nhiêu?, thời hạn bao nhiêu năm?" mới nói chuyện vay ngân hàng mua nhà được.    
Bài phỏng vấn rất hay và có ý nghĩa. Những người thu nhập thấp nên quan tâm.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu có tâm với dân, cám ơn bác " cái bẫy tài chính".
rat dung bac ah. cam on bac nhieu.
Lai suat 6% trong 30 nam thi hoa may nguoi dan moi dam mua
dong y voi quan diem va nhan dinh cua Bac...
Ông Hiếu nói chí phải, sau 3 năm NH đòi nợ là kẹt đó người tiêu dùng ạ.
xác định mua nhà bạn phải có thu nhập tốt hàng tháng, thì mới chi trả cho ngân hàng được
BĐS như cái chăn không đủ để đắp ấm người nghèo; Nếu để chân ấm thì đầu lạnh; và đầu ấm thì chân lạnh; Muốn để người nghèo có giấc ngủ ngon thì chăn phải đủ dài;Nghĩa là nên cấp cho người nghèo nhà như thời bao cấp xa xưa chứ có khuyến mại lãi suất bao nhiêu đi chăng nữa BĐS vẫn như voi uống thuốc cảm mà thôi!    
Khủng hoảng tài chính Mỹ xảy ra cũng vì lúc vay mua nhà thì lãi suất thấp, sau một thời gian thì lãi suất vụt lên nên người dân k khả năng thanh toán, dẫn đến ngân hàng vỡ nợ, khủng hoảng xảy ra, VN lấy đấy làm bài học nghe.
Hãy chú tâm vào giao thông, đường xá, chống kẹt xe, đào bới ngâm dấm, là sẽ cải thiện được nền kinh tế đặc biệt là người dân, lúc đó có tiền mua nhà thôi.
Việc hỗ trợ lãi suất cho người dân vay nhà lúc này là hợp lý, nó không chỉ là liều thuốc cứu thị trường bất động sản mà nó là liều thuốc để cứu nợ sấu của các ngân hàng hiện nay. Vì hiện tại tiền đổ vào BĐS ...    
Goi 30 k ty VND như muối bỏ bề, nhưng cũng có tác dụng khi nó được dùng cho đúng đối tượng vay. Theo tôi cần nhiều giải pháp then chốt khác. Còn về cách sử dụng ntn và lãi suất ưu đãi là chuyện hàng ngày ở huyện. Điều đó có nghĩa có quá nhiều bất ổn ở ngành tài chính và quản lý ở Việt Nam. Cần suy xét kỹ !    
ứoc mơ có 1 căn nhà ...quá xa xỉ
Cuối cùng người dân nghèo vẫn là người chịu nhiều thiệt thòi nhất.
dmt
 Chân thành cảm ơn bác Hiếu!
Tôi sợ nhất là cái lãi suất thả nổi của ngân hàng, có bao giờ minh bạch & tiệm cận với lãi suất công bố đâu,, đùng 1 cái sau 3 năm từ 6% lên 12% là bình thường, lúc đó người có thu nhập thấp có mà khổ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét